1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Phiếm đàm về luật Tố tụng dân sự

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi vam35bm, 16/06/2010.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. vam35bm

    vam35bm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/04/2009
    Bài viết:
    437
    Đã được thích:
    0
    Phiếm đàm về luật Tố tụng dân sự

    Chủ đề này là nơi bàn về "những điều trông thấy" khi áp dụng Bộ lụât tố tụng dân sự và các văn bản liên quan.

    Ai có xì troét về lĩnh vực trên mời vào đây tha hồ mà xả, chủ thớt xin hoan nghênh nhiệt liệt.
  2. vam35bm

    vam35bm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/04/2009
    Bài viết:
    437
    Đã được thích:
    0
    Phản tố trong vụ án ly hôn
    Chuyện bắt đầu từ một vụ án ly hôn
    A khởi kiện đòi ly hôn B, Toà án thụ lý giải quyết. B lúc đầu không đồng ý (nên Toà mới thụ lý thành vụ án, không phải việc dân sự). Nhưng sau đó, trong quá trình giải quyết, B đồng ý ly hôn A, coi như phần tình cảm là thuận tình ly hôn, chỉ còn chút vướng mắc về quyền nuôi con nên Toà phải mở phiên toà xét xử.
    Kịch tính xảy ra tại phiên toà sơ thẩm Không hiểu nghe ai tư vấn tư véo, A cho rằng chiều hướng phán quyết của Toà về quyền nuôi con là không có lợi cho A, nên trước hội đồng xét xử A xin rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện. Về phần B, lúc nay thì đã điên tiết về A quá rồi, nên giữ nguyên quan điểm xin ly hôn A đã trình bày trong quá trình giải quyết trước đó, đề nghị hội đồng cứ tiến hành xét xử tiếp vụ án, Toà phán thế nào iem xin nghe
    Tình huống hơi khác thường nên Toà tạm dừng để hội ý. Có các quan điểm như sau:
    Quan điểm 1. Nguyễn đơn là A đã rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện nên căn cứ điểm c khoản 1 điều 192 BLTTDS, ra quyết định đình chỉ vụ án.
    Điều luật như sau:
    Điều 192. Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự
    1. Sau khi thụ lý vụ án thuộc thẩm quyền của mình, Toà án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự trong các trường hợp sau đây:
    ..............
    C) Người khởi kiện rút đơn khởi kiện và được Toà án chấp nhận hoặc người khởi kiện không có quyền khởi kiện;

    Quan điểm 1 dựa trên nhận định: về mặt quan hệ tình cảm trong vụ án ly hôn, yêu cầu của B đòi ly hôn A không phải là một phản tố.
    Phương án này thì hay cho Toà, đình chỉ nghoéo cái là xong, nhưng không bảo vệ quyền lợi của B. Đành rằng B có thể khởi kiện A trong vụ án ly hôn khác, nhưng như thế thì dài tập quá, vất vả lắm
    Quan điểm 2: Cần coi yêu cầu của B là một phản tố, do đó cần áp dụng khoản 1 điều 219 BLTTDS để làm như sau:
    Điều 219. Thay đổi địa vị tố tụng
    1. Trong trường hợp nguyên đơn rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện, nhưng bị đơn vẫn giữ nguyên yêu cầu phản tố của mình thì bị đơn trở thành nguyên đơn và nguyên đơn trở thành bị đơn.

    Và thế là cứ xử tiếp với nguyên đơn là B, bị đơn là A, phán quyết thế nào tạm thời chưa bàn.
    Phương án này thì ngược lại với phương án 1, bảo vệ uyền lợi của đương sự, giải quyết triệt để vụ án nhanh gọn không dây dưa, nhưng vì không giống ai nên Toà cũng sợ mất an toàn về mặt pháp lý, lại còn mất công xử tiếp nữa chứ
    Nên làm thế nào bây giờ chả nhẽ tạm dừng phiên toà thảo luận lâu quá dân kiện chết, hay là hoãn phiên toà đợi ý kiến các chiên da pháp lý trên TTVNOL
  3. thaiduong09

    thaiduong09 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    02/01/2010
    Bài viết:
    122
    Đã được thích:
    24
  4. thaiduong09

    thaiduong09 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    02/01/2010
    Bài viết:
    122
    Đã được thích:
    24
    Trước khi bàn đến hướng giải quyết thì phải làm rõ như thế nào thì được gọi là phản tố đã, khi đã làm rõ vấn đề này rồi thì mọi chuyện trở lên đơn giản.
  5. vam35bm

    vam35bm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/04/2009
    Bài viết:
    437
    Đã được thích:
    0
    Đúng vậy, bài trên là cách đặt vấn đề của Vam để bàn về phản tố.
    Trước hết viện dẫn văn bản cái đã Đó là khoản 2 điều 176 BLTTDS
    Điều 176. Quyền yêu cầu phản tố của bị đơn
    1. Cùng với việc phải nộp cho Toà án văn bản ghi ý kiến của mình đối với yêu cầu của người khởi kiện thì bị đơn có quyền yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn.
    2. Yêu cầu phản tố của bị đơn đối với nguyên đơn được chấp nhận khi có một trong các trường hợp sau đây:
    A) Yêu cầu phản tố để bù trừ nghĩa vụ với yêu cầu của nguyên đơn;
    B) Yêu cầu phản tố được chấp nhận dẫn đến loại trừ việc chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn;
    C) Giữa yêu cầu phản tố và yêu cầu của nguyên đơn có sự liên quan với nhau và nếu được giải quyết trong cùng một vụ án thì làm cho việc giải quyết vụ án được chính xác và nhanh hơn.

    Trông có vẻ rõ ràng nhỉ, có gì mà bàn ra cãi vào?
    Ừ, đấy là đối với án dân sự thông thường. Với án ly hôn, có vẻ không ổn lắm. Bản chất cái án ly hôn nó vừa mang đặc điểm của án dân sự thông thường, lại vừa chả giống ai Chả thế mà mấy năm trước có bác còn làm đề án lập Toà hôn nhân gia đình tách ra khỏi toà dân sự...
    Trở lại câu chuyện của A và B. Nếu A đòi ly hôn B, rồi lúc nào đó trong quá trình giải quyết vụ án B cũng đòi ly hôn A, thì nó thuộc trường hợp nào tại khoản 2 điều 176 nêu trên?
    - Bù trừ nghĩa vụ? nhất định không phải rồi Nghiã vụ ở đây nếu có cũng là loại không bù trừ được, dùng của người ta rồi lấy cái gì mà bù
    - "Yêu cầu phản tố được chấp nhận dẫn đến loại trừ việc chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn"? càng không phải. Chấp nhận bên này thì cũng là chấp nhận bên kia, rốt cuộc là ly hôn, ai đi đường ấy, loại trừ cái khỉ gì.
    - Chỉ còn điểm c khoản 3 điều 176: có phải nó không nhỉ? tớ nghĩ rằng không. "có liên quan" là sao? tớ nghĩ rằng điều khoản này nói đến loại tranh chấp khác, không phải chuyện ly hôn. Đại loại đó phải là hai quan hệ pháp luật khác nhau, rồi thì liên quan, rồi thì giải quyết nhanh vân vân.... Ở đây là vụ ly hôn, quan hệ giữa hai người có tính tương đối điển hình: có A thì mới có B và ngược lại, nói cách khác ly hôn A-B thì cũng là ly hôn B-A mà thôi, khác nhau cái giề?
    Thế không có phản tố trong quan hệ tình cảm của vụ án ly hôn à? có hay không? Thực tiễn tớ thấy có đấy, cứ tuyên bố thay đổi địa vụ tố tụng và múc bình thường, chưa thấy cấp trên nào huỷ án.
    Vậy cơ sở pháp lý thế nào ấy nhỉ, hay chẳng qua cấp trên chưa sờ đến? Có ai thắc mắc thực tiễn thì liên hệ với tớ, tớ gửi cho một mớ ví dụ
    Được vam35bm sửa chữa / chuyển vào 21:52 ngày 19/06/2010
  6. vam35bm

    vam35bm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/04/2009
    Bài viết:
    437
    Đã được thích:
    0
    Tiếp về phản tố nào:
    1. Về kỹ thuật lập pháp, có ai thấy băn khoăn gì về khoản 2 điều 176 không:
    "Yêu cầu phản tố của bị đơn đối với nguyên đơn được chấp nhận khi có một trong các trường hợp sau đây:..."
    Hay quá nhỉ, cứ như thế, như thế ... là được CHẤP NHẬN luôn à? trong tố tụng dân sự mà nói đến "yêu cầu được chấp nhận" là thắng kiện luôn rồi đó, khỏi cần chứng cứ gì nhỉ
    Cho nên mới có cái để bàn về kỹ thuật lập pháp. Ai cũng hiểu đó chỉ là "chấp nhận để được xem xét giải quyết" thôi, dùng từ thế này thì chết. Quả là luật hơi nhẹ dạ ở chỗ này.
    2 . Giả dụ coi là có phản tố trong vụ án ly hôn đi, thì thủ tục thế nào? quan trọng nhất là có bắt bị đơn đóng tạm ứng án phí cho yêu cầu phản tố không? Với phản tố trong các loại án tranh chấp khác thì bắt nộp tạm ứng là rõ ràng, khỏi phải bàn. Trong vụ ly hôn này mà bảo bị đơn B đóng thêm 200.000đ tiền tạm ứng án phí nữa thì khó coi nhỉ Làm thế có mà hoà giải vào mắt, đồng ý ly hôn lại phải đóng tiền thì đấy, toà đi mà xử đi, em không hoà
    Mà không tạm ứng thì làm sao mà thành phản tố được?
    Cho nên, không hiểu sao thực tiễn các toà cứ chấp nhận cái thứ phản tố nửa mùa này làm gì. Đành rằng cũng có lợi có hại nhất định, nhưng cân đối lại thấy không nên chấp nhận phản tố trong vụ án ly hôn. Cứ để B khởi kiện trong vụ án khác cho nó lành
    Được vam35bm sửa chữa / chuyển vào 12:34 ngày 21/06/2010
  7. thaiduong09

    thaiduong09 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    02/01/2010
    Bài viết:
    122
    Đã được thích:
    24
    Đồng ý với bạn, dứt khoát trường hợp này không được gọi là phản tố trên phương diện lý luận, còn trên thực tế thì....ôi giời ơi!
  8. vam35bm

    vam35bm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/04/2009
    Bài viết:
    437
    Đã được thích:
    0
    Tiếp câu chuyện tố tụng dân sự nào. Chuyện hôm nay có chủ đề:
    Ai phải đóng tạm ứng chi phí giám định?
    ông A khởi kiện đòi ông B trả một khoản tiền (hay thực hiện một hợp đồng gì đó, đại khái thế). Cùng với đơn khởi kiện, ông A xuất trình một văn bản hợp đồng, có chữ ký của A và một chữ ký của bên kia trong hợp đồng, trông giống chữ "B". B phủ định hợp đồng này vì cho rằng không phải chữ ký của mình, vụ án đi đến chỗ phải trưng cầu giám định chữ ký nêu trên.
    Tuy nhiên, không bên nào chịu nộp tạm ứng chi phí giám định, nên vụ án cứ kéo dài mãi, quá hạn luật định, bị Hội đồng nhân dân, Ban pháp chế, Đoàn đại biểu quốc hội, cấp uỷ địa phương .... thúc ép tùm lum, nhưng thuyết phục mãi chả bên nào nhượng bộ. Cái lý của mỗi bên như sau:
    B: Kính thưa ông A và Quý toà, căn cứ khoản 1 điều 79 BLTTDS, ông A phải chứng minh yêu cầu của mình là có cơ sở, kính ông nộp tạm ứng để mà chứng minh.
    A: Cậu lói lào ý, tớ đã xuất trình hợp đồng, rành rành chữ ký của cậu, nay cậu phản đối yêu cầu của tớ thì căn cứ khoản 2 điều 79 BLTTDS chính cậu phải chứng minh chứ, đi nộp tiền đi
    Điều luật như sau:
    Điều 79. Nghĩa vụ chứng minh
    1. Đương sự có yêu cầu Toà án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình phải đưa ra chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp.
    2. Đương sự phản đối yêu cầu của người khác đối với mình phải chứng minh sự phản đối đó là có căn cứ và phải đưa ra chứng cứ để chứng minh.

    Dỗ mãi không được, Toà bực mình cũng định bỏ béng tiền ra giám định cho nó cho xong vụ án tồn, nhưng ngẫm kỹ thấy vừa xót tiền, vừa cũng không đúng pháp luật. (Tại sao? sẽ bàn sau)
    Vậy lối thoát ở đâu: do hiểu luật không đúng, hay do luật hơi có vấn đề?
    Kính thỉnh anh em vào bình loạn cho vui.
    Được vam35bm sửa chữa / chuyển vào 12:53 ngày 26/07/2010
  9. vam35bm

    vam35bm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/04/2009
    Bài viết:
    437
    Đã được thích:
    0
    Nhầm, tự xoá
    Được vam35bm sửa chữa / chuyển vào 12:52 ngày 26/07/2010
  10. thaiduong09

    thaiduong09 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    02/01/2010
    Bài viết:
    122
    Đã được thích:
    24
    Lâu quá ko vao topic này thấy chỗ này vui phết, đóng góp nhé:
    Ông A đưa ra HĐ có chữ ký của ông B như vậy sẽ sảy ra 02 hướng sau:
    Chữ ký của ông B đã được cơ quan có thẩm quyền công nhận theo pl chưa, nếu có toà sẽ công nhận đây là chứng cứ hợp pháp, nếu ông B có cơ sở đưa ra nói rằng chữ ký này ko phải của ông và đòi trưng cầu giám định thì ông B phải nộp phí giám định.
    Trường hơp ngược lại HĐ chưa đưọc các cơ quan thẩm quyền công nhận, thì toà yêu cầu ông A phải chứng minh chữ ký là của ông B, kết quả ông A phải trả phí giám định. Chuyên này theo tôi nghĩ chỉ xoay quyanh vấn đề chứng cứ chứng minh trong vụ án dân sự, luôn phải xét đến tính khách quan, liên quan và hợp pháp của chứng cứ. Tình huống trên của bạn vam35 rốt cuộc là phải xét xem chứng cứ đưa ra hợp pháp hay ko mà thôi. À mà râu ria thêm một chút theo tôi được biết ko thể giám định được chữ ký mà chỉ giám định được chữ viết phải ko nhể?
    Được thaiduong09 sửa chữa / chuyển vào 22:41 ngày 10/08/2010

Chia sẻ trang này