1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Phi công cường kích

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Tieu_tang_nho_nhang, 12/01/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. spirou

    spirou Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2003
    Bài viết:
    2.819
    Đã được thích:
    1
    Bài viết về T-28 Trojan, Mig-17 đánh tàu Mỹ và An-2 đánh Pa Thí tôi sẽ post sau do chưa scan hết hình.
    Bài viết này viết về sự hi sinh thầm lặng của những phi công máy bay vận tải. Dù là lái máy bay vận tải, nhưng họ cũng là những phi công cường kích.
    Mậu Thân 68 là giai đoạn tổn thất rất cao cho trung đoàn không quân vận tải 919. Trung đoàn gửi một số máy bay vận tải Il-14 thả hàng ban đêm cho các đơn vị tại Khe Sanh, Quảng Trị, Huế. Đêm mồng 07 tháng 02 năm 1968 là phi vụ đầu tiên bay vào trong Nam. Máy bay số hiệu 514 của phi công Hoàng Ngọc Trung thả 15 kiện hàng, mỗi kiện 1,4 tấn hàng tiếp tế, tại tỉnh Thừa Thiên và rút an toàn. Chiếc Il-14 số hiệu 512 lái bởi Hoàng Liên thả hàng và tấn công các tàu tại Cửa Việt. Khi quay về sân bay Thọ Xuân, Liên đáp xuống trượt quá đường băng và máy bay bị phá huỷ. Chiếc khác, số hiệu 502, đâm vào núi và hi sinh. Tổn thất nhất là đêm 12 tháng 02 khi 3 tốp bay 15 chiếc vượt qua vỹ tuyến 17, 3 chiếc bị bắn hạ. Đó là 3 chiếc do Vũ Minh Chung, Nguyễn Văn Bằng và Phạm Văn Ba chỉ huy, tất cả đều hy sinh.
    Ngoài ra còn có 1 phi vụ Il-14 ném bom cảng Đà Nẵng theo truyện ông Nguyễn Thành Chơn. Theo tôi vụ này chắc không thành công như truyện nói.
    Il-14 của LX, rất giống VN ngoại trừ cờ phía đuôi.
  2. spirou

    spirou Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2003
    Bài viết:
    2.819
    Đã được thích:
    1
    Một tổ lái Il-14 VN
  3. TONIenGUY

    TONIenGUY Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2003
    Bài viết:
    345
    Đã được thích:
    0
    Cách đây vài tháng mình có xem 1 phim tài liệu về việc Không Quân Anh đánh 2 đập nước ở bên Đức cũng bằng kiểu ném bom lia thia (vào năm 43 hay 44 gì đấy). Không nhớ rõ loại máy bay gì, hình như là loại 4 động cơ cánh quạt hay sao đấy. 15 chiếc bay đi, chỉ có 4 chiếc quay về được
  4. Cavalry

    Cavalry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/10/2001
    Bài viết:
    3.062
    Đã được thích:
    0

    có lần đọc thì thấy nói rằng vì bom nhỏ ném trên mặt tàu không đủ làm chìm tàu địch, mà ta thì không có ngư lôi, cho nên một phi công ta nhớ lại thuở xưa chơi trò chọi đá trên mặt ao mới nghĩ đến chiến thuật này. Mục đích là để bom đánh vào mép nước của tàu có thể làm chìm!
  5. Mig19Farmer

    Mig19Farmer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    1.465
    Đã được thích:
    1
    Kỹ thuật ném bom thia lia đánh tàu chiến chắc chắn có từ lâu trong WWII. Bác nào chơi IL-2 chắc cũng biết, đây là một kỹ thuật ném bom cơ bản được huấn luyện trong các bài tập đầu tiên. Máy bay bay thấp, tốc độ cao khi ném bom thì quả bom sẽ đập trên mặt nước vài lần rồi chạm mục tiêu. Kiểu ném bom này rất khó do phải bay thấp với tốc độ cao, rất khó lái. Việc chọn độ cao hoạt động, tốc độ đều do kinh nghiệm là chính. Các nguy hiểm có thể xảy ra như là đâm vào mục tiêu hay chết do sức nổ của chính quả bom mình ném. Lợi thế là tính bất ngờ cũng như độ chính xác cao hơn ném bổ nhào. Tuy nhiên nếu bị địch phát hiện sớm là chết chắc do lúc này máy bay ta gần như là mục tiêu cố định (chỉ như 1 cái chấm to dần), ăn đạn bắn trực xạ là toi luôn.
  6. Mig19Farmer

    Mig19Farmer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    1.465
    Đã được thích:
    1
    Nói về vụ Mig17 đánh tàu, các bác làm ơn đừng đề cao quá trình độ của các kỹ sư hàng không Việt nam đến mức chế càng đeo bom cho Mig17. Việc đeo rocket lên AN-2 thì được (theo tôi nghĩ cũng không quá khó) chứ ta chưa xuất sắc đến độ làm được càng đeo bom đâu. Hơn nữa việc ném bom không giống bắn rocket, phải có thiết bị ngắm nữa, cái này chắc là ta không tự làm luôn được. Bản thân Mig17 đã có thể mang bom (các bác vào bảo tàng không quân mà ngó, nó đeo 2 quả FAB100 thì phải). Kỹ thuật ném bom thia lia như tôi đã nói cũng không có gì mới, ta chả sáng tạo ra cái gì cả, vấn đề là ta đã luyện tập tốt và đánh thành công xuất sắc, vậy thôi. Tàu địch là loại từ WWII, từng bất khả chiến bại trước Kamikzi của Nhật nhưng đây là Mig17, loại tiêm kích bom có tốc độ cao ở độ cao thấp. Yếu tố bất ngờ cũng rất quan trọng, ta bí mật sửa đường bay làm bằng đất nện, rất gần tàu địch, bí mật vận chuyển máy bay đến nên địch hoàn toàn bất ngờ. Tàu địch đang pháo kích, chủ quan cho là không thể bị tấn công do tầm bay của Mig từ các sân bay chính của ta không thể tới. Và cuối cùng tàu địch không chìm cái nào hết mà chỉ hư hỏng nặng (lý do có lẽ là bom quá nhỏ), nhưng đây đã là đòn tâm lý rất lớn vào thời điểm đó rồi
  7. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Về việc dùng IL-14 chi viện Huế năm 1968, bài bác bigapple_k33 đã post bên topic Người phi công tài hoa, em câu về đây. Theo đó thì chỉ có 6 tổ bay tham gia chứ không phải 15 như tài liệu bác Sỹ Phú.
    --------------------------------------------------------
    Những Cánh Bay Cảm Tử Xuân Mậu Thân
    Nguyễn Xuân Hải
    Có bài viết của nhà nghiên cứu Huế nghi ngờ ?oVề sự kiện không quân ta ném bom căn cứ Mang Cá ở Huế trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân?, tại sao ?okhông ai biết gì cả?, ?ocác bản tổng kết chiến dịch cũng không hề đề cập đến??
    Phi công Nguyễn Bình Sen (ngoài cùng bên trái) và chiếc T14 trong trận đánh Huế.
    Chúng tôi đi tìm những gương mặt trong tấm hình lưu niệm còn đặt ở bảo tàng Không quân, là những cánh bay cảm tử ngày ấy-1968-thì hầu hết đã hy sinh, nhưng cũng còn mấy nhân chứng sống: Nguyễn Văn Sửu, Nguyễn Văn Kính, Nguyễn Bình Sen, Trần Tê? Các ông kể lại:
    ? Bức ảnh ấy, trong đó có chúng tôi, chụp vào khoảng 17 giờ ngày 7-2-1968, trước khi cất cánh. Đơn vị chúng tôi, đoàn không quân vận tải 919, tiến hành nghi thức ?omặc niệm? và chụp ảnh lưu niệm trước khi lên đường, vì không biết có ai còn trở về được?
    ? Ngày ấy, máy bay vận tải AN-2 và IL-14 của Liên Xô, được ta cải tiến, lắp thêm giá bên ngoài đeo bom, mang được đạn cối và rốc két thành máy bay chiến đấu. Máy bay IL-14 được cải tiến, gọi là T-14. Đơn vị tổ chức khẩn trương 6 tổ bay, mỗi tổ 5 người: ba tổ của các lái chính (cơ trưởng) Nguyễn Văn Bang, Phạm Văn Ba, Hoàng Liên là tốp ném bom, mục tiêu chính là đồn Mang Cá ở Huế; ba tổ bay của các cơ trưởng Hoàng Ngọc Trung, Vũ Minh Chung, Phạm Kế làm nhiệm vụ thả hàng xuống vùng Tam Giang ở tây thành phố Huế. Tết Mậu Thân 1968, quân dân Trị Thiên-Huế tiến công và nổi dậy làm chủ thành phố. Nhưng từ 7-2, địch phản kích mạnh, ta gặp khó khăn, nhất là cạn kiệt đạn dược. Để chi viện kịp thời cho mặt trận Huế, chuyến đầu tiên theo kế hoạch định xuất kích ngày 6-2, nhưng sau phải lùi lại đến 17 giờ ngày 7-2 và tất cả 6 tổ đều lên đường. Chiếc T-14 mang số 514 do Hoàng Ngọc Trung làm cơ trưởng, đã có chuyến bay thử vào Thuận An, là tổ bay tiên phong ?omở đường? thẳng vào Đèo Ngang (Quảng Bình) thì ngoặt sang Sê Pôn rồi mới vòng về Huế để tránh ra-đa địch phát hiện, giữ bí mật và bất ngờ. Tiếp sau, cả 5 tổ nối nhau xuất kích. Lúc đó, anh em được thông báo là trong thành Huế ta và địch đang giằng co, địch đã chiếm lại đồn Mang Cá cố thủ. Đây là sở chỉ huy sư đoàn 1 ngụỵ, là mục tiêu chính của các tổ bay ném bom. Đêm ấy mưa phùn và mây rất thấp, vì bảo đảm hai yếu tố bí mật và bất ngờ nên cũng không có ra-đa dẫn đường, bay ban đêm lại phải bay rất thấp và luồn lách để tránh ra-đa địch, nên rất nguy hiểm, lại khó phát hiện mục tiêu để công kích. T-14 tốc độ cao nhất chỉ chừng 300km/h, cả đi lẫn về phải bay hơn 1000km, vì thế đêm ấy cả hai tốp đều không kịp thực hiện được ý đồ ném bom và thả dù thì đã phải quay về. Khi quay về, tổ bay của đồng chí Phạm Kế cùng Mẫn, Châu, Tề, Minh ?omất tích?? Tổ của Hoàng Liên, máy bay bị bắn thủng thùng dầu, phải hạ xuống sân Sao Vàng ở Thanh Hóa. Tổ của đồng chí Bang và Ba không kịp ném hủy bom vì đèn đỏ báo nhiên liệu bay đã hết, biết là rất nguy hiểm nhưng phải mang cả bom hạ cánh xuống Gia Lâm.
    Nhưng mặt trận đang chờ tiếp ứng, anh em đều quyết tâm rất cao, các tổ bay đều trực sẵn sàng cất cánh 24/24 giờ. Ngày hôm sau, hai tổ bay của Ba và Bang xuất kích, mục tiêu chính là ném bom đồn Mang Cá, đồng thời cũng là để trinh sát, thăm dò khí tượng; nếu thuận lợi sẽ cho các tổ bay khác xuất kích tiếp. Nhưng một lần nữa, thời tiết không thuận, không tìm được mục tiêu, cả hai tổ phải quay về hủy bom ở vùng bãi thả Sơn Tây. Sau mấy ngày nghỉ rút kinh nghiệm và chuẩn bị, tối 11-2, tổ bay thả dù của Hoàng Ngọc Trung cùng Nguyễn Văn Sửu lái phụ, Nguyễn Bình Sen cơ giới, Trần Tê thông tin (thay cho Trần Trung Quý), Nguyễn Văn Kính dẫn đường lại xuất kích. Hôm đó việc tìm địa điểm thả dù vẫn rất khó khăn vì thời tiết quá xấu. Nhưng chuyến bay đêm ấy đã thả được 15 dù-chừng 1,4 tấn hàng, chủ yếu là đạn chống tăng, đạn cối, máy thông tin? Lúc quay về bị máy bay Mỹ đuổi, nhờ có Mig-21 của ta lên hỗ trợ, cả tổ hạ cánh xuống Gia Lâm an toàn.
    Đêm 12-2, ba tổ của Bang, Ba, Chung lại xuất kích. Tổ bay của Vũ Minh Chung cũng thả được ?ohàng? xuống mục tiêu trước khi quay về. Còn hai tổ của Bang và Ba vẫn không xác định được mục tiêu Mang Cá để ném bom, ý định cắt bom ném xuống sân bay Phú Bài cũng không thực hiện được, nên đã bay vòng ra phía Cửa Việt ném bom. Và chính lần ném bom này, hai tổ bay của Bang và Ba đã lập chiến công kỳ tích: 1 tàu địch bị đánh chìm, 2 tàu khác bị bom hỏng nặng.
    Để hỗ trợ cho các cánh bay ?oHải Âu? ngày ấy, sở chỉ huy ?oTrường Sơn? ở phía trước do Tham mưu trưởng binh chủng Trần Mạnh (sau này là Phó tư lệnh, trực tiếp chỉ huy trận hai phi công Đinh Tôn và Vũ Đình Rạng lần đầu tiên xuất kích bắn hỏng 1 B52 ngày 20-11-1971) chỉ huy, được lập ở vùng giới tuyến. Anh em ở đài ?oTrường Sơn? sau này kể lại: Theo quy định trước và theo tính toán, khi máy bay ném bom của ta đến vùng mục tiêu đài mới mở máy, còn phi công trước khi ném bom sẽ báo cáo xin chỉ thị. Nhưng đêm 12-2, khi mở đài vô tuyến mặt đất để liên lạc thì vẫn im lặng, mọi người rất lo lắng bồn chồn. Tham mưu trưởng Mạnh cho kiểm tra lại các số liệu tính toán, rồi ra lệnh ?obắt? liên lạc với ?oHải Âu?. ?oTrường Sơn? vừa gọi thì trong máy vô tuyến vang lên: ?oHải Âu? nghe rõ. Thời tiết xấu, đã xuống độ cao 80m vẫn không thấy ?okho? để giao ?ohàng?. Thời tiết xấu, địa hình hiểm trở mà máy bay xuống thấp đến độ cao ấy là rất nguy hiểm. Anh Mạnh liền lệnh cho ?oHải Âu? thực hiện phương án 2, tức bay ra biển Hội An cắt hủy bom để trở về. Sau mấy phút im lặng căng thẳng, lại có tiếng phi công báo về: ?oHải Âu? đã thấy ?okho?, xin giao ?ohàng?. ?oHải Âu? giao hàng rồi về ngay!?. ?oHải Âu? nghe rõ!?. Đó là câu cuối cùng của phi công đêm ấy mà đài ?oTrường Sơn? ở bắc sông Bến Hải nghe được. Bản tin sáng hôm sau, 13-3, đài BBC cho ta biết: ?ođêm 12-2, lần đầu tiên không quân Bắc Việt Nam đã ném bom cửa Thuận An? nhấn chìm 1 tàu và làm trọng thương 2 tàu chiến của Mỹ-ngụỵ? Nhưng đếm ấy, cả ba tổ bay thả dù và ném bom đều không trở về được nữa! Và các chuyến bay ?ocảm tử? vào Huế cũng kết thúc. .
  8. Airforce_Army_Naval

    Airforce_Army_Naval Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/08/2003
    Bài viết:
    59
    Đã được thích:
    0
    Bác Chơn chỉ thêu dệt thêm thôi, tàu Khu trục Higbee chỉ bị thương nhẹ, vỡ một ụ pháo chứ đâu có chìm mà đền tội. Riêng Tuần dương hạm Oklahoma City, kỳ hạm của hạm đội 7 chỉ bị thương nhẹ mà thôi.
    Các bác có thể xem hình ảnh tàu Higbee sau khi kéo về Đà Nẳng sửa chửa:
    Ngoài ra, các bác có thể vào đây xem các nhân chứng (dỉ nhiên là các thủy thủ của US trong sự kiện đó, có thể không chính xác nhưng chắc chắn Higbee không hề chìm như bác Chơn đã thêu dệt. http://home.att.net/~iris.gardner/subic.html
    Còn bác Huy Phục xem lại xem tàu nào tháp pháo bay mất, nòng chè như hoa chuối vậy?
  9. Tieu_tang_nho_nhang

    Tieu_tang_nho_nhang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2005
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    0

    A-37B Dragonfly, Saigon, 1993. Chiếc cường kích A-37B này là chiến lợi phẩm thu được năm 1975. Được KQNDVN (Vietnamses People''s Air Force (VPAF) sử dụng để ném bom Polpot trong cuộc chiến giúp Campuchia thoát nạn diệt chủng.
    (photo: Leon Wohlert)
    F-5E serial number 73-00851 tại căn cứ không quân Đà Nẵng. Chiếc TigerII này đã từng được các pilot phi đoàn chiến đấu 935KQNDVN- VPAF (Vietnam People''s Air Force ) sử dụng sau 75.
    (photo: I. Toperczer)
    Chiếc F-5E này đã được pilot Nguyễn Thành Trung(VNAF) lái và thả bom Dinh Độc Lập tháng 4-75. Hai trái bom chính xác, khoét từ sân thượng xuyên 3 tầng lầu xuống đến tận tầng trệt của dinh, gây rúng động Sài Gòn. Sau đó pilot Nguyễn Thành Trung(Đại tá KQNDVN) bay về vùng giải phóng, hạ cánh an toàn trên sân đất nện tại Lộc Ninh. Sau đó pilot Nguyễn Thành Trung ra Đà Nẵng huấn luyện và thành lập "phi đội Quyết Thắng" A-37B cùng các pilot VPAF tấn công sân bay Tân Sơn Nhất ngày 28-4-75. Hình chụp trong Bảo tàng Quân sự. HCMC.
  10. kqndvn

    kqndvn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    1.117
    Đã được thích:
    0
    Đã có bạn trả lời hộ rồi đấy. F8 cánh quạt và F8 phản lực là hai loại hoàn toàn khác nhau. Năm 98 khi học ở Pháp tôi đọc mấy cái link bằng tiếng Pháp của mấy ông phi công Việt nam cộng hoà mới đầu cũng thấy ngạc nhiên. Sau hỏi ra mới biết.
    Đến bây giờ đi học ở Mỹ lại được mấy ông phi công việt "gian" chỉ cho vào xem trang web hội bạn già không quân thì mới có điều kiện hiểu kỹ hơn. Mấy ông lái F8 đấy toàn dùng tiến pháp, kiểu như Tableau de board (táp lô đờ bo) là toàn bộ cái bảng điều khiển phía trước mặt phi công ấy (control pannel ở tiếng Anh).

Chia sẻ trang này