1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Phi công tiêm kích

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi homoeternus, 09/01/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. kizz_kid

    kizz_kid Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/10/2004
    Bài viết:
    60
    Đã được thích:
    0
    Bác 929 đi hơi chuyên sâu rồi, :D. Nếu nói cho hết tính năng của rudder thì chắc phải lập hẳn một chuyên mục về các thiết bị điều khiển của máy bay quá, tôi nghĩ mình nên đưa ra các khái niệm chung và cơ bản cho bà con dễ nhớ và dễ hiểu. Tham gia tranh luận thì cần hiểu sâu và rõ, còn người khán thính thì cũng cẫn hiểu đôi chút để còn hiểu là mọi người đang nói về cái gì, :D Bác cung cấp chi tiết quá thì bà con lại càng thêm "lăn tăn". Nhưng dù sao thi tôi cũng ủng hộ lòng nhiệt tình của 929, mà hình như bác đang bay thì phải, thấy nói đến coord turn nhiều quá. Bác bên quân sự à ?
  2. kizz_kid

    kizz_kid Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/10/2004
    Bài viết:
    60
    Đã được thích:
    0
    Bác 929 đi hơi chuyên sâu rồi, :D. Nếu nói cho hết tính năng của rudder thì chắc phải lập hẳn một chuyên mục về các thiết bị điều khiển của máy bay quá, tôi nghĩ mình nên đưa ra các khái niệm chung và cơ bản cho bà con dễ nhớ và dễ hiểu. Tham gia tranh luận thì cần hiểu sâu và rõ, còn người khán thính thì cũng cẫn hiểu đôi chút để còn hiểu là mọi người đang nói về cái gì, :D Bác cung cấp chi tiết quá thì bà con lại càng thêm "lăn tăn". Nhưng dù sao thi tôi cũng ủng hộ lòng nhiệt tình của 929, mà hình như bác đang bay thì phải, thấy nói đến coord turn nhiều quá. Bác bên quân sự à ?
  3. Rockerfeller_III

    Rockerfeller_III Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/09/2004
    Bài viết:
    814
    Đã được thích:
    31
    Vô link này đọc về không quân Bắc Việt nè:
    http://www.acepilots.com/vietnam/viet_aces.html
    http://www.danshistory.com/airwar.shtml
    Được Rockerfeller_III sửa chữa / chuyển vào 23:29 ngày 07/03/2005
    Được Rockerfeller_III sửa chữa / chuyển vào 23:40 ngày 07/03/2005
  4. Rockerfeller_III

    Rockerfeller_III Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/09/2004
    Bài viết:
    814
    Đã được thích:
    31
    Vô link này đọc về không quân Bắc Việt nè:
    http://www.acepilots.com/vietnam/viet_aces.html
    http://www.danshistory.com/airwar.shtml
    Được Rockerfeller_III sửa chữa / chuyển vào 23:29 ngày 07/03/2005
    Được Rockerfeller_III sửa chữa / chuyển vào 23:40 ngày 07/03/2005
  5. songvedem

    songvedem Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/07/2003
    Bài viết:
    683
    Đã được thích:
    34
    Bọn Khựa thì tham lắm, biên giới đến hết Malayxia cơ mà. Đến bây giờ bản đồ vẫn hết cả biển Đông. Chấp bọn Đại Bá nói dối xoen xoét ấy làm gì cho mệt .
    Như chưa từng có những phút lìa xa
    Giấu gương mặt trên vai anh khóc oà
  6. songvedem

    songvedem Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/07/2003
    Bài viết:
    683
    Đã được thích:
    34
    Bọn Khựa thì tham lắm, biên giới đến hết Malayxia cơ mà. Đến bây giờ bản đồ vẫn hết cả biển Đông. Chấp bọn Đại Bá nói dối xoen xoét ấy làm gì cho mệt .
    Như chưa từng có những phút lìa xa
    Giấu gương mặt trên vai anh khóc oà
  7. kqndvn

    kqndvn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    1.117
    Đã được thích:
    0
    Sách về không quân:
    http://www.nxbtre.com.vn/subcategory.asp?page=6&catid=5&subcatid=28
    Tên Sách: TIA CHỚP GIỮA BẦU TRỜI

    -Tác giả: Lê Thành Chơn
    -Số trang: 288
    -Khổ sách: 14x20
    -Giá bán : 27000 VND
    -Ngày xuất bản: 1/1/2004
    -Giới thiệu ngắn:
    Tập truyện ký về những ?ocánh chim anh hùng?, những phi công xé gió bạt mây làm nên những chiến công kỳ tích. Một Nguyễn Thành Trung, người anh hùng đã điều khiển chiếc F.5E đánh bom dinh Độc Lập. Một Nguyễn Văn Bảy cùng đồng đội đánh thắng Hạm đội 7 của Mỹ. Một Phạm Tuân bay vào vũ trụ? Và còn nhiều nhiều nữa.

    http://www.htv.com.vn/sukien/news_detail.asp?period_id=1&cat_id=515&news_id=24058
    Hoàng tử của bầu trời (Nhà xuất bản Trẻ).
    Đọ cánh với máy bay Mỹ
    Anh hùng trên chín tầng mây
    Người anh hùng chưa được tuyên dương
    Tầm cao
    ... trong đó hầu hết các nhân vật của anh là những phi công của binh chủng Không quân Việt Nam anh hùng.

  8. kqndvn

    kqndvn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    1.117
    Đã được thích:
    0
    Sách về không quân:
    http://www.nxbtre.com.vn/subcategory.asp?page=6&catid=5&subcatid=28
    Tên Sách: TIA CHỚP GIỮA BẦU TRỜI

    -Tác giả: Lê Thành Chơn
    -Số trang: 288
    -Khổ sách: 14x20
    -Giá bán : 27000 VND
    -Ngày xuất bản: 1/1/2004
    -Giới thiệu ngắn:
    Tập truyện ký về những ?ocánh chim anh hùng?, những phi công xé gió bạt mây làm nên những chiến công kỳ tích. Một Nguyễn Thành Trung, người anh hùng đã điều khiển chiếc F.5E đánh bom dinh Độc Lập. Một Nguyễn Văn Bảy cùng đồng đội đánh thắng Hạm đội 7 của Mỹ. Một Phạm Tuân bay vào vũ trụ? Và còn nhiều nhiều nữa.

    http://www.htv.com.vn/sukien/news_detail.asp?period_id=1&cat_id=515&news_id=24058
    Hoàng tử của bầu trời (Nhà xuất bản Trẻ).
    Đọ cánh với máy bay Mỹ
    Anh hùng trên chín tầng mây
    Người anh hùng chưa được tuyên dương
    Tầm cao
    ... trong đó hầu hết các nhân vật của anh là những phi công của binh chủng Không quân Việt Nam anh hùng.

  9. kqndvn

    kqndvn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    1.117
    Đã được thích:
    0
    Phi công chiến đấu Nguyễn Văn Bảy
    Ngày 19 tháng 02 năm 2005

    Đại tá, phi công Nguyễn Văn Bảy là anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, đã bắn rơi 7 máy bay Mỹ. Nhưng con đường trở thành phi công chiến đấu giỏi là cả một quá trình phấn đấu gian khổ không mệt mỏi, ông có nhiều kỷ niệm gắn bó với tháng tư...
    Đi bộ đội vì sợ lấy vợ

    Ông Nguyễn Văn Bảy (bên trái) và phi công Đỗ Huy Hoàng ôn lại chuyện cũ

    Ông Nguyễn Văn Bảy tên thật là Nguyễn Văn Hoa, sinh năm 1936, ở xã Hòa Thành, Lai Vung, tỉnh Sa Đéc. Ngày nhỏ ông bị các anh em trêu tên Hoa là tên con gái, xấu hổ quá, ông bỏ tên Hoa lấy tên thứ Bảy là tên chính thức từ đó. Tháng 4 năm 1954, ba của ông ép lấy vợ, ông ?ohoảng quá?, vội ôm quần áo bỏ nhà theo người bạn tên Lê, đang là bộ đội địa phương. Nửa tháng theo bạn mới được đơn vị nhận chính thức nhờ có ông anh làm xã đội trưởng bảo lãnh. Đêm đầu tiên, được giao cây súng gác đơn vị, ông sung sướng quá, ôm súng đi lại suốt đêm, gác luôn hộ bạn, mặc dù lúc đó ông chưa biết bắn súng làm sao.
    Cuối năm 1954, ông tập kết ra Bắc, được học bổ túc, tham gia các công việc của đơn vị như đóng gạch, tăng gia, chăn nuôi. Nhờ cần cù, chịu khó, ông luôn được khen thưởng vì thành tích trong lao động sản xuất. Có lần, đoàn khám tuyển phi công đến đơn vị, ông trúng tuyển, được đi học trường văn hóa Lạng Sơn. Lao động rất cừ, nhưng đi học là vấn đề hết sức khó khăn với ông. Những con chữ, những bài tính rối mù trong đầu. Tháng 2 năm 1960, ông được cùng anh em khóa 2 sang học trường không quân số 3 Trung Quốc. Cùng đi học với ông có các phi công Trần Mạnh (đoàn trưởng), Nguyễn Phúc Trạch, Đồng Văn Đe... Nơi nước bạn, việc học tập của ông lại càng vất vả hơn, trước hết vì ngôn ngữ, sau nữa lý thuyết ngành không quân đòi hỏi trình độ cao mới tiếp thu hết được. Nhưng ông đã tìm mọi cách vượt qua, chăm chỉ học tập rèn luyện, đặc biệt là trong thực hành. Ông rất có khả năng bắt chước thầy, mọi động tác thầy dạy ông thường luyện tập thành thục, đến mức nhắm mắt lại cũng có thể chỉ từng bảng đồng độ cao, tốc độ... Những ngày luyện tập lái máy bay YAK-18 thật vất vả với Nguyễn Văn Bảy. Ông không biết tại sao cứ ngồi lên buồng lái là buồn ói, mà ông ói thật, ói khắp sàn máy bay, ói ra cả mật xanh mật vàng. Ông cố gắng vượt qua. Nhiều bạn trong đoàn cũng bị như ông, có người không chịu được phải chuyển sang học phục vụ mặt đất. Còn ông, ông nhớ mãi lần Bác Hồ gặp cả đoàn trước khi đi học, Bác hỏi.
    - Chú nào quê ở miền Nam đi học lái máy bay đợt này?
    Ông cùng anh em miền Nam giơ tay. Bác Hồ động viên:
    - Các chú phải cố học thành tài, để sau này thống nhất đất nước thì lái máy bay chở Bác về thăm đồng bào miền Nam. Đồng bào thấy con em mình ra miền Bắc được ăn học thành phi công thì chắc sẽ vui mừng lắm.
    Những điều Bác Hồ căn dặn, đã động viên ông phải quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, không phụ lòng tin yêu của Bác và của đồng bào miền Nam.
    Trận đầu gặp địch
    Giữa năm 1965, ông trở về nước tham gia trực ban chiến đấu, nhưng kinh nghiệm không chiến lúc này còn rất hạn chế. Ông nhớ có lần bay cùng biên đội với các phi công: Toại, Lai, Hoàng thì nghe biên đội trưởng phát hiện địch phía trước bèn hô ?obắp ngô?. Đây là mật ngữ vứt thùng dầu phụ chuẩn bị vào công kích. Ông quên mất ý nghĩa của mật ngữ, nhưng nhìn thấy máy bay đi trước quẳng thùng dầu phụ, ông mới đoán ra ý nghĩa của khẩu lệnh, vội làm theo, nhưng cũng chưa nhìn thấy địch đâu. Mãi đến 7 tháng 10 năm 1965, ông mới được nhìn thấy máy bay địch. Ấy là lần ông bay biên đội Quyền, Huyên, Bẩy, Chao lên khu Yên Thế, độ cao 3.000 mét. Biên đội trưởng Quyền thấy 2 chiếc máy bay F105, vội xin trên cho vào công kích. Ông nhìn thấy 2 thằng địch trước mặt, vội thả thùng dầu phụ tăng tốc nghiêng cánh máy bay định yểm trợ đồng đội. Nhờ nghiêng cánh ông phát hiện thấy quả tên lửa ở phía sau mình do một máy bay khác của địch bám đuôi bắn, ông vội cua gấp máy bay tránh. Quả tên lửa đến quá gần, nổ chói tai phía bên phải. Máy bay bị sức ép, lật ngược, một mảnh đạn bắn vào nắp buồng lái làm thủng một lỗ. Ông choáng váng, biết máy bay bị thương, nhưng vẫn cố ghì cần lái, lật ngược máy bay lại. Ông lập tức lấy tay bịt lỗ thủng nắp buồng lái, thì thấy lực hút ra rất mạnh, ông vội rụt tay lại. Nhìn ra phía ngoài chiếc máy bay địch to bè bay sạt qua đầu, ông định đuổi theo, nhưng máy bay của ông lúc này điều khiển rất khó khăn, hơn nữa tốc độ máy bay MiG-17 thấp bằng nửa máy bay địch, không thể đuổi kịp. Ông nhìn ra phía cánh thấy rất nhiều vết đạn lỗ chỗ. Máy bay mất thăng bằng, chao đảo, Nguyễn Văn Bảy vội xin phép hạ cánh. Địch lúc ấy đang tập trung đánh sân bay Kép, ông đã bay về Nội Bài hạ cánh an toàn. Mọi người ùa ra đón, có cả các chuyên gia Liên Xô. Khi nhìn thấy chiếc máy bay của ông te tua, trên mình đếm ra đúng 84 lỗ thủng, các chuyên gia phát biểu: ?oChúng tôi bây giờ mới thấy chiếc máy bay ở tình trạng bị thương nặng như thế này mà hạ cánh an toàn. Phi công Việt Nam giỏi quá!?. Trận này ông được trên thưởng huân chương Chiến công hạng 2. Trong trận đánh ngày 4 tháng 4 năm 1965, phi công Trần Hanh đã đúc rút kinh nghiệm, máy bay địch có tên lửa chưa chắc bắn được ta, nếu có bắn thì chưa chắc đã trúng, ta có thể né được.
    Đám cưới và chiến công đầu trong tháng 4
    Đám cưới của ông với bà Trần Thị Niên, cũng đồng hương Sa Đéc là đám cưới lính chiến trường, chỉ trong vòng 15 phút là xong. Tháng 4 năm 1966, ông đang trực ban chiến đấu ở sân bay Kép, thì bà Niên học xong trung cấp tài chính ở Hà Nội, thế là ông xin phép đơn vị cho bà xuống để làm lễ thành hôn. Một mình bà đi xe xuống, không có đại diện nhà gái cũng như cơ quan. Bà xuống, thì ông còn trực chiến ngoài đường băng, anh em cơ quan chính trị trung đoàn phải đưa bà ra địa phương làm giấy đăng ký kết hôn giúp ông. Ông nhớ, lúc ấy ông có đưa 10 đồng cho nhà bếp mua bánh, kẹo và 10 đồng mua một tút thuốc lá Thăng Long, còn chè xanh là xin của dân. Buổi chiều rút ban, ông mới nói mọi người: ?oTối nay mình cưới vợ, các cậu qua chơi nghen!?. Vào buổi lễ, Trung đoàn phó Đào Công Xưởng làm chủ hôn, đại diện cho nhà trai, còn Tham mưu phó Chu Tất Bộ thì phải đóng giả đại diện nhà gái để tiện thưa gửi hai bên. Anh em ngồi quây quần với nhau bên nồi chè xanh nghi ngút khói. Chưa kịp hút xong điếu thuốc, thì có điện của trên chuẩn bị một biên đội cơ động ngay về Nội Bài. Thế là tiệc cưới giải tán, tất cả lại khẩn trương chuẩn bị lên đường.
    Sau bảy ngày cưới, ngày 26 tháng 4 năm 1966, biên đội của ông gồm Chung, Tân, Bảy, Mẫn đang hoạt động ở vùng trời Võ Nhai (Bắc Thái), thì phát hiện máy bay địch ở thế có lợi đang bám đuôi hai máy bay của Chung và Mẫn trong biên đội. Ông và Tân đã dũng cảm, nhanh chóng, bất ngờ lao thẳng vào giữa đội hình máy bay địch, làm chúng hốt hoảng tháo chạy. Ông bình tĩnh bám chắc một chiếc, tới cự ly có hiệu quả đã nổ súng, máy bay địch lặn xuống tránh đạn. Ông cho máy bay lật theo và bồi một loạt đạn nữa, máy bay địch bốc cháy rơi tại chỗ. Trong trận này biên đội bắn rơi 2 phản lực Mỹ, bắn bị thương một chiếc khác và hạ cánh an toàn.
    Trận đánh mà ông nhớ nhất là trận ngày 5 tháng 9 năm 1966. Hôm ấy, ông cùng phi công Võ Văn Mẫn, quê ở Ba Tri, Bến Tre được phân công trực chiến sân bay Gia Lâm. Khoảng 4 giờ chiều, địch cho máy bay Hải quân vào cầu Giẽ, 2 máy bay ta được lệnh cất cánh. Nhưng khi bay vào khu vực thì địch đã rút. Lúc này mặt đất phát hiện một tốp máy bay địch khác vào Phủ Lý, lập tức sở chỉ huy dẫn hai máy bay ta vào không chiến. Cách địch 15km, ông đã phát hiện mục tiêu như hai chấm đen trước mặt. Còn cách 5km, ông ra lệnh cho số 2 thả thùng dầu phụ, tăng tốc đối đầu máy bay địch. Thấy khí thế hùng dũng của ta, hai máy bay địch hoảng loạn vòng phải lợi dụng đám mây chạy trốn. Ông Bảy thấy vậy thầm tính toán, nếu bám đuôi địch thì khó đuổi kịp được, vì tốc độ địch nhanh hơn, ông quyết định bay cắt đón đường. Ông hô: ?oSố 2 theo tôi?. Quả nhiên bay một hồi thì hai chiếc máy bay địch, bọn chúng thần hồn nát thần tính, vừa bay vừa làm động tác uốn éo để tránh đạn của ta, chính vì thế mà bị hạn chế tốc độ. Ông bám ngay chiếc thứ 2 cách khoảng 250 mét xả súng vào buồng lái địch, tên phi công trúng đạn chết tại chỗ, mảnh mê ca văng ra, nhiều mảnh chui theo luồng gió hút cả vào máy bay ông Mẫn. Ông lách ra, ra lệnh cho số 2 vào công kích. Phi công Võ Văn Mẫn bám ngay chiếc máy bay số 1 của địch và nổ súng tấn công. Chiếc máy bay trúng đạn, phi công địch nhảy dù. Hai ông sung sướng trở về hạ cánh. Sở chỉ huy nhắc chú ý địch bám đằng sau. Ông Bảy nói vào micrô: ?oĐịch chỉ có 2 thằng, bị bắn ráo trọi rồi còn đâu nữa?. Tối ấy, Quân chủng báo cáo lên Bộ Quốc phòng, Bộ báo cáo Bác Hồ. Bác có hỏi xem hai đồng chí phi công tên gì, quê ở đâu. Biết là cả hai cùng phi công người miền Nam, Bác vui lắm và gửi tặng ngay hai huy hiệu của Người.
    Trận đánh ngày 24 tháng 4 năm 1967 cũng là trận đánh đáng nhớ của biên đội trưởng Nguyễn Văn Bảy. Trước đó 2 ngày, địch đã đánh phá sân bay Kiến An, nhằm chuẩn bị cho một đợt đánh phá Hải Phòng. Chỉ trong vòng một đêm, nhân dân và bộ đội ta đã vá kịp thời hàng chục lỗ bom trên sân bay. Chiều 23 tháng 4, biên đội Bảy, Bôn, Hôn, Địch chuyển từ Gia Lâm xuống sân bay Kiến An. Sáng hôm sau, biên đội cất cánh. Vừa tới độ cao 1.500 mét đã nhìn thấy máy bay địch như ruồi bay từng bày trước mặt. Nguyễn Văn Bảy quyết định cho biên đội lao vào giữa đội hình địch. Ông hô lớn: ?oTất cả theo tôi? rồi xông vào trận. Máy bay địch thấy MiG-17 của ta thì hoảng sợ, máy bay cường kích ném bom lung tung tháo chạy, còn bọn tiêm kích thì tìm cách bắn tên lửa. Ông Bảy có kinh nghiệm, khi nhìn thấy máy bay địch trước mặt đeo tên lửa, không hoảng hốt mà quan sát kỹ thấy tên lửa địch rơi ra khỏi cánh xịt khói là ông biết nó bắn, lập tức ông ngoặt gấp tránh để tên lửa địch sượt sang bên. Khi bay chiến đấu phần quan sát phía trước, phần quan sát sau lưng, vì thằng địch bám đuôi là ta dễ bị tiêu diệt. Máy bay của địch to xác hơn máy bay ta, tốc độ lớn hơn, nên độ cơ động không linh hoạt bằng. Nếu địch chấp nhận không chiến là máy bay MiG-17 rất có lợi thế cơ động bán kính vòng lại nhỏ hơn, nhanh hơn so với máy bay địch. Trận này tuy ông không bắn rơi được chiếc nào, nhưng biên đội bắn rơi 2 chiếc máy bay của địch, phá tan ý đồ đánh phá Hải Phòng của chúng. Bí thư thành ủy Hải Phòng gửi tặng cho biên đội 1 chiếc đài hiệu ?oMẫu Đơn? của Trung Quốc.
    Nhớ mãi những lần gặp Bác Hồ
    Tháng 4 năm 1967, ông được bầu vào Quốc hội khóa 3 và được vào đoàn Chủ tịch trong các kỳ họp Quốc hội. Đây cũng là niềm vinh dự cho ông và nhờ đó ông rất nhiều lần được gặp Bác Hồ. Ấy là những lần chuẩn bị họp Quốc hội, bao giờ Đoàn Chủ tịch có hội ý trước, Bác Hồ thường đến tham dự cùng. Ông có một câu chuyện muốn kể cho Bác nghe. Chẳng là trước khi tập kết ra Bắc, ông có cùng đơn vị đi làm cỏ, sửa sang lại mộ cho cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc, thân sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Cao Lãnh.
    Phi công Nguyễn Văn Bảy tham gia tất cả 13 trận đánh, bắn rơi 7 máy bay Mỹ và chưa một lần nào bị địch bắn cháy máy bay phải nhảy dù. Ông đã được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, được 7 huy hiệu của Bác Hồ, và một đồng hồ đeo tay do Bác Hồ tặng. Ông đã trải qua nhiều cương vị khác nhau trong Quân chủng Phòng không-Không quân như: Trung đoàn trưởng Trung đoàn Không quân 927, Phó tư lệnh Sư đoàn không quân 372, Sư đoàn trưởng Sư đoàn Không quân 376, Phó tham mưu trưởng Quân chủng Không quân. Ông nghỉ hưu tháng 12 năm 1989, tham gia Ban chấp hành Hội Cựu chiến binh thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay ông vẫn là Trưởng ban liên lạc Hội cựu chiến binh Không quân tại thành phố Hồ Chí Minh.
  10. kqndvn

    kqndvn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    1.117
    Đã được thích:
    0
    Phi công chiến đấu Nguyễn Văn Bảy
    Ngày 19 tháng 02 năm 2005

    Đại tá, phi công Nguyễn Văn Bảy là anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, đã bắn rơi 7 máy bay Mỹ. Nhưng con đường trở thành phi công chiến đấu giỏi là cả một quá trình phấn đấu gian khổ không mệt mỏi, ông có nhiều kỷ niệm gắn bó với tháng tư...
    Đi bộ đội vì sợ lấy vợ

    Ông Nguyễn Văn Bảy (bên trái) và phi công Đỗ Huy Hoàng ôn lại chuyện cũ

    Ông Nguyễn Văn Bảy tên thật là Nguyễn Văn Hoa, sinh năm 1936, ở xã Hòa Thành, Lai Vung, tỉnh Sa Đéc. Ngày nhỏ ông bị các anh em trêu tên Hoa là tên con gái, xấu hổ quá, ông bỏ tên Hoa lấy tên thứ Bảy là tên chính thức từ đó. Tháng 4 năm 1954, ba của ông ép lấy vợ, ông ?ohoảng quá?, vội ôm quần áo bỏ nhà theo người bạn tên Lê, đang là bộ đội địa phương. Nửa tháng theo bạn mới được đơn vị nhận chính thức nhờ có ông anh làm xã đội trưởng bảo lãnh. Đêm đầu tiên, được giao cây súng gác đơn vị, ông sung sướng quá, ôm súng đi lại suốt đêm, gác luôn hộ bạn, mặc dù lúc đó ông chưa biết bắn súng làm sao.
    Cuối năm 1954, ông tập kết ra Bắc, được học bổ túc, tham gia các công việc của đơn vị như đóng gạch, tăng gia, chăn nuôi. Nhờ cần cù, chịu khó, ông luôn được khen thưởng vì thành tích trong lao động sản xuất. Có lần, đoàn khám tuyển phi công đến đơn vị, ông trúng tuyển, được đi học trường văn hóa Lạng Sơn. Lao động rất cừ, nhưng đi học là vấn đề hết sức khó khăn với ông. Những con chữ, những bài tính rối mù trong đầu. Tháng 2 năm 1960, ông được cùng anh em khóa 2 sang học trường không quân số 3 Trung Quốc. Cùng đi học với ông có các phi công Trần Mạnh (đoàn trưởng), Nguyễn Phúc Trạch, Đồng Văn Đe... Nơi nước bạn, việc học tập của ông lại càng vất vả hơn, trước hết vì ngôn ngữ, sau nữa lý thuyết ngành không quân đòi hỏi trình độ cao mới tiếp thu hết được. Nhưng ông đã tìm mọi cách vượt qua, chăm chỉ học tập rèn luyện, đặc biệt là trong thực hành. Ông rất có khả năng bắt chước thầy, mọi động tác thầy dạy ông thường luyện tập thành thục, đến mức nhắm mắt lại cũng có thể chỉ từng bảng đồng độ cao, tốc độ... Những ngày luyện tập lái máy bay YAK-18 thật vất vả với Nguyễn Văn Bảy. Ông không biết tại sao cứ ngồi lên buồng lái là buồn ói, mà ông ói thật, ói khắp sàn máy bay, ói ra cả mật xanh mật vàng. Ông cố gắng vượt qua. Nhiều bạn trong đoàn cũng bị như ông, có người không chịu được phải chuyển sang học phục vụ mặt đất. Còn ông, ông nhớ mãi lần Bác Hồ gặp cả đoàn trước khi đi học, Bác hỏi.
    - Chú nào quê ở miền Nam đi học lái máy bay đợt này?
    Ông cùng anh em miền Nam giơ tay. Bác Hồ động viên:
    - Các chú phải cố học thành tài, để sau này thống nhất đất nước thì lái máy bay chở Bác về thăm đồng bào miền Nam. Đồng bào thấy con em mình ra miền Bắc được ăn học thành phi công thì chắc sẽ vui mừng lắm.
    Những điều Bác Hồ căn dặn, đã động viên ông phải quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, không phụ lòng tin yêu của Bác và của đồng bào miền Nam.
    Trận đầu gặp địch
    Giữa năm 1965, ông trở về nước tham gia trực ban chiến đấu, nhưng kinh nghiệm không chiến lúc này còn rất hạn chế. Ông nhớ có lần bay cùng biên đội với các phi công: Toại, Lai, Hoàng thì nghe biên đội trưởng phát hiện địch phía trước bèn hô ?obắp ngô?. Đây là mật ngữ vứt thùng dầu phụ chuẩn bị vào công kích. Ông quên mất ý nghĩa của mật ngữ, nhưng nhìn thấy máy bay đi trước quẳng thùng dầu phụ, ông mới đoán ra ý nghĩa của khẩu lệnh, vội làm theo, nhưng cũng chưa nhìn thấy địch đâu. Mãi đến 7 tháng 10 năm 1965, ông mới được nhìn thấy máy bay địch. Ấy là lần ông bay biên đội Quyền, Huyên, Bẩy, Chao lên khu Yên Thế, độ cao 3.000 mét. Biên đội trưởng Quyền thấy 2 chiếc máy bay F105, vội xin trên cho vào công kích. Ông nhìn thấy 2 thằng địch trước mặt, vội thả thùng dầu phụ tăng tốc nghiêng cánh máy bay định yểm trợ đồng đội. Nhờ nghiêng cánh ông phát hiện thấy quả tên lửa ở phía sau mình do một máy bay khác của địch bám đuôi bắn, ông vội cua gấp máy bay tránh. Quả tên lửa đến quá gần, nổ chói tai phía bên phải. Máy bay bị sức ép, lật ngược, một mảnh đạn bắn vào nắp buồng lái làm thủng một lỗ. Ông choáng váng, biết máy bay bị thương, nhưng vẫn cố ghì cần lái, lật ngược máy bay lại. Ông lập tức lấy tay bịt lỗ thủng nắp buồng lái, thì thấy lực hút ra rất mạnh, ông vội rụt tay lại. Nhìn ra phía ngoài chiếc máy bay địch to bè bay sạt qua đầu, ông định đuổi theo, nhưng máy bay của ông lúc này điều khiển rất khó khăn, hơn nữa tốc độ máy bay MiG-17 thấp bằng nửa máy bay địch, không thể đuổi kịp. Ông nhìn ra phía cánh thấy rất nhiều vết đạn lỗ chỗ. Máy bay mất thăng bằng, chao đảo, Nguyễn Văn Bảy vội xin phép hạ cánh. Địch lúc ấy đang tập trung đánh sân bay Kép, ông đã bay về Nội Bài hạ cánh an toàn. Mọi người ùa ra đón, có cả các chuyên gia Liên Xô. Khi nhìn thấy chiếc máy bay của ông te tua, trên mình đếm ra đúng 84 lỗ thủng, các chuyên gia phát biểu: ?oChúng tôi bây giờ mới thấy chiếc máy bay ở tình trạng bị thương nặng như thế này mà hạ cánh an toàn. Phi công Việt Nam giỏi quá!?. Trận này ông được trên thưởng huân chương Chiến công hạng 2. Trong trận đánh ngày 4 tháng 4 năm 1965, phi công Trần Hanh đã đúc rút kinh nghiệm, máy bay địch có tên lửa chưa chắc bắn được ta, nếu có bắn thì chưa chắc đã trúng, ta có thể né được.
    Đám cưới và chiến công đầu trong tháng 4
    Đám cưới của ông với bà Trần Thị Niên, cũng đồng hương Sa Đéc là đám cưới lính chiến trường, chỉ trong vòng 15 phút là xong. Tháng 4 năm 1966, ông đang trực ban chiến đấu ở sân bay Kép, thì bà Niên học xong trung cấp tài chính ở Hà Nội, thế là ông xin phép đơn vị cho bà xuống để làm lễ thành hôn. Một mình bà đi xe xuống, không có đại diện nhà gái cũng như cơ quan. Bà xuống, thì ông còn trực chiến ngoài đường băng, anh em cơ quan chính trị trung đoàn phải đưa bà ra địa phương làm giấy đăng ký kết hôn giúp ông. Ông nhớ, lúc ấy ông có đưa 10 đồng cho nhà bếp mua bánh, kẹo và 10 đồng mua một tút thuốc lá Thăng Long, còn chè xanh là xin của dân. Buổi chiều rút ban, ông mới nói mọi người: ?oTối nay mình cưới vợ, các cậu qua chơi nghen!?. Vào buổi lễ, Trung đoàn phó Đào Công Xưởng làm chủ hôn, đại diện cho nhà trai, còn Tham mưu phó Chu Tất Bộ thì phải đóng giả đại diện nhà gái để tiện thưa gửi hai bên. Anh em ngồi quây quần với nhau bên nồi chè xanh nghi ngút khói. Chưa kịp hút xong điếu thuốc, thì có điện của trên chuẩn bị một biên đội cơ động ngay về Nội Bài. Thế là tiệc cưới giải tán, tất cả lại khẩn trương chuẩn bị lên đường.
    Sau bảy ngày cưới, ngày 26 tháng 4 năm 1966, biên đội của ông gồm Chung, Tân, Bảy, Mẫn đang hoạt động ở vùng trời Võ Nhai (Bắc Thái), thì phát hiện máy bay địch ở thế có lợi đang bám đuôi hai máy bay của Chung và Mẫn trong biên đội. Ông và Tân đã dũng cảm, nhanh chóng, bất ngờ lao thẳng vào giữa đội hình máy bay địch, làm chúng hốt hoảng tháo chạy. Ông bình tĩnh bám chắc một chiếc, tới cự ly có hiệu quả đã nổ súng, máy bay địch lặn xuống tránh đạn. Ông cho máy bay lật theo và bồi một loạt đạn nữa, máy bay địch bốc cháy rơi tại chỗ. Trong trận này biên đội bắn rơi 2 phản lực Mỹ, bắn bị thương một chiếc khác và hạ cánh an toàn.
    Trận đánh mà ông nhớ nhất là trận ngày 5 tháng 9 năm 1966. Hôm ấy, ông cùng phi công Võ Văn Mẫn, quê ở Ba Tri, Bến Tre được phân công trực chiến sân bay Gia Lâm. Khoảng 4 giờ chiều, địch cho máy bay Hải quân vào cầu Giẽ, 2 máy bay ta được lệnh cất cánh. Nhưng khi bay vào khu vực thì địch đã rút. Lúc này mặt đất phát hiện một tốp máy bay địch khác vào Phủ Lý, lập tức sở chỉ huy dẫn hai máy bay ta vào không chiến. Cách địch 15km, ông đã phát hiện mục tiêu như hai chấm đen trước mặt. Còn cách 5km, ông ra lệnh cho số 2 thả thùng dầu phụ, tăng tốc đối đầu máy bay địch. Thấy khí thế hùng dũng của ta, hai máy bay địch hoảng loạn vòng phải lợi dụng đám mây chạy trốn. Ông Bảy thấy vậy thầm tính toán, nếu bám đuôi địch thì khó đuổi kịp được, vì tốc độ địch nhanh hơn, ông quyết định bay cắt đón đường. Ông hô: ?oSố 2 theo tôi?. Quả nhiên bay một hồi thì hai chiếc máy bay địch, bọn chúng thần hồn nát thần tính, vừa bay vừa làm động tác uốn éo để tránh đạn của ta, chính vì thế mà bị hạn chế tốc độ. Ông bám ngay chiếc thứ 2 cách khoảng 250 mét xả súng vào buồng lái địch, tên phi công trúng đạn chết tại chỗ, mảnh mê ca văng ra, nhiều mảnh chui theo luồng gió hút cả vào máy bay ông Mẫn. Ông lách ra, ra lệnh cho số 2 vào công kích. Phi công Võ Văn Mẫn bám ngay chiếc máy bay số 1 của địch và nổ súng tấn công. Chiếc máy bay trúng đạn, phi công địch nhảy dù. Hai ông sung sướng trở về hạ cánh. Sở chỉ huy nhắc chú ý địch bám đằng sau. Ông Bảy nói vào micrô: ?oĐịch chỉ có 2 thằng, bị bắn ráo trọi rồi còn đâu nữa?. Tối ấy, Quân chủng báo cáo lên Bộ Quốc phòng, Bộ báo cáo Bác Hồ. Bác có hỏi xem hai đồng chí phi công tên gì, quê ở đâu. Biết là cả hai cùng phi công người miền Nam, Bác vui lắm và gửi tặng ngay hai huy hiệu của Người.
    Trận đánh ngày 24 tháng 4 năm 1967 cũng là trận đánh đáng nhớ của biên đội trưởng Nguyễn Văn Bảy. Trước đó 2 ngày, địch đã đánh phá sân bay Kiến An, nhằm chuẩn bị cho một đợt đánh phá Hải Phòng. Chỉ trong vòng một đêm, nhân dân và bộ đội ta đã vá kịp thời hàng chục lỗ bom trên sân bay. Chiều 23 tháng 4, biên đội Bảy, Bôn, Hôn, Địch chuyển từ Gia Lâm xuống sân bay Kiến An. Sáng hôm sau, biên đội cất cánh. Vừa tới độ cao 1.500 mét đã nhìn thấy máy bay địch như ruồi bay từng bày trước mặt. Nguyễn Văn Bảy quyết định cho biên đội lao vào giữa đội hình địch. Ông hô lớn: ?oTất cả theo tôi? rồi xông vào trận. Máy bay địch thấy MiG-17 của ta thì hoảng sợ, máy bay cường kích ném bom lung tung tháo chạy, còn bọn tiêm kích thì tìm cách bắn tên lửa. Ông Bảy có kinh nghiệm, khi nhìn thấy máy bay địch trước mặt đeo tên lửa, không hoảng hốt mà quan sát kỹ thấy tên lửa địch rơi ra khỏi cánh xịt khói là ông biết nó bắn, lập tức ông ngoặt gấp tránh để tên lửa địch sượt sang bên. Khi bay chiến đấu phần quan sát phía trước, phần quan sát sau lưng, vì thằng địch bám đuôi là ta dễ bị tiêu diệt. Máy bay của địch to xác hơn máy bay ta, tốc độ lớn hơn, nên độ cơ động không linh hoạt bằng. Nếu địch chấp nhận không chiến là máy bay MiG-17 rất có lợi thế cơ động bán kính vòng lại nhỏ hơn, nhanh hơn so với máy bay địch. Trận này tuy ông không bắn rơi được chiếc nào, nhưng biên đội bắn rơi 2 chiếc máy bay của địch, phá tan ý đồ đánh phá Hải Phòng của chúng. Bí thư thành ủy Hải Phòng gửi tặng cho biên đội 1 chiếc đài hiệu ?oMẫu Đơn? của Trung Quốc.
    Nhớ mãi những lần gặp Bác Hồ
    Tháng 4 năm 1967, ông được bầu vào Quốc hội khóa 3 và được vào đoàn Chủ tịch trong các kỳ họp Quốc hội. Đây cũng là niềm vinh dự cho ông và nhờ đó ông rất nhiều lần được gặp Bác Hồ. Ấy là những lần chuẩn bị họp Quốc hội, bao giờ Đoàn Chủ tịch có hội ý trước, Bác Hồ thường đến tham dự cùng. Ông có một câu chuyện muốn kể cho Bác nghe. Chẳng là trước khi tập kết ra Bắc, ông có cùng đơn vị đi làm cỏ, sửa sang lại mộ cho cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc, thân sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Cao Lãnh.
    Phi công Nguyễn Văn Bảy tham gia tất cả 13 trận đánh, bắn rơi 7 máy bay Mỹ và chưa một lần nào bị địch bắn cháy máy bay phải nhảy dù. Ông đã được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, được 7 huy hiệu của Bác Hồ, và một đồng hồ đeo tay do Bác Hồ tặng. Ông đã trải qua nhiều cương vị khác nhau trong Quân chủng Phòng không-Không quân như: Trung đoàn trưởng Trung đoàn Không quân 927, Phó tư lệnh Sư đoàn không quân 372, Sư đoàn trưởng Sư đoàn Không quân 376, Phó tham mưu trưởng Quân chủng Không quân. Ông nghỉ hưu tháng 12 năm 1989, tham gia Ban chấp hành Hội Cựu chiến binh thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay ông vẫn là Trưởng ban liên lạc Hội cựu chiến binh Không quân tại thành phố Hồ Chí Minh.

Chia sẻ trang này