1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Phiếm luận - Mạn đàm - Mỗi tuần một chủ đề. Chủ đề tuần này: KHÔNG THỂ VÀ CÓ THỂ

Chủ đề trong 'Bắc Giang - Bắc Ninh' bởi sinh_vien_thuc_tap, 29/05/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vutienminh

    vutienminh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/05/2007
    Bài viết:
    268
    Đã được thích:
    0
    Tuần sau cho tôi đăng ký một chủ đề mới trên topic này nhé. Xin Mod set cho cái tittle là : Ước mơ
    Một câu chuyện ngụ ngôn sẽ được kể và pà con tha hồ luận!
    VTM
  2. sinh_vien_thuc_tap

    sinh_vien_thuc_tap Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/11/2006
    Bài viết:
    3.946
    Đã được thích:
    0
    Giống mình thế chứ lại
  3. sinh_vien_thuc_tap

    sinh_vien_thuc_tap Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/11/2006
    Bài viết:
    3.946
    Đã được thích:
    0
    Giống mình thế chứ lại
  4. BC2

    BC2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/03/2005
    Bài viết:
    2.778
    Đã được thích:
    0
    Hay title này cũng được này : Ước mơ - Mơ ước - Ước ước - Mơ mơ.. Hihihì...
  5. BC2

    BC2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/03/2005
    Bài viết:
    2.778
    Đã được thích:
    0
    Hay title này cũng được này : Ước mơ - Mơ ước - Ước ước - Mơ mơ.. Hihihì...
  6. sinh_vien_thuc_tap

    sinh_vien_thuc_tap Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/11/2006
    Bài viết:
    3.946
    Đã được thích:
    0
    Bài kết cho đề tài Tranh luận - Tranh cãi.
    Ngày mai sẽ mở màn đề tài "Ước mơ" do VTM làm chủ xị .
    Ngớ ngẩn một cách vớ vẩn, cuộc sống bảo thế. Hiện nay, người ta ít dùng từ tranh luận hay tranh cãi để hướng đến cái việc gọi là tìm ra chân lý ấy. Nếu phân tích vấn đề trong hoà bình, đưa ra những lý luận lôgic để phản bác, bảo vệ hay đồng ý với một ý kiến, một vấn đề nào đó, người ta lại bảo đấy là thảo luận. Thảo là cây cỏ, đậm chất hoà bình và tình hữu nghị. Còn tranh nghe như tranh giành nhau cái gì đó, vừa nhắc đến là thấy lửa đạn roài
    Luật sư thì có nhiệm vụ bào chữa trong một phiên toà, bảo ông ta đang tranh luận có vẻ đúng, nói ông ta tranh cãi cũng chả sai. Đôi khi ông ta luận với cãi đâu phải vì chân lý mà vì trăm ngàn lý do khác.
    Ai cũng biết dân Việt mình xưa nay nổi tiếng về "tranh cãi", thậm chí có thể nói đã đạt tầm nghệ thuật, thành thơ đàng hoàng. Nói đến tranh cãi tất nhiên là phải có 2 chủ thể trở lên, vậy nên, ngày xưa, mỗi lần trong làng xóm có cuộc khẩu chiến nào là y như rằng, khán giả còn đông hơn rạp chiếu bóng nữa .
    Biết là biết vậy, nhưng xét về mặt "nói cho lại với người ta", nghe xong mà phục, rồi gặp nhau vỗ vai tấm tắc: "Ý kiến của cậu rất tuyệt!" thì quả là không phải bản chất vốn có của người Việt mình. Nhìn sơ, hỏi thoáng những người đã đi nhiều nơi, biết nhiều thứ sẽ thấy họ nhận xét: Người Việt không thích tranh luận, lại ít tham gia thảo luận (chẹp, người Việt hữu ái nhưng không đúng lúc).
    Bạn đã nghe câu "Quảng Nam hay cãi, Quảng Ngãi hay lo" chưa? Nghe là nghe vậy, nhưng dân miền Trung nói chung lại ít tham gia thảo luận hơn dân miền Nam, miền Bắc. Giờ, với quy chế mới, trường học nào cũng phát huy khả năng thảo luận, khuyến khích nêu vấn đề để tranh cãi, hảo lơ, nhưng quái gở là chỉ một số ít SV tham gia. Vì sao? Vì có biết, có tìm hiểu vấn đề đâu mà biểu cãi với luận. "Bay nói sao tao nghe vậy."
    Vậy nên, né tránh tranh luận chứng tỏ bạn không hiểu gì về vấn đề đó? Một kết luận đúng nhưng chưa đủ. Có nhiều người học rộng biết nhiều, nghe mấy tay ngang nói vớ nói vẩn, người ta cũng chẳng thèm nói vào. Hay là bạn hiểu biết vấn đề đó, bạn lại không biết diễn đạt như thế nào, đứng trước đông người thì bị khớp (nói chung là thuộc dạng bị hôn mê cục bộ) nên " Ngại quá, tha cho em!".
    Nếu những người tham gia không có được tinh thần tôn trọng mình và người khác, lấy mục tiêu trao đổi tư tưởng, kiến thức là chính và chia sẻ thông tin một cách trung thực, thẳng thắn thì cuộc thảo luận sẽ có một cái kết không có hậu cho lắm.
    Hơ, lan man, khép màn được roài
    Zìa
  7. sinh_vien_thuc_tap

    sinh_vien_thuc_tap Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/11/2006
    Bài viết:
    3.946
    Đã được thích:
    0
    Bài kết cho đề tài Tranh luận - Tranh cãi.
    Ngày mai sẽ mở màn đề tài "Ước mơ" do VTM làm chủ xị .
    Ngớ ngẩn một cách vớ vẩn, cuộc sống bảo thế. Hiện nay, người ta ít dùng từ tranh luận hay tranh cãi để hướng đến cái việc gọi là tìm ra chân lý ấy. Nếu phân tích vấn đề trong hoà bình, đưa ra những lý luận lôgic để phản bác, bảo vệ hay đồng ý với một ý kiến, một vấn đề nào đó, người ta lại bảo đấy là thảo luận. Thảo là cây cỏ, đậm chất hoà bình và tình hữu nghị. Còn tranh nghe như tranh giành nhau cái gì đó, vừa nhắc đến là thấy lửa đạn roài
    Luật sư thì có nhiệm vụ bào chữa trong một phiên toà, bảo ông ta đang tranh luận có vẻ đúng, nói ông ta tranh cãi cũng chả sai. Đôi khi ông ta luận với cãi đâu phải vì chân lý mà vì trăm ngàn lý do khác.
    Ai cũng biết dân Việt mình xưa nay nổi tiếng về "tranh cãi", thậm chí có thể nói đã đạt tầm nghệ thuật, thành thơ đàng hoàng. Nói đến tranh cãi tất nhiên là phải có 2 chủ thể trở lên, vậy nên, ngày xưa, mỗi lần trong làng xóm có cuộc khẩu chiến nào là y như rằng, khán giả còn đông hơn rạp chiếu bóng nữa .
    Biết là biết vậy, nhưng xét về mặt "nói cho lại với người ta", nghe xong mà phục, rồi gặp nhau vỗ vai tấm tắc: "Ý kiến của cậu rất tuyệt!" thì quả là không phải bản chất vốn có của người Việt mình. Nhìn sơ, hỏi thoáng những người đã đi nhiều nơi, biết nhiều thứ sẽ thấy họ nhận xét: Người Việt không thích tranh luận, lại ít tham gia thảo luận (chẹp, người Việt hữu ái nhưng không đúng lúc).
    Bạn đã nghe câu "Quảng Nam hay cãi, Quảng Ngãi hay lo" chưa? Nghe là nghe vậy, nhưng dân miền Trung nói chung lại ít tham gia thảo luận hơn dân miền Nam, miền Bắc. Giờ, với quy chế mới, trường học nào cũng phát huy khả năng thảo luận, khuyến khích nêu vấn đề để tranh cãi, hảo lơ, nhưng quái gở là chỉ một số ít SV tham gia. Vì sao? Vì có biết, có tìm hiểu vấn đề đâu mà biểu cãi với luận. "Bay nói sao tao nghe vậy."
    Vậy nên, né tránh tranh luận chứng tỏ bạn không hiểu gì về vấn đề đó? Một kết luận đúng nhưng chưa đủ. Có nhiều người học rộng biết nhiều, nghe mấy tay ngang nói vớ nói vẩn, người ta cũng chẳng thèm nói vào. Hay là bạn hiểu biết vấn đề đó, bạn lại không biết diễn đạt như thế nào, đứng trước đông người thì bị khớp (nói chung là thuộc dạng bị hôn mê cục bộ) nên " Ngại quá, tha cho em!".
    Nếu những người tham gia không có được tinh thần tôn trọng mình và người khác, lấy mục tiêu trao đổi tư tưởng, kiến thức là chính và chia sẻ thông tin một cách trung thực, thẳng thắn thì cuộc thảo luận sẽ có một cái kết không có hậu cho lắm.
    Hơ, lan man, khép màn được roài
    Zìa
  8. viecthienha

    viecthienha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/07/2006
    Bài viết:
    177
    Đã được thích:
    0
    Đi ngủ chưa?
  9. viecthienha

    viecthienha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/07/2006
    Bài viết:
    177
    Đã được thích:
    0
    Đi ngủ chưa?
  10. vutienminh

    vutienminh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/05/2007
    Bài viết:
    268
    Đã được thích:
    0
    Câu chuyện của chú đại bàng
    Ngày xửa ngày xưa, xưa lắm rồi, khi mà muôn loài còn chung tiếng nói. Đại bàng là một loài quyền quý bởi nó có thể sải cánh cùng trời xanh, bay lượn khắp non cao cùng biển rộng.
    Chuyện là, có một con đại bàng nọ đẻ ra một quả trứng, không may đánh rơi vào ổ một con gà. Giống như bao quả trứng gà khác, quả trứng đại bàng được mẹ gà ấp ủ và chăm sóc đến ngày sinh nở. Chú đại bàng con ra đời và tiếp tục được mẹ gà nuôi dậy cùng với đám gà con mà chẳng ai thắc mắc gì.
    Đến một hôm, khi cùng gà mẹ đi kiếm ăn, chú đại bàng con nhìn lên trời xanh thấy bao nhiêu là cánh chim chao lượn, trong đó có cả những cánh chim rộng lớn và quyền uy của họ nhà đại bàng. Chú thấy trong mình trỗi dậy một điều gì đó rất kỳ lạ. Chú ước mơ được bay lượn như những cánh chim trên trời cao kia, được đậu trên những cành cây và được nhìn mọi thứ từ trên cao đó. Chú nói với mẹ gà:
    - Mẹ ơi con muốn bay như những con chim kia.
    Khi nghe thấy thế cả đám gà con cùng ồ lên cười và chế nhạo:
    - Thằng hâm, nhà mình là họ gà, sao mà bay được chứ?
    Mẹ gà khi nghe thấy thế cũng nghĩ con mình chỉ là đùa nên không nói gì. Nhiều ngày sau, đại bàng con chẳng chịu kiếm ăn, cứ tỏ ra buồn phiền tại sao mình không thể bay lên được. Mỗi lần nói ra ước mơ ấy đều bị những chú gà con chê cười và cho là mất trí. Gà mẹ cũng nói:
    - Con à, chúng ta không có cánh dài, không có lông mượt nên không thể bay lên cao được. Ở dưới đất này cũng nhiều thức ăn lắm, nhất là ở bãi rác kia kìa, hãy đến đó và chăm chỉ kiếm mồi đi con.
    Và cứ thế, mỗi lần chú nói lên ước mơ, đến cái khát khao được bay lên trời xanh là đều bị chê cười, bị mẹ gà khuyên nhủ phải kiếm ăn chăm chỉ. Mãi rồi chú cũng thấy thế là đúng, cả họ nhà ta có ai bay được đâu, sao mình lại có ước mơ viển vông như vậy!
    Và thời gian cứ trôi đi, trôi đi...chú đại bàng đã đi suốt cuộc đời này như bao con gà khác. Hết.
    =================================================
    Đây là một câu truyện ngụ ngôn VTM rất thích. Câu chuyện chứa đựng một triết lý sống rất đẹp và mang tính giáo dục cao. Mời các bạn cùng bình luận, bình phẩm ý nghĩa câu truyện này. Cuối tuần sẽ có bài tổng kết.

Chia sẻ trang này