1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Phi công tiêm kích

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi homoeternus, 09/01/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. kqndvn

    kqndvn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    1.117
    Đã được thích:
    0
    Chẳng nhớ đã post chưa.
    Nếu rồi thì nhờ Mod xoá đi hộ
    Đoàn không quân Sao Đỏ - cũng là cái nôi của Không quân Việt Nam-ra đời ngày 3-2-1964. Ngay từ những ngày đầu thành lập, Bác Hồ cùng nhiều đồng chí trong Bộ Chính trị đã về thăm đơn vị. Bác dặn chúng tôi: ?o... Phải cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu cao. Đã đánh là đánh thắng, thắng ngay trận đầu... Phải luôn luôn học tập, rèn luyện để tiến bộ mãi...?. Vâng lời Bác và để xứng đáng với niềm tin yêu của Bác, Đảng và của nhân dân, chúng tôi nhắc nhau: ?oPhải cố gắng hết sức mình, phải lập nhiều chiến công xuất sắc dâng lên Bác, Đảng kính yêu!...?. Rồi chỉ hơn một năm sau, thời cơ ấy đã tới. Ấy là ngày 3-4-1965, chúng tôi được lệnh xuất kích. Hai biên đội lên tiêu diệt địch ở vùng trời Thanh Hóa. Biên đội của các anh Trần Hanh, Phạm Giấy làm nhiệm vụ kiềm chế, yểm hộ và nghi binh, còn biên đội của các anh Phạm Ngọc Lan, Phạm Văn Túc, Hồ Văn Quỳ và Trần Anh Phương trực tiếp tấn công. Phát hiện được địch, biên đội trưởng biên đội chiến đấu này lập tức hạ lệnh cho số 2 vào công kích. Địch quay ngoắt lại đối đầu số 2. Ngay tức khắc, biên đội trưởng lao tới yểm hộ và cùng bấm nút tên lửa, chiếc máy bay địch bốc cháy. Đánh tan đội hình tốp trước, biên đội trưởng và số 2 lộn lại cùng số 3 và số 4 tách thành hai gọng kìm, bám chặt 4 chiếc F105. Chúng hốt hoảng tháo chạy. Nhưng ra tới biển, thì loạt đạn chuẩn xác nữa của Phạm Ngọc Lan kịp vùi thêm một chiếc xuống biển xanh... Tiếp sang ngày 4-4-1965, chúng tôi lại được lệnh đánh địch ở đây. Lần này, các anh Phạm Ngọc Lan và Lê Trọng Long làm nhiệm vụ nghi binh và yểm trợ, còn các anh Trần Hanh, Phạm Giấy, Lê Vinh Huân và Trần Nam nổ súng tiến công. Biên đội chiến đấu lao tới khi địch đang bổ nhào trút bom xuống cầu Hàm Rồng. Căm thù sôi lên trong lòng các chiến sĩ, mặc địch đông hơn gấp 6 lần, các anh xuyên thẳng vào giữa đội hình chúng. Mới vài phút đầu, số 3 và số 4 đã bắn rơi hai chiếc. Song suốt 30 phút sau, cuộc quần đuổi dằng dai, quyết liệt. Sở chỉ huy gọi biên đội trở về, nhưng thấy địch ỷ thế đông, cố vây chặt máy bay ta, các anh đã quyết định ở lại đánh đến cùng. Và ?ohiệp? 2 này, thêm hai tên cướp nữa tan xác, đưa số máy bay địch bị tiêu diệt qua hai trận chiến đấu đầu tiên lên tới 6 chiếc (có 4 chiếc F105 và 2 chiếc F8U)... Những trận đầu chiến thắng trong ngày 3 và 4-4-1965 đó, không những tạo ra một khí thế, mà còn tạo ra niềm tin và tư thế cho không quân chúng tôi. Mặc dù lực lượng nhỏ, kinh nghiệm ít, trang bị thiếu thốn, lại đọ sức với không quân Mỹ có số lượng đông, trang bị kỹ thuật hiện đại, hung hãn và xảo quyệt, song từ trận đầu ấy, kế tiếp nhiều trận sau, chúng tôi đã luôn luôn giành chiến thắng. Thắng từ không quân chiến thuật đến không quân chiến lược, thắng cả ngày và đêm, cả trên bộ và trên biển, cả khi chúng bay thấp và bay cao, thắng mọi loại máy bay - từ Thần Sấm, Con Ma, Giặc nhà trời đến Pháo đài bay... Suốt hơn 10 năm tham gia chiến đấu (1964-1975), ở đâu, thời kỳ nào, chúng tôi cũng cùng các đơn vị bạn lập công giòn giã; vừa đánh mạnh, vừa bồi dưỡng, phát triển lực lượng, sáng tạo nhiều cách đánh có hiệu suất cao; càng về sau càng bắn rơi nhiều máy bay, bắt sống nhiều giặc lái (năm 1966, bắn rơi gấp 4 lần 1965; năm 1967, gấp 2 lần 1966; 1972 bằng 40% tổng số máy bay địch bị bắn rơi 4 năm đầu. Và riêng chiến dịch bảo vệ thủ đô Hà Nội - 12-1972, không quân ta đã bắn rơi số máy bay địch bằng 30% tổng số cả hai cuộc chiến tranh phá hoại của chúng). Quá trình chiến đấu, Đoàn chúng tôi cũng đã sáng tạo nên nhiều cách đánh và nhiều trận đánh mang ý nghĩa lớn, khẳng định từng bước trưởng thành và vững chắc của không quân ta-Đó là trận diệt gọn cả tốp máy bay Mỹ - như trận ngày 4-4-1965 của biên đội các anh Hanh, Huân, Năm, Giấy; trận 27-6-1972, biên đội các anh Soát, Thư, Liêm, Thái cũng bắn rơi 4 chiếc A6A; rồi trận 27-12-1972, anh hùng Phạm Tuân bắn rơi cả pháo đài bay B.52 của không lực Hoa Kỳ; lại còn trận ?o1 thắng 36? ngày 3-1-1968, anh Hà Văn Chúc bắn rơi một chiếc F105, bắt sống tên đại tá Mỹ nguyên là liên đội trưởng sân bay Cò Rạt. Chưa hết, trận mở đầu chiến thuật ?ochặn kích? ngày 30-4-1967, biên đội của các anh Độ, Cốc, Huyên, Đinh bắn rơi hẳn 2 chiếc F4, 2 chiếc F105; trận mở đầu chiến thuật ?ođồng thời công kích? ngày 23-8-1967, biên đội các anh Chiêu, Cốc bắn rơi những 3 chiếc F4; rồi trận mở đầu chiến thuật ?ođánh nhanh, thọc sâu? ngày 17-12-1967, biên đội Đinh, Kính, Nhi cũng bắn rơi tới 4 chiếc F4... Đâu chỉ có sự hy sinh, quả cảm, lúc chiến đấu trong gian khổ, hiểm nguy, tình đồng chí đồng đội của các chiến sĩ không quân, càng bộc lộ sâu sắc thiêng liêng-Trận ngày 5-12-1966, khi thấy địch nghiêng đầu định bắn số 2 của mình, anh Hiếu đã vút tới bắn chặn, rồi lấy thân mình che đạn cho bạn; trận 17-6-1965, số 2 phải nhảy dù vì máy bay gặp sự cố, Lâm Văn Lích (số 1) đã hạ độ cao, lượn vòng trên không, bảo vệ bạn cho đến khi dù xuống tới mặt đất; trong chiến đấu, mải đánh địch, hoặc gặp khó khăn, nhiều khi chúng tôi bay quá lượng dầu cho phép, lúc trở về không còn dầu nữa. Theo giáo lệnh bay, người phi công có thể nhảy dù. Các anh Phạm Ngọc Lan và Trần Hanh đã gặp trường hợp ấy. Sở chỉ huy cho phép nhảy dù, song các anh tiếc máy bay, đã bình tĩnh, dũng cảm, tìm cách hạ cánh bắt buộc: Anh Lan đậu xuống một bãi cát bên dòng sông, còn anh Hanh đỗ xuống một thung lũng, hai anh đã giữ được cả người và máy bay an toàn. Hỏi, anh hùng Trần Hanh chỉ cười: ?oChiếc máy bay quý lắm!...?. Nhìn lại chặng đường chiến đấu và chiến thắng của Đoàn không quân Sao Đỏ từ sau trận đầu đánh thắng, lớp lớp sĩ quan trẻ chúng tôi chẳng những tự hào với bao chiến công của lòng mưu trí, dũng cảm và sáng tạo, mà còn tự hào bởi trong gian khổ, ác liệt và hy sinh, những phẩm chất cao đẹp của người chiến sĩ không quân càng ngời sáng. Chính điều đó đã bổ sung, nâng cao và hoàn chỉnh 16 chữ vàng truyền thống: ?oTrung thành vô hạn, kiên quyết tấn công, đoàn kết hiệp đồng, lập công tập thể? của Không quân Việt Nam anh hùng, mà chúng tôi phải phấn đấu hết sức mình để gìn giữ, phát huy... Nguyễn Phúc Ấm
  2. kqndvn

    kqndvn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    1.117
    Đã được thích:
    0
    Chẳng nhớ đã post chưa.
    Nếu rồi thì nhờ Mod xoá đi hộ
    Đoàn không quân Sao Đỏ - cũng là cái nôi của Không quân Việt Nam-ra đời ngày 3-2-1964. Ngay từ những ngày đầu thành lập, Bác Hồ cùng nhiều đồng chí trong Bộ Chính trị đã về thăm đơn vị. Bác dặn chúng tôi: ?o... Phải cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu cao. Đã đánh là đánh thắng, thắng ngay trận đầu... Phải luôn luôn học tập, rèn luyện để tiến bộ mãi...?. Vâng lời Bác và để xứng đáng với niềm tin yêu của Bác, Đảng và của nhân dân, chúng tôi nhắc nhau: ?oPhải cố gắng hết sức mình, phải lập nhiều chiến công xuất sắc dâng lên Bác, Đảng kính yêu!...?. Rồi chỉ hơn một năm sau, thời cơ ấy đã tới. Ấy là ngày 3-4-1965, chúng tôi được lệnh xuất kích. Hai biên đội lên tiêu diệt địch ở vùng trời Thanh Hóa. Biên đội của các anh Trần Hanh, Phạm Giấy làm nhiệm vụ kiềm chế, yểm hộ và nghi binh, còn biên đội của các anh Phạm Ngọc Lan, Phạm Văn Túc, Hồ Văn Quỳ và Trần Anh Phương trực tiếp tấn công. Phát hiện được địch, biên đội trưởng biên đội chiến đấu này lập tức hạ lệnh cho số 2 vào công kích. Địch quay ngoắt lại đối đầu số 2. Ngay tức khắc, biên đội trưởng lao tới yểm hộ và cùng bấm nút tên lửa, chiếc máy bay địch bốc cháy. Đánh tan đội hình tốp trước, biên đội trưởng và số 2 lộn lại cùng số 3 và số 4 tách thành hai gọng kìm, bám chặt 4 chiếc F105. Chúng hốt hoảng tháo chạy. Nhưng ra tới biển, thì loạt đạn chuẩn xác nữa của Phạm Ngọc Lan kịp vùi thêm một chiếc xuống biển xanh... Tiếp sang ngày 4-4-1965, chúng tôi lại được lệnh đánh địch ở đây. Lần này, các anh Phạm Ngọc Lan và Lê Trọng Long làm nhiệm vụ nghi binh và yểm trợ, còn các anh Trần Hanh, Phạm Giấy, Lê Vinh Huân và Trần Nam nổ súng tiến công. Biên đội chiến đấu lao tới khi địch đang bổ nhào trút bom xuống cầu Hàm Rồng. Căm thù sôi lên trong lòng các chiến sĩ, mặc địch đông hơn gấp 6 lần, các anh xuyên thẳng vào giữa đội hình chúng. Mới vài phút đầu, số 3 và số 4 đã bắn rơi hai chiếc. Song suốt 30 phút sau, cuộc quần đuổi dằng dai, quyết liệt. Sở chỉ huy gọi biên đội trở về, nhưng thấy địch ỷ thế đông, cố vây chặt máy bay ta, các anh đã quyết định ở lại đánh đến cùng. Và ?ohiệp? 2 này, thêm hai tên cướp nữa tan xác, đưa số máy bay địch bị tiêu diệt qua hai trận chiến đấu đầu tiên lên tới 6 chiếc (có 4 chiếc F105 và 2 chiếc F8U)... Những trận đầu chiến thắng trong ngày 3 và 4-4-1965 đó, không những tạo ra một khí thế, mà còn tạo ra niềm tin và tư thế cho không quân chúng tôi. Mặc dù lực lượng nhỏ, kinh nghiệm ít, trang bị thiếu thốn, lại đọ sức với không quân Mỹ có số lượng đông, trang bị kỹ thuật hiện đại, hung hãn và xảo quyệt, song từ trận đầu ấy, kế tiếp nhiều trận sau, chúng tôi đã luôn luôn giành chiến thắng. Thắng từ không quân chiến thuật đến không quân chiến lược, thắng cả ngày và đêm, cả trên bộ và trên biển, cả khi chúng bay thấp và bay cao, thắng mọi loại máy bay - từ Thần Sấm, Con Ma, Giặc nhà trời đến Pháo đài bay... Suốt hơn 10 năm tham gia chiến đấu (1964-1975), ở đâu, thời kỳ nào, chúng tôi cũng cùng các đơn vị bạn lập công giòn giã; vừa đánh mạnh, vừa bồi dưỡng, phát triển lực lượng, sáng tạo nhiều cách đánh có hiệu suất cao; càng về sau càng bắn rơi nhiều máy bay, bắt sống nhiều giặc lái (năm 1966, bắn rơi gấp 4 lần 1965; năm 1967, gấp 2 lần 1966; 1972 bằng 40% tổng số máy bay địch bị bắn rơi 4 năm đầu. Và riêng chiến dịch bảo vệ thủ đô Hà Nội - 12-1972, không quân ta đã bắn rơi số máy bay địch bằng 30% tổng số cả hai cuộc chiến tranh phá hoại của chúng). Quá trình chiến đấu, Đoàn chúng tôi cũng đã sáng tạo nên nhiều cách đánh và nhiều trận đánh mang ý nghĩa lớn, khẳng định từng bước trưởng thành và vững chắc của không quân ta-Đó là trận diệt gọn cả tốp máy bay Mỹ - như trận ngày 4-4-1965 của biên đội các anh Hanh, Huân, Năm, Giấy; trận 27-6-1972, biên đội các anh Soát, Thư, Liêm, Thái cũng bắn rơi 4 chiếc A6A; rồi trận 27-12-1972, anh hùng Phạm Tuân bắn rơi cả pháo đài bay B.52 của không lực Hoa Kỳ; lại còn trận ?o1 thắng 36? ngày 3-1-1968, anh Hà Văn Chúc bắn rơi một chiếc F105, bắt sống tên đại tá Mỹ nguyên là liên đội trưởng sân bay Cò Rạt. Chưa hết, trận mở đầu chiến thuật ?ochặn kích? ngày 30-4-1967, biên đội của các anh Độ, Cốc, Huyên, Đinh bắn rơi hẳn 2 chiếc F4, 2 chiếc F105; trận mở đầu chiến thuật ?ođồng thời công kích? ngày 23-8-1967, biên đội các anh Chiêu, Cốc bắn rơi những 3 chiếc F4; rồi trận mở đầu chiến thuật ?ođánh nhanh, thọc sâu? ngày 17-12-1967, biên đội Đinh, Kính, Nhi cũng bắn rơi tới 4 chiếc F4... Đâu chỉ có sự hy sinh, quả cảm, lúc chiến đấu trong gian khổ, hiểm nguy, tình đồng chí đồng đội của các chiến sĩ không quân, càng bộc lộ sâu sắc thiêng liêng-Trận ngày 5-12-1966, khi thấy địch nghiêng đầu định bắn số 2 của mình, anh Hiếu đã vút tới bắn chặn, rồi lấy thân mình che đạn cho bạn; trận 17-6-1965, số 2 phải nhảy dù vì máy bay gặp sự cố, Lâm Văn Lích (số 1) đã hạ độ cao, lượn vòng trên không, bảo vệ bạn cho đến khi dù xuống tới mặt đất; trong chiến đấu, mải đánh địch, hoặc gặp khó khăn, nhiều khi chúng tôi bay quá lượng dầu cho phép, lúc trở về không còn dầu nữa. Theo giáo lệnh bay, người phi công có thể nhảy dù. Các anh Phạm Ngọc Lan và Trần Hanh đã gặp trường hợp ấy. Sở chỉ huy cho phép nhảy dù, song các anh tiếc máy bay, đã bình tĩnh, dũng cảm, tìm cách hạ cánh bắt buộc: Anh Lan đậu xuống một bãi cát bên dòng sông, còn anh Hanh đỗ xuống một thung lũng, hai anh đã giữ được cả người và máy bay an toàn. Hỏi, anh hùng Trần Hanh chỉ cười: ?oChiếc máy bay quý lắm!...?. Nhìn lại chặng đường chiến đấu và chiến thắng của Đoàn không quân Sao Đỏ từ sau trận đầu đánh thắng, lớp lớp sĩ quan trẻ chúng tôi chẳng những tự hào với bao chiến công của lòng mưu trí, dũng cảm và sáng tạo, mà còn tự hào bởi trong gian khổ, ác liệt và hy sinh, những phẩm chất cao đẹp của người chiến sĩ không quân càng ngời sáng. Chính điều đó đã bổ sung, nâng cao và hoàn chỉnh 16 chữ vàng truyền thống: ?oTrung thành vô hạn, kiên quyết tấn công, đoàn kết hiệp đồng, lập công tập thể? của Không quân Việt Nam anh hùng, mà chúng tôi phải phấn đấu hết sức mình để gìn giữ, phát huy... Nguyễn Phúc Ấm
  3. kqndvn

    kqndvn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    1.117
    Đã được thích:
    0
    Kỹ sư không quân
    http://irv.moi.gov.vn/KH-CN/dndnnkh/2004/8/13614.ttvn
  4. kqndvn

    kqndvn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    1.117
    Đã được thích:
    0
    Kỹ sư không quân
    http://irv.moi.gov.vn/KH-CN/dndnnkh/2004/8/13614.ttvn
  5. space7

    space7 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    http://vnair.site.voila.fr/
    Đây là trang Web tập hợp một số bài viết về Không chiến ở Việt nam của người nước ngoài. Trong này có các bài viết về Nguyễn Văn Cốc, Nguyễn Văn Bảy, tổng kết score của 2 bên?
    Tôi nghĩ nếu chúng ta tập hợp các bài viết trong không chiến ở Việt nam của phi công VN để làm một Viện bảo tàng Không quân của Việt nam trên Internet thì sẽ rất thú vị. Bởi search trên mạng, tài liệu về Dogfight của không lực Mỹ tại VN cực kỳ nhiều dù thành tích của họ cũng ?osame same? so với các bác các chú nhà mình. Có rất nhiều bài viết không biết thực hư ra sao, ví dụ có 2 Mig bị bắn rơi bởi Canon của B52 năm 72, nhưng không thấy họ thừa nhận B52 bị rơi 2 cái bởi 2 Mig.
  6. space7

    space7 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    http://vnair.site.voila.fr/
    Đây là trang Web tập hợp một số bài viết về Không chiến ở Việt nam của người nước ngoài. Trong này có các bài viết về Nguyễn Văn Cốc, Nguyễn Văn Bảy, tổng kết score của 2 bên?
    Tôi nghĩ nếu chúng ta tập hợp các bài viết trong không chiến ở Việt nam của phi công VN để làm một Viện bảo tàng Không quân của Việt nam trên Internet thì sẽ rất thú vị. Bởi search trên mạng, tài liệu về Dogfight của không lực Mỹ tại VN cực kỳ nhiều dù thành tích của họ cũng ?osame same? so với các bác các chú nhà mình. Có rất nhiều bài viết không biết thực hư ra sao, ví dụ có 2 Mig bị bắn rơi bởi Canon của B52 năm 72, nhưng không thấy họ thừa nhận B52 bị rơi 2 cái bởi 2 Mig.
  7. freenpa

    freenpa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/04/2004
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    Tôi đã đọc cuốn "Phi công tiêm kích" của anh hùng Lê Hải, trong đó có giới thiệu ta trang bị tên lửa vác vai A.72 cho Mig17, tuy nhiên không có chi tiết nào thêm về sử dụng, kết quả trong thực chiến. Không biết các bạn có biết rõ hơn về vấn đề này không? Xin cho biết thêm!
    (trang 155-156 có nói phi công Hán Văn Tưởng khi bay tập Mig17 có A.72 thì đụng F4, nhưng anh đã quyết định dùng súng để hạ địch chưa không sử dụng A.72)
  8. freenpa

    freenpa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/04/2004
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    Tôi đã đọc cuốn "Phi công tiêm kích" của anh hùng Lê Hải, trong đó có giới thiệu ta trang bị tên lửa vác vai A.72 cho Mig17, tuy nhiên không có chi tiết nào thêm về sử dụng, kết quả trong thực chiến. Không biết các bạn có biết rõ hơn về vấn đề này không? Xin cho biết thêm!
    (trang 155-156 có nói phi công Hán Văn Tưởng khi bay tập Mig17 có A.72 thì đụng F4, nhưng anh đã quyết định dùng súng để hạ địch chưa không sử dụng A.72)
  9. hd311

    hd311 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/09/2003
    Bài viết:
    140
    Đã được thích:
    51
    Đọc pages trên cái link của bạn thấy liệt kê khá nhiều máy bay Mỹ bị bắn rơi bởi phi công Trung Quốc (trích từ nguồn TQ), không biết cụ thể thật như như thế nào nhỉ, có bác nào biết chính xác thì kể cho mọi người nghe với. Không hiểu sao thằng Tàu nó cứ tranh công của mình thế nhỉ
  10. hd311

    hd311 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/09/2003
    Bài viết:
    140
    Đã được thích:
    51
    Đọc pages trên cái link của bạn thấy liệt kê khá nhiều máy bay Mỹ bị bắn rơi bởi phi công Trung Quốc (trích từ nguồn TQ), không biết cụ thể thật như như thế nào nhỉ, có bác nào biết chính xác thì kể cho mọi người nghe với. Không hiểu sao thằng Tàu nó cứ tranh công của mình thế nhỉ

Chia sẻ trang này