1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Phi công tiêm kích

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi homoeternus, 09/01/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. kqndvn

    kqndvn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    1.117
    Đã được thích:
    0

    Chuyện về người phi công Đức được Bác Hồ đặt tên

    Phi công Nguyễn Đức Việt
    Trong cuốn ?oLịch sử Không quân nhân dân Việt Nam? có một chi tiết rất đặc biệt: ?oNgày 15/8/1949, chiếc máy bay Tiger Moth sơn cờ đỏ sao vàng do đồng chí Nguyễn Đức Việt lái và đồng chí Đống thợ máy cùng bay đã cất cánh.
    Đồng chí Việt là người gốc Đức - phi công lái máy bay liên lạc, chạy sang hàng ta từ ngày đầu kháng chiến ở Trung Bộ, đã được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương?...
    Gắng tìm kiếm, chúng tôi gặp được bà Nguyễn Việt Hoa, con gái của đồng chí Việt. ?oCha đặt tên cho tôi vì tình yêu loài hoa hồng và nói tôi là bông hồng đẹp nhất trên đất Việt của ông. 7 năm sống cùng cha thật ngắn ngủi nhưng đầy kỷ niệm sâu lắng.
    Có lần vào khoảng năm 1954, hai chị em (em trai tên Hồng) chạy máy bay ném bom, tôi bị ngã chảy máu, cha vội vã tìm thuốc lào rịt lại. Lần khác bị ốm, cha bế tôi chạy gần 8km đường rừng đến gặp bác sĩ Tôn Thất Tùng.
    Khi quân ta tiếp quản sân bay Gia Lâm, cha tôi mê việc đến nỗi suốt ngày ở xưởng sửa chữa máy bay thu dọn đồ khi giặc Pháp tháo chạy. Quân ta đang nỗ lực sớm đưa sân bay vào hoạt động trở lại. Hai mẹ con cứ đi bộ ra sân bay đưa cơm cho ông trên đài chỉ huy? - người đàn bà 58 tuổi tưởng nhớ về cha mình bằng hồi ức đẹp như thế...
    Số phận phi công Nguyễn Đức Việt khá đặc biệt và phảng phất huyền thoại. Tên thật của ông là Verner Schulze, vốn là phi công máy bay trinh sát của Đức, sau Thế chiến I bị quân Pháp bắt và làm lính Lê dương sang tham chiến tại Việt Nam.
    V.Schulze chán ghét chiến tranh, ông cùng một số binh sĩ chủ động chạy sang hàng ngũ ********* cuối năm 1945, tình nguyện phục vụ đội quân cách mạng. Hồi đầu, ông làm công tác địch vận ở Quân khu 2, năm 1947 được điều về Cục Quân giới trực tiếp sản xuất vũ khí cho quân đội. Nắm chắc kỹ thuật quân sự, V.Schulze đã chế tạo ra đạn AT chống tăng mà quân ta rất cần.
    Thành tích ấy mang lại vinh dự lớn cho ông: được gặp Bác Hồ. Bác tặng V.Schulze một bộ quần áo lụa. Cái tên Nguyễn Đức Việt cũng là do Bác đặt cho với ý nghĩa xây dựng mối đoàn kết hữu nghị lâu dài giữa hai quốc gia Việt - Đức. Ngay sau đó, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương.
    Tháng 3/1949, Ban nghiên cứu Không quân ra đời. Nguyễn Đức Việt là phi công am hiểu lĩnh vực hàng không nên giữ chức Trưởng ban huấn luyện.
    Anh em rất quan tâm nghiên cứu hai chiếc máy bay Morane và Tiger Moth - vốn quý duy nhất của Không quân Việt Nam ngày đầu non trẻ. Họ lên Chiêm Hóa để nghiên cứu và bay thử chiếc Tiger Moth. Nguyễn Đức Việt và Nguyễn Văn Đống (tổ bảo dưỡng) cùng bay.
    Ban đầu Tiger Moth cất cánh rất tốt, nhưng khi chuẩn bị hạ cánh thì bộ phận điều khiển bỗng gặp sự cố, Nguyễn Đức Việt chủ động hạ máy lệch dốc theo bờ sông Gâm tránh khu dân cư. Lao xuống sông, người được an toàn còn máy bay bị hỏng nặng, thế là đành tháo rời các bộ phận để làm mô hình học cụ cho các đồng chí trong Ban nghiên cứu.
    Từ ấy, trên bầu trời Việt Nam, chiếc máy bay mang cờ đỏ sao vàng đã đánh dấu mốc quan trọng quá trình phát triển của Không quân nhân dân Việt Nam. 3 năm, Nguyễn Đức Việt đã dạy những học viên của mình nhiều môn: Kỹ thuật, vật lý hàng không, lý thuyết phi hành, tổ chức phi trường?
    Bài giảng của ông đã ***g ghép nhiều chuyện về không quân Nga và Đức, tạo nhiều ảnh hưởng đến các học viên bằng kiến thức phong phú, không chỉ ở trên giảng đường mà ở mọi nơi mọi lúc.
    Có kỷ niệm năm 1948, đồng chí Hà Đổng cùng Nguyễn Đức Việt vào Nghệ An làm sân bay dã chiến để đón máy bay chở hàng từ Thái Lan sang. Họ đi bộ vòng vèo tránh đồn địch. Đoạn đường hơn 500km, máy bay địch chỉ đi hết 1 giờ vậy mà hai đồng chí phải đi mất hơn nửa tháng.
    Sân bay dã chiến làm xong nhưng máy bay không sang nữa. Lại một tháng lóc cóc đi bộ về, nhưng dọc đường, Hà Đổng đã học được rất nhiều điều bổ ích của thầy Việt, từ kỹ thuật của một sân bay đến các thiết bị máy bay - lối dạy và học kiểu truyền khẩu giản đơn về thứ khoa học hiện đại.
    Nguyễn Đức Việt định trở lại Việt Nam dự kỷ niệm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam năm 1968 và đón các con sang Đức, nhưng không kịp nữa. Năm 1956, ông về CHDC Đức làm giám đốc sân bay Dreden ở Berlin. Ngày 31/6/1968, ông đột ngột ra đi trong chuyến công tác tại Bỉ khi đang giữ chức Thanh tra đường bay quân sự của CHDC Đức.
    Bà Hoa kể lại, trước khi chết ông gọi ?oHoa Hồng?- tên hai người con của mình trên đất Việt. Bà Hoa nghẹn ngào câu chuyện về cha mình trong nét mắt ứa lệ và hẹn một ngày gần sẽ kể về người mẹ của mình ?" bà Nguyễn Thị Thành (người Tày, quê Hoàng Xu Phì, Hà Giang)...
    Tiền phong
  2. kqndvn

    kqndvn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    1.117
    Đã được thích:
    0

    Chuyện về người phi công Đức được Bác Hồ đặt tên

    Phi công Nguyễn Đức Việt
    Trong cuốn ?oLịch sử Không quân nhân dân Việt Nam? có một chi tiết rất đặc biệt: ?oNgày 15/8/1949, chiếc máy bay Tiger Moth sơn cờ đỏ sao vàng do đồng chí Nguyễn Đức Việt lái và đồng chí Đống thợ máy cùng bay đã cất cánh.
    Đồng chí Việt là người gốc Đức - phi công lái máy bay liên lạc, chạy sang hàng ta từ ngày đầu kháng chiến ở Trung Bộ, đã được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương?...
    Gắng tìm kiếm, chúng tôi gặp được bà Nguyễn Việt Hoa, con gái của đồng chí Việt. ?oCha đặt tên cho tôi vì tình yêu loài hoa hồng và nói tôi là bông hồng đẹp nhất trên đất Việt của ông. 7 năm sống cùng cha thật ngắn ngủi nhưng đầy kỷ niệm sâu lắng.
    Có lần vào khoảng năm 1954, hai chị em (em trai tên Hồng) chạy máy bay ném bom, tôi bị ngã chảy máu, cha vội vã tìm thuốc lào rịt lại. Lần khác bị ốm, cha bế tôi chạy gần 8km đường rừng đến gặp bác sĩ Tôn Thất Tùng.
    Khi quân ta tiếp quản sân bay Gia Lâm, cha tôi mê việc đến nỗi suốt ngày ở xưởng sửa chữa máy bay thu dọn đồ khi giặc Pháp tháo chạy. Quân ta đang nỗ lực sớm đưa sân bay vào hoạt động trở lại. Hai mẹ con cứ đi bộ ra sân bay đưa cơm cho ông trên đài chỉ huy? - người đàn bà 58 tuổi tưởng nhớ về cha mình bằng hồi ức đẹp như thế...
    Số phận phi công Nguyễn Đức Việt khá đặc biệt và phảng phất huyền thoại. Tên thật của ông là Verner Schulze, vốn là phi công máy bay trinh sát của Đức, sau Thế chiến I bị quân Pháp bắt và làm lính Lê dương sang tham chiến tại Việt Nam.
    V.Schulze chán ghét chiến tranh, ông cùng một số binh sĩ chủ động chạy sang hàng ngũ ********* cuối năm 1945, tình nguyện phục vụ đội quân cách mạng. Hồi đầu, ông làm công tác địch vận ở Quân khu 2, năm 1947 được điều về Cục Quân giới trực tiếp sản xuất vũ khí cho quân đội. Nắm chắc kỹ thuật quân sự, V.Schulze đã chế tạo ra đạn AT chống tăng mà quân ta rất cần.
    Thành tích ấy mang lại vinh dự lớn cho ông: được gặp Bác Hồ. Bác tặng V.Schulze một bộ quần áo lụa. Cái tên Nguyễn Đức Việt cũng là do Bác đặt cho với ý nghĩa xây dựng mối đoàn kết hữu nghị lâu dài giữa hai quốc gia Việt - Đức. Ngay sau đó, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương.
    Tháng 3/1949, Ban nghiên cứu Không quân ra đời. Nguyễn Đức Việt là phi công am hiểu lĩnh vực hàng không nên giữ chức Trưởng ban huấn luyện.
    Anh em rất quan tâm nghiên cứu hai chiếc máy bay Morane và Tiger Moth - vốn quý duy nhất của Không quân Việt Nam ngày đầu non trẻ. Họ lên Chiêm Hóa để nghiên cứu và bay thử chiếc Tiger Moth. Nguyễn Đức Việt và Nguyễn Văn Đống (tổ bảo dưỡng) cùng bay.
    Ban đầu Tiger Moth cất cánh rất tốt, nhưng khi chuẩn bị hạ cánh thì bộ phận điều khiển bỗng gặp sự cố, Nguyễn Đức Việt chủ động hạ máy lệch dốc theo bờ sông Gâm tránh khu dân cư. Lao xuống sông, người được an toàn còn máy bay bị hỏng nặng, thế là đành tháo rời các bộ phận để làm mô hình học cụ cho các đồng chí trong Ban nghiên cứu.
    Từ ấy, trên bầu trời Việt Nam, chiếc máy bay mang cờ đỏ sao vàng đã đánh dấu mốc quan trọng quá trình phát triển của Không quân nhân dân Việt Nam. 3 năm, Nguyễn Đức Việt đã dạy những học viên của mình nhiều môn: Kỹ thuật, vật lý hàng không, lý thuyết phi hành, tổ chức phi trường?
    Bài giảng của ông đã ***g ghép nhiều chuyện về không quân Nga và Đức, tạo nhiều ảnh hưởng đến các học viên bằng kiến thức phong phú, không chỉ ở trên giảng đường mà ở mọi nơi mọi lúc.
    Có kỷ niệm năm 1948, đồng chí Hà Đổng cùng Nguyễn Đức Việt vào Nghệ An làm sân bay dã chiến để đón máy bay chở hàng từ Thái Lan sang. Họ đi bộ vòng vèo tránh đồn địch. Đoạn đường hơn 500km, máy bay địch chỉ đi hết 1 giờ vậy mà hai đồng chí phải đi mất hơn nửa tháng.
    Sân bay dã chiến làm xong nhưng máy bay không sang nữa. Lại một tháng lóc cóc đi bộ về, nhưng dọc đường, Hà Đổng đã học được rất nhiều điều bổ ích của thầy Việt, từ kỹ thuật của một sân bay đến các thiết bị máy bay - lối dạy và học kiểu truyền khẩu giản đơn về thứ khoa học hiện đại.
    Nguyễn Đức Việt định trở lại Việt Nam dự kỷ niệm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam năm 1968 và đón các con sang Đức, nhưng không kịp nữa. Năm 1956, ông về CHDC Đức làm giám đốc sân bay Dreden ở Berlin. Ngày 31/6/1968, ông đột ngột ra đi trong chuyến công tác tại Bỉ khi đang giữ chức Thanh tra đường bay quân sự của CHDC Đức.
    Bà Hoa kể lại, trước khi chết ông gọi ?oHoa Hồng?- tên hai người con của mình trên đất Việt. Bà Hoa nghẹn ngào câu chuyện về cha mình trong nét mắt ứa lệ và hẹn một ngày gần sẽ kể về người mẹ của mình ?" bà Nguyễn Thị Thành (người Tày, quê Hoàng Xu Phì, Hà Giang)...
    Tiền phong
  3. kqndvn

    kqndvn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    1.117
    Đã được thích:
    0
    Theo cuốn các cuộc "Không chiến trên bầu trời Bắc Việt", tháng 5 năm 72, khi mở lại cuộc đánh phá đường không lần thứ hai vào Miền Bắc, phi công Mỹ lần đầu tiên quan sát được Mig-17/Mig-19 bắn tên lửa Atoll vào đội hình.
    Đại ý:
    Mặc dù từ trước đến nay, các chuyên gia tình báo đã phán đoán (speculate) là Bắc Việt có thể sẽ gắn tên lửa lên Mig-17/19, nhưng chưa thấy tham chiến thực tế bao giờ. Đây là lần đầu tiên phi công trực tiếp thấy Mig-17/19 không chiến bằng tên lửa (kqndvn: tháng 5/1972).
    Thêm một ngạc nhiên nữa. Trong một trận chiến, một chiếc Mig-21 đã bắn rơi 1 F-4 bằng 4 quả tên lửa Atoll, khiến cho các chuyên gia cũng không khỏi ngạc nhiên. Từ trước đến giờ, họ vẫn ngầm định là Mig-21 chỉ có thể mang 2 quả. Như vậy là các đời sau của Mig-21 với một loạt các cải tiến quan trọng đã có mặt ở VN.
  4. vinhvinh

    vinhvinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/09/2003
    Bài viết:
    957
    Đã được thích:
    2
    Lại nói đến phi công Nguyễn Văn Bảy em có cuộc phỏng vấn ông do ông Dương Duy Ngữ thực hiện :
    " Bây giờ người anh hùng ấy không còn tả xung hữu đột trên bầu trời nữa. Anh đã tự nguyện xin nghỉ bay mấy năm nay rồi. Thôi bay, nghĩa là thôi tất cả các tiêu chuẩn của người ở trên trời để nhận khẩu phần của người dưới mặt đất. Điều ấy không phải là chuyện dễ dàng. Vừa phải bỏ nghề bay, một nghề gắn bó với anh suốt cả thời kì vẻ vang của một sự nghiệp, vừa mất cái tự do của người ở trên trời lại chịu bao nhiêu sự thiệt thòi khác nữa. Anh day dứt lắm. Nhưng không thể nào khác được. "Vì- Anh tâm sự- tôi không còn đủ sức khỏ và nhất là không có trình độ để chuyển sang loại máy bay mới, hiện đại. Chứ loại Mig17 thì cổ lắm rồi. Tôi lại chỉ quen thứ đồ cổ ấy thôi";...
    Trong cuộc trò chuyện với anh lần này, tôi không có ý hỏi anh thật tường tận rằng sao anh không phải nhảy dù, không phải vứt máy bay mà chỉ xin anh kể về một trận đánh hay nhất, có nhiều kỉ niệm nhất của anh.
    Anh cười, nụ cười thật lành, thật chất phác.Trông cái dáng của anh, chẳng ai nghĩ anh là một phi công,một phi công có tài,một anh hùng của một thời. Mới có mấy năm không gặp mà trông anh thay đổi nhiều quá.Mái tóc thưa và khô hẳn đi.Gương mặt vốn đã hốc hác gồ ghề,càng gồ ghề hốc hác hơn.Nước da không còn săn đỏ và hàm răng cũng xỉn màu.Anh lại thêm cái chứng nghiện thuốc lào.Anh vê thuốc, nhồi thuốc luôn tay,hết điếu này đến điếu kia.Khói thuốc còn bay lởn vởn trước mặt anh đã khua khua tay xuống chân bàn tìm điều. Trên bàn làm việc của anh có đặt cả máy đánh lửa manheto. Lúc này , trông anh ta thường liên tưởng đến một bác nông dân hay một anh cán bộ đã nghỉ hưu.
    Anh cười mủm mỉm rồi nói bằng một giọng Nam pha Bắc :
    -Ủa ? Trận đánh mà tôi cho rằng đẹp nhất, nhớ nhất,nhớ suốt đời, tôi lại không bắn rơi chiếc nào.Vậy có đáp ứng được yêu cầu của mấy anh không ? Còn những trận bắn rơi, thú thiệt, tôi không nhớ rõ.Vì nó ít có những tình tiết đặc biệt, li kỳ, nó rất thuận chiều, rất đơn giản,nó...nó dễ ợt à.Đó là nói riêng tôi thôi,chớ không dám nói rộng ra anh em khác.Cái trận của tôi, tôi có nhiều kỉ niệm nhất là trận tôi suýt bỏ mạng trên vùng trời Hải Phòng-Kiến An.
    Để buổi nói chuyện của chúng tôi tự nhiên hơn, có đà hơn, tôi nói với anh rằng ở bên cao xạ chúng tôi, những trận đánh ác liệt nhất, có nhiều kỉ niệm nhất cũng thường là những trận không bắn rơi máy bay địch và ngược lại, những trận bắn cháy mục tiêu là những trận có diễn biến rất đơn giản.
    -Ủa? Vậy hả ?-Mắt anh vụt sáng lên, anh hỏi cắt ngang lời tôi nhưng tuyệt nhiên không hề có lời bình.Anh nói tiếp những suy nghĩ của mình.Với anh, với riêng anh, tháng 4 là tháng có nhiều kỉ niệm nhất. Anh nhập ngũ tháng 4, vào Đảng tháng 4.Đánh thắng trận đầu tháng 4, cưới vợ tháng 4...
    Thấy anh có nhiều kỉ niệm trùng lặp đến kì lạ, tôi liền chêm vào một câu khôi hài:
    -Anh sinh con đầu lòng cũng tháng 4 ?
    Tôi có ngờ đâu câu nói của tôi lại trúng ý anh. Anh sung sướng nhổm người lên ghế:
    -Vậy anh cũng biết ?
    -Tôi đoán mò thôi.
    -Vậy hả ? Quả thiệt, tôi có rất nhiều kỉ niệm vào tháng 4. Nhưng riêng cái ý định sinh con đầu lòng vào tháng 4 tôi không sao thực hiện được.Mặc dù tôi rất cố gắng,rất quyết tâm.
    (còn tiếp)
  5. altus

    altus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2003
    Bài viết:
    1.503
    Đã được thích:
    1
    Bác kqndvn cho hỏi cái, năm 1948 thì máy bay nước nào chở hàng cho ta từ Thái Lan sang nhỉ ?
  6. thepeoplewholovelanguages

    thepeoplewholovelanguages Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    457
    Đã được thích:
    0
    chắc mấy pác bên quân đoàn hải ngoại tận bên thái mướn đc chiếc máy bay tiếp tế!:D hoặc cũng có thể là tụi OSS của mẽo!
  7. muvlc

    muvlc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/09/2005
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    2
    Năm 1948 thì chắc là của kiều bào tại Thái Lan thôi, chứ sau WW II, OSS giải tán rồi. Vả lại, thời điểm đó, Mỹ đâu có ủng hộ VNDCCH mà cho máy bay tiếp tế
  8. bailamos_1986

    bailamos_1986 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/01/2006
    Bài viết:
    2.858
    Đã được thích:
    7
    Ai muốn mua quyển này thì vào nhà sách Nguyễn Văn Cừ hay các chi nhánh là có ngay. Ngoài ra , còn có 1 cuốn rất hay mà các ban có thể đọc ở trang http://www.baocantho.com.vn/vietnam/sangtac/12794/ . Tựa là "Khối mây hình lưỡi búa " nói về trung đoàn KQ đầu tien của ta là sao Đỏ và những ngày đầu không chiến với KQ hiện đại của Hoa Kỳ. Hy vọng các bạn sẽ thích
  9. ov10

    ov10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2006
    Bài viết:
    6.093
    Đã được thích:
    6
    Các bác, các chú đã có bản đồ này chưa?
    [​IMG]
  10. vieetphuong

    vieetphuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2006
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    Xin hỏi các chú các bác ở đây có ai biết câu chuyện liệt sĩ Đồng Văn Đe lái máy bay về thăm nhà không? Tôi nghe bố mẹ và nhiều người kể ông đã có lần lái máy bay bay về thăm quê (Bến Tre-bố mẹ tôi gốc ở đó) sau đó thì bị kỹ luật rất nặng. Nhưng thú thật là tôi cũng không tin lắm ......

Chia sẻ trang này