1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Phi công tiêm kích

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi homoeternus, 09/01/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. kqndvn

    kqndvn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    1.117
    Đã được thích:
    0
    Số 5: SÁNG MÃI PHẨM CHẤT BỘ ĐỘI *****

    ?oTrung đoàn tuổi 30-4? năm ấy...
    PHÚC THÀNH
    Tổ lái và chiếc máy bay BH-195 đã đưa Chủ tịch Tôn Đức Thắng và nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, quân đội vào thành phố Sài Gòn giải phóng và nhiều địa phương ở miền Nam.

    Năm 1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng, ta thu được rất nhiều vũ khí, trang bị, khí tài hiện đại của địch, trong đó có cả hàng trăm máy bay các loại. Năm ấy, đường xe lửa chưa thông suốt, đường ô tô chưa đáp ứng đủ, nhu cầu chuyên chở quân đội và hàng hoá quân sự từ Bắc vào Nam và ngược lại rất lớn và khẩn trương. Thêm vào đó, phía biên giới tây nam, tàn quân nguỵ và Fulro, cấu kết với các băng nhóm ********* vẫn tụ tập quấy phá, ta rất cần những chiếc máy bay chiến đấu loại nhỏ, dễ len lách trinh sát, săn tìm trên địa hình rừng núi để tiêu diệt chúng... Trung đoàn 18 vận tải quân sự ra đời trong bối cảnh ấy và được thành lập ngay sau ngày giải phóng tại Tân Sơn Nhất, nên bà con ở thành phố mang tên Bác cứ gọi là ?oTrung đoàn tuổi 30 tháng 4?...
    Những năm ấy, tôi được báo Quân đội nhân dân cử vào thành phố mới giải phóng để viết về làm chủ trang bị kỹ thuật thu được của địch và bảo vệ an ninh xã hội của bộ đội ta, nên thường xuyên qua lại với trung đoàn. Đơn vị lớn mạnh nhanh lắm, mỗi lần trở lại, tôi thấy khác trước nhiều, đến nỗi tôi phải thốt lên: ?oQuả là những cánh bay Phù Đổng?...
    Ngày đầu thành lập, cả chỉ huy, phi công, thợ máy, toàn trung đoàn chỉ có 37 người. Vậy mà chỉ sau 6 tháng nghiên cứu, huấn luyện bay chuyển loại và phát triển lực lượng, các anh đã làm chủ 6 loại máy bay thu được của Mỹ-nguỵ: C130, C119, C47, C7A, ĐC4, ĐC6, với đội ngũ khá hùng hậu: 15 tổ bay và 100 thợ máy, đến tháng thứ 7 đã có thể tham gia vào bay thực hiện các nhiệm vụ vận chuyển và chiến đấu. Việc học tập không dừng lại ở đấy. Năm 1979, yêu cầu mới đặt ra, trung đoàn lại bước vào đợt bay huấn luyện chuyển loại lần thứ 2 sang máy bay AN26 của Liên Xô, và cũng chỉ sau 4 tháng, các anh đã đào tạo được 7 tổ bay cho loại máy bay này. Những năm tiếp theo, vừa thực hiện nhiệm vụ, vừa xen kẽ huấn luyện, trung đoàn vẫn nâng được số tổ bay lên nhanh chóng, tới năm 1985, đã có 40 tổ bay cho loại AN26 này. Cùng với sự lớn lên về lực lượng, về năng lực tổ chức chỉ huy, trình độ kỹ thuật bay với kỹ năng kỹ xảo của phi công và chuyên môn kỹ thuật của các cán bộ và thợ máy cũng trưởng thành. Nhiều đồng chí lái được 2, 3 loại máy bay, có người lái tới 4, 5 loại; nhiều anh em từ phi công cấp 3, đã vươn tới phi công cấp 1, có thể bay được trong mọi điều kiện thời tiết phức tạp cả ban ngày và ban đêm. Những năm ấy, Đại tá-trung đoàn trưởng Nguyễn Xuân Hiển (nay là Tổng giám đốc Tổng công ty Hàng không Việt Nam) và các anh Nguyễn Văn Nhượng, Nguyễn Hồng Sơn, Nguyễn Thành Trung, Phạm Hữu Hùng, Nguyễn Như Nghi, Mai Chí Lưu, Đoàn Hồng Quân, Nguyễn Hồng Hải, Trần Văn Quang, Nguyễn Văn Cao, Đặng Văn Lự, Duy Vận, Nguyễn Văn Hiền, Đức Anh, Cao Phúc... là những cánh bay giỏi, những cánh bay đầu đàn trong huấn luyện, vận tải, cũng như trong chiến đấu. Các anh bảo yêu cầu của không quân phải như thế, khắc nghiệt lắm, phi công giỏi, thợ máy cũng phải giỏi, mà đã giỏi, mới làm chủ được máy bay, làm chủ được kỹ thuật, làm chủ được bầu trời, làm chủ được mọi tình thế để đánh thắng, và như thế, cũng là làm chủ được an toàn bay...
    Có nhiều người lái và thợ máy giỏi, có cả một tập thể đoàn kết, kỷ luật, say mê học tập và công tác, nên những năm ấy, trung đoàn 18 luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ cấp trên giao. Trong nhật ký vận chuyển của đơn vị còn ghi lại: Càng những năm sau, cường độ vận chuyển càng lớn. Có năm-như năm 1984, khối lượng chuyên chở gấp 6 lần cả hai năm 1979, 1980. Chỉ tính đến giữa năm 1984, toàn trung đoàn đã bay tới 31.298 lần chiếc cho nhiệm vụ vận chuyển, chở 147.487 người và 37.215 tấn hàng. Nhưng đấy chỉ là những chuyến bay chở người, chở hàng đơn giản, chiến đấu mới là nhiệm vụ trung tâm, hàng đầu của trung đoàn thời điểm này. Những năm ấy, ở biên giới tây nam, tàn quân nguỵ và Fulro còn ẩn náu, cướp phá; nghĩa vụ quốc tế trước nạn diệt chủng của bè lũ Pôn Pốt - Iêng-xa-ri trên đất Cam-pu-chia cũng được đặt ra cho quân đội ta, trong đó có trung đoàn 18. Muốn đánh thắng địch thì phải tập luyện. Nhiều anh em đã từng ?okhông chiến? với máy bay Mỹ khi chúng ra ném bom miền Bắc, song giờ đây, vẫn như phải học lại từ đầu cách sử dụng súng đạn, nhất là những vũ khí đặc thù trên máy bay vận tải, và đánh với kẻ thù dưới mặt đất... Tiếp đến là học từ ?ođộng tác chiến đấu cá nhân? nhỏ lẻ, đến tác chiến trong đội hình đông, cường độ lớn, với nhiều cách đánh, trên nhiều địa hình và tình huống phức tạp. Ngày ấy, nhiều cán bộ ở Bộ Tổng tham mưu và Bộ tư lệnh Quân chủng Không quân luôn có mặt ở trung đoàn. Các anh hướng dẫn luyện tập cơ bản, rồi tổ chức các đợt diễn tập theo phương án chiến đấu trên thực địa. 5 lần diễn tập, thì cả 5 lần trung đoàn đều đạt khá, giỏi. Những trận chiến đấu tiếp ngay sau đó. Trận đầu tiên, anh Nguyễn Xuân Hiển trực tiếp chỉ huy. Cũng như ở bộ binh, phải trinh sát nắm chắc địch, anh lên một chiếc máy bay bay tới trận địa. Từ trên cao, anh nhận rõ các mục tiêu nằm bên một con sông gấp khúc, rất nhiều mái lều mới dựng, và nhiều đường mòn từ các vạt rừng dồn lại, chứng tỏ địch tập trung ở đây khá đông-anh khẳng định vậy. Trở về căn cứ, sau khi phân tích địa hình, triển khai phương án tác chiến, anh nhận tiêu diệt mục tiêu 2, anh Nguyễn Thành Trung tiêu diệt mục tiêu 3. Ngay chiều hôm đó, 4 biên đội với 12 chiếc máy bay xuất kích. Anh dẫn 2 biên đội đầu, các biên đội sau do anh Minh, anh Ngữ phụ trách. Tới vùng địch thì một tình huống xảy ra: Bên một số mục tiêu có nhiều dân chúng đang đi qua và mây mù kéo đến che khuất vùng địch đóng. Anh vội truyền đi một mệnh lệnh: ?oBất kỳ giá nào cũng phải bảo đảm an toàn cho dân? và anh phải bay vòng lần thứ hai mới hạ lệnh được cho biên đội mình ?ophóng pháo?, còn biên đội của Tham mưu trưởng Nguyễn Hồng Sơn phải bay vòng lại lần thứ 3 mới đánh được. Anh lại gọi cho Nguyễn Thành Trung: ?oNếu dân vẫn chưa đi qua mục tiêu 3, thì quay sang đánh mục tiêu 1?. Một tiếng đáp lại: ?oAnh yên tâm? và Nguyễn Thành Trung kiên trì bay đến vòng thứ 4 thì diệt được mục tiêu 3 của địch khi đồng bào đã cách xa nơi bom nổ... Từ trận đầu đánh thắng, nhiều kíp chiến đấu sau đã xuất quân và hoàn thành tốt nhiệm vụ, mặc dầu cũng phải xử trí nhiều tình huống khác nhau, phải bay không có người bảo vệ, không có đội hình lớn, nhiều khi còn bay đêm, chỉ có một mình, đánh xong, lại tự xác định lấy đường về...
    Những năm ấy, thực hiện nghiêm túc chỉ thị ?oThu hồi, quản lý, sử dụng tốt các cơ sở vật chất kỹ thuật lấy được của địch? của Quân ủy Trung ương, trung đoàn 18 vận tải quân sự ?otrung đoàn tuổi 30-4? như bà con miền Nam thân thiết đặt cho - là như vậy. Niềm vui đất nước thống nhất, Bắc-Nam liền một dải, đã cho các anh sức mạnh đó. Sự nỗ lực này đã được Đảng, Nhà nước và Quân đội ghi công: Trung đoàn mới 4 tuổi, 28 tập thể và cá nhân đã được tặng thưởng huân chương Chiến công và tròn 10 tuổi, đã được phong tặng danh hiệu Đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

  2. kqndvn

    kqndvn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    1.117
    Đã được thích:
    0
    Số 5: SÁNG MÃI PHẨM CHẤT BỘ ĐỘI *****

    ?oTrung đoàn tuổi 30-4? năm ấy...
    PHÚC THÀNH
    Tổ lái và chiếc máy bay BH-195 đã đưa Chủ tịch Tôn Đức Thắng và nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, quân đội vào thành phố Sài Gòn giải phóng và nhiều địa phương ở miền Nam.

    Năm 1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng, ta thu được rất nhiều vũ khí, trang bị, khí tài hiện đại của địch, trong đó có cả hàng trăm máy bay các loại. Năm ấy, đường xe lửa chưa thông suốt, đường ô tô chưa đáp ứng đủ, nhu cầu chuyên chở quân đội và hàng hoá quân sự từ Bắc vào Nam và ngược lại rất lớn và khẩn trương. Thêm vào đó, phía biên giới tây nam, tàn quân nguỵ và Fulro, cấu kết với các băng nhóm ********* vẫn tụ tập quấy phá, ta rất cần những chiếc máy bay chiến đấu loại nhỏ, dễ len lách trinh sát, săn tìm trên địa hình rừng núi để tiêu diệt chúng... Trung đoàn 18 vận tải quân sự ra đời trong bối cảnh ấy và được thành lập ngay sau ngày giải phóng tại Tân Sơn Nhất, nên bà con ở thành phố mang tên Bác cứ gọi là ?oTrung đoàn tuổi 30 tháng 4?...
    Những năm ấy, tôi được báo Quân đội nhân dân cử vào thành phố mới giải phóng để viết về làm chủ trang bị kỹ thuật thu được của địch và bảo vệ an ninh xã hội của bộ đội ta, nên thường xuyên qua lại với trung đoàn. Đơn vị lớn mạnh nhanh lắm, mỗi lần trở lại, tôi thấy khác trước nhiều, đến nỗi tôi phải thốt lên: ?oQuả là những cánh bay Phù Đổng?...
    Ngày đầu thành lập, cả chỉ huy, phi công, thợ máy, toàn trung đoàn chỉ có 37 người. Vậy mà chỉ sau 6 tháng nghiên cứu, huấn luyện bay chuyển loại và phát triển lực lượng, các anh đã làm chủ 6 loại máy bay thu được của Mỹ-nguỵ: C130, C119, C47, C7A, ĐC4, ĐC6, với đội ngũ khá hùng hậu: 15 tổ bay và 100 thợ máy, đến tháng thứ 7 đã có thể tham gia vào bay thực hiện các nhiệm vụ vận chuyển và chiến đấu. Việc học tập không dừng lại ở đấy. Năm 1979, yêu cầu mới đặt ra, trung đoàn lại bước vào đợt bay huấn luyện chuyển loại lần thứ 2 sang máy bay AN26 của Liên Xô, và cũng chỉ sau 4 tháng, các anh đã đào tạo được 7 tổ bay cho loại máy bay này. Những năm tiếp theo, vừa thực hiện nhiệm vụ, vừa xen kẽ huấn luyện, trung đoàn vẫn nâng được số tổ bay lên nhanh chóng, tới năm 1985, đã có 40 tổ bay cho loại AN26 này. Cùng với sự lớn lên về lực lượng, về năng lực tổ chức chỉ huy, trình độ kỹ thuật bay với kỹ năng kỹ xảo của phi công và chuyên môn kỹ thuật của các cán bộ và thợ máy cũng trưởng thành. Nhiều đồng chí lái được 2, 3 loại máy bay, có người lái tới 4, 5 loại; nhiều anh em từ phi công cấp 3, đã vươn tới phi công cấp 1, có thể bay được trong mọi điều kiện thời tiết phức tạp cả ban ngày và ban đêm. Những năm ấy, Đại tá-trung đoàn trưởng Nguyễn Xuân Hiển (nay là Tổng giám đốc Tổng công ty Hàng không Việt Nam) và các anh Nguyễn Văn Nhượng, Nguyễn Hồng Sơn, Nguyễn Thành Trung, Phạm Hữu Hùng, Nguyễn Như Nghi, Mai Chí Lưu, Đoàn Hồng Quân, Nguyễn Hồng Hải, Trần Văn Quang, Nguyễn Văn Cao, Đặng Văn Lự, Duy Vận, Nguyễn Văn Hiền, Đức Anh, Cao Phúc... là những cánh bay giỏi, những cánh bay đầu đàn trong huấn luyện, vận tải, cũng như trong chiến đấu. Các anh bảo yêu cầu của không quân phải như thế, khắc nghiệt lắm, phi công giỏi, thợ máy cũng phải giỏi, mà đã giỏi, mới làm chủ được máy bay, làm chủ được kỹ thuật, làm chủ được bầu trời, làm chủ được mọi tình thế để đánh thắng, và như thế, cũng là làm chủ được an toàn bay...
    Có nhiều người lái và thợ máy giỏi, có cả một tập thể đoàn kết, kỷ luật, say mê học tập và công tác, nên những năm ấy, trung đoàn 18 luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ cấp trên giao. Trong nhật ký vận chuyển của đơn vị còn ghi lại: Càng những năm sau, cường độ vận chuyển càng lớn. Có năm-như năm 1984, khối lượng chuyên chở gấp 6 lần cả hai năm 1979, 1980. Chỉ tính đến giữa năm 1984, toàn trung đoàn đã bay tới 31.298 lần chiếc cho nhiệm vụ vận chuyển, chở 147.487 người và 37.215 tấn hàng. Nhưng đấy chỉ là những chuyến bay chở người, chở hàng đơn giản, chiến đấu mới là nhiệm vụ trung tâm, hàng đầu của trung đoàn thời điểm này. Những năm ấy, ở biên giới tây nam, tàn quân nguỵ và Fulro còn ẩn náu, cướp phá; nghĩa vụ quốc tế trước nạn diệt chủng của bè lũ Pôn Pốt - Iêng-xa-ri trên đất Cam-pu-chia cũng được đặt ra cho quân đội ta, trong đó có trung đoàn 18. Muốn đánh thắng địch thì phải tập luyện. Nhiều anh em đã từng ?okhông chiến? với máy bay Mỹ khi chúng ra ném bom miền Bắc, song giờ đây, vẫn như phải học lại từ đầu cách sử dụng súng đạn, nhất là những vũ khí đặc thù trên máy bay vận tải, và đánh với kẻ thù dưới mặt đất... Tiếp đến là học từ ?ođộng tác chiến đấu cá nhân? nhỏ lẻ, đến tác chiến trong đội hình đông, cường độ lớn, với nhiều cách đánh, trên nhiều địa hình và tình huống phức tạp. Ngày ấy, nhiều cán bộ ở Bộ Tổng tham mưu và Bộ tư lệnh Quân chủng Không quân luôn có mặt ở trung đoàn. Các anh hướng dẫn luyện tập cơ bản, rồi tổ chức các đợt diễn tập theo phương án chiến đấu trên thực địa. 5 lần diễn tập, thì cả 5 lần trung đoàn đều đạt khá, giỏi. Những trận chiến đấu tiếp ngay sau đó. Trận đầu tiên, anh Nguyễn Xuân Hiển trực tiếp chỉ huy. Cũng như ở bộ binh, phải trinh sát nắm chắc địch, anh lên một chiếc máy bay bay tới trận địa. Từ trên cao, anh nhận rõ các mục tiêu nằm bên một con sông gấp khúc, rất nhiều mái lều mới dựng, và nhiều đường mòn từ các vạt rừng dồn lại, chứng tỏ địch tập trung ở đây khá đông-anh khẳng định vậy. Trở về căn cứ, sau khi phân tích địa hình, triển khai phương án tác chiến, anh nhận tiêu diệt mục tiêu 2, anh Nguyễn Thành Trung tiêu diệt mục tiêu 3. Ngay chiều hôm đó, 4 biên đội với 12 chiếc máy bay xuất kích. Anh dẫn 2 biên đội đầu, các biên đội sau do anh Minh, anh Ngữ phụ trách. Tới vùng địch thì một tình huống xảy ra: Bên một số mục tiêu có nhiều dân chúng đang đi qua và mây mù kéo đến che khuất vùng địch đóng. Anh vội truyền đi một mệnh lệnh: ?oBất kỳ giá nào cũng phải bảo đảm an toàn cho dân? và anh phải bay vòng lần thứ hai mới hạ lệnh được cho biên đội mình ?ophóng pháo?, còn biên đội của Tham mưu trưởng Nguyễn Hồng Sơn phải bay vòng lại lần thứ 3 mới đánh được. Anh lại gọi cho Nguyễn Thành Trung: ?oNếu dân vẫn chưa đi qua mục tiêu 3, thì quay sang đánh mục tiêu 1?. Một tiếng đáp lại: ?oAnh yên tâm? và Nguyễn Thành Trung kiên trì bay đến vòng thứ 4 thì diệt được mục tiêu 3 của địch khi đồng bào đã cách xa nơi bom nổ... Từ trận đầu đánh thắng, nhiều kíp chiến đấu sau đã xuất quân và hoàn thành tốt nhiệm vụ, mặc dầu cũng phải xử trí nhiều tình huống khác nhau, phải bay không có người bảo vệ, không có đội hình lớn, nhiều khi còn bay đêm, chỉ có một mình, đánh xong, lại tự xác định lấy đường về...
    Những năm ấy, thực hiện nghiêm túc chỉ thị ?oThu hồi, quản lý, sử dụng tốt các cơ sở vật chất kỹ thuật lấy được của địch? của Quân ủy Trung ương, trung đoàn 18 vận tải quân sự ?otrung đoàn tuổi 30-4? như bà con miền Nam thân thiết đặt cho - là như vậy. Niềm vui đất nước thống nhất, Bắc-Nam liền một dải, đã cho các anh sức mạnh đó. Sự nỗ lực này đã được Đảng, Nhà nước và Quân đội ghi công: Trung đoàn mới 4 tuổi, 28 tập thể và cá nhân đã được tặng thưởng huân chương Chiến công và tròn 10 tuổi, đã được phong tặng danh hiệu Đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

  3. kqndvn

    kqndvn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    1.117
    Đã được thích:
    0
    Lạc đề một tí, nhưng tôi không muốn mở ra một chủ đề mới. Muốn hỏi các bác chuyện sau có tin được không?
    Nguồn: Báo Quân đội Nhân dân
    Số 5: SÁNG MÃI PHẨM CHẤT BỘ ĐỘI *****

    Một ngày với dũng sĩ bắn rơi 32 máy bay Mỹ
    Nguyễn Toàn
    Hẹn mãi, hôm nay tôi mới bố trí được hẳn một ngày đi cùng anh Nguyễn Văn Xương lên thăm lại cơ quan cũ của anh: Lâm trường Lập Thạch, Vĩnh Phúc.
    Qua khu vực núi rừng ngút ngàn của Lập Thạch, anh Xương kể lại những tháng ngày gian nan xưa khi các gia đình công nhân lâm trường đối diện với bạt ngàn đồi núi trọc, cái đói, cái nghèo đeo đẳng mãi khiến cây rừng cứ mọc lên tí chút là bị ngay chính những công nhân ấy cùng những người dân ở đây chặt trộm để đổi lấy miếng cơm. Sự luẩn quẩn ấy tưởng bám riết làm cái lâm trường này không sao đi lên nổi. Nhà nước đổ tiền vào đây cũng đã nhiều, chính anh chị em công nhân đổ ra công lao cũng đã lắm, vậy mà đồi núi trọc vẫn cứ trơ trơ ra không sao mọc nổi thành rừng. Có lần, chuyên gia Thuỵ Điển đem giống cây bạch đàn mới về trồng thử, thuê hẳn công nhân rào dây thép gai vòng trong vòng ngoài, trông coi với giá 60 đồng/tháng, trong khi chúng tôi lương chỉ 52 đồng/tháng, vậy mà cây vẫn cứ bị chặt mất. Thật buồn vì ai cũng biết đó là do cái đói nghèo nó xui khiến.
    Anh cứ bồi hồi kể, tôi nghe, chuyện chưa đâu vào đâu thì chúng tôi đã tới gần trụ sở của lâm trường bộ. Chưa vào cơ quan ngay, anh rủ tôi tạt vào một nhà dân ngay ven đường. Vừa dựng xe ở sân, xăm xăm đi vào trong nhà thì gặp một chị tuổi trạc 60, vẻ phúc hậu, anh gọi:
    - Chị Lựu!
    Người phụ nữ bất giác quay ra, rồi chị kêu lên:
    - Ối! Chú Xương!
    Vậy rồi hai người chạy lại choàng tay ôm lấy nhau, nước mắt họ giàn giụa.
    - Khỏe không? Con cái thế nào? Cuộc sống ra sao? Mười bảy năm rồi còn gì?
    - Vâng! Em đây! Chị khỏe không? Cuộc sống hiện tại của chị thế nào?
    Những câu hỏi không dứt trong nỗi xúc động khôn nguôi của cả hai chị em đã từng công tác trong cùng một phòng kế toán-tài chính của lâm trường. Một lúc lâu, cơn xúc động chừng lắng xuống, chị cầm tay anh Xương quay ra giới thiệu với tôi:
    - Xin giới thiệu với em, tác giả của chính sách giao đất, giao rừng đầu tiên chính là chú Xương của tôi đây. Năm xưa, chính nhờ có cái đầu sáng tạo dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm của chú Xương áp dụng vào thực tế của đội mình mà đã cứu đói nhiều hộ gia đình công nhân, giúp họ vươn lên xoá đói giảm nghèo, làm giàu chính đáng bằng chính nghề trồng rừng của mình tại nơi đây đấy.
    - Chị quá khen, công lao chính là do các gia đình công nhân chịu khó lao động, siêng năng cần cù đấy chứ.
    - Đành là vậy, nhưng công lao đầu tiên và lớn nhất phải là của chú. Nay chú về quê rồi, nhưng mọi người ở đây vẫn không bao giờ quên chú đâu. Ngày ấy là kế toán trưởng, chính chị đã tháp tùng chú về đăng đàn diễn thuyết báo cáo điển hình về kế hoạch này của chú ở đây, tại hội nghị thi đua toàn ngành lâm nghiệp ở Phú Thọ, chú còn nhớ chứ?
    - Vâng, em nhớ.
    - Do bài diễn thuyết của chú cùng hiệu quả thiết thực ở đây mà toàn ngành đã chấp nhận phương cách làm ăn này, ngày nay mới có chính sách giao đất, giao rừng toàn quốc của Nhà nước. Chính nhờ sự mạnh bạo của chú ngày ấy, nên Lập Thạch mới có rừng cây trù phú ngút ngàn hôm nay.
    Bấy giờ chị chợt nhớ ra, tất tả đi pha cho mỗi anh em tôi một cốc nước chanh đường giải khát. Nhâm nhi từng ngụm nước chanh của chị Lựu, tôi vào đề:
    - Hôm nay em bố trí được một ngày nên đã ?obắt cóc? anh Xương kéo lên lâm trường nhằm báo cáo với các anh chị về chiến công bắn rơi 32 máy bay Mỹ của anh Xương năm 1968-1969 ở sư đoàn 7, quân đoàn 4, đồng thời xin xác nhận thành tích trồng rừng giai đoạn ở đây như chị vừa kể đấy ạ.
    - Ôi! 32 máy bay Mỹ, thật ngoài sức tưởng tượng của mọi người, có lẽ rất khó cho các chú vì sẽ không có ai dám tin là thật đâu, nếu không có chứng cứ xác thực. Chú Xương chưa bao giờ kể, sống với nhau hơn 10 năm mà giờ tôi mới biết đấy.
    Vậy là câu chuyện của chúng tôi quay về những tháng ngày gian nan, đánh vật với đồi núi trọc... Anh kể:
    ?oTôi nhớ, có lần, vợ ông Thuần xăm xăm lên tận trụ sở, gọi tôi ra mắng: ?oChú Xương đã ?oxui dại? gì ông Thuần nhà tôi mà để ông ấy bán hết cả ti-vi, giường, tủ, bàn, ghế... đi mua lạc giống đem lên đồi với chú. Chú làm gì thì làm, bắt đền chú đấy!?. Chả là trong kế hoạch em phổ biến cho phép công nhân tha hồ phát huy khả năng khai thác hết công suất sử dụng đất rừng cho đến khi cây khép tán không trồng tỉa được thì thôi. Làm như vậy, công nhân vừa có thu hoạch, cải thiện đời sống, cây lại được chăm bón và bảo vệ, không có ai chặt cây đem bán nữa. Vụ đó do đất mới rất tốt, nhà ông Thuần thu về hàng tấn lạc. Cuối vụ, ông bán lạc mua sắm lại đủ đồ đạc mà còn tốt hơn.
    Chị Lựu nói:
    - Các chú không tưởng tượng được đâu, thư thả rồi chị dẫn các chú đi thăm các gia đình, họ giàu lắm rồi, không riêng gì nhà chị đâu. Còn chiến công bắn rơi 32 máy bay Mỹ, người đâu mà kín tiếng quá thế!
    Tôi nói tóm tắt thành tích của anh Xương cho chị biết:
    - Cuộc đời lạ lắm, có những người sinh ra có lẽ để cho các cuộc thử thách khốc liệt, càng gian nan thì càng sáng chói. Anh Xương đây cũng nằm trong số những con người ấy. Từ ngày 14-8-1968, làm xạ thủ súng 12,7 ly số 2 (lấy đường bay), anh góp phần hạ 8 máy bay Mỹ. Từ 26-2-1969 đến 3-11-1969, làm xạ thủ số 1, anh bắn hạ 24 máy bay Mỹ, tổng cộng là 32 chiếc. Đáng kể nhất là trận đầu tiên là xạ thủ số 1, chỉ 40 phút anh bắn hạ được 5 máy bay Mỹ, trong đó có 17 viên đạn, hạ 4 chiếc. Chiến công này đã được đơn vị viết thư báo công gửi lên Bác Hồ.
    Suốt buổi nói chuyện, chị cứ cầm tay chú em Xương như là chỉ cần rời ra là anh lại biến đi mất như 17 năm ấy. Một lát, chị quay lại ngắm thật kỹ chú em yêu quý rồi nói:
    - Coi dạo này khá hơn xưa rồi, sau khi nghỉ mất sức về quê thì thế nào?
    - Em được nghỉ mất sức về quê từ tháng 1-1987, chi bộ tín nhiệm lại phải đứng ra làm bí thư chi bộ mấy khoá liền, cũng gian nan lắm chị ạ.
    Tôi nói xen:
    - Là bí thư chi bộ, anh Xương đã nghĩ ra và áp dụng thành công việc xây dựng khu dân cư trung tâm dịch vụ thương mại của xã, hiện đang phát triển tốt lắm chị ạ.
    - Ừ, người như chú Xương đi đến đâu cũng chỉ nghĩ cho lợi ích của nhân dân, của đất nước. Có điều, chú chẳng nghĩ cho bản thân mình thôi!

  4. kqndvn

    kqndvn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    1.117
    Đã được thích:
    0
    Lạc đề một tí, nhưng tôi không muốn mở ra một chủ đề mới. Muốn hỏi các bác chuyện sau có tin được không?
    Nguồn: Báo Quân đội Nhân dân
    Số 5: SÁNG MÃI PHẨM CHẤT BỘ ĐỘI *****

    Một ngày với dũng sĩ bắn rơi 32 máy bay Mỹ
    Nguyễn Toàn
    Hẹn mãi, hôm nay tôi mới bố trí được hẳn một ngày đi cùng anh Nguyễn Văn Xương lên thăm lại cơ quan cũ của anh: Lâm trường Lập Thạch, Vĩnh Phúc.
    Qua khu vực núi rừng ngút ngàn của Lập Thạch, anh Xương kể lại những tháng ngày gian nan xưa khi các gia đình công nhân lâm trường đối diện với bạt ngàn đồi núi trọc, cái đói, cái nghèo đeo đẳng mãi khiến cây rừng cứ mọc lên tí chút là bị ngay chính những công nhân ấy cùng những người dân ở đây chặt trộm để đổi lấy miếng cơm. Sự luẩn quẩn ấy tưởng bám riết làm cái lâm trường này không sao đi lên nổi. Nhà nước đổ tiền vào đây cũng đã nhiều, chính anh chị em công nhân đổ ra công lao cũng đã lắm, vậy mà đồi núi trọc vẫn cứ trơ trơ ra không sao mọc nổi thành rừng. Có lần, chuyên gia Thuỵ Điển đem giống cây bạch đàn mới về trồng thử, thuê hẳn công nhân rào dây thép gai vòng trong vòng ngoài, trông coi với giá 60 đồng/tháng, trong khi chúng tôi lương chỉ 52 đồng/tháng, vậy mà cây vẫn cứ bị chặt mất. Thật buồn vì ai cũng biết đó là do cái đói nghèo nó xui khiến.
    Anh cứ bồi hồi kể, tôi nghe, chuyện chưa đâu vào đâu thì chúng tôi đã tới gần trụ sở của lâm trường bộ. Chưa vào cơ quan ngay, anh rủ tôi tạt vào một nhà dân ngay ven đường. Vừa dựng xe ở sân, xăm xăm đi vào trong nhà thì gặp một chị tuổi trạc 60, vẻ phúc hậu, anh gọi:
    - Chị Lựu!
    Người phụ nữ bất giác quay ra, rồi chị kêu lên:
    - Ối! Chú Xương!
    Vậy rồi hai người chạy lại choàng tay ôm lấy nhau, nước mắt họ giàn giụa.
    - Khỏe không? Con cái thế nào? Cuộc sống ra sao? Mười bảy năm rồi còn gì?
    - Vâng! Em đây! Chị khỏe không? Cuộc sống hiện tại của chị thế nào?
    Những câu hỏi không dứt trong nỗi xúc động khôn nguôi của cả hai chị em đã từng công tác trong cùng một phòng kế toán-tài chính của lâm trường. Một lúc lâu, cơn xúc động chừng lắng xuống, chị cầm tay anh Xương quay ra giới thiệu với tôi:
    - Xin giới thiệu với em, tác giả của chính sách giao đất, giao rừng đầu tiên chính là chú Xương của tôi đây. Năm xưa, chính nhờ có cái đầu sáng tạo dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm của chú Xương áp dụng vào thực tế của đội mình mà đã cứu đói nhiều hộ gia đình công nhân, giúp họ vươn lên xoá đói giảm nghèo, làm giàu chính đáng bằng chính nghề trồng rừng của mình tại nơi đây đấy.
    - Chị quá khen, công lao chính là do các gia đình công nhân chịu khó lao động, siêng năng cần cù đấy chứ.
    - Đành là vậy, nhưng công lao đầu tiên và lớn nhất phải là của chú. Nay chú về quê rồi, nhưng mọi người ở đây vẫn không bao giờ quên chú đâu. Ngày ấy là kế toán trưởng, chính chị đã tháp tùng chú về đăng đàn diễn thuyết báo cáo điển hình về kế hoạch này của chú ở đây, tại hội nghị thi đua toàn ngành lâm nghiệp ở Phú Thọ, chú còn nhớ chứ?
    - Vâng, em nhớ.
    - Do bài diễn thuyết của chú cùng hiệu quả thiết thực ở đây mà toàn ngành đã chấp nhận phương cách làm ăn này, ngày nay mới có chính sách giao đất, giao rừng toàn quốc của Nhà nước. Chính nhờ sự mạnh bạo của chú ngày ấy, nên Lập Thạch mới có rừng cây trù phú ngút ngàn hôm nay.
    Bấy giờ chị chợt nhớ ra, tất tả đi pha cho mỗi anh em tôi một cốc nước chanh đường giải khát. Nhâm nhi từng ngụm nước chanh của chị Lựu, tôi vào đề:
    - Hôm nay em bố trí được một ngày nên đã ?obắt cóc? anh Xương kéo lên lâm trường nhằm báo cáo với các anh chị về chiến công bắn rơi 32 máy bay Mỹ của anh Xương năm 1968-1969 ở sư đoàn 7, quân đoàn 4, đồng thời xin xác nhận thành tích trồng rừng giai đoạn ở đây như chị vừa kể đấy ạ.
    - Ôi! 32 máy bay Mỹ, thật ngoài sức tưởng tượng của mọi người, có lẽ rất khó cho các chú vì sẽ không có ai dám tin là thật đâu, nếu không có chứng cứ xác thực. Chú Xương chưa bao giờ kể, sống với nhau hơn 10 năm mà giờ tôi mới biết đấy.
    Vậy là câu chuyện của chúng tôi quay về những tháng ngày gian nan, đánh vật với đồi núi trọc... Anh kể:
    ?oTôi nhớ, có lần, vợ ông Thuần xăm xăm lên tận trụ sở, gọi tôi ra mắng: ?oChú Xương đã ?oxui dại? gì ông Thuần nhà tôi mà để ông ấy bán hết cả ti-vi, giường, tủ, bàn, ghế... đi mua lạc giống đem lên đồi với chú. Chú làm gì thì làm, bắt đền chú đấy!?. Chả là trong kế hoạch em phổ biến cho phép công nhân tha hồ phát huy khả năng khai thác hết công suất sử dụng đất rừng cho đến khi cây khép tán không trồng tỉa được thì thôi. Làm như vậy, công nhân vừa có thu hoạch, cải thiện đời sống, cây lại được chăm bón và bảo vệ, không có ai chặt cây đem bán nữa. Vụ đó do đất mới rất tốt, nhà ông Thuần thu về hàng tấn lạc. Cuối vụ, ông bán lạc mua sắm lại đủ đồ đạc mà còn tốt hơn.
    Chị Lựu nói:
    - Các chú không tưởng tượng được đâu, thư thả rồi chị dẫn các chú đi thăm các gia đình, họ giàu lắm rồi, không riêng gì nhà chị đâu. Còn chiến công bắn rơi 32 máy bay Mỹ, người đâu mà kín tiếng quá thế!
    Tôi nói tóm tắt thành tích của anh Xương cho chị biết:
    - Cuộc đời lạ lắm, có những người sinh ra có lẽ để cho các cuộc thử thách khốc liệt, càng gian nan thì càng sáng chói. Anh Xương đây cũng nằm trong số những con người ấy. Từ ngày 14-8-1968, làm xạ thủ súng 12,7 ly số 2 (lấy đường bay), anh góp phần hạ 8 máy bay Mỹ. Từ 26-2-1969 đến 3-11-1969, làm xạ thủ số 1, anh bắn hạ 24 máy bay Mỹ, tổng cộng là 32 chiếc. Đáng kể nhất là trận đầu tiên là xạ thủ số 1, chỉ 40 phút anh bắn hạ được 5 máy bay Mỹ, trong đó có 17 viên đạn, hạ 4 chiếc. Chiến công này đã được đơn vị viết thư báo công gửi lên Bác Hồ.
    Suốt buổi nói chuyện, chị cứ cầm tay chú em Xương như là chỉ cần rời ra là anh lại biến đi mất như 17 năm ấy. Một lát, chị quay lại ngắm thật kỹ chú em yêu quý rồi nói:
    - Coi dạo này khá hơn xưa rồi, sau khi nghỉ mất sức về quê thì thế nào?
    - Em được nghỉ mất sức về quê từ tháng 1-1987, chi bộ tín nhiệm lại phải đứng ra làm bí thư chi bộ mấy khoá liền, cũng gian nan lắm chị ạ.
    Tôi nói xen:
    - Là bí thư chi bộ, anh Xương đã nghĩ ra và áp dụng thành công việc xây dựng khu dân cư trung tâm dịch vụ thương mại của xã, hiện đang phát triển tốt lắm chị ạ.
    - Ừ, người như chú Xương đi đến đâu cũng chỉ nghĩ cho lợi ích của nhân dân, của đất nước. Có điều, chú chẳng nghĩ cho bản thân mình thôi!

  5. kqndvn

    kqndvn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    1.117
    Đã được thích:
    0
    Viết tiếp chuyện phi công Lê Hải nhử máy bay Mỹ cho phi công Lê Hùng bắn rơi.
    Chàng phi công Hà Nội qua ký ức một cựu binh Mỹ
    10/11/2004 07:57

    Các phi công trẻ sau giờ trực chiến

    J. Clower, thiếu tá Hải quân Mỹ, từng phục vụ trên Hàng không mẫu hạm Enterprise năm 1967 và đại úy G. Estes trong chuyến thăm TP HCM năm 2000 có hứa sẽ cho tôi tư liệu về trận không chiến ngày 19-11-1967 tại vùng trời Kiến An - Hải Phòng. Năm 2001, ông gửi cho tôi tư liệu trận đánh đó theo trí nhớ và những gì mình biết được thông qua những tài liệu lưu trữ chính thức đã được công khai tại Mỹ. Tất nhiên, về phía tôi, trận đánh đó liên quan đến một phi công đó là Nguyễn Phi Hùng trong biên đội Mig-17 cùng Hồ Văn Quỳ, Lê Hải và Nguyễn Đình Phúc.

    Nguyễn Phi Hùng người Hà Nội chính gốc, đẹp trai, cao lớn. Anh thuộc dạng người ít nói. Tốt nghiệp phổ thông trường Chu Văn An, Hà Nội, có giấy gọi vào đại học, nhưng anh nhập ngũ vào lực lượng không quân. Là một học viên bay thuộc lớp bay phản lực đầu tiên do chúng ta tự đào tạo. Năm 1967 ra trường, được bổ sung về đơn vị chiến đấu, anh là lớp phi công mới, trẻ trung cùng với lớp phi công đàn anh dày dạn chiến trận của Không quân nhân dân Việt Nam.

    Ngày ấy Clower cùng ngồi trên một chiếc F-4B với Estes. Ông là phi công chính, còn Estes là hoa tiêu ngồi ở phía sau, cũng là người điều khiển vũ khí. Điều Clower cùng với Estes muốn tìm hiểu chính là ai đã bắn rơi họ ?

    Tôi giở tấm bản đồ miền Bắc tỷ lệ 1/500.000 hỏi: Ông bị bắn rơi ở đâu?
    Mặc dù đã trên 30 năm, nhưng dường như không sao quên được, Clower chỉ vào huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng bây giờ.

    Ngày hôm trước 8 giờ 30, thiếu tá J. Clauger chỉ huy một liên đội cường kích 12 chiếc A4 trên tàu Ranger, ném bom oanh tạc sân bay Kiến An. Clower đã được xem không ảnh... sân bay gần như tan hoang. Đoạn đường băng ở phía Tây bị cắt đôi, những hố bom sâu hoắm, đất đá ngổn ngang. Các chuyên gia hàng đầu của Hải quân cho rằng, giỏi lắm phải mất 3 ngày Bắc Việt Nam mới sửa xong.

    6 giờ 30 ngày 19-11-1967, tức là chỉ sau 22 giờ sân bay Kiến An bị ném bom, biên đội Mig-17 do Hồ Văn Quỳ chỉ huy cùng với Lê Hải, Nguyễn Đình Phúc và Nguyễn Phi Hùng hạ cánh nhẹ nhàng xuống sân bay Kiến An? Như vậy, chỉ sau một đêm, hàng trăm dân làng và công binh không quân đã sửa gấp sân bay một cách tài tình.

    9 giờ 30 phút, chiếc F-4B mang số hiệu 1438 NAVY do Clower và Estes lái được đặt vào băng chuyền động xuất phát. Sau đó 20 phút toàn bộ 24 chiếc máy bay mang bom, 16 chiếc tiêm kích trong đội hình ?omật tập? của Mỹ đã tập hợp xong.
    10 giờ, biên đội Mig-17 của không quân ta cất cánh. Biên đội được lệnh bay thẳng ra Đồ Sơn, tạo thế rồi bất ngờ lao vào đội hình phi cơ oanh tạc của Mỹ từ hướng biển.

    Clower bỗng thấy bốn chiếc Mig-17 từ phía Bắc lao đến. Những chiếc A4 hoảng loạn vứt bom xuống ven biển, tháo chạy.

    Bấy giờ 4 chiếc Mig-17 hình thành thế đan xen với tốp F4 của chúng tôi tạo thành những vòng tròn lệch tâm, kéo những chiếc F-4B về gần sân bay phát huy thế mạnh cơ động ngang của Mig-17, ghìm buộc chúng tôi phải xuống thấp. Cuộc không chiến diễn ra hết sức ác liệt.

    Clower nhắc Estes ?ochuẩn bị phóng tên lửa?. Estes đã cho 2 chiếc Mig vào rađa ngắm. Ngón tay phải của Estes đã để vào nút đỏ, chỉ chờ Clower ra lệnh? nhưng Clower thấy từ bên dưới, 1 chiếc Mig-17 nhằm thẳng vào máy bay của mình lao tới rất nhanh? Clower trợn mắt, kéo cần lái, theo phản xạ ép sang trái, lượn vòng né tránh?

    Chỉ đợi có vậy. Chớp thời cơ, Nguyễn Phi Hùng người lái chiếc Mig-17, ép chiếc F-4B vào góc trong, đưa vào vòng ngắm, anh bóp cò, loạt đạn rất chính xác, chiếc F4 bùng cháy?

    Bị đòn đau, mất tên chỉ huy, tốp F4 rối loạn rút lui. Thời cơ thuận lợi, Quỳ và Hải hạ liền hai chiếc F-4B trong chưa đầy nửa phút. Nhân dân Kiến An và sân bay Kiến An tận mắt nhìn thấy những chiếc phản lực Mỹ rơi hết chiếc này đến chiếc khác trên vùng trời Hải Phòng. Trận này ta bắn rơi 3 máy bay giặc.

    Nguyễn Phi Hùng lúc đó mới có hơn 200 giờ bay. Còn Clower, thiếu tá - người hùng của Hạm đội 7 có tới 3600 giờ bay, lái chiếc F-4B là loại máy bay hiện đại nhất của Mỹ lúc đó. Clower và hai chiếc F-4B khác đã phơi xác trên thành phố Cảng. Nguyễn Phi Hùng hạ Clower lúc anh mới ngoài 20 tuổi, đó là chiếc phản lực Mỹ thứ 3 bị anh bắn rơi. Chiếc thứ tư là chiếc F-105 vào ngày 19-12-1967 và chiếc thứ năm là chiếc F-8E ngày 9-7-1968 trên vùng trời Nghệ An quê Bác?

    Nguyễn Phi Hùng - người con trai của thủ đô, một phi công tài hoa đã bắn rơi năm máy bay Mỹ. Tháng 12-1995 anh được Nhà nước ta tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

    Cuộc chiến ở Việt Nam đã lùi xa trong quá khứ, nhưng đối với Clower và biết bao tướng lĩnh, binh sĩ Hoa Kỳ, ký ức về những cuộc giao tranh ác liệt đã trở thành kỷ niệm mang theo suốt cuộc đời. Cũng như Clower và biết bao cựu chiến binh Mỹ còn sống đến hôm nay, điều làm họ ngạc nhiên đến bàng hoàng là mình đã bị bắn hạ và thua cuộc bởi những người lính Việt Nam cực kỳ trẻ tuổi, trong đó có những chàng trai Hà Nội mà Nguyễn Phi Hùng chỉ là một trong trăm ngàn số họ.


  6. kqndvn

    kqndvn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    1.117
    Đã được thích:
    0
    Viết tiếp chuyện phi công Lê Hải nhử máy bay Mỹ cho phi công Lê Hùng bắn rơi.
    Chàng phi công Hà Nội qua ký ức một cựu binh Mỹ
    10/11/2004 07:57

    Các phi công trẻ sau giờ trực chiến

    J. Clower, thiếu tá Hải quân Mỹ, từng phục vụ trên Hàng không mẫu hạm Enterprise năm 1967 và đại úy G. Estes trong chuyến thăm TP HCM năm 2000 có hứa sẽ cho tôi tư liệu về trận không chiến ngày 19-11-1967 tại vùng trời Kiến An - Hải Phòng. Năm 2001, ông gửi cho tôi tư liệu trận đánh đó theo trí nhớ và những gì mình biết được thông qua những tài liệu lưu trữ chính thức đã được công khai tại Mỹ. Tất nhiên, về phía tôi, trận đánh đó liên quan đến một phi công đó là Nguyễn Phi Hùng trong biên đội Mig-17 cùng Hồ Văn Quỳ, Lê Hải và Nguyễn Đình Phúc.

    Nguyễn Phi Hùng người Hà Nội chính gốc, đẹp trai, cao lớn. Anh thuộc dạng người ít nói. Tốt nghiệp phổ thông trường Chu Văn An, Hà Nội, có giấy gọi vào đại học, nhưng anh nhập ngũ vào lực lượng không quân. Là một học viên bay thuộc lớp bay phản lực đầu tiên do chúng ta tự đào tạo. Năm 1967 ra trường, được bổ sung về đơn vị chiến đấu, anh là lớp phi công mới, trẻ trung cùng với lớp phi công đàn anh dày dạn chiến trận của Không quân nhân dân Việt Nam.

    Ngày ấy Clower cùng ngồi trên một chiếc F-4B với Estes. Ông là phi công chính, còn Estes là hoa tiêu ngồi ở phía sau, cũng là người điều khiển vũ khí. Điều Clower cùng với Estes muốn tìm hiểu chính là ai đã bắn rơi họ ?

    Tôi giở tấm bản đồ miền Bắc tỷ lệ 1/500.000 hỏi: Ông bị bắn rơi ở đâu?
    Mặc dù đã trên 30 năm, nhưng dường như không sao quên được, Clower chỉ vào huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng bây giờ.

    Ngày hôm trước 8 giờ 30, thiếu tá J. Clauger chỉ huy một liên đội cường kích 12 chiếc A4 trên tàu Ranger, ném bom oanh tạc sân bay Kiến An. Clower đã được xem không ảnh... sân bay gần như tan hoang. Đoạn đường băng ở phía Tây bị cắt đôi, những hố bom sâu hoắm, đất đá ngổn ngang. Các chuyên gia hàng đầu của Hải quân cho rằng, giỏi lắm phải mất 3 ngày Bắc Việt Nam mới sửa xong.

    6 giờ 30 ngày 19-11-1967, tức là chỉ sau 22 giờ sân bay Kiến An bị ném bom, biên đội Mig-17 do Hồ Văn Quỳ chỉ huy cùng với Lê Hải, Nguyễn Đình Phúc và Nguyễn Phi Hùng hạ cánh nhẹ nhàng xuống sân bay Kiến An? Như vậy, chỉ sau một đêm, hàng trăm dân làng và công binh không quân đã sửa gấp sân bay một cách tài tình.

    9 giờ 30 phút, chiếc F-4B mang số hiệu 1438 NAVY do Clower và Estes lái được đặt vào băng chuyền động xuất phát. Sau đó 20 phút toàn bộ 24 chiếc máy bay mang bom, 16 chiếc tiêm kích trong đội hình ?omật tập? của Mỹ đã tập hợp xong.
    10 giờ, biên đội Mig-17 của không quân ta cất cánh. Biên đội được lệnh bay thẳng ra Đồ Sơn, tạo thế rồi bất ngờ lao vào đội hình phi cơ oanh tạc của Mỹ từ hướng biển.

    Clower bỗng thấy bốn chiếc Mig-17 từ phía Bắc lao đến. Những chiếc A4 hoảng loạn vứt bom xuống ven biển, tháo chạy.

    Bấy giờ 4 chiếc Mig-17 hình thành thế đan xen với tốp F4 của chúng tôi tạo thành những vòng tròn lệch tâm, kéo những chiếc F-4B về gần sân bay phát huy thế mạnh cơ động ngang của Mig-17, ghìm buộc chúng tôi phải xuống thấp. Cuộc không chiến diễn ra hết sức ác liệt.

    Clower nhắc Estes ?ochuẩn bị phóng tên lửa?. Estes đã cho 2 chiếc Mig vào rađa ngắm. Ngón tay phải của Estes đã để vào nút đỏ, chỉ chờ Clower ra lệnh? nhưng Clower thấy từ bên dưới, 1 chiếc Mig-17 nhằm thẳng vào máy bay của mình lao tới rất nhanh? Clower trợn mắt, kéo cần lái, theo phản xạ ép sang trái, lượn vòng né tránh?

    Chỉ đợi có vậy. Chớp thời cơ, Nguyễn Phi Hùng người lái chiếc Mig-17, ép chiếc F-4B vào góc trong, đưa vào vòng ngắm, anh bóp cò, loạt đạn rất chính xác, chiếc F4 bùng cháy?

    Bị đòn đau, mất tên chỉ huy, tốp F4 rối loạn rút lui. Thời cơ thuận lợi, Quỳ và Hải hạ liền hai chiếc F-4B trong chưa đầy nửa phút. Nhân dân Kiến An và sân bay Kiến An tận mắt nhìn thấy những chiếc phản lực Mỹ rơi hết chiếc này đến chiếc khác trên vùng trời Hải Phòng. Trận này ta bắn rơi 3 máy bay giặc.

    Nguyễn Phi Hùng lúc đó mới có hơn 200 giờ bay. Còn Clower, thiếu tá - người hùng của Hạm đội 7 có tới 3600 giờ bay, lái chiếc F-4B là loại máy bay hiện đại nhất của Mỹ lúc đó. Clower và hai chiếc F-4B khác đã phơi xác trên thành phố Cảng. Nguyễn Phi Hùng hạ Clower lúc anh mới ngoài 20 tuổi, đó là chiếc phản lực Mỹ thứ 3 bị anh bắn rơi. Chiếc thứ tư là chiếc F-105 vào ngày 19-12-1967 và chiếc thứ năm là chiếc F-8E ngày 9-7-1968 trên vùng trời Nghệ An quê Bác?

    Nguyễn Phi Hùng - người con trai của thủ đô, một phi công tài hoa đã bắn rơi năm máy bay Mỹ. Tháng 12-1995 anh được Nhà nước ta tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

    Cuộc chiến ở Việt Nam đã lùi xa trong quá khứ, nhưng đối với Clower và biết bao tướng lĩnh, binh sĩ Hoa Kỳ, ký ức về những cuộc giao tranh ác liệt đã trở thành kỷ niệm mang theo suốt cuộc đời. Cũng như Clower và biết bao cựu chiến binh Mỹ còn sống đến hôm nay, điều làm họ ngạc nhiên đến bàng hoàng là mình đã bị bắn hạ và thua cuộc bởi những người lính Việt Nam cực kỳ trẻ tuổi, trong đó có những chàng trai Hà Nội mà Nguyễn Phi Hùng chỉ là một trong trăm ngàn số họ.


  7. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Trở lại vụ cãi nhau chút.
    Điều đầu tiên cho cảm giác ảnh giả, sau đó kích thích người xem xem kỹ hơn, là ảnh hoành tráng của vụ nổ. Vụ nổ đạn trong thực tế thường xấu và tối, thông thường là những mảnh máy bay bắn tung toé, nhưng đây lại là một vụ nổ phát sáng, ở ngoài máy bay. Có bác bảo đó là đạn trúng thùng dầu phụ, cháy xăng. Thật ra, trên không, đám cháy xăng cũng tối, chỉ ở chỗ nào các bộ phận máy bay chắn được gió xăng mới cháy, còn đâu là khói tối om, do không khí mạnh thổi bạt hết lửa, tức là ra ngoài vùng chắn gió của các bộ phận trong máy bay, lửa hoàn toàn tắt. Các bác phản đối ảnh giả cũng không thể giải thích được chuyện vết nổ đó là đạn, vì đạn 20mm và 30mm hồi đó, dù kỹ thuật có cao như Mỹ, cũng không thể đưa ngòi nổ cảm ứng radio vào.
    Em đã lấy ví dụ ở Bắc Giang, 2 MIG-17 đi tuần bị tấn công bất ngờ, hoàn toàn không biết gì. Nhưng không phải là F-105 và không phải đạn súng đối không. 2 MIG bị bắn bằng tên lửa, rất nhiều tên lửa, một chiếc bị bắn trúng đến 6 quả. F-105 không bao giờ chủ động tấn công, vì trong đội bay, khi VNAF chưa phát hiện ra địch đến khu vực (mặt đất chưa bị ném bom) thì F-105 mang bom nặng. Việc tấn công dành cho các F-8 hay F-4 (F-8 là máy bay cuối cùng được thiết kế chuyên dùng súng, sau đó được cải tiến dùng tên lửa tầm nhiệt, F-4 là máy bay hiện đại bậc nhất hồi đó, được thiết kế để dùng tên lửa tầm nhiệt và tên lửa điều khiển radar). Bác kqndvn cho dẫn chứng rõ ràng, F-105 đã gây ra vụ này bằng súng:
    http://www.wpafb.af.mil/museum/history/vietnam/469th/p23.htm
    Bắc giang là vụ bị tấn công bất ngờ đầu tiên, sau đó, nhiều vụ MIG bị tấn công bất ngờ nhất, cả MIG-21 và MIG-17, khi các F-4 phục kích ở độ cao thấp gần căn cứ MIG. Nhưng bao giờ trong những vụ đó, MIG cũng bị hạ bởi tên lửa. Đơn giản là, các F chỉ dùng súng khi bắt buộc, còn khi lợi thế, tội gì họ không dùng tên lửa.
    Sau này, có bác cho rằng, đoạn phim trên là quay từ F-8, vậy sự thật ở đâu????
    Khi MIG đổi hướng, nó phải sử dụng các cánh đuôi. Còn khi MIG muốn lệch đường bay (ít đổi hướng), nó mới sử dụng các cánh phụ trên cánh, khi đó, máy bay hạ độ cao, rơi chéo về hướng lưng, nhưng trục máy bay ít đổi hướng. Điều này, đúng như một bác gì đã nói, được sử dụng để đưa máy bay đúng đường hạ cánh. Tỷ số lực nâng của máy bay chiến đấu hồi đó cũng chưa đạt đến 1:1. Các máy bay có thể nghiêng cánh mà đổi hướng được, là các máy bay có tỷ lệ chiều dài / sải cánh nhỏ và cánh đuôi đứng bé hay hoàn toàn không có. Đó là các FW như B-2, B-49 là những tác phẩm của Northrop, HO-10 của Horten, TU-180 của Nga. Khi chúng nghiêng cánh, hướng trục quay theo. Ngay cả trong đoạn phim trên, cả các cánh phụ cũng không thấy hoạt động.
    Một đoạn phim 1 giây, có khoảng 25-50 ảnh, việc chế tạo ra hoàn toàn không khó, kể cả kỹ xảo thời chưa có vi tính, các nhà làm phim cũng chỉ cần mất một buổi.
    Trong các dẫn chứng của Bác kqndvn, vụ Bắc Giang cũng được cho là của F-105.
    http://www.wpafb.af.mil/museum/history/vietnam/469th/p11.htm
    Ảnh MIG rơi trong trận đó:
    [​IMG]
    Đây là những ngày tháng đầu tiên VNAF xuất trận, với một trung đoàn khoảng 30 chiếc MIG-15 và MIG-17. Việc bắn rơi F-8, F-105 và F-4 đều là các máy bay sản xuất sau MIG-17, đặc biệt F-4 là máy bay vừa hiện đại vừa đắt tiền đã gây chấn động. Trận Bắc Giang là một trong những trận đầu tiên, là trận đầu tiên Mỹ thắng lợi hoàn toàn, do đó, họ thiếu phim quảng cáo và các bảo tàng sử dụng những thước phim mông má lại từ những trận đánh khác là dễ hiểu.
    Ngay cả trong thời hiện đại, chiến tranh vùng vịnh lần 2, thế kỷ 21. Các trang WEB của Mỹ cũng cố ý hay vô tình có nhiều nhầm lẫn. NHư hai ảnh đặt cạnh nhau, họ đã nhầm vết đạn của thanh xuyên DU sang vết đạn HEAT và ngược lại-có dịp trở lại vấn đề này sau.
  8. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Trở lại vụ cãi nhau chút.
    Điều đầu tiên cho cảm giác ảnh giả, sau đó kích thích người xem xem kỹ hơn, là ảnh hoành tráng của vụ nổ. Vụ nổ đạn trong thực tế thường xấu và tối, thông thường là những mảnh máy bay bắn tung toé, nhưng đây lại là một vụ nổ phát sáng, ở ngoài máy bay. Có bác bảo đó là đạn trúng thùng dầu phụ, cháy xăng. Thật ra, trên không, đám cháy xăng cũng tối, chỉ ở chỗ nào các bộ phận máy bay chắn được gió xăng mới cháy, còn đâu là khói tối om, do không khí mạnh thổi bạt hết lửa, tức là ra ngoài vùng chắn gió của các bộ phận trong máy bay, lửa hoàn toàn tắt. Các bác phản đối ảnh giả cũng không thể giải thích được chuyện vết nổ đó là đạn, vì đạn 20mm và 30mm hồi đó, dù kỹ thuật có cao như Mỹ, cũng không thể đưa ngòi nổ cảm ứng radio vào.
    Em đã lấy ví dụ ở Bắc Giang, 2 MIG-17 đi tuần bị tấn công bất ngờ, hoàn toàn không biết gì. Nhưng không phải là F-105 và không phải đạn súng đối không. 2 MIG bị bắn bằng tên lửa, rất nhiều tên lửa, một chiếc bị bắn trúng đến 6 quả. F-105 không bao giờ chủ động tấn công, vì trong đội bay, khi VNAF chưa phát hiện ra địch đến khu vực (mặt đất chưa bị ném bom) thì F-105 mang bom nặng. Việc tấn công dành cho các F-8 hay F-4 (F-8 là máy bay cuối cùng được thiết kế chuyên dùng súng, sau đó được cải tiến dùng tên lửa tầm nhiệt, F-4 là máy bay hiện đại bậc nhất hồi đó, được thiết kế để dùng tên lửa tầm nhiệt và tên lửa điều khiển radar). Bác kqndvn cho dẫn chứng rõ ràng, F-105 đã gây ra vụ này bằng súng:
    http://www.wpafb.af.mil/museum/history/vietnam/469th/p23.htm
    Bắc giang là vụ bị tấn công bất ngờ đầu tiên, sau đó, nhiều vụ MIG bị tấn công bất ngờ nhất, cả MIG-21 và MIG-17, khi các F-4 phục kích ở độ cao thấp gần căn cứ MIG. Nhưng bao giờ trong những vụ đó, MIG cũng bị hạ bởi tên lửa. Đơn giản là, các F chỉ dùng súng khi bắt buộc, còn khi lợi thế, tội gì họ không dùng tên lửa.
    Sau này, có bác cho rằng, đoạn phim trên là quay từ F-8, vậy sự thật ở đâu????
    Khi MIG đổi hướng, nó phải sử dụng các cánh đuôi. Còn khi MIG muốn lệch đường bay (ít đổi hướng), nó mới sử dụng các cánh phụ trên cánh, khi đó, máy bay hạ độ cao, rơi chéo về hướng lưng, nhưng trục máy bay ít đổi hướng. Điều này, đúng như một bác gì đã nói, được sử dụng để đưa máy bay đúng đường hạ cánh. Tỷ số lực nâng của máy bay chiến đấu hồi đó cũng chưa đạt đến 1:1. Các máy bay có thể nghiêng cánh mà đổi hướng được, là các máy bay có tỷ lệ chiều dài / sải cánh nhỏ và cánh đuôi đứng bé hay hoàn toàn không có. Đó là các FW như B-2, B-49 là những tác phẩm của Northrop, HO-10 của Horten, TU-180 của Nga. Khi chúng nghiêng cánh, hướng trục quay theo. Ngay cả trong đoạn phim trên, cả các cánh phụ cũng không thấy hoạt động.
    Một đoạn phim 1 giây, có khoảng 25-50 ảnh, việc chế tạo ra hoàn toàn không khó, kể cả kỹ xảo thời chưa có vi tính, các nhà làm phim cũng chỉ cần mất một buổi.
    Trong các dẫn chứng của Bác kqndvn, vụ Bắc Giang cũng được cho là của F-105.
    http://www.wpafb.af.mil/museum/history/vietnam/469th/p11.htm
    Ảnh MIG rơi trong trận đó:
    [​IMG]
    Đây là những ngày tháng đầu tiên VNAF xuất trận, với một trung đoàn khoảng 30 chiếc MIG-15 và MIG-17. Việc bắn rơi F-8, F-105 và F-4 đều là các máy bay sản xuất sau MIG-17, đặc biệt F-4 là máy bay vừa hiện đại vừa đắt tiền đã gây chấn động. Trận Bắc Giang là một trong những trận đầu tiên, là trận đầu tiên Mỹ thắng lợi hoàn toàn, do đó, họ thiếu phim quảng cáo và các bảo tàng sử dụng những thước phim mông má lại từ những trận đánh khác là dễ hiểu.
    Ngay cả trong thời hiện đại, chiến tranh vùng vịnh lần 2, thế kỷ 21. Các trang WEB của Mỹ cũng cố ý hay vô tình có nhiều nhầm lẫn. NHư hai ảnh đặt cạnh nhau, họ đã nhầm vết đạn của thanh xuyên DU sang vết đạn HEAT và ngược lại-có dịp trở lại vấn đề này sau.
  9. 929rr

    929rr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/12/2004
    Bài viết:
    1.158
    Đã được thích:
    0
    Rudder dùng đệ làm cho mủi của máy đi theo 1 vòng tròn (coordinate turn) chứ rudder không quẹo được (quẹo vài độ thì ok trong lúc 2 tai đang bận coi bản đồ).
  10. 929rr

    929rr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/12/2004
    Bài viết:
    1.158
    Đã được thích:
    0
    Rudder dùng đệ làm cho mủi của máy đi theo 1 vòng tròn (coordinate turn) chứ rudder không quẹo được (quẹo vài độ thì ok trong lúc 2 tai đang bận coi bản đồ).

Chia sẻ trang này