1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Phía sau nỗi buồn - Phan Triều Hải (tiếp)

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi mitthoi, 16/01/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. mitthoi

    mitthoi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    474
    Đã được thích:
    0
    Phía sau nỗi buồn - Phan Triều Hải (tiếp)

    Hôm trước biết lý do tôi đi, Nhàn cười mà rằng,
    - Mày biết nguyên nhân không?
    - Không.
    - Thế này, nguyên do là nàng không hiểu được là người yêu của mình là ai. Bởi ngay chính chàng cũng không rõ được chàng đang đứng ở đâu kia mà: làm thơ không thôi thì sợ đói, làm ăn không thôi thì sợ héo. Chàng ta ở lưng chừng, không biết nên đáp xuống hay cố vươn cao hơn. Cái đó là ảo tưởng về một sự dung hoà? hay tham lam nhỉ?
    Tôi im lặng.
    - Bi kịch đấy bạn ạ. Tinh thần và vật chất, bạn muốn xơi món nào? Một khi đã dính líu đến thơ thẩn rồi, nếu có thực tài thì vẫn sống được. Nếu mà biết điều thì cũng sống được. Chỉ vừa không có tài mà lại không biết điều nữa thì mới toi thôi. Tớ thấy bạn cũng ra nòi biết điều đấy, cũng biết hoà hợp đấy, nhưng sống như vậy thì dễ lẫn lộn, không thật, khiến người ta không hiểu được mình. Bi kịch chứ chẳng chơi, bạn ạ.

    Tôi nằm vắt tay dưới đầu. Đồng hồ đeo tay cứ tích tắc, tích tắc như tiếng búa gõ xuống cạnh giường, mỗi lúc một lớn lên. Trong một phim hoạt hình về vịt Donald cũng có cái kiểu hành hạ này, từ trong buồng tắm nước cứ nhỏ từng gịot, từng giọt thong thả với dáng vẻ của một tay đao phủ nhịp nhịp đao khiến vịt ta tức lộn ruột. Cái đó gọi là stress. Với tôi, stress đó là lúc chạy lên chạy xuống cầu thang mà không biết để làm gì, hay đứng trước máy photo thì cứ thần người ra mà chọn giấy A3 với A4, cũng chẳng để làm gì cả. ở nhà, stress là ngồi mãi mà không viết xong mọt bức thư, hay ***g lộn đi tới đi lui trước cái máy điện thoại cứ im ỉm lầm lì như mọt hòn đá.

    Giữa mọi người, sếp bảo, giọng lạnh tanh.
    - Bao giờ muốn đi đâu anh phải báo cho tôi biết trước.

    Thật ra trong tiếng Anh muốn đổi anh, tôi thành mày tao thì cũng chẳng ảnh hưởng gì đến câu cú ngữ pháp. Và chỉ có thế là cũng đủ bị stress rồi. Cùng ngày cùng giờ, sếp của Chi mới nới với cả bọn rằng.
    - Chúng bây chớ ăn trưa trong phòng nữa. Nước mắm hôi lắm tao chịu hết nổi rồi. Phòng làm việc mà cứ như một cái chuồng.

    Mày, tao đó là cách dịch của Chi. Tối đó chúng tôi ngồi ngoài quán Cái cân. Cái cân là tên chúng tôi đặt cho những chiếc cần cẩu khổng lồ sáng loá đèn đang với tay lên những tầng cao. ở đó có những ghế đôi hết sức mượt mà, nơi quyến rũ chúng tôi suốt những năm tháng đầu yêu nhau. Tôi ngồi như nằm ngửa, mặt ngước lên trời, thấy buồn ngủ quá.
    - Anh đang nghĩ gì đấy?
    - Chẳng nghĩ gì cả
    - Tại sao anh giấu anh chứ.
    - Anh giấu em làm gì nào. Đơn giản là anh không nghĩ gì cả.
    - Anh không nói thật
    Tôi đã tỉnh ngủ hơn nhưng vẫn không biết nói gì. Yên lặng. Chi xoay xoay ly nước, nói
    - Em xoay mãi ly nước này là chóng mặt ngay
    - Em ngừng lại đi
    - Việc gì phải ngừng
    - Em sẽ chóng mặt đấy
    - Làm sao anh biết?
    - Thì em đã nói đấy thôi
    Chi cao giọng.
    - Anh chỉ biết những điều em nói ra thôi, còn những điều em quan tâm thì không bao giờ anh nghĩ đến cả.
    Vẫn như mọi lần đây. Nhưng lúc này đầu óc của tôi hoá ra mụ mị lắm.
    - Vậy em muốn gì? Tôi gắt
    - Nó nói như là một cái chuồng mà anh chịu được à. Anh phải có thái độ chứ. Anh phải hét lên chứ.
    - Em à, anh cũng có những vấn đề của anh.
    - Em không cần biết. Em ghét anh lắm. Em chán anh lắm
    Cái cân đong đưa qua lại, nhấc từng cuộn thép khổng lồ đưa lên tầng cao. Thành phố rồi sẽ có khoảng năm mươi nhà cao tầng mới toanh như thế này trong thời gian tới. Hàng chục ngàn người sẽ làm việc trong những ngôi nhà đó. Tường dán giấy mịn, sàn lót thảm len, đi không nghe thấy tiếng, rất êm. Bao nhiêu người sẽ vào ra những nơi ấy mà không hề hấn gì? Tôi nghĩ là em căng thẳng quá đấy thôi. Tất cả là do chúng ta sống hơi nhanh quá đấy mà.

    Mà không sống nhanh thì sẽ rớt lại ngay. Đôi ba năm trước , chỉ cần một cái Anh văn bằng B xoàng xĩnh là đã có việc, còn bây giờ thì gay đấy. Tôi bỏ ra bốn năm trời với nhứng thứ Hai, thứ Tư, thứ Sáu liên tục , qua hết những mùa nắng mùa mưa, lấy cho được một cái gọi là bằng cử nhân tiếng Anh chỉ để rồi nhận thấy rằng có những điều còn nhanh hơn cả những toan tính của mình. Đó là sự thay đổi. Lúc này, biết làm việc không thôi vẫn chưa đủ, mà còn phải biết dự đoán nên làm gì để chuẩn bị cho những cơ hội sẽ đến. Tôi thì thuộc loại thiển cận. Tôi đang lục cục học tiếng Nhật. Khi mà mọi người đã nhuần nhuyễn bảng chữ katakana thì tôi hãy còn gặm nhấm hai mươi chữ hiragana đầu tiên, và điều thu thập được không phải là một ngôn ngữ mới mà là phát hiện về lão hoá nhanh chóng của mình. Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự sa sút ấy là do đêm đêm, khi ngồi dưới ánh đèn bàn vàng vọt, tôi không thể nào tập trung được bởi cảm giác về một khoảng không sâu hun hút và lạnh lẽo phía sau. Để giải quyết tình trạng này, sau khi nghe những lời than vãn của tôi, Chi đem từ ngoài thành về rất nhiều những mặt nạ làm bằng đất sét và treo đầy bức tường trống trải đó. Căn phòng quả nhiên ấm cúng hẳn lại nhờ những khuôn mật đất được vẽ bằng những sắc nóng, đậm và hung dữ. Lúc ấy, tôi cho rằng đó chẳng qua chỉ là những mặt nạ bình thường chú không ngờ rằng chính chúng là thước đo lượng tình cảm của hai đứa. Rất nhanh sau đó, màu sức phai nhạt dần, những má hồng chuyển sang màu đất. Trên những khuôn mặt đã bắt đầu có những vết rạn nứt. Vào những khoảng thời gian vui vẻ hiếm hoi xen giữa những cơn giận điên dại chỉ Chi, chúng tôi ngồi hì hục lấy nước cùng đất sét non trám vào những vết chân chim hòng đem lại sự láng lẩy xưa. Nhưng vô ích. Đất cứ rã ra như tấm, rơi xuống. Chi cũng mỗi ngày một nhạt nhẽo hơn. Đó là thời gian cực kỳ khó khăn. Có những đêm tôi không ngủ cho đến sáng, mắt ráo hoảnh. Trong bóng tối, những vết vỡ trên mặt nạ cứ lồi ra lõm vào như những vết thương, và màu thì cứ như máu khô sẫm lại. Còn Chi liên tục trong nhiều đêm liền nhủ trong ác mộng với những người đàn bà xoã tóc thường trực ở đầu giường hay những bàn chân im lặng đi đi lại lại trên nóc màn. Cả hai kể cho nhau nghe những câu chuyện ấy, lấy làm kinh ngạc về sự tương thích của chúng nhưng không tìm ra được một nguyên nhân chính xác nào cả, cho dù tôi có thú nhận rằng đã xem phim Pulp Fiction những ba lần, hay Chi, ai cũng rõ là một chuyên gia về những phim tâm lý xã hội Hồng Kông. Thế là cái gì đến đã đến. Tuần rồi, khi một nửa cái mặt nạ rơi xuống sàn như quả bom nhỏ làm bụi bốc mù mịt, Chi nhìn tôi rồi thâm trầm nói.
    - Thế là hết.
    Tôi cũng nói, vớt vát.
    - Có lẽ chúng ta nên xa nhau một thời gian.

    Bà con xa lâu ngày không gặp hay hỏi, "Công việc của mày là gì?". Tôi trả lời. Sau đó thể nào cũng nghe hỏi tiếp, "Nhưng cụ thể là gì?". Những lúc ấy tôi đã cố gắng trình bày toàn bộ những gì mình thường làm trong một ngày để minh hoạ. Thế nhưng càng trình bày thì lại càng rối rắm. Tôi kinh ngạc nhận ra chỉ có hai mươi phần trăm là khối lượng công viêc ra việc thật sự. Còn tất tần tật những phần trăm khác chỉ là mọt mớ hỗn độn vặt vãnh không có tên gọi, và có lẽ, không có ý nghĩa nữa. Khốn khổ thay, chính sự vô nghĩa ấy đôi khi mệnh hệ làm sao.
    - Anh đừng có nhăn nhó thế
    - Có gì đâu.
    - Có. Em cảm thấy rõ ràng như vậy.
    - Em nhạy cảm quá.
    - Có gì anh cứ nói thẳng ra đi.
    - Không có gì. Chuyện vặt.
    - Có phải do em đến muộn không?
    - Rồi sao nữa?
    - Em phải làm nốt công việc, anh biết chứ?
    - Biết, biết. Bảy gời, tám giờ, chín giờ... lúc nào cũng công việc. Vô tận.
    - Thế thì chỉ nên gặp nhau một lần vào Chủ nhật vậy.
    - Được thôi.
    Yêu đương là cả một quá trình. Thế này, ban đầu là sôi nổi, vồ vập, quay quắt, săn đón, cường điệu, lúc nào cũng như điên lên, lúc nào cũng như chết được. Sau đó là những chuyện hết sức thường nhật, hết sức vớ vẩn nhưng luôn luôn mang một chút mệnh hệ nào đó. Gom nhiều chút đó lại thì có chuyện. Thật tình, ở tuổi này mà cứ lý sự mãi về thảm bại của những cuộc tình thì nghe kệch cỡm thật. Chỉ có là được hay là không. Biết yêu không ? Biết giữ không? Và cuối cùng (mong sao không phải dùng đến) là biết cách chia tay không? Mỗi thứ đều phải học, học từ kinh nghiệm. Thảo nào, phụ huynh, cô dì,chú bác, cứ nhìn đám thanh niên yêu nhau mà thái độ điềm tĩnh bao dung làm sao. Nghĩ mà thẹn cho sự tự tin thái quá của mình.
    Những ngày sau tôi hay ra bờ hồ. Bão đang nghỉ ngưoi giữa hai lần đến, để lại một thành phố xác xơ trong cái oi nồng của một nồi xông hơi mờ mịt nước. ở dây, mỗi người như có một mảnh sân của riêng mình, tự nhiên, thân tình. Từng nhóm đánh cờ, những con cờ mẻ góc chạy qua chạy lại xành xạch trên những bàn tay cũ kỹ xủa tuổi năm mươi. Đám thanh niên ngồi trên bờ đá xem câu cá, nghe dây câu bắn vun vút ra xa, như những tia nước mảnh dẻ mà sắc. Thỉnh thoảng một con cá bạc lấp loáng bị hất lên khiến cả một góc bờ hồ trở nên loạng choạng. Một ông cụ dắt xe đạp dừng bên cạnh tôi, thong thả gỡ chiếc ghế xếp xuống, rồi tìm nơi phẳng phiu mà ngồi hướng ra ngoài, hai tay đặt trên đùi, khuôn mặt da mồi nom bình thản lạ lùng. Tôi nghe nói dưới đáy hồ này có những con rùa hàng trăm năm tuổi, ông lão chừng bảy mươi, còn tôi hai mươi bảy. Tôi còn rất nhiều việc chưa làm ở phía trước, nhưng lúc này , tôi có cảm giác rằng, tất cả những gì tôi sẽ làm cũng chỉ là một sự lặp lại những gì mà những người khác đã làm trong hàng ngàn năm qua. Nếu may ra sống được êm xuôi, một ngày hè oi nồng nào đó tôi cũng sẽ là một lão ông phúc hậu như thế này, tóc bạc da mồi như thế, bình an như thế. Lúc ấy, những lo toan phiền muộn về tiền bạc hay tình yêu hẳn phải nhường bước cho niềm vui được trọn vẹn thêm một ngày mới. Tôi sẽ ngồi bên một bờ hồ nào đó, trong khi ở nhà , một bà cụ (cũng phúc hậu) đang an nhàn với đám cháu chắt của mình. Lúc ấy cái xinh tươi trẻ trung của chúng ta bây giờ đã đi về đâu nhỉ? Lúc ấy mà bất chợt lỡ nghĩ về một thời yêu đương sóng gió, hay ganh đua thì sẽ có cảm giác như thế nào nhỉ? Và người đàn bà của tôi đó sẽ là ai trong tất cả những thiếu nữ mà tôi đã gặp, là em chăng? hay là một ai khác? Càng nghĩ càng rối. Càng nghĩ càng quẩn. Và đỉnh cao của sự quẩn đó là vào lúc nửa đêm, khi tôi tỉnh dậy ráo hoảnh mà không có lý do nào cả. Tôi cảm thấy mình đang ngủ và thức trong một chương trình định sẵn. Những phiền muộn rất nhỏ không sao giải thich được ấy chỉ chứng tỏ một điều là, đường đi nước bước của mỗi người đã được chương trình hoá sẵn rồi.Và có thể kết hợp khoa học kỹ thuật với duy tâm mà rằng, có một cái computer khổng lồ và siêu việt ở đâu đó đã hoạch định đời sống của mình. Kiểu lạp luận này mà va phải những cái đầu chứa đầy sách vở của đám em trai, em gái ở nhà thì thế nào cũng có một cuộc tranh luận nảy lửa. Nhưng liệu chúng có biết rằng, nỗi buồn, thì không thể vo viên ném ra ngoài cửa sổ được không? Và phải có một lối thoát nào chứ. Đỉnh cao của sự quẩn trí ấy cứ kéo dài cho đến bảy giờ sáng và chấm dứt bằng một cú điện thoại bất thường của mẹ tôi gọi ra. Nói là bất thường, bởi vì theo quan niệm đúng đắn của bà, điện thoại đường dài luôn luôn đắt một cách bất hợp lý. Mẹ tôi thông báo rằng, Chi sáng nay đã đem trả hết những vật kỷ niệm. Rồi hoang mang, mẹ hỏi.
    - Phải làm gì đây?
    - Cứ giữ lấy, mẹ ạ. Tôi nói.
    - Thế còn con... Mẹ nói, giọng thương xót.
    - Không có gì. Không sao đâu. Tôi đáp

    Tôi bật ti vi. Bản tin sáng nay có nhấn mạnh là Carl Lewis đã đoạt huy chương vàng nhảy xa nam và Michael Johnson thống lĩnh đường chạy 200m và 400m với một kỷ lục Olympic và một kỷ lục Thế Giới. Những tay này phi thường thật. Nếu thi đấu là cứ phân tâm vì vợ ở nhà kèo nhèo suốt thì còn làm ăn được gì. Lắm lúc phải công nhận sống thiên về tình cảm quá cũng hỏng việc. Chỉ cần biết mình phải làm gì, và tập trung làm cho được điều đó, là xong. Tôi mở nhạc thật to và thu xếp vali. Lẫn giữa áo quần là cuốn album một thời đã như là vị thần hộ mệnh không rời. Này là ở biển. Này ở trên tàu. Này là buổi chiều. Chi cười rất tươi. Cuối cùng là hình ảnh Chi ở chùa trên núi, đứng bên cạnh là một tấm biển khắc chữ vàng. Mặt em kênh kênh , lơ láo mà vui tươi lạ. Biển đề:

    Tự mình điều ác làm.
    Tự mình làm nhiễm ô.
    Tự mìịnh ác không làm.
    Tự mình làm thanh tịnh.
    Thanh tịnh không thanh tịnh.
    Đều do tự chính mình.
    Không ai thanh tịnh ai.

    Tôi thiệt tình muốn suy nghĩ sâu hơn nữa về những điều trong tấm biển đó, vì thích cái không khí phiêu diêu ngồ ngộ trong từng dòng chữ. Nhưng xung quanh hỗn độn quá. Nhạc thì đang chuyển qua một trong những bài thời thượng nhất của Michael Learns To Rock. Ti vi chiếu đi chiếu lại hết cảnh Carl Lewis ba mươi lăm tuổi nhảy bước phi thường nhất trong đời mình, lại đến cảnh Michael Johnson quấn cờ Mỹ chạy tung tăng khắp sân vận động, và xen vào đó là những mảnh vỡ cùng hành lý của chiếc TWA-800 vẫn bập bềnh trên sóng nước. Các cơ quan chức năng đang đặt nghi ngờ không biết tai nạn này là do lỗi kỹ thuật hay do khủng bố để rồi kế luận một câu mơ hồ đại loại: còn lâu mới tìm ra!

    9-1996



    mit

Chia sẻ trang này