1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Phép lịch sự trong ăn uống

Chủ đề trong 'Ẩm thực' bởi browniedragon, 10/06/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. noone_is_perfect_n_me_2

    noone_is_perfect_n_me_2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/11/2004
    Bài viết:
    40
    Đã được thích:
    0
    - Ở nhà thì tự giác nấu cơm là chuyện đương nhiên, còn nếu ăn ở nơi khác nếu ko quá bận thì dù biết làm hay ko cũng nên vào giúp chủ nhà nấu hoặc chuẩn bị cho bữa ăn.
    - Chú ý không nên nấu nhiều thức ăn quá, thừa thãi lãng phí và mất ngon. Nên nấu món ăn nhạt hơn là nấu mặn, vì nếu nhạt còn chữa đc dễ dàng chứ nấu món mặn khó chữa lắm !!! Nấu ngon và vệ sinh cũng là một phép lịch sự, tôn trọng người thưởng thức, là tình cảm ta dành cho những người thương yêu.hihi, khi nấu hạn chế nếm nhé !!!
    - Bày mâm cơm nên đẹp mắt và đối xứng, nước chấm luôn đặt ở giữa...mâm cơm gọn gàng trông rất muốn ăn. Có đông người thì nên bày ra nhiều đĩa, tô.
    - Nên chuẩn bị đầy đủ bát đĩa, thìa ,đũa, dĩa, giấy ăn...nên có một tô nhỏ để đựng thức ăn rơi vãi, giấy ăn đã lau hay xương xẩu...
    - Nên đợi mọi người về đông đủ mới cùng ăn. Nếu để phần cơm ai thì nên để riêng vào đĩa, tô nhỏ khác. Chú ý không nên để thức ăn nguội, có điều kiện thì hâm nóng lại...
    - Trước khi ăn thì mời ông bà, bố mẹ, người lớn tuổi,đợi mọi người cùng ăn nếu kết thúc bữa ăn trc mọi người thì xin phép đứng lên và chúc mọi người ăn ngon.
    - Nhai thì ngậm miệng và đừng phát ra tiếng. Hạn chế vừa ăn vừa nói chuyện và tranh luận...tránh gõ khua bát đũa thìa...
    - Ăn đến món súp hoặc canh thì nên gác đũa sang, múc vào bát và dùng thìa múc ăn, sẽ tránh việc húp sột soạt, rơi vãi...
    - Dùng tăm thì lấy tay che miệng là điều đương nhiên rồi.
    - Uống nước thì uống từng ngụm nhỏ tránh phát ra tiếng ực ực...
    Tớ vẫn thường dạy con gái tớ những điều trên thực ra phép lịch sự trong ăn uống rất quan trọng, chia sẻ với mọi người 1 vài thói quen ăn uống mà tớ nghĩ là tốt trênrất nhỏ nhặt thôi nhưng tớ vẫn thấy người ta thường quên mất thì phải, còn gì nữa không nhỉ ? để nhớ đã...
    Được noone_is_perfect_n_me_2 sửa chữa / chuyển vào 13:53 ngày 19/01/2005
  2. ngocxoan000

    ngocxoan000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/06/2003
    Bài viết:
    104
    Đã được thích:
    0
    Nghe các bác nói như vậy thì đúng rồi nhưng có ai nghĩ rằng nơi SV thi ăn uống ra sao không, nếu chưa thì nghe nhe''.
    1- Ăn quán.
    Bất đầu với người giàu( đầu tháng ) thì đi ăn quán nào đó, ví món cháo thịt ha, chúng ta chỉ có thể nhìn và ăn chứ chẳng thể nào bít được người xung quanh ra sao và quan trọng nữa là làm sao bít mình ăn uống vệ sinh chứ. Họ đi chuẩn bị và chúng ta ngồi nói chuyện chờ và chờ, khi bắt đầu thì ôi thôi....... quên hết.
    Ngưồi nghèo thì ăn xôi , chè thì thôi khỏi nói làm chi,mỗi người một gói . hết.
    2- Ăn bữa chính.
    Hàng người xếp hàng va đợi ( lại đợi) tới mình và mỗi người chỉ có một tô cho mình, trông ăn như chạy loạn, 5 phút cho 1 bữa, chấm hết. Thật chẳng biết SV sẽ học được gì ở những ngày rộng tháng dài như vấy chứ.
    3-.......( của bạn)
    Không bít có nên lập một quán SV văn minh không để mà mọi gnười học hỏi thêm về văn minh ăn uống, SV cửa ngõ của sự du nhập vào thế giới mới mà, phải nhiều cái mới và cũng phải đủ vài cái truyền thống ha. Kính mong giúp đỡ
  3. ngocxoan000

    ngocxoan000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/06/2003
    Bài viết:
    104
    Đã được thích:
    0
    Hay đây!
    Các bác ấy là nói tới ăn uống và lịch sự của nó thế thôi chứ còn thiếu đấy. Thế tui hỏi nhé, sau này có ai mún làm con dâu nông thôn ko ( thoáng mát, cái gì cũng sạch...--> tốt cho sức khoẻ ) ? Thế thì nghe nhé:
    - Ăn cơm thì ngồi đầu nồi ( cẩn thận kẻo phải ăn mì tôm thêm nhé).
    -Dọn mâm ra thì chú ý khách tới, mà đủ bát hay không!
    -Hết thức ăn thì phải lấy thêm nhưng đừng có mà cạo nồi.
    -Đũa cả thì quay ra ngoài rui` nhưng tuỳ nơi mà đơm cơm cho hợp nhé.
    -Ông bà mà thịnh tình quá tiếp cho liên tục thì...OK.
    - Nên có một kiến thức nấu nướng chút để thay đổi khẩu vị của bữa ăn, quê thì nhiều khi chỉ có món đơn giản thôi nên dễ chán mà.
    - Nhớ nhất là phải mời mọi người trước khi ăn, dễ quên lắm.
    - Và......... nhờ mẹ chồng chỉ bảo thêm cho!
    Chúc vui vẻ.
  4. mvc

    mvc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2004
    Bài viết:
    1.706
    Đã được thích:
    1
    Tớ sưu tầm được cái này của Băng Sơn. Ngày xưa người ta ăn uống cũng phải phép lịch sự ấy nhỉ
    Bữa ăn ngày thường - Băng Sơn
    Bữa ăn của người Việt Nam bình thường, trừ cỗ bàn không kể, ai mà chẳng biết. Tùy gia cảnh, điều kiện , nó thay đổi chút ít.
    Phổ biến là mâm cơm đặt trên chiếu, trên ghế ngựa, có khi chỉ là chiếu trải trên đất. Thành thị mới có thói quen ngồi bàn, bàn trải khăn trắng.
    Nếu người ông, người cha chủ động giờ ăn, nếp ăn, thì người mẹ, người bà mới thực sự là chỉ huy trong bữa ăn.
    Trước hết đã thành phong tục đẹp của cả dân tộc: Lời mời. Ai đang bận hoặc dở tay, phải có người ra mời. Không thể nói: Bố vào ăn cơm. Mà phải nói: Mời Bố vào xơi cơm ạ. Khi cả gia đình đã ngồi vào mâm đông đủ, bắt đầu cũng bằng lời mời. Lần lượt mời từ trên xuống, từng người một rồi mới được nâng bát. Lời mời cũng không được nói sõng, phải có chữ ạ sau cùng. Ai ăn xong, trước khi đứng dậy, cũng phải điệp khúc lại lời mời như bắt đầu bữa ăn.
    -Chào ơi, vẽ. Trong nhà cả mà, rách việc, phong kiến... Thật chăng? Không. Ngàn đời cho đến nay, dân tộc ta không chấp nhận người nào ngồi vào mâm mà hùng hục ăn luôn, không mời mọc, không chú ý đến ai. Ðó là loại người ''Ăn cơm không biết giở đầu đũa'', là ''vục mặt xuống mà ăn''. Cho nên dù là sống với nhau suốt đời, hằng ngày bên nhau, gần gũi, thân thương, mỗi ngày ngồi vào mâm hai lần, nhưng lời mời vẫn phải có. Nó thể hiện thái độ kính trọng người trên, thương yêu người dưới, lễ phép, văn minh, lịch sự. Hoàn toàn không phải là vẽ chuyện, là rách việc, là phong kiến như có ai cực đoan đã nghĩ. Thử xem, một gia đình nghèo nhưng nền nếp, mâm cơm đạm bạc; nhưng có bao giờ thiếu được lời mời. Nó cũng còn là một khía cạnh đạo đức mà truyền thống dân ta không bao giờ từ bỏ.
    Bà, hoặc mẹ, cô con gái lớn, chị con dâu bao giờ cũng ngồi đầu nồi. Ðó là người cầm cái, người chỉ huy, cũng là người phục vụ cho cả nhà. Chúng ta không chấp nhận kiểu nồi cơm để xa, ai ăn hết tự đứng lên xới cơm lấy. Người ngồi đầu nồi phải ăn thong thả, ý tứ quan sát cả nhà; ai sắp hết bát cơm thì mình dừng tay và cơm ngay, sẵn sàng để xới cơm; không để ai phải chờ. Có khi người ngồi đầu nồi dừng trước lâu quá, còn giả vờ đánh nồi cơm, dù nồi cơm đã đánh tơi lên rồi. Cử chỉ hành động đó rất nhỏ, nhưng vô cùng cần thiết vì thể hiện sự quan tâm đến mọi thành viên trong gia đình, nhất là những người có tuổi, những người bậc trên. Mình vì mọi thành viên. Mọi thành viên vì mình. Nhân văn lắm chứ.
    Có chuyện nàng dâu mới về, ngồi đầu nồi, nhà lại đông anh em trai, họ ăn như hổ cuốn rồng leo, chị dâu xới cơm luôn tay, hết bữa mà chị chưa ăn hết được một bát. Chả lẽ ngồi ăn sau cùng, sẽ mang tiếng tham ăn. Ðành coi như no, nhịn. Tối phải về nhà mẹ để ăn thêm cơm nguội. Ngồi ăn cơm không được nhai tóp tép, nhồm nhoàm, húp xuỵt xoạt, gõ bát đũa khua vòng tròn trên mâm. Có một cái thìa chan canh, không được dùng nó để húp. Muốn húp, phải múc canh vào bát riêng của mình và đặt thìa thật khẽ, không bắn canh ra ngoài.
    Chấm thức ăn phải hứng bát, không nên rê miếng thức ăn đã chấm xuống đĩa thức ăn, để tránh nhỡ món nước chấm đó có người không ăn được thì đĩa thức ăn vẫn không sao. Cũng không được đưa miếng thức ăn đã chấm trực tiếp lên miệng, mà phải đặt vào bát cơm rồi và.
    Trên mâm cơm có miếng ngon nhất, bao giờ bố mẹ cũng gắp nhường ông bà, và thông thường ông bà lại gắp trả lại cho cháu, người được ưu tiên nhất nhà. Có khi bé em không thích, gắp trả vào bát của mẹ, và người mẹ lại nhường cho bố. Thật hạnh phúc khi có không khí gia đình thương yêu nhường nhịn nhau như vậy.
    Miếng cháy xém, ăn cho thơm miệng, người già răng yếu ít ăn, nên thường ngồi nhai cho hết vì bỏ đi thì phí. Thật là một cử chỉ đáng trọng của mẹ trong gia đình.
    Bữa cơm, hay bữa ăn thường diễn ra như một việc hết sức bình thường hằng ngày. Nhưng thực ra nó đã trở thành nghi thức thiêng liêng, đầy chất văn hoá, đáng yêu. Nghe nói trước đây nhà văn Lan Khai, tuy sống thiếu thốn, nhưng mỗi khi ông ngồi vào bàn viết và ngồi vào bữa ăn, bao giờ ông cũng quần áo chỉnh tề như đi dự bữa tiệc hay làm một việc quan trọng.
    Nhìn nhiều gia đình dùng bữa, ta có thể biết gia đình ấy thuộc loại nào; sống ra sao, mỗi người trong gia đình đối xử với nhau như thế nào. Kinh sợ nhất là có nhà chỉ có dăm người, nhưng người ăn trước, người ăn sau, mâm cơm lúc nào cũng như ăn dở, bát rếch để lẫn bát sạch, đĩa thức ăn nham nhở, bát canh nguội lạnh, nồi cơm đóng từng cục... Hẳn người ăn sau không thể thấy ngon, không thể thấy vui, không cảm nhận được không khí đầm ấm, thương yêu của sợi dây tình cảm gia đình.
    Với người dân bình thường, thực cụ thật đơn giản, mâm thau, mâm nhôm, mâm gỗ, bát mộc đũa tre, toàn vật rẻ tiền, nhưng chủ yếu là khô ráo sạch sẽ thơm tho. Bát sạch ngon cơm mà. Chí lý. Tất nhiên thế. Nó thể hiện tài khéo léo, tính tỉ mỉ, sự chăm sóc của người phụ nữ trong gia đình, làm gương cho con cái noi theo, nó phải thành nền nếp. Không thể bằng lòng với đôi đũa cọc cạch, cái dài cái ngắn, chiếc bát mẻ, cái thìa gẫy, cái mâm han gỉ. Cụ Nguyễn Tuân sinh thời, trên mâm chỉ vài món, nhưng cái mâm phải bóng lộn, đôi đũa thật khô, cái bát thật sạch. Cũng như nhà văn ấy, nhiều gia đình Việt Nam cũng có gia phong ấy, không bao giờ bát nước chấm thừa từ bữa trước có mặt trên mâm cơm.
    ... Bữa ăn của chúng ta hiện nay còn đơn giản. Nó còn bị đơn giả hóa hơn nữa là vợ chồng con cái đến bữa rủ nhau đi ăn cơm bụi, cơm đầu ghế. Thời đại công nghiệp chăng ? Phải chạy đua với thời gian chăng ? Ðể tiết kiệm chăng ? Cũng tùy. Và cũng xin tùy thích. Chỉ có điều như vậy, là làm mất đi bàn tay chăm sóc ân cần của người phụ nữ trong gia đình, làm con cái mất đi những bài học về gia chánh, khiến nhiều cô gái trẻ, nhiều cô dâu mới rất lúng túng khi nói đến một số món ăn truyền thống dân tộc, hoặc các cô không còn làm được tròn bổn phận của người con, người vợ, giữ gìn sức khoẻ qua bữa cơm cho người thân yêu. Luộc rau, tráng trứng, kho cá, pha nước chấm, nếu không học thì dù đó là những món đơn giản, cũng khó mà làm cho ngon. Thật tiếc.
    Mong sao mỗi gia đình chúng ta ngày càng có những bữa ăn ngon hơn, đầm ấm hơn, đầy chất văn hóa văn minh hơn.
    (Băng Sơn -Thú Ăn Chơi Người Hà Nội, 1993 )
  5. Loveme

    Loveme Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/09/2001
    Bài viết:
    898
    Đã được thích:
    0
    Các bác ơi, vào đây đọc mấy bài viết về cách ăn dao+dĩa, nhưng tớ ngu lâu nên vẫn thấy mù mờ lắm. Bác nào biết thì post thêm ít nữa cho tớ học tập với chứ không nhiều lúc đi ăn đồ tây cứ thấy mình không tự nhiên thế nào ấy ^u^
  6. annylinh_tieuyeutinh

    annylinh_tieuyeutinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/04/2004
    Bài viết:
    4.593
    Đã được thích:
    0
    dĩa tay trái dao tay phải, ăn xong k ăn nữa thì để chéo dao với dĩa nguời ta sẽ dọn đi cho đằng ấy.. okie
  7. Guest

    Guest Guest

    theo thói quen và kinh nghiệm của tớ thì thế này :
    nếu bạn đi ăn đồ tây bình thường, thì formal dao , nĩa và thìa sẽ được serve hoặc đã được đặt trước trên bàn... bạn cứ dùng bình thường cho tớ , tránh làm rơi hoặc tạo ra tiếng động leng keng là okiee.... còn việc cầm có đúng cung cách hay ko là tuỳ thuộc vào bạn thuận tay nào....
    với nhiều người cầm thìa tay fải và dĩa tay trái, nhưng tớ lại cầm thìa tay trái và dĩa tay fải.... chỉ khi xắn thịt hoặc cá tớ mới đổi tay cho dĩa tay trái và dao tay fải.... khi cầm dĩa, thường ngón trỏ sẽ đặt vào gáy của dĩa để tạo lực và theo phép lịch sự khi nhấc miếng thịt cho lên miệng.... dao khi thái thịt bạn nên dùng lực đều tay và tạo thái nhẹ nhàng... còn với thìa, với thìa bằng sứ , khi tớ ăn soup, tớ thường đặt ngón trỏ lên cuối muỗng thìa để tạo lực và húp nhẹ nhàng ( kể cả ăn ở nhà, theo thói quen tớ hay để một bát soup và cái thìa ko để ăn, ko múc từ bát to vào thẳng đĩa mình, hoặc chan với cơm, soup ăn riêng )....
    còn nếu mà bạn dự buổi extravagant party ý hay một buổi party truyền thống thì cách nhìn dao đĩa sẽ như thế này nè....
    theo để ý với thói quen dùng của tớ:
    - các lọ seasoning sẽ được đặt bên trái, ngoài tầm " ngoáy ngó thìa dĩa)
    - trước mặt mình, chính giữa là đĩa ăn chính , bên trái 3 dĩa với độ dày của lưỡi dĩa và hình dáng khác nhau, bên phải sẽ có 2 dao , một thìa ăn soup và một dĩa nhỏ:

    + bộ dĩa 3 cái bên trái : nên để ý , dĩa có lưỡi dầy nhất để ăn salad, cái thứ hai để dùng cho cá, cái thứ 3 để dùng cho thịt(theo thứ tự từ ngoài vào trong ) ...thường dĩa ăn cá ngắn hơn so với dĩa ăn thịt.
    + bộ 2 dao, 1 thìa và một dĩa nhỏ: thường dĩa nhỏ sẽ được đặt chếch vào luỡi của thìa , dĩa này có chức năng để ăn sò, bào ngư hay đại loại thế ( oyster). Thìa thì để ăn soup. còn lại 2 dao, sẽ được match với bộ dĩa ăn bên trái, một để dùng cho fish và cái kia sẽ cho meat. ........
    ---------------------------
    khi ăn hết một món , nên để dao và nĩa chéo nhau lại trên đĩa để hầu bàn dọn đi , bất kể món nào.... ăn tiếp thì sẽ sử dụng cái khác .. ví dụ ăn hết cá thì để hầu bàn mang cả dao kéo đi. sao đó còn lại một bộ thì cho ăn thịt
    các món tráng miệng sẽ có một loạt các loại thìa dĩa riêng đi kèm với nó
    --------------------------------
    thường thì dao nĩa dùng cho thịt và cá khác nhau.... bạn nào ăn đồ tây ở nước ngoài nhiều thì biết, nhất là vô nhà hàng .... dao nĩa cho cá thường được làm bằng bạc, vì fish + lemon thường axit chanh sẽ làm hỏng chất kim loại của dao nĩa, chính vì thế lưỡi dao nĩa dành cho hải sản thường được tráng bạc.... vd như ăn fish & chip, cá hồi hấp hoặc steak với rau ( hik nhiều món tên nó mỹ miều quá, tớ chẳng nhớ được, sorry nhá )
    ngoài ra, nếu ai thích dùng dao và nĩa nên để ý khối lượng của dao và nĩa... thường fải chắc và nặng một chút... chứ ko nên dùng loại nhẹ về khối lượng
  8. vickypham

    vickypham Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2004
    Bài viết:
    2.509
    Đã được thích:
    0
    Nhất trí! Cái muôi múc canh mà cứ để ngửa lên trông vừa phản cảm mà như thế lại còn có nghĩa là mình đã ăn xong rồi,nhỡ đang ăn ở hàng waiter trông thấy lại ra dọn thì chít.
    Nói ra thì bảo là khó tính vớ vẩn nhưng thực sự là vicky rất khó chịu mỗi khi ăn cơm mà mọi người cứ để ngửa cái muôi lên rồi mình phải để lại, khổ cái em oshin nhà mình thì cứ hay quên mà em thì lại ngại không muốn nói chứ phải thằng em của em thì em đã mắng cho một trận rồi.
  9. mvc

    mvc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2004
    Bài viết:
    1.706
    Đã được thích:
    1
    Thường thì cách khôn ngoan nhất khi sử dụng dao nĩa muỗng là để ý xem người khác làm như thế nào rồi mình sẽ làm theo thế, hoặc là:
    Nói chung (1) Dĩa của bạn để ở chính giữa. (2) Dao ăn và muỗng bên tay phải, nĩa và khăn ăn được bày bên tay trái. (3) Đồ uống (liquids) để bên tay phải, và những thứ solids (vd, dĩa bánh mỳ) thì để bên tay trái (xem hình)
    Để ý rằng những món ăn, đồ uống được phục vụ TỪ BÊN PHẢI của bạn và được dọn đi TỪ BÊN TRÁI. Đó cũng là lý do vì sao ly của bạn đều ở bên phải. Khi ăn xong, đặt mọi thứ về phía bên trái cho bồi bàn dễ dọn.
    Khi ngồi xuống bàn, điều đầu tiên nên làm là trải khăn ăn vào lòng của bạn. Không nên để khăn ăn trên bàn. Nếu muốn chắc (đối với nam) có thể cài nhẹ hai mép khăn vào trong nịt quần của bạn. Nhớ tháo khăn ăn ra trước khi đứng dậy đi đâu đó.
    Thường thì đầu tiên của bữa tiệc sẽ bắt đầu bằng món bánh mỳ. Lấy một miếng bánh mỳ khỏi giỏ và để vào dĩa bánh mỳ của bạn, và lầy một ít bơ để vào dĩa (đừng vội lấy bơ trét lên miếng bánh mỳ ngay). Sau đó, dùng tay xé miếng bánh mỳ thành những miếng vừa ăn, trét bơ lấy từ dĩa của mình rồi mới ăn. Đó là bạn đã bắt đầu món khai vị rồi đó.
    Nguyên tắc chung của sử dụng đồ ăn (utensil) là từ ngoài vào trong. Do vậy, món khai vị sẽ được bắt đầu bằng cái nĩa ở xa nhất (ngoài cùng). Khi món thịt đựơc dọn ra, dùng chiếc nĩa kế tiếp, và cứ như vậy. Dùng dao và muỗng cũng tương tự như vậy. Thường thì trong buổi tiệc lớn mới có bồi bàn dọn muỗng dĩa cho bạn sau mỗi món ăn, còn thông thường thì dao muỗng chỉ được dọn sẵn một lần. Nếu bạn dùng sai (dùng nĩa ăn thịt cho món salad) thì có thể yêu cầu bồi bàn đổi lại cho bạn cái khác, không vấn đề gì cả.
    Cứ cho là bạn thuận tay phải, bạn hãy cầm nĩa bằng tay trái và dao bằng tay phải. Cầm nĩa theo hướng chúc xuống (lưng nĩa hướng lên trên), bạn chặn giữ bất kỳ cái gì bạn sẽ cắt (giả sữ đó là miếng thịt) bằng cách găm răng nĩa ở ở phần cuối. Cầm dao, nĩa bằng cách đặt ngón trỏ dọc lên sống lưng của chúng và giữ phần cuối trong lòng bàn tay và bắt đầu cắt (miếng vừa ăn) từ phần gần nhất của răng nĩa trở đi. Sau khi cắt xong, bỏ dao xuống (mà không đụng tới bàn) và chuyển nĩa (với miếng cắt vừa ăn của bạn) sang tay phải. Đặt miếng thịt vào miệng (lưng nĩa hướng lên trên, răng nĩa hướng xuống dưới), nhai nhẹ nhàng, không phát ra tiếng động và nuốt. Đây gọi là kiểu Mỹ (hay kiểu zig-zac, người Mỹ xài tay thuận (tay phải) cho tất cả các hoạt động liên quan đến nĩa, muống.... Ví dụ, bạn ăn bằng nĩa ở tay phải, khi cần cắt thì chuyển nĩa qua tay trái, dao tay phải, cắt xong đặt dao xuống, lại chuyển nĩa về tay phải). Kiểu lục địa cổ (kiểu châu Âu) thì không đổi tay, và dùng tay trái cho tất cả các hoạt động liên quan tới nĩa
    Trong khi ăn, không nên để dụng cụ ăn đã sử dụng chạm xuống mặt bàn. Hãy đặt nó trên lưng đĩa, đừng để bất kỳ phần nào của dao nũa chạm xuống mặt bàn, hay để lại chổ của nó (đĩa đựng). Đối với thìa nhỏ uống cà phê, ăn súp... thì nên để lại trên đĩa đựng ly, chén, không nên cứ để trong lòng ly hay tô, bát.
    Khi ăn xong, bạn ra dấu mình đã kết thúc bữa ăn bằng cách đặt dao và nĩa song song nhau trên đĩa, lưỡi dao hướng về phía người ăn, ở hướng nằm ngang với bạn, hoặc hơi chéo lên phía trên bên trái (hướng 11h). Đây khác với vị trí X, có nghĩa là dao và nĩa đặt chéo nhau trên dĩa, ngụ ý rằng bạn chưa ăn xong mà chỉ muốn nghỉ ngơi một chút thôi. Để ra dấu rằng bạn chưa ăn xong, hãy đặt nĩa nằm chéo trên trên dao, lưng nĩa hướng lên trên, đuôi nĩa bên trái, và đuôi dao bên phải, và đặt khăn ăn cạnh đĩa trên bàn (không đặt trên ghế). Lưu ý, không nên làm thế khi có người còn lại trong bàn đang ăn hoặc uống.
    Được mvc sửa chữa / chuyển vào 18:33 ngày 04/03/2005
  10. alex_fsvn

    alex_fsvn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/07/2004
    Bài viết:
    1.411
    Đã được thích:
    0
    Từ bé vẫn quen nhìn thấy mọi người một tay xỉa răng, một tay buông thõng, hoặc chỉ dùng cả hai tay khi cần gỡ một cái gì đó mắc cứng trong miệng. Từ ông bà, bố mẹ, thầy cô giáo đến hàng xóm cũng đều làm vậy.
    Lớn lên đi làm, ăn cơm với khách, thấy họ xỉa răng đều che tay, tôi lại thấy kỳ kỳ. Vì cứ xỉa răng bình thường không sao, tự nhiên thấy tay che tay đậy, lùm lùm một đống trên mặt, càng khiến người ta chú ý mà thôi. Xỉa răng chỉ cần cẩn thận không để gẩy bắn hay nhổ lung tung là đuợc.
    Với lại ăn cơm, tôi chúa ghét người xới cơm để ngón cái sâu vào lòng bát, trông rất mất vệ sinh.
    Được alex_fsvn sửa chữa / chuyển vào 12:56 ngày 06/03/2005

Chia sẻ trang này