1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Phi công cường kích

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Tieu_tang_nho_nhang, 12/01/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Tieu_tang_nho_nhang

    Tieu_tang_nho_nhang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2005
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    0
    Phi công cường kích

    Phi công cường kích
    Vân Đình.

    ?oWe, the Willing, were doing the Impossible, for the Ungrateful, for so Long, with so Little?that now we Can-Do Anything with Nothing.?

    Cũng một mùa hè; năm mươi năm trước, chàng-tuổi-trẻ nằm trên đồi thông sứ Hoàng-triều-cương-thổ, mơ-màng!?Chàng mơ-màng? trên bầu trời xanh kia, đang vần-vũ hàng đàn phi-cơ khu-trục điều-khiển bởi những Hiệp-Sĩ-Phi-Công-Thần-Tượng của chàng, với bao chiến-công; và bao hành-động kiêu-hùng của một ?othời còn có Hiệp-sĩ-Không-Gian??mà chàng vừa đọc trong cuốn sách bên cạnh chàng. ( thời-gian đó;không-gian đó;những Người-khu-trục-VN sau này như Hoàng Điệu,như Phan H Tính, cũng đang chia sẽ những mộng-mơ trên.).
    Chàng đã bị ?ođầu-độc? bởi các sách-truyện nói về phi-công khu-truc của thế chiến thứ hai. Những chuyện do Pierre Clostermann kể (Phi-công Khu-Truc Pháp với 16 chiến công), ám ảnh cậu teenager ngày đêm. Nào là một Walter Nowotny;mới 16 tuổi đã khai gian tuổi để vào KQ Đức; năm 19 tuổi đã hạ trên 150 phi-cơ Nga; và làm không-đòan trương chỉ huy 3 phi-đòan khu-trục?nhưng anh chưa thỏa-mãn vì theo anh nghĩ phi-cơ Nga dở qúa, cũ qúa (ngành hàng không Nga lúc này còn yếu, phải mua máy Roll-Royce cũ của Anh, hoặc dùng phi-cơ cũ Mỹ cho), phi-công Nga cũng ít kinh nghiệm và dở đối với anh. Anh cũng nghe nói bên chiến-trừơng miền Tây,trên bầu-trời có nhiều Hảo-hán xứng đáng là địch thủ của anh,và anh xin đổi về miền Tây để có cơ-hội so tài với những aces khu-trục thứ thiệt?.Đến đây, nói tới Ace khu-trục,phải mở ngoặc để trở về với VNCH những năm đầu 1970; có ?onhà văn quân-đội? P. Huấn có lần viết về KQVN (đang lúc sung mãn) đã ?ovui tánh quá độ? mà bơm một vài phi-công VN lên hàng ACE , khiến người đọc phải rợn-tóc-gáy vì ngượng!!!ACE (trong giơi khu-trục thế giới) được định nghiã là : HẠ ĐƯỢC NĂM PHI-CƠ ĐỊCH trên trời; trong lúc không chiến..KQVN có phi-cơ khu-trục và có phi-công khu-trục nhưng nhiệm vụ là YỂM-TRỢ quân bạn do đó không có không-chiến và không thể có ACES được!.! Mà dù có không chiến thì cũng không thể sánh cùng các ACES của miền Bắc, những nhân vật mà ngay các phi công Mỹ sừng sỏ nhất cũng phải le lưỡi rụt cổ khi nhắc đến!!!

    Trở lại ;Walter Nowotny;chỉ một thời gian sau khi bay trên bầu trời miền Tây, anh đã lại sơn trên 60 lá cờ Anh& Mỹ bên hông chiếc phi-cơ khu-trục (Me110 hoặc FW109) của anh,mỗi lá cờ là một phi-cơ anh hạ. Đã có lúc, Pierre C. kể: Walter N.dẫn một đàn khu-trục ra trận,và chiếc đầu đàn,do anh lái, sơn một mầu vàng-khè như để thách-đố phi-công đồng minh hãy đến mà so tài với anh?Rồi tới phần cuối của cuỗc chiến ,khi KQ Đức có phản-lực Me262 thì Walter N. cũng lái ;và các phi-công Đồng- minh lắc đầu chĩu thua ,không cách nào hạ nổi Walter.N.. Me262 văn minh quá! Bay nhanh và cao qúa!cho dù P51 Mustang hay P38 Lightning của Mỹ,hay Typhoon của Anh; cũng chi nhìn thấy bóng một Me262 bay thóang qua rồi mất hút!?Mãi sau ,phi-đoàn của Pierre C.,phi-đòan Cò-Trắng,Croix de la Lorraine,phải dùng chiến thụât Chasse-au-rat ?okhông mấy đẹp,không hiệp-sĩ-tính? (chữ của tác gỉa P.C.) để hạ Me262 : Đồng Minh được biết Me262 chỉ có đủ nhiên-liệu để bay đúng 1 giờ.;biết nơi cất cánh và giờ cất-cánh các phi-công đồng- minh bay Typhoon tới gần phi-trường và chờ Me262 về đáp ,tới cận tiến gears-flap lòng- thòng,là quân ta nhào vô ăn-có?Walter Nowotny bị HẠ trong trường hợp này.Ngày đám tang W.N. phi-cơ đồng- minh đã bay ngang đám-tang và thả một vòng hoa lauriers,vừa có nghĩa là hoa tang vừa có nghĩa là vòng hoa chiến-thắng cho người hùng!.

    Rồi tới chuyện người hùng khu-truc Anh,Bader-Bader với hai cẳng sắt. Anh bị tai nạn phi-cơ lúc còn trẻ và phải cưa hai cẳng;rồi chiến-tranh bùng nổ; KQ Anh cần nhiều phi-công khu-trục, anh nhất định trở lại nghề cũ, phần anh mê bay, phần anh muốn chia sẻ gánh nặng với bạn bè cũ. Nhờ một số bạn cũ ,giờ đây đã thành ông-lớn anh đã được trở lại không-gian và chiến đấu?Anh cũng trở thành một ACE của KQ Anh, và KQ Đức cũng biết đền một ACE Anh bay với 2 cẳng sắt, đáng nể!!?Anh bị hạ trong một trận không-chiến,và người phi-công Đức hạ anh,khi vong lại để nhìn ngươi phi-công đang toòng ?"teeng dưới cái dù?đã gọi máy về báo-cáo ?othằng phi-công địch tao mới hạ, đã nhẩy dù sống sót nhưng cụt hai chân!!?Các phi-công Đức biết ngay là Bader ;ra tận nơi đón anh về bệnh-xá của họ,và tối hôm đó ,họ đã mang champagnes đến tận giường anh để ân mừng và trò-truyện giữa những con người HIỆP-SĨ-KHÔNG-GIAN, người chiến-sĩ của thế- kỷ 20; chiến đấu với tinh-thần thượng võ của hiệp-sĩ thế-kỷ, lãng-mạn, 19.

    Nói tới tinh thần hiệp-sĩ-đạo?Mặt trận Thái-bình-Dương đã tới đọan cuối,tại một hòn đảo hẻo lánh, ông tướng tư-lệnh căn-cứ nọ; Washami, đêm hôm đó mời ông đại tá tư-lệnh không đòan; Shiroto, tới lều tư-lệnh uống sake.Cả hai ông mặc trang phục đại lễ của samurai đầy đủ kiếm dài, kiếm ngắn,,cả hai cấp chỉ huy đều biết chiến tranh đã chấm dứt và Nhật đã đầu-hàng.Cả hai cùng nhận trách-nhiệm là đã gửi đi gần hết đàn em của mình đi làm những phi-vụ Kamikase-không-trở-về?cho nên đêm nay họ sẽ từ-gĩa nhau qua vài ly sake,trao tặng nhau bảo-kiếm Samurai,rồi sáng sớm mỗi người sẽ leo lên một chiếc Jinrai-Baka (bomb bay) đeo dứơi bụng 2 chiếc Betty,ra gần tới hạm đôị Mỹ, Betty sẽ thả Jinrai và họ sẽ chọn một tầu Mỹ,Flat-top thì càng tốt,bay thẳng tới và đâm đầu vào?như các đàn em của họ đã làm?Còn cái Chết nào ĐẸP va HÙNG hơn cái Chết của Người Hiệp Sĩ Không-Gian!!!
  2. Tieu_tang_nho_nhang

    Tieu_tang_nho_nhang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2005
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    0
    NGƯỜI KHU TRỤC VIỆT NAM
    Vân Đình.

    ?oWe, the Willing, were doing the Impossible, for the Ungrateful, for so Long, with so Little?that now we Can-Do Anything with Nothing.?

    Đầu-óc đầy một mớ mộng-mơ,chàng-tuổi-trẻ,rời đồi thông , đi vào thành phố tới nhà một ngừơi anh họ, để đổi sách. Căn-nhà này là một hội-quán-hàng-không nhỏ, anh chủ nhà là ?omột con mọt về máy bay?,anh có đủ thứ sách vở về máy bay,nhưng tài nhất là anh lám máy bay bằng gỗ :anh gọt ,anh mài,anh sơn những chiếc máy bay nhỏ bằng bàn tay với đủ chi tiết ly-ty; không thua gì những chiếc plastic-model mà chàng mua ở Hobby Sao Đỏ sau này. Ở đây cũng có mặt một Người bán hobby tương lai :anh Sơn "Sao Đỏ" - hobby Saođỏ Lê Hồng Phong.

    Thế rồi chiến-tranh Đông-dương giai đọan hai bắt đầu;từ súng Ngựa-trời đổi qua AK47,rồi 12ly7,chàng tuổi-trẻ ra nhập gia đình Phi công cường kích V.N.
    Mỹ làm ra chiếc Bearcat, cho Hải-Quân , để thay thế chiếc Hellcat, vào khoảng cuối thế-chiến 2. Bearcat là phi-cơ khu-trục thuần túy (không-chiến), một cái máy tổ-bố kéo theo một cái thân và cánh tương đối ngăn để ?obay-cao và bay-nhanh?. Khi Bearcat tới tay Nguoi Khu-truc V.N. thì cũng đã nhão-nhuẹt rồi; (từ tay ông Mỹ qua tay ông Tây); nên Phi-Đòan 1, mỗi ngày khả dụng hành quân giỏi lắm dưới 10 chiếc; và phi-công bay trung- bình 10giờ tới 20 giờ (kể cả giờ T6). Làm sao quên được những buổi chiều hết nắng, không gian yên tĩnh chỉ có một chiếc Bearcat (hoặc 1 chiếc T6) đang nhào lộn làm acrobaties trên tít trới cao. Hoặc một lần khác thấy chiếc Constellation chở nguyên thủ, được escorted bởi Bearcat , mỗi bên cánh 3 chiếc, hợp-đòan thiệt đẹp? Hồi đó các anh còn mặc áo bay bằng kaki vàng nội-hóa cũng áo-liền-quần và nhiều túi , giầy bốt thì mỗi người một kiểu ,cánh bay thì có người đeo macaron của Tây hoặc ?ocon chim cụt đầu?của Ta; nói một cách khác quân trang không đồng-nhất, nhưng sao vẫn thấy nét Hùng và Bất-Cần của người-khu-trục (so với ?o tóc-tai chải-chuốt, áo quần bảnh bao? của những người khác) tứ-độ-tường có đủ! CHASSE-BORDEL.!!!
    Thời điểm này cũng phải nhắc tới một loại phi-cơ và phi-công,cũng thả bomb,bắn súng nhưng không gọi là khu-trục vì không phải ?omột người một ngựa,một động cơ?; đó là phi-cơ Marcel Dassault 315 ; khi đánh Bình-xuyên cũng thả napalm (từng hàng thùng sắt 40 lít,chở trong thân tầu , được đẩy qua cửa) và đại-liên ở cánh.
    Thế hệ thứ hai là phi-công AD6 đựơc Hải-quân Mỹ huấn-luyện . phi-công khu-trục đựoc huấn luyện trên A1E tại Mỹ do 1st Air-Commando đảm-nhiệm( TT Kennedy chế ra Special Force ,cho Lục-quân, còn Không-quân là Air-Commando; gọi là counter-insurgency để ?ochơi? chiến-tranh du-kích.)?Lúc này,? đánh nhau thứ thiệt?: số phi-công khu-trục chết, phần nhiều là tại phòng-không và trên chiến-trường,chứ không phải như trước: ?olỗi pilot? hay tại phi-cơ cũ ,hay trở- ngại- kỹ-thuật...Phi-cơ AD5/AD6 (Hải-quân Hoa-Kỳ) hay A1E (2 chỗ ngồi),A1H (1 chỗ ngồi ) (Không Quân H.K.),là một phi-cơ một- máy-cánh-qụat của Hải-Quân Hoa-Kỳ đựơc sử-dụng nhiều nhất trong chiến-tranh Triều tiên,không phải là phi-cơ khu-trục thuần túy (không-chiến) do đó tên gọi có chữ A là Attack.Tuy- nhiên trong KQ vẫn gọi là khu-trục vì tính cách ?omột người, một ngựa, một động-cơ?; và nhiệm-vụ chính của Khu-Trục là yểm-trợ quân bạn, nên Skyraider là đúng chỉ số. Chưa có phi-cơ một máy nào, mà bị bắn bể 3 cylinders, dầu bắn ra xối-xả, sơn đen cả tầu, mà vẫn bay được thêm 20 phút để về căn-cứ an-toàn, Đạn phòng không 12ly7 chỉ găm-dính chung quanh phòng-lái, không thể xuyên-qua, đụng tới da-thịt người phi-công, vì những miếng ammo-plates dầy cả 1cm.; ****pit Plexiglas cũng cả inch?như ngồi trong xe tăng.
    Gia-đình Khu-trục có thêm một phi-đòan Phản-Lực siêu thanh đầu tiên, Phi-Đòan 522, với phi-cơ F5. Thủa đầu; khi hãng Northrop còn đang trong thời kỳ test& experimental, và đang đăng-báo quảng cáo chiếc N156F Freedom-fighter tương lai sẽ bán cho đệ-tam-quốc-gia (trong chương-trình MAP), Sách-vở học sinh của chàng từ bìa trước đến bìa sau là toàn hình vẽ N156F. Nhưng mê thì mê vậy thôi chứ chàng có bao giờ muờng tuởng tới ngày mình có thể đựơc lái F5. Rồi KQ Mỹ mua một lọat version 2 chỗ ngồi để làm phi-cơ huấn luyện Talon T-38. Phi-đoàn F5A đầu tiên xuất hiện tại chiến trừơng V.N. 1965; sau một năm họat động ở miền Nam,thi-hânh các phi-vụ thả bombs yểm trợ, phi-công về Mỹ, để lại phi-cơ cho KQVN.
    Vào những năm chót của cuộc chiến VNCH., có đựơc 3 phi-đòan F5E KHÔNG-CHIẾN. Phi-cơ F5E lúc đầu còn đựơc gọi là F5/21,đựơc làm ra để ?ochọi? với Mig-21. Nhưng phi-công VNCH, chưa đựơc đối-đầu với những ACES miền Bắc, những nhân vật mà ngay cả các phi công sừng sỏ Huê Kỳ cũng phải le lưỡi rụt cổ nữa là VNAF;..nên VNAFkhông có ACE!! KQVN cũng có RF5,để thi hành các phi-vụ Không-ảnh.
    Sau Tết Mậu-Thân;và cũng là thời Việt-Nam-hóa, Skyraider đã thật sự ?oGÌA? rồi! phi-công nhận những ?ocảnh-cáo không nên? : dùng cà-nông 20,đeo bombs tối đa,hay gấp cánh lúc ở parking...Rồi từng phi-đòan A-37B, bắt đầu xuất hiện, lần-lựơt thay thế A-1...Phi-cơ A-37, cũng là sản-phẩm của counter-insurgency,và là ?ohoá-thân? của chiếc Cessna T-37: 2 máy phản-lực mới và mạnh (F5), cánh đựơc tăng-cừơng cứng gấp bội để đeo xăng và bomb.Có những người KQ. ?ođặt-tên-không-mấy đẹp? (nghề của chàng) cho A-37, như là ?oSlow-jet?,hay là ?oNòng-Nọc-bay?, hay gì-gì đi nữa...A-37 LÀ MỘT PHI-CƠ TỐT cho chiến-trường VN. Phi-cơ dễ bay,dễ baỏ-trì,nhỏ-bé trên cao-độ (khó bắn),là một platform vững khi dive-bomb (nhờ hệ thống yaw-dumper) nên bomb thả rất chính xác. Từ khi có A-37, số phi-xuất mỗi ngày gấp bội, tỷ-số phi-cơ bị hạ ít hơn trứơc. Trong một phi-vụ, trên vòm trời Quảng-Đức,số 2 bị SA7 hạ, số 1 đã bay cover thời-gian lâu hơn sách-vở cho phép?phi-công đã tắt một máy?A-37 có thể bay với 1 máy, và performance cũng gần như 2 máy.
  3. Tieu_tang_nho_nhang

    Tieu_tang_nho_nhang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2005
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    0

    Nếu không phải là MÊ BAY..., như anh mê tennis, vaì ngày không ra sân, cảm thấy NHỚ, ngứa ngắy chân tay; thậm-chí có lúc đựơc đi phép vài ngày , một tuần, lúc lái phi-cơ về phi-đòan thấy hăng-say và vui-sứơng...thì không ở trong ngành lâu đựơc vì cuộc-chiến và cuộc-sống hàng ngày, đòi hỏi người pilot một sự HY-SINH QÚA LỚN, và QÚA CHÊNH-LỆCH.
    ĐÓI cũng là đặc-tính của pilot thời chiến. Không có pilot nào sống-đủng-đỉnh chứ đừng noí dư-giả; thậm chí có anh cả năm không thấy thẻ-lương!!; đành chờ Du-Học để ?orecover-from-dive?...
    Ngay cả phần thửơng tinh-thần của ngừơi chiến sĩ : HUY-CHƯƠNG. Từ quyết-định của Tư-lệnh chiến-trừơng đến hồ-sơ cá-nhân NKTVN., qua một trịêu bàn-tay, chữ-ký, và rồi phần-thửơng bị ?othất-lạc? là chuyện thừơng!.
    Nhưng rồi cũng có những giây phút nhớ đời.Anh L19,còn nghi-ngờ tài năng thả bomb của Pilot cường kích VN. nên bắn trái khoí cách mục tiêu cả 100 thứơc;rồi bảo sô 1:?Thit my smoke? để thử tài...Số 1 nhào-xuống,bấm-nút,kéo-lên crosswind, ngoaí cổ laị coi bomb nổ và GÁY :?where?Ts your smoke??...một cụm khói đen (bomb) đã bao-trùm cụm khói trắng.... thằng Mẽo hét lên trên tần-số : ?obeautiful! excellent bomb! never- seen-before!!?;rối những qủa bomb kế tiếp cũng vậy: excellent bomb để chứng tỏ không phải là RÙA hay LUCK. Trong lúc lấy BDA, thằng Mẽo ngố còn hỏi; ông học nghệ-thuật thả bomb ở đâu mà kinh-khủng (awsome) vậy??..lại GÁY: số bomb tao thả trong đời tao bằng số thuốc lá mày hút trong đời mày!!!and that?Ts the secret!.
    Trận Thác-Lác; thả napalm cách quân bạn (có paneau đỏ che đầu) 20/30 thứơc; ... đến chiều về căn-cứ quân bạn cho xem paneau còn dính bột napalm trắng.
    Nhiều lắm! những tiếng GÁY trên tần-số (?Nếu quân bạn đánh cận chiến;tao có thể thả bom safe;phe ta an-toàn!?...).Những tiếng GÁY đó đã thúc đẩy pilot cường kích sách dù-nón thi-hành phi-vụ kế tiếp.
    Lần nọ ; một nữ phóng viên ngừơi Hòa-Lan, tới căn-cứ để viết một bài về phi-công VN. Cô có một thân-hình khổng-lồ, to khỏe, đứng bên cạnh phi-công VN; có anh bạn gọi là ?othằn-lằn đeo cột nhà?;;thế mà ?olửa để gần dơm?, đêm cô ngủ lại cư-xá-độc-thân.
    Sáng hôm sau cô tuyên bố: ?oCác anh (những ngừơi phi-công) thật là QUỐC-TẾ (inter-national); cô đã từng BIẾT phi-công Hoà-Lan, Đức, Anh, Pháp,...các anh giống nhau, có một lối sống BẤT-CẦN (BLASÉ), kHÔNG-CÓ-GÌ-QUAN-TRỌNG-CẢ, nó quyến-rũ phái-nữ lạ-lùng, nhất là nữ nào có tý máu mạo-hiểm,thích đùa với lửa.
  4. Tieu_tang_nho_nhang

    Tieu_tang_nho_nhang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2005
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    0
    Mười năm chót của cuộc đời trước, tôi đã sống với hai người tình :người thứ nhất là A-1, có thể ví như xe Jeep, sắc đẹp trung bình, cứng rắn, bền bỉ, và trung thành. Tôi sống với nàng vào khỏang 1,000 phi vụ. Người thứ hai :A-37, trẻ trung hơn, nhỏ bé, sắc đẹp dưới trung bình, ngoan ngõan và trung thành:Volkwagen.
    Tôi được biết dung nhan A-1 từ thuở tiểu học qua các sách báo về hàng không :Aviation Week, Interavia...Tới trung học, tôi đã ráp hình thể nàng (bằng plastic do Monogram và Revell chế tạo). Và rồi sau đó, Nàng quần quật trên đầu tôi mỗi ngày.
    Ngày chúng tôi ra Tân Sơn Nhứt để « đi Mỹ học lái máy bay » cũng là ngày Thiếu Tướng Kỳ làm một Air/ground show ngọan mục, là dẫn một phi tuần nặng về đáp TSN ; taxi, xếp cánh, vào áerogare trước báo chí thủ đô ; phim ảnh chớp lia chia
    Sau khi tốt nghiệp basic training trên T-28, chúng tôi bảy thằng sẽ đi học khu trục. Hai ông già nhất khóa có vẻ hơi thất vọng, vì khóa T-28 trước và sau chúng tôi đều học C-47. Một hôm, chúng tôi được lệnh ra ramp (vẫn còn ở Randolph)để gặp một Thiếu Tá Mẽo bay từ Florida sang để gặp chúng tôi. Chiếc A-1E của Air Commando đáp và taxi vào đậu bên cạnh một C-47. Ngay lúc đó, hai ông bạn cùng khóa đã thốt những lời chán chường sợ hãi : « Chọn lầm nghề rồi ông ạ »... « Mẹ bố nó !to khỏe, xù xù chẳng thua gì chị C-47 mấy !!! ». Tay Thiếu Tá Mẽo bảo chúng tôi hảy nghỉ chơi, enjoy Texas thêm hai ba tuần nữa, vì trường huấn luyện ở Hurlburt chưa sẵn sàng đón chúng tôi (vì là khóa VNAF đầu tiên).
    Nhìn lại những ngày đầu của đời « người hùng phi công cường kích » thấy thương hại thật. Hình hài nhỏ bé, gầy yếu(5?T7?T?T ;110lbs)bên cạnh chú-Mẽo-to-khỏe, bước ra phi cơ, lưng đeo dù (Mỹ)lòng thòng quá đít, tay phải cầm helmet và giấy tờ, tay trái cầm cái nệm dầy 20?T?T to tướng, lò-mò bò lên cánh A-1E !!! Ôi chu choa ! Tới đó thôi đã thấy bá thở rồi !!!...Runway và taxiway thì rộng thênh thang mà một đòan A-1 taxi như những thằng say rượu, trái, phải lung tung không sao giữ thẳng, lăng ba vi bộ...Mới có 200 giờ trên bánh mũi thôi, gặp ngay bánh đuôi của A-1 và torque của trên 2,800 hsp...Về đáp cũng vậy, còn nguy hiễm hơn vì tốc độ cao. Chiều về cư xá lại được nghe ông Quang «rét» thủ thỉ với ông Trình « già » : « chọn lầm nghề rồi ông ạ !! »
    Thế rồi 6 tháng sau, cả lũ về Biên Hoà.

    Những ngày đầu ở phi đòan, tôi được những người anh là dân khu trục kỳ cựu (thời Bearcat) nhắn nhủ thật tình : « làm ơn sống quá 1,000 giờ dùm tôi cái đi »... « 80% chết là giữa 500 giờ và 1,000 giờ, và lỗi tại pilot nghịch ngợm...A-1 là cường kích ném bom, không phải là fighter, không làm ra để bay như fighter !! ».
    Nhưng rồi những ngày đẹp trời, trời thanh mây tạnh...A-1H hay AD-6 mà hết bom đạn, bớt xăng, trên đường về căn cứ sau một phi vụ hòan tất mỹ mãn...bay cũng nhẹ nhõm, lả lướt lắm !!!khó mà không nghịch ngợm một tí... !
    6 tháng đầu bay hành quân, trung bình ngày nào về, đếm lỗ cũng từ 4, 5 lỗ đến 20 lỗ. Tôi không sợ vì tin tưởng ở A-1 có ammo plate chung quanh ****pit dầy cả 1?T?T ;ngay cả kính plexiglass, đạn cũng không qua được. Thời đó, phòng không chỉ tới 12,7ly tối đa...A-1 chấp ! Không nhằm nhò gì...Riêng tôi, chỉ tức là khi trên mục tiêu, cả L-19 và leader (kinh nghiệm hơn)đều la lên : « Kìa phòng không ở bên trái 100 thước, hoặc phía Nam 200 thước có 12,7 ly kìa ! » Tôi chẳng thấy cái mẹ gì !! Tức quá, một hôm tôi nói Tư Thi lấy một chiếc A-1E cho tôi ngồi ghế phải, đi một phi vụ buổi chiều tà, chắc chắn sẽ có phòng không để tôi rõ nhìn...Anh đồng ý chiều tôi. Thế rồi, tới target cũng lại như trước :anh Thi vừa bay vừa chỉ trỏ mà tôi chẳng thấy cái mẹ gì. Đúng là điếc (hoặc mù) không sợ súng...Rồi thời gian và kinh nghiệm cũng giúp tôi thấy đạn từ dưới bay lên. Nhưng tới đó thì lại có triết lý là « đạn tránh người chứ người không tránh đạn ».
    Thế rồi 1,000 giờ cũng qua.
    Tôi đã thử roll, barel roll, loop, clover leaf, cũng đã bay « trên ngọn cỏ, dưới ngọn cây », đáp 3 bánh trên 1 điểm trên phi đạo, đáp 2 bánh kiểu Air Việt Nam...chỉ có roll 4 góc là chưa làm được . Và một hôm, đi test kiểm kỳ, tôi thử vertical roll và được A-1 cho biết thế nào là attack(cường kích) chứ không phải là fighter(tiêm kích). Sau khi đã làm một clover leaf thần sầu, tôi lấy thật nhiều airspeed và lên thẳng rồi roll(tự nhủ sẽ roll tối đa là 2 vòng sẽ recover)...Vào roll rồi, mất hướng chẳng biết đếm làm sao, chỉ thấy là cần lái lỏng le và không còn Bay nữa !!! Lần chót thấy tốc độ là 35 kts. Sợ quá, buông hai tay, nhắm mắt chờ chết !...Lúc sau, thấy tàu bay stabilize, sờ vào cần lái thấy có response, tôi lấy hướng thẳng về đáp. Ra khỏi phi cơ, xuống cánh, tôi ngã xuống parking vì đầu gối còn run !...Không có cảm giác nào kinh khủng hơn :ngồi trong phòng lái, một mình một ngựa, giữa trời cao, mà không Bay được, không kiểm sóat được cái Máy ; y chang ngồi trong quan tài chờ chết...Tuy nhiên, A-1 tốt lắm. Nhờ cái đầu quá to, quá nặng, nên khi triệt nâng, cái đầu nặng cứ tự đâm thẳng xuống đất, và đôi cánh to và dầy giữ thăng bằng...nên tôi sống !
    Một lần tôi bị 12ly7 "chiếu cố" khi bay gần mục tiêu. Đạn lửa bay lên và đạn lửa bay xuống.. . Và khi kéo lên, tôi nhìn lên phía 1 giờ để tìm lead và join up đi về...Ấn « mù » hỏi tôi : « có thấy gì lạ không ? Tàu bay có tốt không ? Lấy cao độ tối đa và sửa sọan nhảy dù !!! Nhìn về bên trái, phi cơ anh đang cháy !!! » Tôi rời mắt khỏi phi cơ số 1 thì thấy cả một nửa canopy của tôi đen vì dầu ở đầu phi cơ tôi xịt, sơn đen một nửa thân tàu. Khi đã thấy Bình Thủy, Ấn « mù » bảo tôi lên tới 5,000 bộ và emergency landing. Tôi đã ở final và 3,000 bộ, nhìn phi đạo thẳng và ngon lành quá, tôi vào đáp luôn (tuy ngược đầu phi đạo) Phi cơ vừa đụng đất thì cánh quạt cũng ngưng, cứng ngắt. Xe cứu hỏa chung quanh, tôi ra khỏi ****pit và ngã lăn trên một vũng dầu đen...Được biết 12ly7 bắn bể 3 xy lanh (trên 18) và tôi đã bay thêm 20 phút về tới nhà...Ngòai A-1 chắc chẳng có phi cơ một máy nào có thể mang tôi về như vậy được.
    Năm 1968, tôi bị bắn, phải nhảy dù (đã viết trong bài dù Ô-Kê). Quận Quan Long, cách phi trường Cà Mau chừng 10 dậm, tôi bị bắn trúng nhiều chỗ. Nhưng khi ra khỏi mục tiêu thì cánh phải nặng lắm (như khi đeo hai trái 1,000 lbs thuở nào, thả một còn một). Nắm cần lái bằng hai tay mà lúc nặng lúc nhẹ. Tôi ráng bay, aligner với phi đạo Cà Mau đằng xa, nhưng rồi khi thấy một phần cánh (chắc là Flap) tách rời khỏi phi cơ thì tôi quyết định nhảy dù.
    Năm 1969, tôi cất cánh từ Biên Hòa với hai trái 750 inboard rack và 6 trái 500 outboard, vừa cất cánh được 700 bộ (còn over phi đạo) thì máy Ho...Máy bay cứ rớt độ vài chục bộ thì lại rồ máy lên vài chục bộ, RPM cứ nhảy đầm lung tung. Tôi quyết định crash ngay thẳng đàng trước mặt, có ruộng lúa đầy nước. Tuy nhiên, đàng trước là con sông uốn khúc hình móng ngựa, và ở giữa có nhà dân, không thể giựt release bombs được (dù là safe release), tôi cầu em A-1 ráng rồ ga một phát nữa thôi trước khi tắt ngủm luôn, để tôi tiến tới bên kia sông là giựt hết bombs. Kéo cả 3 cần về (mixture, prop, throttle) rồi crash nhẹ nhàng. Tôi còn nhớ co hai chân lên tableau de bord trước khi đụng đất. Lại một lần nữa, em A-1 trung thành. Với cái bụng em phẳng và to như cái phản em đã nằm xuống ruộng một cách nhẹ nhàng.
    Rồi thời gian trôi, chiến tranh ngày càng khốc liệt, phòng không không phải chỉ có 12,7 ly mà đủ thứ văn minh khác. Các quan trên quyết định em A-1 của tôi già và chậm quá rồi. Em chiến đấu thế cũng đã đủ rồi, cho em về hưu. Và tôi lại lên đường sang Mẽo làm quen với Em Mới, đó là A37 "nòng nọc bay", phi cơ cường kích phản lực.

  5. spirou

    spirou Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2003
    Bài viết:
    2.819
    Đã được thích:
    1
    Phi công oanh tạc cơ Il-28
    Vào năm 1965, Việt Nam nhận 12 oanh tạc cơ hạng trung IL-28 do Liên Xô sản xuất từ Trung Quốc. Phi công được huấn luyện tại căn cứ Krasnodar, Liên Xô. Phi đội máy bay ném bom được biên chế vào trung đoàn không quân 921, với nhiệm vụ tiến hành oanh kích các mục tiêu mặt đất. Tuy nhiên do tình hình lúc đó, các máy bay này không được sử dung. Phi công và máy bay chuyển sang Trung Quốc để huấn luyện bổ sung . Tháng 10 năm 1968, bộ tư lệnh KQ đưa đơn vị về nước, phiên chế thành tiểu đoàn không quân ném bom 929. Rồi tiểu đoàn trở thành phi đội cường kích số 4, thuộc trung đoàn không quân 923. Đơn vị tiếp tục tiến hành huấn luyện tấn công các mục tiêu vào ban ngày và ban đêm dọc theo khu phi quân sự DMZ, Quảng Trị. Để tăng cường số máy bay cường kích, 2 chiếc Il-28 trinh sát được chuyển sang nhiệm vụ cường kích. Tất cả được đặt trong tình trạng báo động 24/24.
    Tháng 10 năm 1972, tiểu đoàn giải tán, phi công và nhân viên được tăng cường cho các trung đoàn không quân khác. Những chiếc Il-28 được đưa vào chế độ bảo quản dài hạn. Nhưng mấy ngày sau, mệnh lệnh thay đổi và ban chỉ huy tiểu đoàn được tập hợp lại. Hai chiếc Il-28 được chuẩn bị để tấn công mục tiêu của Mỹ tại Lào.
    Tổ lái chiếc thứ nhất gồm: Bùi Trọng Hoàn- phi công, Nguyễn Đình Nhân- pháo thủ và Nguyễn Văn Tạ- hoa tiêu. Chiếc thứ hai vị trí tương tự có : Nguyễn Văn Trù, Thân Xuân Hanh và Ngô Văn Trung. Mỗi chiếc Il-28 mang 8 trái bom mẹ (cluster bomb) chứa 1500 trái bom nhỏ. Hai Mig-21 sẵn sàng hộ tống. Mục tiêu là căn cứ Bản Luông của Mỹ tại Lào. Căn cứ nằm trên điểm cao 1800m, 30 km về phía Đông Bắc thị xã Xiêng Khoảng. Tổ lái đã nghiên cứu kỹ địa hình để có thể bay mà không cần hướng dẫn của mặt đất.
    Hai chiếc Il-28 cất cánh từ Nội Bài vào ngày 09 tháng 10 năm 1972. Khi tiến đến Mộc Châu thì chuyển hướng Tây Nam, nhằm thẳng mục tiêu mà bay. Thời tiết rất tốt, phi công thấy rõ mục tiêu. Sau khi kiểm tra thiết bị, số 1 thả bom, căn cứ bốc cháy. Chiếc thứ hai bổ sung thêm một loạt bom nữa làm thành biển lửa.
    Một tốp F-5 cất cánh truy đuổi, nhưng chúng quay lại tại biên giới khi thấy Mig-21 xuất hiện. Cả hai Il-28 trở về căn cứ an toàn.
    Il-28 Việt Nam
    Il-28, sử dụng hai động cơ Mig-17, 2 pháo 23mm phía mũi, pháo 23 nòng đôi do xạ thủ điều khiển phía đuôi.
    Hoa tiêu ngồi đằng mũi, đồng thời nhiệm vụ ngắm thả bom.
  6. Tieu_tang_nho_nhang

    Tieu_tang_nho_nhang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2005
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    0

    A-1H Skyraider: Phi cơ cường kích ném bom

    Sau ba tháng huấn luyện, VNAF nhận phi cơ A-1H đầu tiên, mỗi đợt 6 chiếc. VNAF tiếp tục gửi theo học khóa xuyên huấn cũng được 4 hay 5 đợt gì đó. Tuy vậy, khi nhận máy bay, chúng tôi đã thả tại Biển Hòa hoặc TSN khi di chuyển để làm phi đạo mới (27-09) tại Biên Hòa.
    Lịch sử ra đời của Skyraider:
    Chiếc A-1H Skyraider được Mỹ sử dụng trong chiến tranh Cao Ly (1950-53). Sau đó, Mỹ có bán cho Pháp một số AD-4 để trang bị cho 4 phi đoàn. Một phi ?"doàn Pháp hồi đó có 25 máy bay, như vậy có thể nói Mỹ bán cho Pháp 100 chiếc AD-4. Việc nầy có tầm quan trọng về ngoại giao đáng kể sau này. Vì khi De Gaulle bất mãn với Mỹ, qua Nam Vang chỏ mõ qua Việt Nam mà tuyên bố "Vùng Đông Nam Á phải được trung lập hóa". Và khi Mỹ đòi mua lại Skyraider từ tay Pháp để viện trợ cho VNCH thì Pháp đã từ chối, trong khi đó, trong kho dự trử của Mỹ không còn phi cơ hay phụ tùng gì thuộc A-1H nữa. Đó là một dấu ngoặc lịch sử của Skyraider.
    Ai đã bay A-1H rồi thì phải công nhận nó thật thích hợp cho chiến trường Việt Nam trong giai đoạn Du Kích Chiến và chưa được trang bị SA-7. Với động cơ Wright 3,300, có thể chở đến gần 8,000 lbs vũ khí đạn dược, hoặc thời gian bao vùng lâu nhứt làm cho quân bạn dưới đất thích nó hơn chiếc nào khác. Chỉ có mệt cho hoa tiêu, người phải ngồi chịu trận cả năm tiếng đồng hồ, phải kéo G cho đến thân em mềm nhủn ra, về nhà còn bị các chị hành hạ thêm nữa.
    Theo cấu trúc của chiếc A-1H thì dù động cơ mạnh hơn của F-8F, chong chóng cũng có thể to hơn, nhưng người ta làm cho cái đòn dài ra nên chỗ ngồi của hoa tiêu thoải mái hơn và nhìn rõ bên ngoài. Sở dĩ có thể quan niệm như vậy vì đây chỉ là một phi cơ loại Attack, đánh những mục tiêu dưới đất mà thôi, như yểm trợ tiếp cận (close support), như đánh phá hậu tuyến của địch (interdiction), mà không dự vào không chiến. Do chế tạo để đánh các mục tiêu dưới đất, nên sở trường của nó là thả bom với nhiều độ chúi khác nhau: 70 độ, 45 độ, hay 30 độ chúi. Máy bay khi chúi sẽ đầm hơn chiếc F-8F, nhưng cũng đòi hỏi phải có cao độ sơ khởi khá cao, vì nó leo lên chậm lắm, và dễ mất cao độ khi xuống đánh. Cao độ tối thiểu mà tôi kinh nghiệm là 4,500 bộ khi bắt đầu. Nếu bắt đầu từ cao độ thấp hơn thì sau khi đánh sẽ không trồi lên lại được tới cao độ sơ khởi, và cứ thế mất dần cao độ, làm cho các kỳ xuống đánh tiếp theo càng lúc càng nguy hiểm, nhứt là cho phi tuần viên số 2. Nếu một phi tuần 4 chiếc, ta có thì giờ chờ đợi và lên cao độ, nhưng khi chỉ có hai chiếc thì người số 2 muốn làm tròn nhiệm vụ bảo vệ cho số 1 phải giữ vòng bay sát nhau, do đó, anh sô 2 vừa không đươc số 1 bào vệ khi anh xuống đánh, vừa không đủ cao độ để đánh chính xác và an toàn. Dive bombing là một trò vui mà cũng hao sức với A-1H. Bắt đầu từ 10,000 bộ, ra dive brake, chúi xuống 70 độ (sự thật, ta thấy thân mình nằm trên giây cột an toàn tòn ten khi chúi như vậy), thả bom ở cao độ 3,000 bộ, vào dive brake và kéo lên đúng 4.5G. Làm chừng 5 cái thấy "học xì dầu", vì ít khi tôi kéo 4.5G mà thường là 7.5G, do đó, các bạn có thể nói tất cả máy bay mau hư là vì tôi đó. Với độ chúi 45 độ thì ít vấn đề. Đại khái là khi chúi, và nhắm bắn, chúng ta lúc đầu chưa quen, hay sửa cho tâm điểm trên máy nhấm nằm trên mục tiêu, thì kết quả lại phải sửa ngược lại khi tốc độ tăng cao, vì nhà chế tạo canh ngẫu lực chong chóng làm cho đuôi có độ lêch khá lớn đối với trục dọc máy bay, làm máy bay lãnh hệ quả không đồng đều khi tốc độ thay đỗi quá nhiều trong đà chúi của chúng ta. Một tật nữa rất nguy hiểm cho hoa tiêu là " sink rate" khá cao, vì thân nó quá nặng nề. Thường thường những vụ mang ngọn tre về đáp, hay tệ hơn nữa là cày dưới ruộng, đó là hậu quả của mất nhiều cao độ khi ta múc lên. Mũi máy bay thì đã nằm trên chân trời, nhưng máy bay còn tiếp tục trằn xuống theo quỷ đạo chúi của nó trước kia một lúc lâu rồi mới ngốc đầu lên thật sự. Đó là vì quán tính của ly tâm. Ở đây không nói nhiều về cơ học được. Chỉ đưa ra một so sánh để các cụ đọc chơi. Bây giờ là lúc trời đang có tuyết và phần lớn các nơi đó có đường đống băng trơn trợt. Lái xe trên đường như vậy, bạn thử nhích tay lái một chút là xe bắt đầu quẹo. Nếu cứ giữ tay lái như vậy thì các bạn sẽ trợt (glisser, glide). Nếu thấy trợt va vào gốc cây mà tăng thêm vòng quẹo thì sẽ trợt nhiều hơn nữa, chứ không phải là tránh được gốc cây đâu, mà trái lai ï sẽ đụng mạnh hơn, vì bạn đã tăng lực ly tâm khi bẻ tay lái quẹo gắt hơn. Tại các xạ trường, nhứt là tập tác xạ ban đêm, ta mất nhiều thì giờ để nhắm hơn. Cố sửa cho tâm điểm của máy nhấm nằm trên mục tiêu, sửa mãi mà không ngờ cao độ giải tỏa đã tới từ lâu rồi. Hoãn hốt kéo lên mạnh chừng nào thì lực ly tâm càng trằn máy bay xuống đất chừng nấy. Khi điều tra tai nan, chỉ cần xem phần nào của máy bay chạm đất trước thì đủ biết nguyên nhân tai nạn là gì. Các anh đi học Mỹ về thường dùng chữ Target Fixation. Cũng đúng, đó là nguyên nhân đầu tiên. Mãi nhấm đến khi quá gần đất rồi thì kéo mạnh. Ta sẽ thấy khi chạm đất, phần đuôi chạm trước, rồi xác máy bay rải dài theo trục bay của máy bay. Nếu lúc ta thấy kéo mà không lên thì ta ngưng kéo, hoặc dằn tay lái xuống thì nó sẽ ngưng trằn xuống lập tức. Giống như khi lái xe trên đường lộ, ta quẹo trái thấy cứ lọt qua lane phải thì ngưng đừng cố quẹo gắt nữa thì nó sẽ nằm yên. Phải quẹo gắt mà ngưng lại thì hiệu quả mới đúng như đã nói, chứ quẹo chưa đủ mà ngưng thì là vấn đề khác rồi.
    Vì đòn dài và nặng nề nên đánh nhau giữa hai loại máy bay thì không thích hợp. Đừng nói chi đấu với F-8H thì thua quá xa rồi, đấu với T-28 cũng không lại. Vì thế, không nên bắt mèo ăn ***.
    Về không hành (navigation) thì tương đối thoải mái hơn F-8F. Có thể bay xa hơn, như bay qua Phi Luật Tân chẳng hạn thì dễ như chơi. Tuy trang bị cũng xoàng thôi, nhưng cũng đủ để bay đêm rất tốt. Nhất là khi trời trên mục tiêu tốt mà từ phi trường xuất phát lại xấu, ta bắt buộc phải cất cánh hợp đoàn, ngày hay đêm không thành vấn đề, rồi nhờ radar hướng dẫn đến mục tiêu, tha hồ mà đánh. Xong rồi về hạ cánh , trời xấu thì hợp đoàn từng hai chiếc mà xuyên mây hạ cánh cũng tốt. Tôi còn nhớ có lần, chúng tôi hành quân đặc biệt ban đêm, oanh tạc theo chỉ điểm của lực lượng đặc biệt, bay hợp đoàn sát cánh ba chiếc, tắt cả đèn mà chỉ nhìn ánh lữa từ óng thoát ra mà bay ở cao độ thấp cho đến khi đến mục tiêu.
    Pilotte được huấn luyện vượt biên bằng đường biển ở cao độ thấp (50 feet) cho đến vùng mục tiêu mới làm vòng tác xạ thường lệ. Như vậy mới khai thác tận dụng khả năng của A-1H.
    Về trang bi vũ khí, A-1H có thể nói là số một trong những chiếc mà tôi được bay. Thành thật mà nói, có so sánh cùng chiếc máy bay này ở đơn vị VA-122 của USNAVY, mới thấy bị VNAF bỏ xa mút tí tè. Chẳng những về bảo trì phi động cơ, mà nói về vũ khí thì phải nói là VNAF vô địch. Súng họ(Mẽo) bắn ở Yuma, tôi hỏi anh Biện xem tôi bắn ở mấy giờ mà xạ trường báo "zero hit" trên bia điện tử. Biện thường bay ở gió xuôi khi tôi tác xạ, nên mấy vòng anh mới thấy được ở "một mile 6 giờ".
    Bom thi A-1H là vua chở bom. Trọng lượng chưa trang bị là 9,000 lbs. Trang bị tối đa là 17,000 lbs. Hai quả 1,000 lbs ở inboard racks, 8 quả 500 lbs ở outboard racks, và thêm ít quả 100 lbs ở các kẻ hở và ngoài đầu cánh. Khi cất cánh, bắt buộc phải dùng full flaps. Khi có tốc độ sau khi vào chân đáp rồi mới giảm xuống ¼ flaps để bay lên. Tới cao độ 10,000 bộ mới bình phi và vào flaps trọn vẹn. Nếu ai không nghe briefing kỹ thì dễ chết lắm, hay ít ra cũng hết hồn, như có người thấy không lên nỗi bèn ra biển thả hết bom để về đáp cho sớm. Chúng tôi hiểu, chúng ta là con người mà, có lúc phải teo một tí. Nhưng nếu chịu khó khai thác TO, chịu khó nghe briefing thì đâu có gì đâu.
    Mười hai dàn bên ngoài cánh còn có thể dùng phóng hỏa tiền đủ loại. Và A-1H cho phép chở đến ba quả ở inboard racks, và 6 quả nữa ở outboard racks nếu có loại 500 lbs như bom của Nhật Bản để lại hay loại dùng trên T-28 sau này. Kinh nghiệm cho thấy, không nên trộn lẩn Napalm với bom nổ hay hỏa tiển. Pha trộn như vậy thường do các yêu cầu của những giới chức có thẩm quyền nhưng không hiểu biết về ngành hỏa lực, vì rất nguy hiểm cho hoa tiêu. Chỉ cần bấm lộn nút trong khi xuống thấp 50 bộ để thả napalm mà thả lầm bom nổ thì quá nguy, bắn hỏa tiển ở cao độ thấp làm sao giải tỏa khỏi kịp , nếu cố gắng quá có thể bị déclenché (snap roll?).
    Nói thêm một ưu điểm nữa của A-1H mà nhiều người đã biết, nhưng ít dùng đến trong các kế hoạch dài hạn. Nó đáp rất ngắn. Với trang bị nhẹ, có thể lên xuống với phi đạo dài 750 mét. Cụ thể , chúng tôi đã sử dụng phi trường Cù Hanh ở Pleiku. Lúc đó, phi trường được lót bằng vĩ sắt (PSP) loại đen nhỏ bảng. Chúng tôi đáp lên giốc, cất cánh xuống giốc, trên dưới 1,000 mét. Có lần tôi chờ các anh thay thế, ngồi ngoài phi đạo nhìn các anh cất cánh. Tôi giật mình khi thấychiếc A-1H sụp vào một lỗ giữa phi đạo, vĩ sắt thụn xuống, cây cọc sắt dài độ 4 tấc tây lòi lên, và sau khi bánh lăn qua rồi thì vĩ sắt trở lên như củ, nên ta không thấy cọc sắt đâu cả. Tôi chạy ra ngay tại chỗ có vũng nước màu đỏ của Pleiku, gọi hai ba anh cơ khí gần đó chạy xe dodge 4x4 lại đè lên vĩ sắt thì rõ ràng có cây cọc lòi lên. Có lần, một anh không cảnh giác bị lạc tay lái khi sụp lỗ nên anh bị tạt khỏi trục phi đạo, chạy băng ra hàng rào kẻm gai có cọc bê tong, và anh tiếp tục hốt lên với cái cọc bê tông ấy, vất nó xuống cách hàng rào cả chục thước. Điều nầy cho thấy chân đáp của A-1H rất chắc. Một sân ngắn nữa chúng tôi đã dùng là sân Sóc Trăng, dài 1,000 mét, nhưng lúc đó có một cái lỗ to ở khoảng ¾ phi đạo, nghĩa là còn lại 750 mét. . Một lầnkhác, tôi hành quân tại phi trường Nha Trang trong lúc phi trường đang được sửa chữa. Chỉ còn một nửa chiều rộng, và một nửa chiều dài, chúng tôi đã trang bị khoảng 2 tấùn rưỡi bom đạn cũng hành quân tốt.. Nói cách khác, chỗ nào C-47 lên xuống được, A-1đều hành quân được.
    Chúng tôi nhận thấy chỉ có thể viết về chiếc A-1H như thế thôi. Lẽ tất nhiên, có nhiều phi đoàn đã sử dụng nó, càng lúc càng hay hơn. Nhưng mà rủi cho các anh phải bay trong giai đoạn sau cùng của nó, vì nó cũng đã quá nhão nhề rồi. Tôi nhớ người Mỹ cứ khen thưởng KQVN bảo trì giỏi. Để chi? Để tăng thêm giờ hoạt động trước khi mang về Mỹ để làm đại tu. Chỉ cần o bế với anh Tech Rep của hãng Wright để báo cáo và đề nghị, thì bên kia, Nhà Nước Mỹ cũng nói cho hãng Wright biết nên chấp thuận cho tăng giờ bay thì phải đỡ tiền viện trợ không. Cứ thế, ta xài mãi mà không thấy hư. Tài thật. Có gì thì pilote VN chịu, có phải pilote Mẽo đâu mà họ lo. Còn pilot Việt Nam mà được khen thì chỉ có một bằng tưởng lục là xong, chỉ tốn có mấy trang in roneo mà thôi. Sau cùng, cái nạn SA-7 làm cho phe A-1H phải cụt hứng, vì nó quá dễ bị tiêu diệt, đến đây là dấu chấm hết của phi cơ cường kích A-1 tại Việt Nam.
  7. spirou

    spirou Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2003
    Bài viết:
    2.819
    Đã được thích:
    1
    Hình ảnh Il-28 Việt Nam
    Trong tấm hình này, nhìn không rõ màu nhưng phỏng đoán có thể là màu xanh đen của Trung Quốc lúc đó.
  8. spirou

    spirou Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2003
    Bài viết:
    2.819
    Đã được thích:
    1
    Trong tấm hình này lại có màu xám bạc. Hiện nay ít thấy bảo tàng KQ nào có trưng Il-28.
  9. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    IL-28 sau 75 được phát triển thành 1 trung đoàn 32 chiếc, nhưng có thể coi là thất nghiệp hoàn toàn trong suốt thời kì tồn tại trong biên chế. Chỉ đánh 1 trận duy nhất, 1 căn cứ của quân Vàng Pao. Trong chiến tranh biên giới phía Bắc sau này cũng không thấy sử dụng.
    Sao lại thế nhỉ ?
  10. kqndvn

    kqndvn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    1.117
    Đã được thích:
    0
    Chuyện này của lính Việt nam cộng hoà.
    Theo tôi đã có sẵn link trên net, có gì thì cứ để anh em nào quan tâm biết vào đọc là được rồi. Cần gì phải mất công copy vào đây cho nặng, mất thời gian.
    Tôi không dám cho link, sợ bác moderator lại bảo là đăng bài *********, khoá lại thì chết.
    Trong cái link đấy đọc vào mới thấy không quân của VNCH có trước không quân miền Bắc rất lâu. Nhưng phi công của họ trước những năm 1964 nói thẳng ra toàn hội tay sai, bởi vì họ qua chính các bài viết của họ, tôi thấy họ phục vụ cho không quân Pháp từ trước năm 1954, cũng đi ném bom đồng bào mình. Rất nhiều ông xưng cấp tá viết hồi ký đều nói là được đào tạo ở trường không quân của Pháp.
    F8 là máy bay cánh quạt do Mỹ viện trợ cho Pháp để dùng trong chiến tranh đông dương.

Chia sẻ trang này