1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Phi công tiêm kích

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi homoeternus, 09/01/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. kqndvn

    kqndvn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    1.117
    Đã được thích:
    0
    Số 5: SÁNG MÃI PHẨM CHẤT BỘ ĐỘI *****

    Cánh chim đầu đàn ngành kỹ thuật toàn quân
    ĐOÀN HOÀI TRUNG
    Trung tướng Trương Khánh Châu (bên trái) đang trao đổi kinh nghiệm kỹ thuật hàng không với Đại tá Phương Minh Hòa, Phó tư lệnh Quân chủng Phòng không-Không quân.

    Trung tướng Trương Khánh Châu, nguyên là Phó tư lệnh Quân chủng Không quân, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm Giám đốc Trung tâm Khoa học kỹ thuật-Công nghệ quân sự Bộ Quốc phòng là một người gắn bó với ngành kỹ thuật hơn năm mươi năm. Ông đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học và sáng kiến cải tiến kỹ thuật, trong đó có những sáng kiến có giá trị trong phục vụ chiến đấu thắng lợi. Nhân dịp kỷ niệm 60 năm quân đội, tôi có dịp gặp Trung tướng, nghe ông kể lại những bước đường trong quân ngũ của ông.
    Lòng ham mê định hướng cuộc đời
    Khi nói chuyện với tôi, Trung tướng Trương Khánh Châu khẳng định: Lòng ham mê kỹ thuật đã định hướng đúng cho cuộc đời tôi.
    Trung tướng Trương Khánh Châu tên thật là Trương Minh Trinh, sinh năm 1935, tại làng Khánh Hòa, xã Châu Phú, huyện Châu Đốc, tỉnh An Giang. Cha của ông là Trương Minh Vẽn, làm thợ điện ở nhà máy đèn. Ảnh hưởng của người cha, ông đã có lòng ham mê học kỹ thuật từ nhỏ. Ông tham gia cách mạng từ tháng 11-1949 với nhiệm vụ làm Thư ký văn phòng Tỉnh đoàn thanh niên cứu quốc Long Châu Hà. Tháng 5-1950, ông tham gia chiến đấu ở bộ đội địa phương, sau đó chuyển về công tác ở tỉnh đội Hà Tiên. Cuối năm 1951, Trường Lục quân 2 Trần Quốc Tuấn tổ chức chiêu sinh. Ông Tám Lăng là Chính trị viên Tỉnh đội, thấy ông là người ham học nên gọi lên:
    - Anh thấy em sáng dạ, lại chăm chỉ cần cù. Đợt chiêu sinh này các anh định cử em đi học, em chịu không?
    Như người khác thì chắc vui mừng lắm, nhưng ông Châu lại suy nghĩ khác:
    - Thôi, em không đi học chỉ huy đâu, em ở lại chiến đấu với các anh.
    Ông Tám Lăng khuyên bảo:
    - Cuộc chiến đấu còn lâu dài, em nên đi học. Tổ quốc rất cần những người chỉ huy qua trường lớp như em.
    Nhưng ông Châu vẫn lắc đầu quầy quậy. Thế là ông Tám bực mình: ?oTùy em!?, rồi ông cử người khác đi. Vài tháng sau, có cuộc chiêu sinh cho Trường kỹ thuật Nam Bộ, ông Châu lên năn nỉ ông Tám Lăng cho đi học. Ông Tám trợn mắt:
    - Cho em đi học chỉ huy thì không đi, mà lại đòi đi học làm thợ? Thôi để lúc nào trường Trần Quốc Tuấn chiêu sinh lại, anh cho em đi học. Được không?
    Ông Châu kiên quyết xin đi học trường kỹ thuật. Ông gặp cả Tỉnh đội trưởng Ba Kiềm để trình bày. Thế là ông được đi học Trường kỹ thuật Nam Bộ. Ra trường, ông trở thành thợ nguội binh công xưởng 141 miền Tây Nam Bộ. Lúc mới về xưởng, ông được giao một đống súng hỏng trong kho, cái thì gẫy báng, cái thì hỏng cò... Ông đã hì hục kiếm gỗ về cưa bào làm báng súng, đánh quét vé-ni như mới vậy. Có khẩu súng trường mất ổ nạp đạn, ông nhìn theo mẫu khẩu tốt, tự rèn, tiện lại ổ nạp mới, thế là ta lại có khẩu súng tốt. Có lần, tiểu đoàn 307 do ông Nguyễn Văn Tiên chỉ huy (sau này là Phó tư lệnh Quân chủng Phòng không-Không quân), chuẩn bị đi đánh đồn giặc, nhưng không may khẩu súng đại liên 13,2mm bị hỏng, không bắn được liên thanh. Ông suy nghĩ, muốn bắn liên thanh được, viên này ra viên kia phải lên được nòng, như vậy phải có nguồn hơi. Từ suy nghĩ ấy, ông phát hiện chốt đóng mở hơi là một thanh sắt hình bị mòn, ông phải rèn lại chốt khác. Từ 3 giờ chiều ông hì hục làm đến 5 giờ sáng thì thành công việc khôi phục bắn liên thanh cho khẩu đại liên.
    Tháng 3-1955, tập kết ra Bắc, ông được làm thợ đặc thiết sân bay Gia Lâm. Hồi còn trong rừng, ông Châu hay lấy kèn ra thổi, cũng được dăm ba bài. Ai dè có anh bạn thân chơi nhạc cho Đoàn văn công Tổng cục Chính trị giới thiệu ông. Thế là các anh trong đoàn văn công sang Gia Lâm gặp ông, đề nghị về đoàn văn công. Ông phải từ chối mãi, vì lúc này ông đang mong muốn được đi học ngành kỹ thuật hàng không. Trong tâm trí ông lúc đó chỉ ước mơ trở thành người thợ bậc cao để phục vụ cho Tổ quốc. Chính lòng đam mê kỹ thuật đã không làm ông trở thành người chỉ huy hay nhạc công mà trở thành một nhà khoa học cống hiến nhiều công trình cho đất nước.
    Những sáng kiến phục vụ chiến đấu và huấn luyện
    Ngay từ khi còn làm thợ đặc thiết sân bay Gia Lâm, ông đã có sáng kiến cải tiến hệ thống phanh cho máy bay AN.2. Từ việc chỉ một phi công sử dụng phanh, ông cải tiến để hai phi công có thể cùng phanh được. Sáng kiến này phục vụ cho công tác huấn luyện phi công. Cục trưởng Không quân lúc ấy là ông Đặng Tính, đã hỏi ông:
    - Cậu dựa vào đâu mà tính toán để cải tiến được?
    Ông chỉ biết cười trừ:
    - Báo cáo thủ trưởng, tôi chẳng biết tính toán gì, mà chủ yếu làm theo kinh nghiệm và sự nhạy cảm thôi.
    Thấy vậy, ông Đặng Tính tạo điều kiện cho ông Châu đi học Đại học hàng không Ki-ép ở Liên Xô. Sau đó ông được sang Trung Quốc thực tập kỹ thuật hàng không.
    Trở về nước trong tình hình cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân của đế quốc Mỹ ra miền Bắc hết sức ác liệt, ông được Tư lệnh Binh chủng Không quân Đào Đình Luyện giao nhiệm vụ nghiên cứu làm sao để Mi-17 hạ cánh trên bãi cát khoảng 500m chiều dài. Ý đồ của cấp trên là muốn sử dụng máy bay MiG.17 đi đánh tàu khu trục Mỹ ở Quảng Bình, yêu cầu đường băng hạ cánh của MiG.17 khoảng 1.500m, mà xung quanh khu vực đó ta không có sân bay nào đáp ứng được yêu cầu này. Thế là ông Trương Khánh Châu đã nghiên cứu lắp dù đuôi cho MiG.17. Khi MiG.17 có dù đuôi, chỉ cần một bãi cát ven biển có chiều dài khoảng 500m là có thể hạ cánh được. Sáng kiến này đã tạo điều kiện cho hai phi công Nguyễn Văn Bẩy và Lê Xuân Dị đánh bom vào tàu khu trục Mỹ ở ngoài khơi Quảng Bình.
    Tư lệnh Binh chủng Đào Đình Luyện lại giao nhiệm vụ cho ông cải tiến máy bay IL.28 trinh sát chụp ảnh sang thành máy bay ném bom. Ông đã cùng anh em kỹ thuật nghiên cứu đưa các thiết bị chụp ảnh xuống để lắp bom lên máy bay. Việc cải tiến thành công đã tạo điều kiện cho máy bay ta sang Nam Lào ném bom cháy kho xăng vài triệu tấn của Mỹ, làm địch không có nhiên liệu đi đánh phá miền Bắc Việt Nam.
    Thời kỳ này, Mỹ đánh phá sân bay ta rất ác liệt, những chiếc MiG là mục tiêu của không quân chúng. Việc di chuyển máy bay đi sơ tán rất nan giải, vì xung quanh sân bay không có đường kéo đi xa được. Ông Châu đã nghĩ ra phương án làm giàn để cẩu máy bay MiG bằng trực thăng Mi.6. Với phương pháp dùng các ống thép đút vào các chốt bánh, sau đó dùng dây cáp nối lên để trực thăng cẩu máy bay. Những tính toán chính xác, không để máy bay quay ngang, phương án của ông đã được không quân ta sử dụng để sơ tán máy bay khỏi sân bay và khi cần lại đưa về chiến đấu. Có những lúc kẻ địch tưởng ta đã bị tiêu diệt hết máy bay, nào ngờ khi chúng nghênh ngang vào đánh phá thì những con én bạc lại bất thần xuất hiện, giáng cho chúng những đòn đích đáng. Việc cất giấu máy bay bằng đường không này đã góp phần tránh được tiêu hao sinh lực cho không quân trong những năm chiến tranh.
    Có lần Tư lệnh Quân chủng Phòng không-Không quân Lê Văn Tri gọi ông lên giao nhiệm vụ:
    - Hiện nay C.130 của địch đánh rất rát trên tuyến đường vận tải của ta, cậu thử nghiên cứu xem cải tiến máy bay nào đuổi được C.130 không?
    Ông Châu về suy nghĩ. Các máy bay MiG của ta bay không được xa, yêu cầu về đường băng khó khăn, chỉ có cải tiến máy bay L.39, là loại máy bay huấn luyện, bay được khá lâu trên không thì rất phù hợp với nhiệm vụ này. Thế là ông lại cùng anh em kỹ thuật lấy giá rốc két của máy bay MiG.19 lắp sang máy bay L.39, mỗi bên cánh lắp được 2 quả. 4 chiếc máy bay L.39 được đưa vào sân bay Đồng Hới, từ đó, máy bay cất cánh và đuổi máy bay C.130 dọc Trường Sơn.
    Từ cuối năm 1966 đến năm 1972, ông đã làm nhiệm vụ kiểm tra mức độ hư hỏng, phân cấp hướng dẫn và trực tiếp sửa chữa máy bay. Ông đã cùng tổ kỹ thuật sửa chữa được 221 lần chiếc máy bay, trong đó có nhiều chiếc hỏng nặng. Ông cũng biên soạn nhiều tài liệu có giá trị như: Quy trình sửa chữa vỏ bọc MiG.17; Đo thăng bằng MiG.15; MiG.17, MiG.19; Nguyên lý bay siêu âm, chế tạo máy bay... Đồng thời ông cũng mở nhiều lớp kỹ thuật để giảng dạy cho anh em. Ngày 31-3-1973, ông Trương Khánh Châu đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân.
    Góp sức xây dựng ngành kỹ thuật toàn quân
    Từ kỹ sư ngành hàng không, ông đã phấn đấu học tập không ngừng và trở thành tiến sĩ khoa học kỹ thuật. Ngày 4-3-1978, khi ông đang là Trưởng phòng nghiên cứu Cục Kỹ thuật Quân chủng Không quân, Quân ủy Trung ương phê duyệt dự án: ?oXây dựng cơ sở thiết kế chế thử máy bay cánh quạt loại nhỏ?. Ông được cử làm Chủ nhiệm dự án, còn phó tiến sĩ Nguyễn Văn Hải và kỹ sư Cao Văn Bình làm Phó chủ nhiệm dự án. Nhóm nghiên cứu gồm 13 người, làm việc liên tục không mệt mỏi, trong điều kiện cơ sở vật chất lúc ấy hết sức nghèo nàn. Sau hơn hai năm thiết kế chế tạo, ngày 25-9-1980, chiếc máy bay Việt Nam chế tạo đầu tiên mang tên TL.1 rời đường băng cất cánh lên bầu trời quê hương. Với 102 phút trên không, 13 lần cất hạ cánh, máy bay TL.1 đã chứng tỏ khả năng của những nhà thiết kế ngành hàng không Việt Nam. Máy bay TL.1 có tốc độ 265km/giờ, độ cao tối đa 4.500m, trọng lượng 1.100kg, có thể chở người. Tổng bí thư Lê Duẩn và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Văn Tiến Dũng đã xuống xem bay thử và khen ngợi. Lúc này, ông Trương Khánh Châu đã được bổ nhiệm Phó Tư lệnh, kiêm Chủ nhiệm Kỹ thuật, kiêm Viện trưởng Viện kỹ thuật Quân chủng Không quân. Sau đó ông còn tham gia chế thử hai chiếc máy bay nữa là HL.1 và HL.2. Trong những năm cuối thập kỷ 1980, tình hình kinh tế nước ta có nhiều khó khăn, nên việc chế thử máy bay phải tạm dừng lại.
    Tháng 9-1990, ông Trương Khánh Châu được điều về làm Phó Chủ nhiệm thứ nhất, sau đó là Chủ nhiệm Tổng cục Kỹ thuật Bộ Quốc phòng. Tháng 11-1996, Trung tướng Trương Khánh Châu đảm nhiệm trọng trách Thứ trưởng Bộ Quốc phòng và năm 2000 kiêm thêm Giám đốc Trung tâm khoa học kỹ thuật-công nghệ quân sự Bộ Quốc phòng. Ông là một trong những người đề xướng phong trào ?oQuản lý, khai thác vũ khí trang bị kỹ thuật tốt, bền, an toàn, tiết kiệm và an toàn giao thông? trong toàn quân. Ông đã tham gia nhiều ủy ban chỉ đạo của quân đội và Nhà nước về khoa học kỹ thuật như công nghệ thông tin, vệ tinh địa tĩnh... Hiện nay, Trung tướng không còn đảm nhiệm chức vụ Thứ trưởng nữa, nhưng ông vẫn dồn tâm trí tham gia một số dự án Bộ Quốc phòng. Ông được phong Viện sĩ chính thức Viện hàn lâm các khoa học tự nhiên Nga năm 2000 và Viện sĩ Viện hàn lâm khoa học Hàng không Nga năm 2002.
    Niềm đam mê kỹ thuật và sự phấn đấu không ngừng cho khoa học đã là động lực cho Trung tướng Trương Khánh Châu trở thành một trong những cánh chim đầu đàn kỹ thuật của toàn quân.

  2. kqndvn

    kqndvn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    1.117
    Đã được thích:
    0
    Số 5: SÁNG MÃI PHẨM CHẤT BỘ ĐỘI *****

    Cánh chim đầu đàn ngành kỹ thuật toàn quân
    ĐOÀN HOÀI TRUNG
    Trung tướng Trương Khánh Châu (bên trái) đang trao đổi kinh nghiệm kỹ thuật hàng không với Đại tá Phương Minh Hòa, Phó tư lệnh Quân chủng Phòng không-Không quân.

    Trung tướng Trương Khánh Châu, nguyên là Phó tư lệnh Quân chủng Không quân, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm Giám đốc Trung tâm Khoa học kỹ thuật-Công nghệ quân sự Bộ Quốc phòng là một người gắn bó với ngành kỹ thuật hơn năm mươi năm. Ông đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học và sáng kiến cải tiến kỹ thuật, trong đó có những sáng kiến có giá trị trong phục vụ chiến đấu thắng lợi. Nhân dịp kỷ niệm 60 năm quân đội, tôi có dịp gặp Trung tướng, nghe ông kể lại những bước đường trong quân ngũ của ông.
    Lòng ham mê định hướng cuộc đời
    Khi nói chuyện với tôi, Trung tướng Trương Khánh Châu khẳng định: Lòng ham mê kỹ thuật đã định hướng đúng cho cuộc đời tôi.
    Trung tướng Trương Khánh Châu tên thật là Trương Minh Trinh, sinh năm 1935, tại làng Khánh Hòa, xã Châu Phú, huyện Châu Đốc, tỉnh An Giang. Cha của ông là Trương Minh Vẽn, làm thợ điện ở nhà máy đèn. Ảnh hưởng của người cha, ông đã có lòng ham mê học kỹ thuật từ nhỏ. Ông tham gia cách mạng từ tháng 11-1949 với nhiệm vụ làm Thư ký văn phòng Tỉnh đoàn thanh niên cứu quốc Long Châu Hà. Tháng 5-1950, ông tham gia chiến đấu ở bộ đội địa phương, sau đó chuyển về công tác ở tỉnh đội Hà Tiên. Cuối năm 1951, Trường Lục quân 2 Trần Quốc Tuấn tổ chức chiêu sinh. Ông Tám Lăng là Chính trị viên Tỉnh đội, thấy ông là người ham học nên gọi lên:
    - Anh thấy em sáng dạ, lại chăm chỉ cần cù. Đợt chiêu sinh này các anh định cử em đi học, em chịu không?
    Như người khác thì chắc vui mừng lắm, nhưng ông Châu lại suy nghĩ khác:
    - Thôi, em không đi học chỉ huy đâu, em ở lại chiến đấu với các anh.
    Ông Tám Lăng khuyên bảo:
    - Cuộc chiến đấu còn lâu dài, em nên đi học. Tổ quốc rất cần những người chỉ huy qua trường lớp như em.
    Nhưng ông Châu vẫn lắc đầu quầy quậy. Thế là ông Tám bực mình: ?oTùy em!?, rồi ông cử người khác đi. Vài tháng sau, có cuộc chiêu sinh cho Trường kỹ thuật Nam Bộ, ông Châu lên năn nỉ ông Tám Lăng cho đi học. Ông Tám trợn mắt:
    - Cho em đi học chỉ huy thì không đi, mà lại đòi đi học làm thợ? Thôi để lúc nào trường Trần Quốc Tuấn chiêu sinh lại, anh cho em đi học. Được không?
    Ông Châu kiên quyết xin đi học trường kỹ thuật. Ông gặp cả Tỉnh đội trưởng Ba Kiềm để trình bày. Thế là ông được đi học Trường kỹ thuật Nam Bộ. Ra trường, ông trở thành thợ nguội binh công xưởng 141 miền Tây Nam Bộ. Lúc mới về xưởng, ông được giao một đống súng hỏng trong kho, cái thì gẫy báng, cái thì hỏng cò... Ông đã hì hục kiếm gỗ về cưa bào làm báng súng, đánh quét vé-ni như mới vậy. Có khẩu súng trường mất ổ nạp đạn, ông nhìn theo mẫu khẩu tốt, tự rèn, tiện lại ổ nạp mới, thế là ta lại có khẩu súng tốt. Có lần, tiểu đoàn 307 do ông Nguyễn Văn Tiên chỉ huy (sau này là Phó tư lệnh Quân chủng Phòng không-Không quân), chuẩn bị đi đánh đồn giặc, nhưng không may khẩu súng đại liên 13,2mm bị hỏng, không bắn được liên thanh. Ông suy nghĩ, muốn bắn liên thanh được, viên này ra viên kia phải lên được nòng, như vậy phải có nguồn hơi. Từ suy nghĩ ấy, ông phát hiện chốt đóng mở hơi là một thanh sắt hình bị mòn, ông phải rèn lại chốt khác. Từ 3 giờ chiều ông hì hục làm đến 5 giờ sáng thì thành công việc khôi phục bắn liên thanh cho khẩu đại liên.
    Tháng 3-1955, tập kết ra Bắc, ông được làm thợ đặc thiết sân bay Gia Lâm. Hồi còn trong rừng, ông Châu hay lấy kèn ra thổi, cũng được dăm ba bài. Ai dè có anh bạn thân chơi nhạc cho Đoàn văn công Tổng cục Chính trị giới thiệu ông. Thế là các anh trong đoàn văn công sang Gia Lâm gặp ông, đề nghị về đoàn văn công. Ông phải từ chối mãi, vì lúc này ông đang mong muốn được đi học ngành kỹ thuật hàng không. Trong tâm trí ông lúc đó chỉ ước mơ trở thành người thợ bậc cao để phục vụ cho Tổ quốc. Chính lòng đam mê kỹ thuật đã không làm ông trở thành người chỉ huy hay nhạc công mà trở thành một nhà khoa học cống hiến nhiều công trình cho đất nước.
    Những sáng kiến phục vụ chiến đấu và huấn luyện
    Ngay từ khi còn làm thợ đặc thiết sân bay Gia Lâm, ông đã có sáng kiến cải tiến hệ thống phanh cho máy bay AN.2. Từ việc chỉ một phi công sử dụng phanh, ông cải tiến để hai phi công có thể cùng phanh được. Sáng kiến này phục vụ cho công tác huấn luyện phi công. Cục trưởng Không quân lúc ấy là ông Đặng Tính, đã hỏi ông:
    - Cậu dựa vào đâu mà tính toán để cải tiến được?
    Ông chỉ biết cười trừ:
    - Báo cáo thủ trưởng, tôi chẳng biết tính toán gì, mà chủ yếu làm theo kinh nghiệm và sự nhạy cảm thôi.
    Thấy vậy, ông Đặng Tính tạo điều kiện cho ông Châu đi học Đại học hàng không Ki-ép ở Liên Xô. Sau đó ông được sang Trung Quốc thực tập kỹ thuật hàng không.
    Trở về nước trong tình hình cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân của đế quốc Mỹ ra miền Bắc hết sức ác liệt, ông được Tư lệnh Binh chủng Không quân Đào Đình Luyện giao nhiệm vụ nghiên cứu làm sao để Mi-17 hạ cánh trên bãi cát khoảng 500m chiều dài. Ý đồ của cấp trên là muốn sử dụng máy bay MiG.17 đi đánh tàu khu trục Mỹ ở Quảng Bình, yêu cầu đường băng hạ cánh của MiG.17 khoảng 1.500m, mà xung quanh khu vực đó ta không có sân bay nào đáp ứng được yêu cầu này. Thế là ông Trương Khánh Châu đã nghiên cứu lắp dù đuôi cho MiG.17. Khi MiG.17 có dù đuôi, chỉ cần một bãi cát ven biển có chiều dài khoảng 500m là có thể hạ cánh được. Sáng kiến này đã tạo điều kiện cho hai phi công Nguyễn Văn Bẩy và Lê Xuân Dị đánh bom vào tàu khu trục Mỹ ở ngoài khơi Quảng Bình.
    Tư lệnh Binh chủng Đào Đình Luyện lại giao nhiệm vụ cho ông cải tiến máy bay IL.28 trinh sát chụp ảnh sang thành máy bay ném bom. Ông đã cùng anh em kỹ thuật nghiên cứu đưa các thiết bị chụp ảnh xuống để lắp bom lên máy bay. Việc cải tiến thành công đã tạo điều kiện cho máy bay ta sang Nam Lào ném bom cháy kho xăng vài triệu tấn của Mỹ, làm địch không có nhiên liệu đi đánh phá miền Bắc Việt Nam.
    Thời kỳ này, Mỹ đánh phá sân bay ta rất ác liệt, những chiếc MiG là mục tiêu của không quân chúng. Việc di chuyển máy bay đi sơ tán rất nan giải, vì xung quanh sân bay không có đường kéo đi xa được. Ông Châu đã nghĩ ra phương án làm giàn để cẩu máy bay MiG bằng trực thăng Mi.6. Với phương pháp dùng các ống thép đút vào các chốt bánh, sau đó dùng dây cáp nối lên để trực thăng cẩu máy bay. Những tính toán chính xác, không để máy bay quay ngang, phương án của ông đã được không quân ta sử dụng để sơ tán máy bay khỏi sân bay và khi cần lại đưa về chiến đấu. Có những lúc kẻ địch tưởng ta đã bị tiêu diệt hết máy bay, nào ngờ khi chúng nghênh ngang vào đánh phá thì những con én bạc lại bất thần xuất hiện, giáng cho chúng những đòn đích đáng. Việc cất giấu máy bay bằng đường không này đã góp phần tránh được tiêu hao sinh lực cho không quân trong những năm chiến tranh.
    Có lần Tư lệnh Quân chủng Phòng không-Không quân Lê Văn Tri gọi ông lên giao nhiệm vụ:
    - Hiện nay C.130 của địch đánh rất rát trên tuyến đường vận tải của ta, cậu thử nghiên cứu xem cải tiến máy bay nào đuổi được C.130 không?
    Ông Châu về suy nghĩ. Các máy bay MiG của ta bay không được xa, yêu cầu về đường băng khó khăn, chỉ có cải tiến máy bay L.39, là loại máy bay huấn luyện, bay được khá lâu trên không thì rất phù hợp với nhiệm vụ này. Thế là ông lại cùng anh em kỹ thuật lấy giá rốc két của máy bay MiG.19 lắp sang máy bay L.39, mỗi bên cánh lắp được 2 quả. 4 chiếc máy bay L.39 được đưa vào sân bay Đồng Hới, từ đó, máy bay cất cánh và đuổi máy bay C.130 dọc Trường Sơn.
    Từ cuối năm 1966 đến năm 1972, ông đã làm nhiệm vụ kiểm tra mức độ hư hỏng, phân cấp hướng dẫn và trực tiếp sửa chữa máy bay. Ông đã cùng tổ kỹ thuật sửa chữa được 221 lần chiếc máy bay, trong đó có nhiều chiếc hỏng nặng. Ông cũng biên soạn nhiều tài liệu có giá trị như: Quy trình sửa chữa vỏ bọc MiG.17; Đo thăng bằng MiG.15; MiG.17, MiG.19; Nguyên lý bay siêu âm, chế tạo máy bay... Đồng thời ông cũng mở nhiều lớp kỹ thuật để giảng dạy cho anh em. Ngày 31-3-1973, ông Trương Khánh Châu đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân.
    Góp sức xây dựng ngành kỹ thuật toàn quân
    Từ kỹ sư ngành hàng không, ông đã phấn đấu học tập không ngừng và trở thành tiến sĩ khoa học kỹ thuật. Ngày 4-3-1978, khi ông đang là Trưởng phòng nghiên cứu Cục Kỹ thuật Quân chủng Không quân, Quân ủy Trung ương phê duyệt dự án: ?oXây dựng cơ sở thiết kế chế thử máy bay cánh quạt loại nhỏ?. Ông được cử làm Chủ nhiệm dự án, còn phó tiến sĩ Nguyễn Văn Hải và kỹ sư Cao Văn Bình làm Phó chủ nhiệm dự án. Nhóm nghiên cứu gồm 13 người, làm việc liên tục không mệt mỏi, trong điều kiện cơ sở vật chất lúc ấy hết sức nghèo nàn. Sau hơn hai năm thiết kế chế tạo, ngày 25-9-1980, chiếc máy bay Việt Nam chế tạo đầu tiên mang tên TL.1 rời đường băng cất cánh lên bầu trời quê hương. Với 102 phút trên không, 13 lần cất hạ cánh, máy bay TL.1 đã chứng tỏ khả năng của những nhà thiết kế ngành hàng không Việt Nam. Máy bay TL.1 có tốc độ 265km/giờ, độ cao tối đa 4.500m, trọng lượng 1.100kg, có thể chở người. Tổng bí thư Lê Duẩn và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Văn Tiến Dũng đã xuống xem bay thử và khen ngợi. Lúc này, ông Trương Khánh Châu đã được bổ nhiệm Phó Tư lệnh, kiêm Chủ nhiệm Kỹ thuật, kiêm Viện trưởng Viện kỹ thuật Quân chủng Không quân. Sau đó ông còn tham gia chế thử hai chiếc máy bay nữa là HL.1 và HL.2. Trong những năm cuối thập kỷ 1980, tình hình kinh tế nước ta có nhiều khó khăn, nên việc chế thử máy bay phải tạm dừng lại.
    Tháng 9-1990, ông Trương Khánh Châu được điều về làm Phó Chủ nhiệm thứ nhất, sau đó là Chủ nhiệm Tổng cục Kỹ thuật Bộ Quốc phòng. Tháng 11-1996, Trung tướng Trương Khánh Châu đảm nhiệm trọng trách Thứ trưởng Bộ Quốc phòng và năm 2000 kiêm thêm Giám đốc Trung tâm khoa học kỹ thuật-công nghệ quân sự Bộ Quốc phòng. Ông là một trong những người đề xướng phong trào ?oQuản lý, khai thác vũ khí trang bị kỹ thuật tốt, bền, an toàn, tiết kiệm và an toàn giao thông? trong toàn quân. Ông đã tham gia nhiều ủy ban chỉ đạo của quân đội và Nhà nước về khoa học kỹ thuật như công nghệ thông tin, vệ tinh địa tĩnh... Hiện nay, Trung tướng không còn đảm nhiệm chức vụ Thứ trưởng nữa, nhưng ông vẫn dồn tâm trí tham gia một số dự án Bộ Quốc phòng. Ông được phong Viện sĩ chính thức Viện hàn lâm các khoa học tự nhiên Nga năm 2000 và Viện sĩ Viện hàn lâm khoa học Hàng không Nga năm 2002.
    Niềm đam mê kỹ thuật và sự phấn đấu không ngừng cho khoa học đã là động lực cho Trung tướng Trương Khánh Châu trở thành một trong những cánh chim đầu đàn kỹ thuật của toàn quân.

  3. kqndvn

    kqndvn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    1.117
    Đã được thích:
    0
    Số 4: ĐỈNH CAO CHIẾN THẮNG HUY HOÀNG

    ?oThất bại do lỗi của Bộ chỉ huy không quân chiến lược Mỹ??
    Đây là ý kiến chính trong bài tham luận đọc tại hội thảo về Trận chiến ?oĐiện Biên Phủ trên không?-chiến tranh Việt Nam do đại học Tếch-dát (Mỹ) tổ chức. Mác-san Mai-cơn, tác giả của bài tham luận, một phi công F.4 với hơn 300 phi vụ chiến đấu tại Việt Nam từ năm 1970 đến năm 1973, 26 năm làm việc cho không lực Mỹ, chức vụ cuối cùng là phụ trách kế hoạch bay trong chiến tranh vùng Vịnh I. Mai-cơn mở đầu bài tham luận của mình bằng ngay câu: ?oThất bại trong chiến dịch Lai-nơ-bếch-cơ II là do lỗi của Bộ chỉ huy không quân chiến lược (SAC)?.
    Mai-cơn viết: Việc lên kế hoạch và thực hiện các phi vụ xuất kích trong chiến dịch Lai-nơ-bếch-cơ II từ 18 đến 29-12-1972, thoạt tiên do không đoàn 8AF-đơn vị chỉ huy mọi pháo đài bay B.52 đóng tại Đông Nam Á, có đại bản doanh tại Gu-am. Nhưng khi Tổng thống Ních-xơn ra lệnh mở màn kế hoạch thì SAC có trụ sở tại Ô-ma-ha, lại giành lấy. SAC nhanh chóng lên kế hoạch hành động, theo đó B.52 sẽ thâm nhập vào Việt Nam theo hướng tây bắc, rồi quay xuống phía nam tiến lên Hà Nội. Sau khi trút bom sẽ rẽ ngay hướng tây để thoát ra. Rắc rối đã nảy sinh ngay từ đợt tấn công thứ nhất trên bầu trời Hà Nội đêm 18-12, bình thường các thiết bị điện tử gây nhiễu của B.52 được xuống mặt đất, nhằm gây nhiễu hệ thống ra-đa dẫn đường của tên lửa SAM.2. Mỗi khi thả bom xong, B.52 lập tức nghiêng cánh quẹo một góc 45 độ trong khoảng thời gian là 50 giây. Lúc này các thiết bị gây nhiễu của B.52 lại hướng lên trời, trong lúc B.52 ở ngay tâm điểm của lưới lửa phòng không Bắc Việt. Thêm vào đó việc SAC chỉ đạo cho tất cả các máy bay B.52 bay cùng một độ cao, thả bom cùng mục tiêu trước một lực lượng phòng không, không quân tài ba của Bắc Việt thì thất bại là điều không tránh khỏi, thế cho nên cũng không lấy gì làm lạ và không nên kêu trời khi chúng ta bị rụng mất 3 chiếc B.52 khác bị bắn hỏng trong đêm 18-12.
    Đêm 19-12, may cho chúng ta là không một chiếc B.52 nào bị bắn rơi. Điều này làm cho SAC cảm thấy yên tâm phần nào với kế hoạch của họ đã vạch ra. Trong khi các phi hành đoàn không ngừng kêu ca việc lên kế hoạch bay sớm như vậy. Lý do: mỗi đêm có 3 đợt tấn công, mỗi đợt cách nhau 4 giờ, cụ thể là vào lúc 20 giờ, 0 giờ và 4 giờ sáng hàng ngày. Hơn nữa do khoảng cách quá xa về địa lý giữa tổng hành dinh SAC và các đơn vị chiến đấu đóng tại Gu-am và U-ta-pao (Thái Lan). Thông thường, SAC lên kế hoạch bay sớm trước 48 tiếng đồng hồ trước khi B.52 xuất kích. Việc lên kế hoạch quá sớm như vậy đồng nghĩa với việc mất gần hai ngày trước khi có thể linh hoạt thay đổi kế hoạch chiến đấu. Và điều này chỉ có lợi cho Bắc Việt, trong khi họ có thể điều chỉnh lại kế hoạch chiến đấu cho phù hợp hơn từng ngày, từng giờ. Điều này giải thích tại sao Bắc Việt đã cho tăng cường SAM.2, bố trí lại các vị trí dàn phóng tên lửa một cách hợp lý nhất để có thể bắn trúng B.52 vào lúc các ?opháo đài bay? quẹo cua. Sự điều chỉnh hợp lý này của Bắc Việt nhanh chóng mang lại hiệu quả. Đêm 20-12, khi đợt B.52 đầu tiên vừa cắt bom xong và bắt đầu quẹo cua thì đã bị tên lửa SAM.2 ?orình? sẵn, phóng lên và ?oxơi tái? mất 3 chiếc B.52, ngoài ra một chiếc B.52 bị hỏng. Tổn thất quá nặng nề ngoài dự kiến này buộc SAC phải tạm ngưng đợt tấn công thứ hai. Đến lúc này thì đã có những sức ép đòi hủy bỏ đợt tấn công thứ ba để tìm ra nguyên nhân của những tổn thất trên. Ngay cả các đơn vị hải quân cũng phải lên tiếng phản đối kế hoạch tấn công cứng nhắc của SAC. Thế nhưng SAC vẫn bỏ ngoài tai những lời góp ý và ra lệnh tấn công đợt ba, cái giá phải trả cho việc bỏ ngoài tai những lời góp ý khi thêm 3 chiếc B.52 phơi xác. Quá kinh hãi trước những tổn thất này, SAC vội vàng hủy bỏ kế hoạch tấn công đợt một, đợt hai đêm 21-12. Không rõ SAC đã có những thay đổi như thế nào, chỉ biết có thêm 2 pháo đài bay bị bắn rơi trong đợt ba lúc 4 giờ sáng. Do bị mất quá nhiều B.52 trên bầu trời Hà Nội nên SAC bèn ra lệnh tạm ngưng không kích vào Hà Nội, thay vào đó là các mục tiêu phụ cận nội thành và các địa phương chung quanh Hà Nội. Việc này đã làm cho Hà Nội cảm nhận thấy chiến thắng đã gần nằm trong tay họ.
    Trong khi đó mọi búa rìu bắt đầu đổ xuống SAC, từ tướng Hây-gơ đến đô đốc Mo-rơ, chủ tịch Ủy ban tham mưu liên quân... dồn dập gọi điện cho tướng Mây-ơ, phụ trách việc lên kế hoạch tấn công của SAC, giải thích cho việc tại sao B.52 lại bị mất nhiều như vậy? Cũng phải mất mấy ngày sau SAC mới nhận thấy kế hoạch của họ đề ra là sai lầm và trả lại quyền lên kế hoạch cho không đoàn 8AF. Ngay lập tức không đoàn 8AF lên kế hoạch cho B.52 ồ ạt đánh vào Hà Nội trong khoảng thời gian 15 phút từ nhiều hướng tấn công khác nhau. Thế nhưng tác giả Mai-cơn, trong bài tham luận của mình lại không sao giải thích được vì sao những ngày sau, mặc dù đã được đặt dưới sự chỉ huy của không đoàn 8AF, những ?osiêu pháo đài? bay vẫn đều đặn bị bắn rơi trên bầu trời Bắc Việt.
    Mai-cơn viết tiếp: ?oTôi đã từng kinh qua nhiều chiến trường nhưng phải công nhận là hệ thống pháo phòng không và tên lửa SAM.2 của Bắc Việt là mạnh nhất, chưa từng có trên thế giới: 34 chiếc B.52 của chúng ta bị bắn rơi trong chiến dịch Lai-nơ-bếch-cơ II đã nói lên sức mạnh của hệ thống phòng không-không quân của Bắc Việt. Giờ đây khi chiến tranh đã lùi vào quá khứ, nhìn nhận lại những gì đã xảy ra, tôi thấy Bắc Việt xứng đáng khi chiến thắng trong trận ?oĐiện Biên Phủ trên không?.
    Nguyễn Hùng (Trích dịch)

  4. kqndvn

    kqndvn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    1.117
    Đã được thích:
    0
    Số 4: ĐỈNH CAO CHIẾN THẮNG HUY HOÀNG

    ?oThất bại do lỗi của Bộ chỉ huy không quân chiến lược Mỹ??
    Đây là ý kiến chính trong bài tham luận đọc tại hội thảo về Trận chiến ?oĐiện Biên Phủ trên không?-chiến tranh Việt Nam do đại học Tếch-dát (Mỹ) tổ chức. Mác-san Mai-cơn, tác giả của bài tham luận, một phi công F.4 với hơn 300 phi vụ chiến đấu tại Việt Nam từ năm 1970 đến năm 1973, 26 năm làm việc cho không lực Mỹ, chức vụ cuối cùng là phụ trách kế hoạch bay trong chiến tranh vùng Vịnh I. Mai-cơn mở đầu bài tham luận của mình bằng ngay câu: ?oThất bại trong chiến dịch Lai-nơ-bếch-cơ II là do lỗi của Bộ chỉ huy không quân chiến lược (SAC)?.
    Mai-cơn viết: Việc lên kế hoạch và thực hiện các phi vụ xuất kích trong chiến dịch Lai-nơ-bếch-cơ II từ 18 đến 29-12-1972, thoạt tiên do không đoàn 8AF-đơn vị chỉ huy mọi pháo đài bay B.52 đóng tại Đông Nam Á, có đại bản doanh tại Gu-am. Nhưng khi Tổng thống Ních-xơn ra lệnh mở màn kế hoạch thì SAC có trụ sở tại Ô-ma-ha, lại giành lấy. SAC nhanh chóng lên kế hoạch hành động, theo đó B.52 sẽ thâm nhập vào Việt Nam theo hướng tây bắc, rồi quay xuống phía nam tiến lên Hà Nội. Sau khi trút bom sẽ rẽ ngay hướng tây để thoát ra. Rắc rối đã nảy sinh ngay từ đợt tấn công thứ nhất trên bầu trời Hà Nội đêm 18-12, bình thường các thiết bị điện tử gây nhiễu của B.52 được xuống mặt đất, nhằm gây nhiễu hệ thống ra-đa dẫn đường của tên lửa SAM.2. Mỗi khi thả bom xong, B.52 lập tức nghiêng cánh quẹo một góc 45 độ trong khoảng thời gian là 50 giây. Lúc này các thiết bị gây nhiễu của B.52 lại hướng lên trời, trong lúc B.52 ở ngay tâm điểm của lưới lửa phòng không Bắc Việt. Thêm vào đó việc SAC chỉ đạo cho tất cả các máy bay B.52 bay cùng một độ cao, thả bom cùng mục tiêu trước một lực lượng phòng không, không quân tài ba của Bắc Việt thì thất bại là điều không tránh khỏi, thế cho nên cũng không lấy gì làm lạ và không nên kêu trời khi chúng ta bị rụng mất 3 chiếc B.52 khác bị bắn hỏng trong đêm 18-12.
    Đêm 19-12, may cho chúng ta là không một chiếc B.52 nào bị bắn rơi. Điều này làm cho SAC cảm thấy yên tâm phần nào với kế hoạch của họ đã vạch ra. Trong khi các phi hành đoàn không ngừng kêu ca việc lên kế hoạch bay sớm như vậy. Lý do: mỗi đêm có 3 đợt tấn công, mỗi đợt cách nhau 4 giờ, cụ thể là vào lúc 20 giờ, 0 giờ và 4 giờ sáng hàng ngày. Hơn nữa do khoảng cách quá xa về địa lý giữa tổng hành dinh SAC và các đơn vị chiến đấu đóng tại Gu-am và U-ta-pao (Thái Lan). Thông thường, SAC lên kế hoạch bay sớm trước 48 tiếng đồng hồ trước khi B.52 xuất kích. Việc lên kế hoạch quá sớm như vậy đồng nghĩa với việc mất gần hai ngày trước khi có thể linh hoạt thay đổi kế hoạch chiến đấu. Và điều này chỉ có lợi cho Bắc Việt, trong khi họ có thể điều chỉnh lại kế hoạch chiến đấu cho phù hợp hơn từng ngày, từng giờ. Điều này giải thích tại sao Bắc Việt đã cho tăng cường SAM.2, bố trí lại các vị trí dàn phóng tên lửa một cách hợp lý nhất để có thể bắn trúng B.52 vào lúc các ?opháo đài bay? quẹo cua. Sự điều chỉnh hợp lý này của Bắc Việt nhanh chóng mang lại hiệu quả. Đêm 20-12, khi đợt B.52 đầu tiên vừa cắt bom xong và bắt đầu quẹo cua thì đã bị tên lửa SAM.2 ?orình? sẵn, phóng lên và ?oxơi tái? mất 3 chiếc B.52, ngoài ra một chiếc B.52 bị hỏng. Tổn thất quá nặng nề ngoài dự kiến này buộc SAC phải tạm ngưng đợt tấn công thứ hai. Đến lúc này thì đã có những sức ép đòi hủy bỏ đợt tấn công thứ ba để tìm ra nguyên nhân của những tổn thất trên. Ngay cả các đơn vị hải quân cũng phải lên tiếng phản đối kế hoạch tấn công cứng nhắc của SAC. Thế nhưng SAC vẫn bỏ ngoài tai những lời góp ý và ra lệnh tấn công đợt ba, cái giá phải trả cho việc bỏ ngoài tai những lời góp ý khi thêm 3 chiếc B.52 phơi xác. Quá kinh hãi trước những tổn thất này, SAC vội vàng hủy bỏ kế hoạch tấn công đợt một, đợt hai đêm 21-12. Không rõ SAC đã có những thay đổi như thế nào, chỉ biết có thêm 2 pháo đài bay bị bắn rơi trong đợt ba lúc 4 giờ sáng. Do bị mất quá nhiều B.52 trên bầu trời Hà Nội nên SAC bèn ra lệnh tạm ngưng không kích vào Hà Nội, thay vào đó là các mục tiêu phụ cận nội thành và các địa phương chung quanh Hà Nội. Việc này đã làm cho Hà Nội cảm nhận thấy chiến thắng đã gần nằm trong tay họ.
    Trong khi đó mọi búa rìu bắt đầu đổ xuống SAC, từ tướng Hây-gơ đến đô đốc Mo-rơ, chủ tịch Ủy ban tham mưu liên quân... dồn dập gọi điện cho tướng Mây-ơ, phụ trách việc lên kế hoạch tấn công của SAC, giải thích cho việc tại sao B.52 lại bị mất nhiều như vậy? Cũng phải mất mấy ngày sau SAC mới nhận thấy kế hoạch của họ đề ra là sai lầm và trả lại quyền lên kế hoạch cho không đoàn 8AF. Ngay lập tức không đoàn 8AF lên kế hoạch cho B.52 ồ ạt đánh vào Hà Nội trong khoảng thời gian 15 phút từ nhiều hướng tấn công khác nhau. Thế nhưng tác giả Mai-cơn, trong bài tham luận của mình lại không sao giải thích được vì sao những ngày sau, mặc dù đã được đặt dưới sự chỉ huy của không đoàn 8AF, những ?osiêu pháo đài? bay vẫn đều đặn bị bắn rơi trên bầu trời Bắc Việt.
    Mai-cơn viết tiếp: ?oTôi đã từng kinh qua nhiều chiến trường nhưng phải công nhận là hệ thống pháo phòng không và tên lửa SAM.2 của Bắc Việt là mạnh nhất, chưa từng có trên thế giới: 34 chiếc B.52 của chúng ta bị bắn rơi trong chiến dịch Lai-nơ-bếch-cơ II đã nói lên sức mạnh của hệ thống phòng không-không quân của Bắc Việt. Giờ đây khi chiến tranh đã lùi vào quá khứ, nhìn nhận lại những gì đã xảy ra, tôi thấy Bắc Việt xứng đáng khi chiến thắng trong trận ?oĐiện Biên Phủ trên không?.
    Nguyễn Hùng (Trích dịch)

  5. kqndvn

    kqndvn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    1.117
    Đã được thích:
    0
    Số 4: ĐỈNH CAO CHIẾN THẮNG HUY HOÀNG

    Chỉ còn một ngày, chỉ còn một lần để lập công
    Từ ngày 12 đến ngày 24-4-1975, Bộ Tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh lần lượt giao nhiệm vụ và tổ chức hiệp đồng cho các cánh quân lớn của chiến dịch. Một vấn đề mà khi làm kế hoạch chiến dịch cũng như sau khi giao nhiệm vụ cho các đơn vị, đồng chí Tư lệnh Văn Tiến Dũng còn băn khoăn là: làm sao kịp triển khai trận địa pháo 130mm tại Nhơn Trạch để bắn khống chế sân bay Tân Sơn Nhất.
    Mấy hôm đó, tôi thấy đồng chí Tư lệnh chiến dịch suy nghĩ về vấn đề khống chế sân bay Tân Sơn Nhất nhiều lắm. Có lúc đồng chí hỏi tôi: ?oCậu nắm kỹ xem tình hình tiếp quản các sân bay của địch từ Thành Sơn (Phan Rang) trở ra thế nào? Các chiến sĩ lái xe và thợ máy của ta ở căn cứ Đà Nẵng đã học bảo quản, chuyển loại sang máy bay A37 lấy được của địch đến đâu rồi??.
    Cuối ngày 24-4-1975, sau khi tổ chức hiệp đồng với đơn vị cuối cùng xong, đồng chí Văn Tiến Dũng bảo tôi điện cho đồng chí Đại tá Hoàng Ngọc Diêu, Phó tư lệnh Quân chủng Phòng không-Không quân, lúc đó đang ở sân bay Thành Sơn, ngày 25 tháng 4 có mặt ở Sở chỉ huy cơ bản chiến dịch để làm việc.
    Chiều 25-4, tại nơi làm việc của đồng chí Tư lệnh tại Sở chỉ huy Tà Thiết, chỉ có ba người: Đồng chí Văn Tiến Dũng, đồng chí Hoàng Ngọc Diêu và tôi (Sở chỉ huy cơ bản đã di chuyển đại bộ phận lên Sở chỉ huy phía trước tại tây bắc Bến Cát). Sau khi nghe đồng chí Diêu báo cáo tình hình tiếp quản các sân bay, tình hình học lái và bảo quản các máy bay A37 của chiến sĩ ta tại Đà Nẵng, đồng chí Văn Tiến Dũng nói: ?oTôi đã suy nghĩ và trao đổi với Bộ Tổng tham mưu, với Chính ủy Phạm Hùng, chúng tôi quyết định dùng máy bay của địch do anh em ta lái để đánh vào sân bay Tân Sơn Nhất. Đây là một biện pháp khống chế sân bay địch tích cực và chủ động nhất. Đây còn là hành động cụ thể thực hiện phương châm: ?oThần tốc, táo bạo, bất ngờ? của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương. Nó có tác dụng thúc đẩy sự rối loạn hơn nữa về tinh thần vốn đã rối loạn của địch, báo cho chúng biết rằng, khi không quân ta đã xuất hiện thì bầu trời miền Nam sẽ thuộc về chúng ta. Mặt khác, quyết định này sẽ tạo thời cơ và điều kiện cho cán bộ, chiến sĩ ta trực tiếp tham gia chiến dịch lịch sử này để có thêm kinh nghiệm cho việc huấn luyện, xây dựng và chiến đấu của lực lượng không quân ta trong tương lai?.
    Sau khi giao nhiệm vụ, đồng chí Văn Tiến Dũng hỏi đồng chí Diêu:
    - Thời gian để chuẩn bị rất gấp, phải đánh vào sân bay Tân Sơn Nhất trong mấy ngày tới, liệu có làm được không?
    Đồng chí Diêu trả lời:
    - Chúng tôi xin kiên quyết chấp hành bằng được. Xin phép đồng chí cho tôi ra Phan Rang ngay tối nay và đề nghị Tư lệnh chỉ thị cho đồng chí Lê Văn Tri cho chuyển ngay người lái, thợ máy từ sân bay Đà Nẵng vào sân bay Thành Sơn.
    Đồng chí Tư lệnh bắt tay đồng chí Diêu và dặn thêm:
    - Phải khẩn trương, thật khẩn trương. Nếu đến ngày 28 tháng 4 không đánh được thì đồng chí không còn thời cơ nữa đâu. Các đồng chí còn một ngày, một lần này thôi.
    Tôi hiểu đồng chí Tư lệnh phải quy định như thế là vì theo kế hoạch chiến dịch, ngày 29-4 là ngày các hướng tấn công của ta đồng loạt đánh vào nội thành Sài Gòn, các đơn vị tiến vào sân bay Tân Sơn Nhất, một trong 5 mục tiêu trọng yếu nhất phải nhanh chóng chiếm bằng được. Nếu máy bay ta đánh sân bay Tân Sơn Nhất sau ngày 28-4 thì có thể đánh vào quân ta, còn nếu đánh sớm trước ngày 28-4 thì chắc chắn là ta không chuẩn bị kịp.
    Sáng 26-4, tôi theo đồng chí Tư lệnh chiến dịch đến Sở chỉ huy phía trước. Ngồi trên xe, đồng chí hỏi tôi:
    - Mấy hôm nay, trận địa Hiếu Liêm vẫn khống chế sân bay Biên Hòa tốt chứ?
    Tôi trả lời:
    - Báo cáo anh, địch vẫn hoàn toàn không sử dụng được sân bay Biên Hòa.
    Tôi hiểu, trong đầu đồng chí Tư lệnh đang có nhiều việc phải suy nghĩ, nhưng có lẽ nổi lên lúc này là suy nghĩ về việc khống chế sân bay Tân Sơn Nhất.
    Chiều tối 28-4, sau hai ngày đến Sở chỉ huy phía trước, lúc đồng chí Tư lệnh đang nghe báo cáo qua điện thoại của đồng chí Phó tư lệnh Quân đoàn 3 về kết quả trận đánh căn cứ Đồng Dù căn cứ của sư đoàn 5 ngụy thì một đồng chí cán bộ tác chiến, nét mặt rạng rỡ bước vào báo cáo với đồng chí Văn Tiến Dũng: ?oLúc 15 giờ 30 phút hôm nay (28 tháng 4), một biên đội 5 chiếc A37 do các đồng chí ta lái, biên đội trưởng Từ Đễ chỉ huy, đã cất cánh từ sân bay Thành Sơn đi đánh sân bay Tân Sơn Nhất. Tất cả bom đều ném trúng mục tiêu và đã trở về hạ cánh an toàn cả biên đội tại sân bay Thành Sơn?.
    Đồng chí Tư lệnh mỉm cười và nói: ?oMột trận phối hợp thật đẹp. Một trận hiệp đồng quân, binh chủng đầy đủ nhất của quân đội ta từ trước tới nay vào thời điểm hết sức quan trọng, có tác động rất lớn đến chiến dịch?.
    Thiếu tướng Hoàng Dũng

  6. kqndvn

    kqndvn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    1.117
    Đã được thích:
    0
    Số 4: ĐỈNH CAO CHIẾN THẮNG HUY HOÀNG

    Chỉ còn một ngày, chỉ còn một lần để lập công
    Từ ngày 12 đến ngày 24-4-1975, Bộ Tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh lần lượt giao nhiệm vụ và tổ chức hiệp đồng cho các cánh quân lớn của chiến dịch. Một vấn đề mà khi làm kế hoạch chiến dịch cũng như sau khi giao nhiệm vụ cho các đơn vị, đồng chí Tư lệnh Văn Tiến Dũng còn băn khoăn là: làm sao kịp triển khai trận địa pháo 130mm tại Nhơn Trạch để bắn khống chế sân bay Tân Sơn Nhất.
    Mấy hôm đó, tôi thấy đồng chí Tư lệnh chiến dịch suy nghĩ về vấn đề khống chế sân bay Tân Sơn Nhất nhiều lắm. Có lúc đồng chí hỏi tôi: ?oCậu nắm kỹ xem tình hình tiếp quản các sân bay của địch từ Thành Sơn (Phan Rang) trở ra thế nào? Các chiến sĩ lái xe và thợ máy của ta ở căn cứ Đà Nẵng đã học bảo quản, chuyển loại sang máy bay A37 lấy được của địch đến đâu rồi??.
    Cuối ngày 24-4-1975, sau khi tổ chức hiệp đồng với đơn vị cuối cùng xong, đồng chí Văn Tiến Dũng bảo tôi điện cho đồng chí Đại tá Hoàng Ngọc Diêu, Phó tư lệnh Quân chủng Phòng không-Không quân, lúc đó đang ở sân bay Thành Sơn, ngày 25 tháng 4 có mặt ở Sở chỉ huy cơ bản chiến dịch để làm việc.
    Chiều 25-4, tại nơi làm việc của đồng chí Tư lệnh tại Sở chỉ huy Tà Thiết, chỉ có ba người: Đồng chí Văn Tiến Dũng, đồng chí Hoàng Ngọc Diêu và tôi (Sở chỉ huy cơ bản đã di chuyển đại bộ phận lên Sở chỉ huy phía trước tại tây bắc Bến Cát). Sau khi nghe đồng chí Diêu báo cáo tình hình tiếp quản các sân bay, tình hình học lái và bảo quản các máy bay A37 của chiến sĩ ta tại Đà Nẵng, đồng chí Văn Tiến Dũng nói: ?oTôi đã suy nghĩ và trao đổi với Bộ Tổng tham mưu, với Chính ủy Phạm Hùng, chúng tôi quyết định dùng máy bay của địch do anh em ta lái để đánh vào sân bay Tân Sơn Nhất. Đây là một biện pháp khống chế sân bay địch tích cực và chủ động nhất. Đây còn là hành động cụ thể thực hiện phương châm: ?oThần tốc, táo bạo, bất ngờ? của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương. Nó có tác dụng thúc đẩy sự rối loạn hơn nữa về tinh thần vốn đã rối loạn của địch, báo cho chúng biết rằng, khi không quân ta đã xuất hiện thì bầu trời miền Nam sẽ thuộc về chúng ta. Mặt khác, quyết định này sẽ tạo thời cơ và điều kiện cho cán bộ, chiến sĩ ta trực tiếp tham gia chiến dịch lịch sử này để có thêm kinh nghiệm cho việc huấn luyện, xây dựng và chiến đấu của lực lượng không quân ta trong tương lai?.
    Sau khi giao nhiệm vụ, đồng chí Văn Tiến Dũng hỏi đồng chí Diêu:
    - Thời gian để chuẩn bị rất gấp, phải đánh vào sân bay Tân Sơn Nhất trong mấy ngày tới, liệu có làm được không?
    Đồng chí Diêu trả lời:
    - Chúng tôi xin kiên quyết chấp hành bằng được. Xin phép đồng chí cho tôi ra Phan Rang ngay tối nay và đề nghị Tư lệnh chỉ thị cho đồng chí Lê Văn Tri cho chuyển ngay người lái, thợ máy từ sân bay Đà Nẵng vào sân bay Thành Sơn.
    Đồng chí Tư lệnh bắt tay đồng chí Diêu và dặn thêm:
    - Phải khẩn trương, thật khẩn trương. Nếu đến ngày 28 tháng 4 không đánh được thì đồng chí không còn thời cơ nữa đâu. Các đồng chí còn một ngày, một lần này thôi.
    Tôi hiểu đồng chí Tư lệnh phải quy định như thế là vì theo kế hoạch chiến dịch, ngày 29-4 là ngày các hướng tấn công của ta đồng loạt đánh vào nội thành Sài Gòn, các đơn vị tiến vào sân bay Tân Sơn Nhất, một trong 5 mục tiêu trọng yếu nhất phải nhanh chóng chiếm bằng được. Nếu máy bay ta đánh sân bay Tân Sơn Nhất sau ngày 28-4 thì có thể đánh vào quân ta, còn nếu đánh sớm trước ngày 28-4 thì chắc chắn là ta không chuẩn bị kịp.
    Sáng 26-4, tôi theo đồng chí Tư lệnh chiến dịch đến Sở chỉ huy phía trước. Ngồi trên xe, đồng chí hỏi tôi:
    - Mấy hôm nay, trận địa Hiếu Liêm vẫn khống chế sân bay Biên Hòa tốt chứ?
    Tôi trả lời:
    - Báo cáo anh, địch vẫn hoàn toàn không sử dụng được sân bay Biên Hòa.
    Tôi hiểu, trong đầu đồng chí Tư lệnh đang có nhiều việc phải suy nghĩ, nhưng có lẽ nổi lên lúc này là suy nghĩ về việc khống chế sân bay Tân Sơn Nhất.
    Chiều tối 28-4, sau hai ngày đến Sở chỉ huy phía trước, lúc đồng chí Tư lệnh đang nghe báo cáo qua điện thoại của đồng chí Phó tư lệnh Quân đoàn 3 về kết quả trận đánh căn cứ Đồng Dù căn cứ của sư đoàn 5 ngụy thì một đồng chí cán bộ tác chiến, nét mặt rạng rỡ bước vào báo cáo với đồng chí Văn Tiến Dũng: ?oLúc 15 giờ 30 phút hôm nay (28 tháng 4), một biên đội 5 chiếc A37 do các đồng chí ta lái, biên đội trưởng Từ Đễ chỉ huy, đã cất cánh từ sân bay Thành Sơn đi đánh sân bay Tân Sơn Nhất. Tất cả bom đều ném trúng mục tiêu và đã trở về hạ cánh an toàn cả biên đội tại sân bay Thành Sơn?.
    Đồng chí Tư lệnh mỉm cười và nói: ?oMột trận phối hợp thật đẹp. Một trận hiệp đồng quân, binh chủng đầy đủ nhất của quân đội ta từ trước tới nay vào thời điểm hết sức quan trọng, có tác động rất lớn đến chiến dịch?.
    Thiếu tướng Hoàng Dũng

  7. kqndvn

    kqndvn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    1.117
    Đã được thích:
    0
    Số 4: ĐỈNH CAO CHIẾN THẮNG HUY HOÀNG

    Một quyết định lớn
    Thiếu tướng NGUYỄN VĂN NINH

    Ngày 24-11-1972, Thượng tướng Văn Tiến Dũng (ở giữa), Tổng tham mưu trưởng phê chuẩn kế hoạch chiến dịch phòng không đánh trả cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay B52 vào Hà Nội, Hải Phòng do Bộ tư lệnh Quân chủng Phòng không-Không quân báo cáo..

    Mùa hè năm 1972, Cục tác chiến Bộ Tổng tham mưu tổ chức hội nghị chuyên đề về đánh B52 của không lực Hoa Kỳ. Lúc đó tôi là thiếu tá trợ lý của Cục tác chiến. Ra đời từ năm 1952, B52 ngày đó được mệnh danh là ?oSiêu pháo đài bay? là loại phản lực ném bom chiến lược, là trụ cột của không quân trong chiến lược toàn cầu của Mỹ. Chúng đã đưa B52 đến sân bay Andesin đảo Guam, rồi Thái Lan để đối phó với tình hình chiến sự ở miền Nam Việt Nam và bán đảo Đông Dương. Ngày 18 tháng 6 năm 1965, lần đầu tiên B52 ném bom Bến Cát (Bình Dương). Ngày 12 tháng 4 năm 1966 đánh vào đèo Mụ Giạ, đường 12 Quảng Bình, rồi thường xuyên đánh phá Vĩnh Linh cũng như chiến trường miền Nam và lại đang lộ rõ ý định đưa B52 ra đánh phá miền Bắc. Sức phá hoại của B52 là cực kỳ ghê gớm. Phải đánh thắng B52, đó là đòi hỏi bức thiết của quân và dân ta, trong đó có trách nhiệm của các sĩ quan tác chiến Bộ Tổng tham mưu chúng tôi.
    Tại căn nhà hai tầng nép mình dưới hàng cây cổ thụ bóng lá xum xuê, trong một góc thành cổ Hà Nội, bảy giờ sáng trời mùa hè, hàng cây không có gió đứng im phăng phắc, bầu trời trong xanh như báo hiệu một ngày gay gắt nắng, mọi người vào vị trí của mình trong phòng họp. Ai cũng có vẻ như suy nghĩ lung lắm; tập trung mọi tinh lực vào nội dung và ý nghĩa của cuộc họp này. Tôi nhớ như in đó là ngày 6 tháng 7 năm 1972. Cuộc họp chỉ có mười đồng chí.
    Không khí khẩn trương của cuộc họp được thể hiện ngay từ những giây phút đầu. Trong lời khai mạc ngắn gọn của Phó tổng tham mưu trưởng Vương Thừa Vũ có nhấn mạnh đến việc thực hiện nghị quyết của Bộ Chính trị tháng 6 năm 1972 về nâng cao cảnh giác tiếp tục chiến đấu và chiến thắng trong mọi tình huống. Bộ Tổng tham mưu quyết định mở hội nghị chuyên đề đánh B52 ngay trên vùng trời phía Bắc. Rồi giới thiệu đồng chí Phùng Thế Tài, Phó tổng tham mưu trưởng chủ trì cuộc họp.
    Những câu hỏi nêu ra trong hội nghị như xoáy vào đầu óc từng sĩ quan tham mưu chúng tôi như: Mỹ có đưa máy bay B52 ra ném bom Hà Nội và vùng lân cận không? Nếu đưa thì thời điểm nào? Ta có đánh được B52 không? Cách đánh ra sao? Rồi công tác chuẩn bị cho đánh thắng?... Tôi nhìn những khuôn mặt đã từng dạn dày trong chiến trận, các anh phân tích mạch lạc, luận giải một cách khoa học trên cơ sở nền tảng lý luận quân sự Đông-Tây, kết hợp với những kinh nghiệm chiến tranh mà các anh đã tích lũy được. Các anh không thiếu kinh nghiệm trận mạc, không thiếu nghệ thuật tác chiến ?oDĩ bất biến, ứng vạn biến? để đối phó với tình hình khẩn trương của chiến tranh trong những tình huống thay đổi. Nhưng hình như mỗi ý kiến của các anh đưa ra có cái gì đó vẫn chưa hoàn thiện, vẫn chưa bằng lòng với chính mình. Bởi đánh B52 thì lúc này ta chưa nhiều kinh nghiệm. Tư tưởng quân sự đã từng chỉ rõ: ?oBiết địch biết ta, trăm trận trăm thắng? là tiền đề, là cơ sở khoa học của công tác tham mưu chúng ta. Đồng chí Mạc Lâm, cán bộ Cục 2, sau khi thông báo tình hình hoạt động của B52 trên chiến trường Đông Dương, đã nhấn mạnh B52 bay cao hơn 10km, đánh đêm là chính, sử dụng rất nhiều loại nhiễu điện tử phức tạp, mỗi chiếc có thể mang được 25-28 tấn bom... Giặc lái rất lo sợ bay vào vùng trời phía Bắc và ngại đánh ban ngày...
    - Phải đánh trúng B52 - Lời nói chắc chắn như đinh đóng cột của đồng chí Lê Văn Tri-Tư lệnh Quân chủng Phòng không-Không quân như tạo thêm cú hích mới cho hội nghị-phải giải quyết cả mặt kỹ thuật và chiến thuật, cơ động hợp lý, phòng tránh kịp thời, tên lửa cố gắng đánh trước lúc B52 cắt bom, phát hiện đánh cả máy bay chỉ huy.
    Với tư cách một Viện trưởng Viện kỹ thuật quân sự, đồng chí Hoàng Đình Phu nói:
    - Để khắc phục được nhiễu ta có thể sử dụng ra-đa K8-60 khí tài quang học PA-00... chú ý các biện pháp chống nhiễu thông tin chỉ huy-phân tích rõ thêm một số vấn đề khắc phục nhiễu, anh tiếp-phản xạ của B52 lớn gấp 4 lần của máy bay F4, đạn tên lửa của ta có thể nổ sớm cách B52 khoảng 200m, ta cần nghiên cứu hạ thấp độ nhạy của đạn. Máy bay ta nên sử dụng cả loại tên lửa K13, cả loại đạn không điều khiển (C5-M, C5-K; ca nông 30mm).
    Hội nghị càng lúc càng sôi nổi và càng hé mở cách đánh sáng tạo của ta. Đồng chí Đào Đình Luyện-Tư lệnh Quân chủng Không quân sôi nổi xác định: B52 sẽ là đối tượng tác chiến chủ yếu của MIC 21. Anh khẳng định, nếu B52 đánh ngày thì máy bay ta chắc chắn đánh trúng.
    Đồng chí Dương Hán, Phó tham mưu trưởng Quân chủng Phòng không-Không quân, bổ sung thêm ?oPhía nam Quân khu 4, các tiểu đoàn tên lửa đã đánh 60 lần vào B52 có lần đã thấy chúng bị cháy?.
    Nhà khoa học Trần Đại Nghĩa trên cương vị Chủ nhiệm Ủy ban khoa học kỹ thuật Nhà nước nãy giờ ngồi trầm tư suy nghĩ, thâu tóm chắt lọc ý kiến của các tướng lĩnh, một lúc sau ông chậm rãi phát biểu. Ông cho rằng muốn khắc phục các loại nhiễu điện tử, ngoài các biện pháp kỹ thuật thì vấn đề quan trọng nhất là phải có các trắc thủ giỏi. Nếu địch đánh ban đêm ta có thể thả pháo sáng để có thể quan sát được B52. Ý kiến của ông thật sâu sắc và thú thật tôi có hơi bất ngờ. Là một nhà khoa học tự nhiên có tiếng, tôi cứ tưởng ông sẽ đưa ra những biện pháp xử lý kỹ thuật, thì bất ngờ và chí lý ông lại nêu vấn đề con người là quyết định. Vấn đề ông đặt ra để lại cho tôi nhiều suy nghĩ.
    Vốn là một sĩ quan được chiến đấu trong Binh chủng Tên lửa, trước hội nghị tôi phát biểu chính kiến của mình: ?oTheo tin kỹ thuật, ngày 4 tháng 4 năm 1972, tiểu đoàn tên lửa của ta ở Vĩnh Linh đã bắn rơi một B52 ở ngoài khơi Cửa Việt và một chiếc khác bị thương phải hạ cánh khẩn cấp xuống sân bay Đà Nẵng. Như vậy, bộ đội tên lửa cũng bắn rơi được B52?.
    Dưới bầu trời quần thảo của máy bay địch, từ xa tiếng bom vẫn cứ rền rĩ vọng về, tiếng súng phòng không của ta lúc lúc lại rộ lên quyết liệt từ các góc phố. Trong căn phòng, hội nghị vẫn tiếp diễn. Qua nhiều ý kiến trao đổi tâm huyết đầy trách nhiệm, đồng chí Phùng Thế Tài kết luận: Tập trung làm rõ những câu hỏi mà hội nghị đã nêu lên. Với bản chất hiếu chiến, phô trương sức mạnh Mỹ sẽ dùng B52 đánh phá ra miền Bắc tập trung vào các mục tiêu kinh tế, giao thông, quân sự, khu tập trung dân cư bằng nhiều thủ đoạn phức tạp... Về ta, đồng chí chỉ thị tiếp tục nghiên cứu cách đánh B52. Bộ đội tên lửa, không quân đều đánh B52 kết hợp các vũ khí, phương tiện chiến thuật có hiệu quả nhất. Đánh trúng, bắn rơi được B52 là nhiệm vụ cấp bách, là yêu cầu cao về quân sự, chính trị, ngoại giao. Rồi đồng chí nhấn mạnh đến nhiệm vụ cụ thể của Quân chủng Phòng không-Không quân về các chi tiết chuẩn bị cả con người và vũ khí cho chiến thắng B52.
    Diễn biến của chiến dịch ?oĐiện Biên Phủ trên không? sau này gần giống như những gì mà hội nghị đã dự báo. Chúng ta đánh B52 hoàn toàn trong thế chủ động.

  8. kqndvn

    kqndvn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    1.117
    Đã được thích:
    0
    Số 4: ĐỈNH CAO CHIẾN THẮNG HUY HOÀNG

    Một quyết định lớn
    Thiếu tướng NGUYỄN VĂN NINH

    Ngày 24-11-1972, Thượng tướng Văn Tiến Dũng (ở giữa), Tổng tham mưu trưởng phê chuẩn kế hoạch chiến dịch phòng không đánh trả cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay B52 vào Hà Nội, Hải Phòng do Bộ tư lệnh Quân chủng Phòng không-Không quân báo cáo..

    Mùa hè năm 1972, Cục tác chiến Bộ Tổng tham mưu tổ chức hội nghị chuyên đề về đánh B52 của không lực Hoa Kỳ. Lúc đó tôi là thiếu tá trợ lý của Cục tác chiến. Ra đời từ năm 1952, B52 ngày đó được mệnh danh là ?oSiêu pháo đài bay? là loại phản lực ném bom chiến lược, là trụ cột của không quân trong chiến lược toàn cầu của Mỹ. Chúng đã đưa B52 đến sân bay Andesin đảo Guam, rồi Thái Lan để đối phó với tình hình chiến sự ở miền Nam Việt Nam và bán đảo Đông Dương. Ngày 18 tháng 6 năm 1965, lần đầu tiên B52 ném bom Bến Cát (Bình Dương). Ngày 12 tháng 4 năm 1966 đánh vào đèo Mụ Giạ, đường 12 Quảng Bình, rồi thường xuyên đánh phá Vĩnh Linh cũng như chiến trường miền Nam và lại đang lộ rõ ý định đưa B52 ra đánh phá miền Bắc. Sức phá hoại của B52 là cực kỳ ghê gớm. Phải đánh thắng B52, đó là đòi hỏi bức thiết của quân và dân ta, trong đó có trách nhiệm của các sĩ quan tác chiến Bộ Tổng tham mưu chúng tôi.
    Tại căn nhà hai tầng nép mình dưới hàng cây cổ thụ bóng lá xum xuê, trong một góc thành cổ Hà Nội, bảy giờ sáng trời mùa hè, hàng cây không có gió đứng im phăng phắc, bầu trời trong xanh như báo hiệu một ngày gay gắt nắng, mọi người vào vị trí của mình trong phòng họp. Ai cũng có vẻ như suy nghĩ lung lắm; tập trung mọi tinh lực vào nội dung và ý nghĩa của cuộc họp này. Tôi nhớ như in đó là ngày 6 tháng 7 năm 1972. Cuộc họp chỉ có mười đồng chí.
    Không khí khẩn trương của cuộc họp được thể hiện ngay từ những giây phút đầu. Trong lời khai mạc ngắn gọn của Phó tổng tham mưu trưởng Vương Thừa Vũ có nhấn mạnh đến việc thực hiện nghị quyết của Bộ Chính trị tháng 6 năm 1972 về nâng cao cảnh giác tiếp tục chiến đấu và chiến thắng trong mọi tình huống. Bộ Tổng tham mưu quyết định mở hội nghị chuyên đề đánh B52 ngay trên vùng trời phía Bắc. Rồi giới thiệu đồng chí Phùng Thế Tài, Phó tổng tham mưu trưởng chủ trì cuộc họp.
    Những câu hỏi nêu ra trong hội nghị như xoáy vào đầu óc từng sĩ quan tham mưu chúng tôi như: Mỹ có đưa máy bay B52 ra ném bom Hà Nội và vùng lân cận không? Nếu đưa thì thời điểm nào? Ta có đánh được B52 không? Cách đánh ra sao? Rồi công tác chuẩn bị cho đánh thắng?... Tôi nhìn những khuôn mặt đã từng dạn dày trong chiến trận, các anh phân tích mạch lạc, luận giải một cách khoa học trên cơ sở nền tảng lý luận quân sự Đông-Tây, kết hợp với những kinh nghiệm chiến tranh mà các anh đã tích lũy được. Các anh không thiếu kinh nghiệm trận mạc, không thiếu nghệ thuật tác chiến ?oDĩ bất biến, ứng vạn biến? để đối phó với tình hình khẩn trương của chiến tranh trong những tình huống thay đổi. Nhưng hình như mỗi ý kiến của các anh đưa ra có cái gì đó vẫn chưa hoàn thiện, vẫn chưa bằng lòng với chính mình. Bởi đánh B52 thì lúc này ta chưa nhiều kinh nghiệm. Tư tưởng quân sự đã từng chỉ rõ: ?oBiết địch biết ta, trăm trận trăm thắng? là tiền đề, là cơ sở khoa học của công tác tham mưu chúng ta. Đồng chí Mạc Lâm, cán bộ Cục 2, sau khi thông báo tình hình hoạt động của B52 trên chiến trường Đông Dương, đã nhấn mạnh B52 bay cao hơn 10km, đánh đêm là chính, sử dụng rất nhiều loại nhiễu điện tử phức tạp, mỗi chiếc có thể mang được 25-28 tấn bom... Giặc lái rất lo sợ bay vào vùng trời phía Bắc và ngại đánh ban ngày...
    - Phải đánh trúng B52 - Lời nói chắc chắn như đinh đóng cột của đồng chí Lê Văn Tri-Tư lệnh Quân chủng Phòng không-Không quân như tạo thêm cú hích mới cho hội nghị-phải giải quyết cả mặt kỹ thuật và chiến thuật, cơ động hợp lý, phòng tránh kịp thời, tên lửa cố gắng đánh trước lúc B52 cắt bom, phát hiện đánh cả máy bay chỉ huy.
    Với tư cách một Viện trưởng Viện kỹ thuật quân sự, đồng chí Hoàng Đình Phu nói:
    - Để khắc phục được nhiễu ta có thể sử dụng ra-đa K8-60 khí tài quang học PA-00... chú ý các biện pháp chống nhiễu thông tin chỉ huy-phân tích rõ thêm một số vấn đề khắc phục nhiễu, anh tiếp-phản xạ của B52 lớn gấp 4 lần của máy bay F4, đạn tên lửa của ta có thể nổ sớm cách B52 khoảng 200m, ta cần nghiên cứu hạ thấp độ nhạy của đạn. Máy bay ta nên sử dụng cả loại tên lửa K13, cả loại đạn không điều khiển (C5-M, C5-K; ca nông 30mm).
    Hội nghị càng lúc càng sôi nổi và càng hé mở cách đánh sáng tạo của ta. Đồng chí Đào Đình Luyện-Tư lệnh Quân chủng Không quân sôi nổi xác định: B52 sẽ là đối tượng tác chiến chủ yếu của MIC 21. Anh khẳng định, nếu B52 đánh ngày thì máy bay ta chắc chắn đánh trúng.
    Đồng chí Dương Hán, Phó tham mưu trưởng Quân chủng Phòng không-Không quân, bổ sung thêm ?oPhía nam Quân khu 4, các tiểu đoàn tên lửa đã đánh 60 lần vào B52 có lần đã thấy chúng bị cháy?.
    Nhà khoa học Trần Đại Nghĩa trên cương vị Chủ nhiệm Ủy ban khoa học kỹ thuật Nhà nước nãy giờ ngồi trầm tư suy nghĩ, thâu tóm chắt lọc ý kiến của các tướng lĩnh, một lúc sau ông chậm rãi phát biểu. Ông cho rằng muốn khắc phục các loại nhiễu điện tử, ngoài các biện pháp kỹ thuật thì vấn đề quan trọng nhất là phải có các trắc thủ giỏi. Nếu địch đánh ban đêm ta có thể thả pháo sáng để có thể quan sát được B52. Ý kiến của ông thật sâu sắc và thú thật tôi có hơi bất ngờ. Là một nhà khoa học tự nhiên có tiếng, tôi cứ tưởng ông sẽ đưa ra những biện pháp xử lý kỹ thuật, thì bất ngờ và chí lý ông lại nêu vấn đề con người là quyết định. Vấn đề ông đặt ra để lại cho tôi nhiều suy nghĩ.
    Vốn là một sĩ quan được chiến đấu trong Binh chủng Tên lửa, trước hội nghị tôi phát biểu chính kiến của mình: ?oTheo tin kỹ thuật, ngày 4 tháng 4 năm 1972, tiểu đoàn tên lửa của ta ở Vĩnh Linh đã bắn rơi một B52 ở ngoài khơi Cửa Việt và một chiếc khác bị thương phải hạ cánh khẩn cấp xuống sân bay Đà Nẵng. Như vậy, bộ đội tên lửa cũng bắn rơi được B52?.
    Dưới bầu trời quần thảo của máy bay địch, từ xa tiếng bom vẫn cứ rền rĩ vọng về, tiếng súng phòng không của ta lúc lúc lại rộ lên quyết liệt từ các góc phố. Trong căn phòng, hội nghị vẫn tiếp diễn. Qua nhiều ý kiến trao đổi tâm huyết đầy trách nhiệm, đồng chí Phùng Thế Tài kết luận: Tập trung làm rõ những câu hỏi mà hội nghị đã nêu lên. Với bản chất hiếu chiến, phô trương sức mạnh Mỹ sẽ dùng B52 đánh phá ra miền Bắc tập trung vào các mục tiêu kinh tế, giao thông, quân sự, khu tập trung dân cư bằng nhiều thủ đoạn phức tạp... Về ta, đồng chí chỉ thị tiếp tục nghiên cứu cách đánh B52. Bộ đội tên lửa, không quân đều đánh B52 kết hợp các vũ khí, phương tiện chiến thuật có hiệu quả nhất. Đánh trúng, bắn rơi được B52 là nhiệm vụ cấp bách, là yêu cầu cao về quân sự, chính trị, ngoại giao. Rồi đồng chí nhấn mạnh đến nhiệm vụ cụ thể của Quân chủng Phòng không-Không quân về các chi tiết chuẩn bị cả con người và vũ khí cho chiến thắng B52.
    Diễn biến của chiến dịch ?oĐiện Biên Phủ trên không? sau này gần giống như những gì mà hội nghị đã dự báo. Chúng ta đánh B52 hoàn toàn trong thế chủ động.

  9. kqndvn

    kqndvn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    1.117
    Đã được thích:
    0
    Số 4: ĐỈNH CAO CHIẾN THẮNG HUY HOÀNG

    ?oCứ bắn rơi nhiều máy bay là
    Bác mạnh khỏe, sống lâu...?
    Trung tướng NGUYỄN XUÂN MẬU
    Đã sang tháng 5. Hoa phượng đỏ rực trên các đường phố Hà Nội. Năm nay, các trường học ở nội thành đã triệt để sơ tán về các vùng nông thôn. Một hôm, xuống thăm một đại đội thuộc trung đoàn 234 trực tiếp bảo vệ Nhà máy điện Yên Phụ, tôi thấy trong hầm pháo của các chiến sĩ trẻ có những chùm hoa phượng rất đẹp. Trên trận địa ngày đêm căng thẳng và nóng bỏng này, các chiến sĩ ta đã chiến đấu rất dũng cảm và cũng rất yêu hoa.
    Đã từ lâu, tháng 5 gắn liền với những đợt thi đua sôi nổi. Trong những năm hòa bình, chúng ta thi đua lập nhiều thành tích về lao động sản xuất để mừng thọ Bác. Tháng 5 năm 1967, khi giặc Mỹ đã dùng hàng trăm lần chiếc máy bay giội bom xuống Hà Nội, thì việc thi đua bắn rơi thật nhiều máy bay Mỹ để lập công mừng thọ Bác càng trở thành một phong trào sôi nổi. Trên các trận địa phòng không bảo vệ Hà Nội, khẩu hiệu: ?oQuyết tâm bắn rơi máy bay Mỹ, lập thành tích mừng thọ Bác? đã trở thành một khẩu hiệu hành động có sức cổ vũ lớn lao.
    Ngày 5 tháng 5 năm 1967, những trận đánh tháng 5 bắt đầu. 16 giờ 14 phút, địch cho 48 chiếc gồm F.105 và F.4 đánh Hà Nội, tập trung vào hai khu vực chính: cầu Đuống và Trương Định. Ngay từ phút đầu, chúng đã bị các tiểu đoàn tên lửa của trung đoàn 236, 257, 274 phóng đạn liên tiếp vào giữa đội hình. Chiếc bốc cháy, chiếc bị rơi, số còn lại hạ thấp độ cao lao vào đánh phá. Lập tức lưới lửa của đoàn phòng không Hà Nội (F 361), hiệp đồng chặt chẽ với lưới lửa của dân quân tự vệ liên tiếp bắn rơi hai chiếc. Ở khu vực thuộc Sư đoàn 367 bảo vệ, các trung đoàn 210 và 230 đã lập công xuất sắc, bắn rơi tại chỗ hai chiếc F.105. Hai tên giặc lái, một thiếu tá, một trung tá bị nhân dân Hà Nội bắt sống. Trận đánh mở đầu tháng 5 lập thành tích mừng thọ Bác diễn ra thật đẹp. Chỉ trong vòng 9 phút, quân và dân Hà Nội đã bắn rơi 8 máy bay Mỹ, có 7 chiếc rơi tại chỗ, bắt sống bốn tên giặc lái, gồm hai trung tá, một thiếu tá và một trung úy.
    Niềm vui chiến thắng lan nhanh khắp các trận địa, trên các đường phố khi đài phát thanh đưa tin Bác Hồ ký lệnh thưởng Huân chương Độc lập và gửi thư khen quân và dân Hà Nội. Thư Bác viết:
    ?oTừ ngày 25 tháng 4 đến nay, quân và dân Hà Nội liên tiếp đánh thắng vẻ vang, trừng trị đích đáng bước leo thang mới của giặc Mỹ.
    Ngày 5 tháng 5, Hà Nội đã đánh giỏi, thắng lớn, bắn rơi máy bay Mỹ, diệt và bắt sống nhiều giặc Mỹ lái máy bay.
    Quân và dân Hà Nội đã đoàn kết chặt chẽ, chiến đấu dũng cảm, bảo vệ trị an tốt và tiến bộ trong công tác phòng không nhân dân.
    Bác rất vui lòng thay mặt Trung ương Đảng và Chính phủ khen ngợi đồng bào, bộ đội và cán bộ Thủ đô ta?.
    Đêm hôm ấy, sau khi họp Bộ tư lệnh để rút kinh nghiệm những trận chiến đấu vừa qua, anh Tính và tôi lại đứng với nhau hồi lâu để cùng tận hưởng phần thưởng quý báu mà Bác vừa gửi đến quân và dân Hà Nội đang được truyền trên các làn sóng điện đi khắp toàn quốc, ra ngoài bốn biển năm châu. Lần này chúng tôi không còn được đứng với nhau bên gốc cây sấu nữa, mà đứng dưới một vòm hang rộng có những chùm thạch nhũ óng ánh đẹp như một công trình điêu khắc. Anh Tính vốn là một người rất lạc quan, thế mà chưa bao giờ tôi thấy anh vui như hôm nay. Anh cứ nhắc đi nhắc lại mãi câu cuối cùng trong thư khen của Bác: ?oBác rất vui lòng thay mặt Trung ương Đảng và Chính phủ khen ngợi đồng bào, bộ đội và cán bộ Thủ đô ta?.
    Ngày 19 tháng 5 đã đến!
    Khi buổi phát thanh đầu tiên của đài Tiếng nói Việt Nam phát đi bản nhạc chúc thọ Chủ tịch Hồ Chí Minh thì các đoàn đốc chiến của Bộ Tham mưu, Cục Chính trị, Cục Kỹ thuật, Cục Hậu cần hối hả lên đường xuống các đơn vị.
    Theo nhận định của trên, ngày hôm nay địch sẽ tổ chức đánh lại Hà Nội. Buổi sáng, các đồng chí trong Bộ tư lệnh chúng tôi có mặt ở sở chỉ huy sớm hơn thường lệ. Không ai bảo ai mà đồng chí nào cũng quần áo chỉnh tề hơn ngày thường.
    Đồng chí Đặng Tính bước đến chiếc máy điện thoại ?oTàu-57? có đường dây riêng thẳng từ sở chỉ huy quân chủng đến chỗ Bác. Từ ngày địch đánh Hà Nội, Bác chỉ thị cho mắc đường dây này để trực tiếp theo dõi tình hình chiến đấu của quân chủng. Bác mang mật danh số 1. Có lần địch vào, đồng chí tổng trực ban vội vàng báo cáo với Bác quên cả mật danh:
    - Máy bay địch vào Hà Nội, mời Bác xuống hầm ạ.
    Bác phê bình:
    - Bác là số 1 cơ mà! Chú nào lộ bí mật đấy?
    Đoạn đối thoại ngắn này được truyền tụng nhiều trong sở chỉ huy như một bài học giáo dục sinh động.
    Đồng chí Đặng Tính quay máy và nhấc ống nghe lên, chờ đợi. Tất cả chúng tôi như nín thở.
    Bỗng khuôn mặt đồng chí Đặng Tính hiện lên vẻ xúc động:
    - Thưa Bác, nhân kỷ niệm ngày sinh của Bác, chúng cháu xin kính chúc Bác mạnh khỏe, sống lâu.
    Đồng chí Đặng Tính cầm ống nghe một lúc lâu rồi mới quay sang phía chúng tôi cười rạng rỡ:
    - Bác bảo Bác cảm ơn các chú, các chú cứ bắn rơi nhiều máy bay Mỹ là Bác mạnh khỏe, sống lâu.
    Câu nói của Bác lập tức được nhanh chóng truyền đến các trận địa.
    Một ngày chiến đấu mới bắt đầu. Hôm nay, đồng chí Lê Văn Tri và tôi ở nhà trực chỉ huy. Tôi nói mấy lời ngắn gọn động viên các đồng chí sĩ quan tác chiến và nhân viên ở sở chỉ huy hoàn thành nhiệm vụ thật tốt, phục vụ các đơn vị đánh thắng, diệt thật nhiều máy bay địch, bắn rơi tại chỗ, bắt sống giặc lái để chào mừng kỷ niệm ngày sinh của Bác?
    Trên bảng thực lực, những ngọn đèn tín hiệu lấp lánh báo tin vui: Trên toàn miền Bắc hàng trăm bệ phóng tên lửa sẵn sàng chiến đấu tốt. Bộ đội pháo cao xạ ở tất cả các khu vực phòng không cũng đã sẵn sàng làm nhiệm vụ. Bộ đội ra-đa đã phát đi những tin đầu tiên về những tốp mục tiêu xa. Riêng khu vực Hà Nội, lực lượng tên lửa có tới trăm bệ phóng, lực lượng cao xạ có cả chục trung đoàn. Theo lệnh Bộ Tổng tham mưu, tất cả các lực lượng không quân tiêm kích được giao nhiệm vụ tập trung bảo vệ Hà Nội.
    Theo nếp quen của mỗi lần trực chỉ huy, trước khi bước vào chiến đấu, tôi thường gặp các đồng chí chính ủy các đơn vị trao đổi. Anh Trương Công Cẩn, chính ủy binh chủng tên lửa rất vui. Anh cho biết, theo quyết định của Bộ tư lệnh binh chủng, tất cả các cấp trưởng, từ đại đội đến binh chủng đều làm nhiệm vụ trực chỉ huy.
    9 giờ 50 phút, địch ập vào từ hướng tây nam và tây bắc.
    Đồng chí Lê Văn Tri phát lệnh báo động cấp một cho toàn quân chủng. Anh nhắc binh chủng tên lửa cố gắng đánh sớm, chặn đứng từng cánh quân địch ngay trên đường chúng bay vào.
    10 giờ 1 phút, các tiểu đoàn của trung đoàn tên lửa 236 phóng đạn. Tiểu đoàn 61 ở trận địa Văn Điển, tiểu đoàn 64 ở trận địa Yên Nghĩa cũng phóng 4 quả lựu đạn vào một tốp. Tin báo về: một chiếc A.4 rơi tại chỗ ở Thanh Oai (Hà Tây). Trận mở đầu đẹp quá! Một bức điện của Bộ tư lệnh quân chủng biểu dương kịp thời trung đoàn 236 và thông báo cho các đơn vị khác thi đua với 236 được gửi đi ngay.
    Tiếp đó, 16 chiếc máy bay gồm F.4 và F.8 vào đánh phá khu kho Văn Điển. Tiểu đoàn 28, Sư đoàn 367, vừa được lệnh về đây được hai ngày đã đánh giỏi, bắn rơi một F.8, bảo vệ an toàn khu kho. Từ bên kia sông Hồng, làm nhiệm vụ án ngữ phía bắc và tây bắc Hà Nội, hai trung đoàn tên lửa 257 và 274 phóng đạn liên tiếp vào các cánh quân từ phía Tam Đảo xuống, bắn rơi 3 chiếc, làm chúng phải tán loạn đội hình. Sư đoàn 361 cũng liên tiếp báo tin về các đơn vị bắn cháy, bắn rơi máy bay địch.
    Cả sở chỉ huy náo nức phấn khởi.
    Buổi chiều, máy bay của hải quân địch tập trung đánh phá Nhà máy Điện Yên Phụ. Trên vùng trời Hồ Tây, bọn A.4E quần đảo, ***g lộn, tìm cơ hội phóng bom vô tuyến vào nhà máy, nhưng bị trung đoàn 220 bắn rát, không thực hiện được ý đồ. Trên trận địa ôm sát nhà máy điện, đại đội trưởng đại đội 1 Anh hùng Nguyễn Huy Cảnh, tỉnh táo bỏ qua bọn F.8 nghi binh, chỉ huy đơn vị tập trung diệt bọn bổ nhào, khiến bom của địch chệch xa ra ngoài. Các trung đoàn 230, 210, 241 của Sư đoàn 367 đã phối hợp chặt chẽ đánh tan hai đợt công kích liên tục của địch vào nhà máy điện. Biết không thể đánh chính diện được, địch dùng thủ đoạn đánh lén. Trong lúc bọn F.8 lượn vòng phía tây nam hòng thu hút sự chú ý của ta, thì một chiếc A.3J là thấp theo trục sông Hồng định giở trò cắn trộm, lập tức bị lưới lửa của đại đội 1 quất thẳng vào mặt. Tên ?oChiến sĩ nhà trời? bị trọng thương đâm đầu xuống phố Lê Trực. Tin máy bay địch rơi tại chỗ trên đường phố Hà Nội làm cho không khí trong sở chỉ huy sôi động hẳn lên. Đây là một sự kiện đặc biệt chưa từng xảy ra bao giờ ở Thủ đô. Thực ra, ngày 12 tháng 6 năm 1966 cũng đã có một chiếc rơi ở Hòa Mục, nhưng đó là một chiếc không người lái, lại rơi ở ngoại thành. Còn đây là chiếc phản lực, ném bom.
    Ở sở chỉ huy rất nóng ruột về tên giặc lái. Nó nhảy dù ra được hay chết luôn trong máy bay? Bắn rơi tại chỗ một máy bay địch đã là quý rồi, nhưng bắt sống được giặc lái thì ý nghĩa chiến thắng càng lớn hơn. Có giặc lái, nhất định tối nay chúng ta sẽ tổ chức họp báo.
    Những biện pháp cần thiết bảo đảm bắt sống giặc lái được nêu ra và truyền đạt nhanh xuống nơi máy bay rơi.
    Khoảng nửa tiếng sau có tin chính thức báo về: hai tên giặc lái đã bị bắt sống. Một tên rơi xuống nóc chuồng gà ở số nhà 71, một tên rơi xuống ngõ 124 cùng ở phố Thụy Khuê.
    Tôi ngả người trên ghế và cảm thấy như tim ngừng đập vì sung sướng! Bác đã biết tin này chưa? Chắc Bác đã biết rồi. Cục Tác chiến theo dõi sát cuộc chiến đấu của chúng tôi, chắc đã báo cáo tin vui này lên Bác. Nhất định Bác sẽ vui lòng. Đại tướng Võ Nguyên Giáp lúc này đang có mặt tại sở chỉ huy Sư đoàn 361 đã nhiệt liệt biểu dương chiến công xuất sắc của bộ đội phòng không Hà Nội.
    Sau những trận đánh tháng 5 năm 1967, quân và dân Hà Nội được Bác Hồ ký lệnh thưởng Huân chương Độc lập hạng nhất.

  10. kqndvn

    kqndvn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    1.117
    Đã được thích:
    0
    Số 4: ĐỈNH CAO CHIẾN THẮNG HUY HOÀNG

    ?oCứ bắn rơi nhiều máy bay là
    Bác mạnh khỏe, sống lâu...?
    Trung tướng NGUYỄN XUÂN MẬU
    Đã sang tháng 5. Hoa phượng đỏ rực trên các đường phố Hà Nội. Năm nay, các trường học ở nội thành đã triệt để sơ tán về các vùng nông thôn. Một hôm, xuống thăm một đại đội thuộc trung đoàn 234 trực tiếp bảo vệ Nhà máy điện Yên Phụ, tôi thấy trong hầm pháo của các chiến sĩ trẻ có những chùm hoa phượng rất đẹp. Trên trận địa ngày đêm căng thẳng và nóng bỏng này, các chiến sĩ ta đã chiến đấu rất dũng cảm và cũng rất yêu hoa.
    Đã từ lâu, tháng 5 gắn liền với những đợt thi đua sôi nổi. Trong những năm hòa bình, chúng ta thi đua lập nhiều thành tích về lao động sản xuất để mừng thọ Bác. Tháng 5 năm 1967, khi giặc Mỹ đã dùng hàng trăm lần chiếc máy bay giội bom xuống Hà Nội, thì việc thi đua bắn rơi thật nhiều máy bay Mỹ để lập công mừng thọ Bác càng trở thành một phong trào sôi nổi. Trên các trận địa phòng không bảo vệ Hà Nội, khẩu hiệu: ?oQuyết tâm bắn rơi máy bay Mỹ, lập thành tích mừng thọ Bác? đã trở thành một khẩu hiệu hành động có sức cổ vũ lớn lao.
    Ngày 5 tháng 5 năm 1967, những trận đánh tháng 5 bắt đầu. 16 giờ 14 phút, địch cho 48 chiếc gồm F.105 và F.4 đánh Hà Nội, tập trung vào hai khu vực chính: cầu Đuống và Trương Định. Ngay từ phút đầu, chúng đã bị các tiểu đoàn tên lửa của trung đoàn 236, 257, 274 phóng đạn liên tiếp vào giữa đội hình. Chiếc bốc cháy, chiếc bị rơi, số còn lại hạ thấp độ cao lao vào đánh phá. Lập tức lưới lửa của đoàn phòng không Hà Nội (F 361), hiệp đồng chặt chẽ với lưới lửa của dân quân tự vệ liên tiếp bắn rơi hai chiếc. Ở khu vực thuộc Sư đoàn 367 bảo vệ, các trung đoàn 210 và 230 đã lập công xuất sắc, bắn rơi tại chỗ hai chiếc F.105. Hai tên giặc lái, một thiếu tá, một trung tá bị nhân dân Hà Nội bắt sống. Trận đánh mở đầu tháng 5 lập thành tích mừng thọ Bác diễn ra thật đẹp. Chỉ trong vòng 9 phút, quân và dân Hà Nội đã bắn rơi 8 máy bay Mỹ, có 7 chiếc rơi tại chỗ, bắt sống bốn tên giặc lái, gồm hai trung tá, một thiếu tá và một trung úy.
    Niềm vui chiến thắng lan nhanh khắp các trận địa, trên các đường phố khi đài phát thanh đưa tin Bác Hồ ký lệnh thưởng Huân chương Độc lập và gửi thư khen quân và dân Hà Nội. Thư Bác viết:
    ?oTừ ngày 25 tháng 4 đến nay, quân và dân Hà Nội liên tiếp đánh thắng vẻ vang, trừng trị đích đáng bước leo thang mới của giặc Mỹ.
    Ngày 5 tháng 5, Hà Nội đã đánh giỏi, thắng lớn, bắn rơi máy bay Mỹ, diệt và bắt sống nhiều giặc Mỹ lái máy bay.
    Quân và dân Hà Nội đã đoàn kết chặt chẽ, chiến đấu dũng cảm, bảo vệ trị an tốt và tiến bộ trong công tác phòng không nhân dân.
    Bác rất vui lòng thay mặt Trung ương Đảng và Chính phủ khen ngợi đồng bào, bộ đội và cán bộ Thủ đô ta?.
    Đêm hôm ấy, sau khi họp Bộ tư lệnh để rút kinh nghiệm những trận chiến đấu vừa qua, anh Tính và tôi lại đứng với nhau hồi lâu để cùng tận hưởng phần thưởng quý báu mà Bác vừa gửi đến quân và dân Hà Nội đang được truyền trên các làn sóng điện đi khắp toàn quốc, ra ngoài bốn biển năm châu. Lần này chúng tôi không còn được đứng với nhau bên gốc cây sấu nữa, mà đứng dưới một vòm hang rộng có những chùm thạch nhũ óng ánh đẹp như một công trình điêu khắc. Anh Tính vốn là một người rất lạc quan, thế mà chưa bao giờ tôi thấy anh vui như hôm nay. Anh cứ nhắc đi nhắc lại mãi câu cuối cùng trong thư khen của Bác: ?oBác rất vui lòng thay mặt Trung ương Đảng và Chính phủ khen ngợi đồng bào, bộ đội và cán bộ Thủ đô ta?.
    Ngày 19 tháng 5 đã đến!
    Khi buổi phát thanh đầu tiên của đài Tiếng nói Việt Nam phát đi bản nhạc chúc thọ Chủ tịch Hồ Chí Minh thì các đoàn đốc chiến của Bộ Tham mưu, Cục Chính trị, Cục Kỹ thuật, Cục Hậu cần hối hả lên đường xuống các đơn vị.
    Theo nhận định của trên, ngày hôm nay địch sẽ tổ chức đánh lại Hà Nội. Buổi sáng, các đồng chí trong Bộ tư lệnh chúng tôi có mặt ở sở chỉ huy sớm hơn thường lệ. Không ai bảo ai mà đồng chí nào cũng quần áo chỉnh tề hơn ngày thường.
    Đồng chí Đặng Tính bước đến chiếc máy điện thoại ?oTàu-57? có đường dây riêng thẳng từ sở chỉ huy quân chủng đến chỗ Bác. Từ ngày địch đánh Hà Nội, Bác chỉ thị cho mắc đường dây này để trực tiếp theo dõi tình hình chiến đấu của quân chủng. Bác mang mật danh số 1. Có lần địch vào, đồng chí tổng trực ban vội vàng báo cáo với Bác quên cả mật danh:
    - Máy bay địch vào Hà Nội, mời Bác xuống hầm ạ.
    Bác phê bình:
    - Bác là số 1 cơ mà! Chú nào lộ bí mật đấy?
    Đoạn đối thoại ngắn này được truyền tụng nhiều trong sở chỉ huy như một bài học giáo dục sinh động.
    Đồng chí Đặng Tính quay máy và nhấc ống nghe lên, chờ đợi. Tất cả chúng tôi như nín thở.
    Bỗng khuôn mặt đồng chí Đặng Tính hiện lên vẻ xúc động:
    - Thưa Bác, nhân kỷ niệm ngày sinh của Bác, chúng cháu xin kính chúc Bác mạnh khỏe, sống lâu.
    Đồng chí Đặng Tính cầm ống nghe một lúc lâu rồi mới quay sang phía chúng tôi cười rạng rỡ:
    - Bác bảo Bác cảm ơn các chú, các chú cứ bắn rơi nhiều máy bay Mỹ là Bác mạnh khỏe, sống lâu.
    Câu nói của Bác lập tức được nhanh chóng truyền đến các trận địa.
    Một ngày chiến đấu mới bắt đầu. Hôm nay, đồng chí Lê Văn Tri và tôi ở nhà trực chỉ huy. Tôi nói mấy lời ngắn gọn động viên các đồng chí sĩ quan tác chiến và nhân viên ở sở chỉ huy hoàn thành nhiệm vụ thật tốt, phục vụ các đơn vị đánh thắng, diệt thật nhiều máy bay địch, bắn rơi tại chỗ, bắt sống giặc lái để chào mừng kỷ niệm ngày sinh của Bác?
    Trên bảng thực lực, những ngọn đèn tín hiệu lấp lánh báo tin vui: Trên toàn miền Bắc hàng trăm bệ phóng tên lửa sẵn sàng chiến đấu tốt. Bộ đội pháo cao xạ ở tất cả các khu vực phòng không cũng đã sẵn sàng làm nhiệm vụ. Bộ đội ra-đa đã phát đi những tin đầu tiên về những tốp mục tiêu xa. Riêng khu vực Hà Nội, lực lượng tên lửa có tới trăm bệ phóng, lực lượng cao xạ có cả chục trung đoàn. Theo lệnh Bộ Tổng tham mưu, tất cả các lực lượng không quân tiêm kích được giao nhiệm vụ tập trung bảo vệ Hà Nội.
    Theo nếp quen của mỗi lần trực chỉ huy, trước khi bước vào chiến đấu, tôi thường gặp các đồng chí chính ủy các đơn vị trao đổi. Anh Trương Công Cẩn, chính ủy binh chủng tên lửa rất vui. Anh cho biết, theo quyết định của Bộ tư lệnh binh chủng, tất cả các cấp trưởng, từ đại đội đến binh chủng đều làm nhiệm vụ trực chỉ huy.
    9 giờ 50 phút, địch ập vào từ hướng tây nam và tây bắc.
    Đồng chí Lê Văn Tri phát lệnh báo động cấp một cho toàn quân chủng. Anh nhắc binh chủng tên lửa cố gắng đánh sớm, chặn đứng từng cánh quân địch ngay trên đường chúng bay vào.
    10 giờ 1 phút, các tiểu đoàn của trung đoàn tên lửa 236 phóng đạn. Tiểu đoàn 61 ở trận địa Văn Điển, tiểu đoàn 64 ở trận địa Yên Nghĩa cũng phóng 4 quả lựu đạn vào một tốp. Tin báo về: một chiếc A.4 rơi tại chỗ ở Thanh Oai (Hà Tây). Trận mở đầu đẹp quá! Một bức điện của Bộ tư lệnh quân chủng biểu dương kịp thời trung đoàn 236 và thông báo cho các đơn vị khác thi đua với 236 được gửi đi ngay.
    Tiếp đó, 16 chiếc máy bay gồm F.4 và F.8 vào đánh phá khu kho Văn Điển. Tiểu đoàn 28, Sư đoàn 367, vừa được lệnh về đây được hai ngày đã đánh giỏi, bắn rơi một F.8, bảo vệ an toàn khu kho. Từ bên kia sông Hồng, làm nhiệm vụ án ngữ phía bắc và tây bắc Hà Nội, hai trung đoàn tên lửa 257 và 274 phóng đạn liên tiếp vào các cánh quân từ phía Tam Đảo xuống, bắn rơi 3 chiếc, làm chúng phải tán loạn đội hình. Sư đoàn 361 cũng liên tiếp báo tin về các đơn vị bắn cháy, bắn rơi máy bay địch.
    Cả sở chỉ huy náo nức phấn khởi.
    Buổi chiều, máy bay của hải quân địch tập trung đánh phá Nhà máy Điện Yên Phụ. Trên vùng trời Hồ Tây, bọn A.4E quần đảo, ***g lộn, tìm cơ hội phóng bom vô tuyến vào nhà máy, nhưng bị trung đoàn 220 bắn rát, không thực hiện được ý đồ. Trên trận địa ôm sát nhà máy điện, đại đội trưởng đại đội 1 Anh hùng Nguyễn Huy Cảnh, tỉnh táo bỏ qua bọn F.8 nghi binh, chỉ huy đơn vị tập trung diệt bọn bổ nhào, khiến bom của địch chệch xa ra ngoài. Các trung đoàn 230, 210, 241 của Sư đoàn 367 đã phối hợp chặt chẽ đánh tan hai đợt công kích liên tục của địch vào nhà máy điện. Biết không thể đánh chính diện được, địch dùng thủ đoạn đánh lén. Trong lúc bọn F.8 lượn vòng phía tây nam hòng thu hút sự chú ý của ta, thì một chiếc A.3J là thấp theo trục sông Hồng định giở trò cắn trộm, lập tức bị lưới lửa của đại đội 1 quất thẳng vào mặt. Tên ?oChiến sĩ nhà trời? bị trọng thương đâm đầu xuống phố Lê Trực. Tin máy bay địch rơi tại chỗ trên đường phố Hà Nội làm cho không khí trong sở chỉ huy sôi động hẳn lên. Đây là một sự kiện đặc biệt chưa từng xảy ra bao giờ ở Thủ đô. Thực ra, ngày 12 tháng 6 năm 1966 cũng đã có một chiếc rơi ở Hòa Mục, nhưng đó là một chiếc không người lái, lại rơi ở ngoại thành. Còn đây là chiếc phản lực, ném bom.
    Ở sở chỉ huy rất nóng ruột về tên giặc lái. Nó nhảy dù ra được hay chết luôn trong máy bay? Bắn rơi tại chỗ một máy bay địch đã là quý rồi, nhưng bắt sống được giặc lái thì ý nghĩa chiến thắng càng lớn hơn. Có giặc lái, nhất định tối nay chúng ta sẽ tổ chức họp báo.
    Những biện pháp cần thiết bảo đảm bắt sống giặc lái được nêu ra và truyền đạt nhanh xuống nơi máy bay rơi.
    Khoảng nửa tiếng sau có tin chính thức báo về: hai tên giặc lái đã bị bắt sống. Một tên rơi xuống nóc chuồng gà ở số nhà 71, một tên rơi xuống ngõ 124 cùng ở phố Thụy Khuê.
    Tôi ngả người trên ghế và cảm thấy như tim ngừng đập vì sung sướng! Bác đã biết tin này chưa? Chắc Bác đã biết rồi. Cục Tác chiến theo dõi sát cuộc chiến đấu của chúng tôi, chắc đã báo cáo tin vui này lên Bác. Nhất định Bác sẽ vui lòng. Đại tướng Võ Nguyên Giáp lúc này đang có mặt tại sở chỉ huy Sư đoàn 361 đã nhiệt liệt biểu dương chiến công xuất sắc của bộ đội phòng không Hà Nội.
    Sau những trận đánh tháng 5 năm 1967, quân và dân Hà Nội được Bác Hồ ký lệnh thưởng Huân chương Độc lập hạng nhất.

Chia sẻ trang này