1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Phiếm luận - Mạn đàm - Mỗi tuần một chủ đề. Chủ đề tuần này: KHÔNG THỂ VÀ CÓ THỂ

Chủ đề trong 'Bắc Giang - Bắc Ninh' bởi sinh_vien_thuc_tap, 29/05/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    1. Đó chưa phải là công việc của một đại bàng, đó chỉ là bắt chước công việc của đại bàng thôi.
    2 & 3. Học trò ảnh hưởng Marx nhiều quá.
    Mà trích câu của Marx cũng trích sai. Trích lại xem nào !
    Mời thày Havalo và các thày tiếp tục cho ý kiến.
  2. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Luận điểm mà thày Lô đưa ra giống như luận điểm mà Lenin đưa ra, cái này thuộc về Nhận thức luận. Đó là biểu hiện của cảm xúc khát khao thành tựu, tràn đầy tự tin của nhiều thế hệ. Nhưng khoa học càng về cuối thế kỉ XX càng chứng minh điều ngược lại.
    Xuất hiện một bộ môn nghiên cứu về giới hạn của khoa học- cũng là sự bất lực của lí trí con người. Nếu đứng trên phương diện triết học thì Kant đã đưa ra Bất khả tri luận đầy thuyết phục. Con người không thể đi đến bản chất sự vật, mà chỉ tiệm tiến đến bản chất sự vật mà thôi. Vật tự nó là cái đền đài thiêng liêng và hấp dẫn, tiếc là không chạm được, mà chỉ đến gần mà ngắm nhìn.
    Nói gần gũi là trong lĩnh vực tình yêu, phát biểu của Lenin không phải là chân lí.
    [nick] [nick]
    Được thieulambacphai sửa chữa / chuyển vào 13:24 ngày 07/06/2007
  3. vutienminh

    vutienminh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/05/2007
    Bài viết:
    268
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn mọi người tranh luận rất sôi nổi. Câu truyện ngụ ngôn bình dị và kết thúc đến bất ngờ nhưng chứa đựng rất nhiều ý nghĩa.
    Mỗi người cần phải biết tự khám phá bản thân mình. Muốn vậy thì cần có sự trải nghiệm. Theo mọi người thế hệ trẻ chúng ta thiếu cái gì nhất?
    Câu chuyện của chú đại bàng còn mang một ý nghĩa giáo dục về cách ứng xử giữa người với người. Để trở thành một công dân toàn cầu trong xu thế hội nhập thì cách ứng xử đôi khi có giá trị hơn những kiến thức, tiền bạc, danh vọng...một ai đó đang có hoặc cho rằng mình đang có. Các trường ĐH danh tiếng rất chú trọng đến giáo dục nghệ thuật, kỹ năng giao tiếp, và cách làm việc nhóm. Mời các bạn hãy post những câu chuyện hay-dở về cách ứng xử; phát biểu quan điểm của mình về cách ứng xử-đối xử giữa người với người?
    Cuối tuần chúng ta sẽ đúc kết lại và đây là một bài học hay cho mỗi chúng ta.
    VTM
    Được vutienminh sửa chữa / chuyển vào 14:06 ngày 07/06/2007
  4. sinh_vien_thuc_tap

    sinh_vien_thuc_tap Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/11/2006
    Bài viết:
    3.946
    Đã được thích:
    0
    Bảo trò ảnh hưởng của Marx cũng đúng, thế ra câu nói này của Marx à, hình như không phải thầy ạ, nhưng chính xác của ai thì không biết
  5. sinh_vien_thuc_tap

    sinh_vien_thuc_tap Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/11/2006
    Bài viết:
    3.946
    Đã được thích:
    0
    Thôi, tạm chia tay chú Đại Bàng của bác VTM để gập một cô bé:
    Tôi vẫn thường nhìn cô bé đó từ cửa sổ nhà bếp và bật cười. Cô bé trông thật bé nhỏ khi chen chúc giữa một đám con trai trên sân chơi. Trường học nằm đối diện với nhà chúng tôi và tôi thường đứng ở bên cửa sổ, tay bận làm việc nhưng mắt vẫn nhìn đám trẻ đang vui chơi trong giờ giải lao. Một biển học trò, nhưng đối với tôi, cô bé vẫn có thể nhận ra được trong đám trẻ đó.
    Tôi vẫn nhớ bữa đầu tiên tôi thấy cô bé chơi bóng rổ. Thật tuyệt vời khi cô bé chạy vòng quanh các đứa trẻ khác, nhảy lên ném bóng vào trong rổ ngay trên đầu của chúng. Những đứa con trai luôn cố cản cô bé nhưng không đứa nào làm được cả.
    Tôi cũng chú ý đến cô bé vào những lần khác, cũng tại chỗ đó, với banh trong tay đang chơi một mình. Cô có thể tập đi tập lại dắt bóng và ném bóng cho đến khi trời tối mịt. Một ngày kia, tôi hỏi cô bé tại sao cô tập luyện nhiều như vậy. Xoay nhanh người, mái tóc đuôi gà nhún nhảy, cô bé nhìn thẳng vào mắt tôi. Không một chút do dự, cô bé nói, "Cháu muốn vào học Đại học. Cha cháu đã không thể vào Đại học được nên ngay từ khi cháu còn bé, cha đã thường nói là muốn sau này cháu phải học đại học? Cách duy nhất cháu có thể vào học được là phải có một học bổng. Cháu thích bóng rổ. Cháu nghĩ rằng nếu cháu chơi bóng giỏi thì cháu sẽ nhận được học bổng vào Đại học. Cháu sẽ chơi bóng rổ cho trường Đại học. Cháu muốn thành xịn nhất. Cha cháu nói với cháu rằng nếu ước mơ thật sự lớn, những chuyện khác chỉ là chuyện nhỏ." Sau đó cô bé cười và chạy đi tập tiếp.
    Vậy đó, tôi cũng chào thua cô bé - cô bé đã tự định đoạt số mệnh của mình. Tôi đã theo dõi cô bé suốt những năm đầu của Trung học. Mỗi tuần, cô bé dẫn dắt đội bóng của mình chiến thắng. Thật là thích thú khi xem cô bé chơi.
    Vào một ngày trong năm cuối cùng bậc Trung học, tôi thấy cô bé ngồi trên bãi cỏ, đầu giấu vào trong cánh tay. Tôi bước qua đường và ngồi xuống bãi cỏ cạnh cô bé. Tôi hỏi nhỏ chuyện gì đã xảy ra với cô vậy. "Ô, à không có gì," câu trả lời thật khẽ. "Cháu quá thấp." Huấn luyện viên nói với cô bé là với chiều cao thấp như vậy cô sẽ chẳng bao giờ chơi cho một đội hạng nhất được - chưa nói đến học bổng - bởi vậy cô nên bỏ ước mơ vào đại học đi.
    Cô bé thật đau khổ. Tôi cảm thấy lòng mình thắt lại khi nhận thấy sự thất vọng của cô bé. Tôi hỏi xem cô đã nói cho cha cô biết chưa. Cô bé nhấc đầu lên khỏi cánh tay và kể rằng cha cô nói tất cả các huấn luyện viên đều sai bét cả. Họ không hiểu được sức mạnh của ước mơ. Ông nói với cô bé rằng nếu cô muốn chơi cho một trường Đại học tốt, nếu cô thật sự muốn có học bổng, thì không có gì có thể ngăn cản cô được ngoại trừ một điều - thái độ của chính mình. Ông nói với cô một lần nữa, "Nếu ước mơ đủ lớn thì tất cả những điều khác chỉ là chuyện nhỏ."
    Năm kế tiếp, khi cô và đội của cô chơi cho giải vô địch Bắc California, cô đã được một huấn luyện viên chú ý đến. Cô được mời vào trường, với học bổng, để đến với một đội bóng rổ nữ trong giải hạng nhất của NCAA. Cô bé ấy được nhận vào học. Cô đạt được việc học đại học mà cô hằng mơ ước và cố gắng phấn đấu từ nhiều năm qua. Và cô bé đã được tham gia thi đấu nhiều nhất trong lịch sử nhà trường.
    Vào một đêm nọ, cha cô gọi cô. "Cha đang bị bệnh, con yêu ạ. Cha bị ung thư. Không, con đừng nghỉ học và cũng không cần trở về nhà. Mọi việc sẽ tốt thôi con. Cha yêu con lắm."
    Sáu tuần sau người cha - thần tượng của cô bé ?" đã qua đời. Trước đó, cô bé nghỉ học vài ngày để về an ủi mẹ và chăm sóc cha. Một đêm kia, trước khi qua đời, cha cô gọi cô đến bên giường. Khi cô đến gần, người cha nắm lấy tay cô và gắng sức nói "Rachel, con cứ tiếp tục ước mơ đi. Đừng để ước mơ của con chết theo cha. Hứa với cha đi." ông nài nỉ. "Hứa đi con." Trong những giây phút hiếm hoi còn được ở bên cạnh nhau đó cô bé trả lời "Dạ con xin hứa với cha."
    Những năm sau đó thật là nặng nề với cô bé. Cô phải luân phiên giữa trường và ở nhà, nơi mẹ cô ở một mình với đứa trẻ mới sinh ra và ba đứa con khác. Sự đau đớn mất cha mà cô cảm nhận được vẫn còn đó, giấu kín trong lòng cô, vẫn chờ đến một lúc nào không ngờ tới được bùng nổ lên để đánh quỵ cô.
    Mọi thứ dường như càng ngày càng khó khăn hơn. Cô phải chống chọi với sợ hãi, nghi ngờ và vỡ mộng. Khó khăn đã làm cho cô phải học mất 3 năm mới đủ chứng chỉ cho một năm. Những giáo viên trong trường không tin nổi rằng cô vượt qua được dù chỉ một học kỳ. Mỗi khi muốn bỏ cuộc, cô lại nhớ những lời cha cô "Rachel, hãy tiếp tục ước mơ. Đừng để ước mơ của con chết theo cha. Nếu ước mơ của con đủ lớn, con có thể làm mọi việc. Cha tin ở con." Và dĩ nhiên, cô luôn nhớ đến lời hứa của mình với cha.Cô bé đã thực hiện được lời hứa và hoàn tất chương trình đại học. Cô phải mất đến 6 năm, nhưng cô không bỏ cuộc. Cô vẫn tiếp tục chơi bóng rổ vào những lúc chiều xuống. Và nhiều lần tôi nghe cô nói với bạn bè "Nếu ước mơ đủ lớn, những điều còn lại là chuyện nhỏ."
  6. sinh_vien_thuc_tap

    sinh_vien_thuc_tap Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/11/2006
    Bài viết:
    3.946
    Đã được thích:
    0
    Từ thuở bé... Ai cũng có ít nhất một ước mơ, một mục tiêu nào đó để vươn tới. Những mục tiêu đó, nhỏ nhoi có, vĩ đại cũng có, có thể giống nhau, cũng có thể khác nhau... Điều cần nói là, có chạm tay đến ước mơ, mục tiêu đó được hay không, có lẽ tuỳ thuộc vào tầm với của mỗi người.
    Khi bé tí xíu, có lẽ ta chỉ mong có được một que kẹo, hay một món đồ chơi... Lớn lên thêm chút nữa, ta mong đạt được nhiều thành tích trong học tập, thể thao... Và khi lớn hơn nữa, ta lại mong đến một điều lớn hơn nữa...
    Hãy sống hết mình vì ước mơ, cho dù ước mơ đó có thể vượt quá tầm với, hãy đặt cho mình một mục tiêu trước mắt và cố hết sức chạm đến nó, để sau đó còn hướng đến nhiều mục tiêu khác cao hơn, xa hơn...
    (Copy from Touch)
  7. Xo_mo_lo

    Xo_mo_lo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/02/2007
    Bài viết:
    1.110
    Đã được thích:
    1
    Cũng không rành về cái "triết" này cho lắm , nhưng theo tui hiểu thì "Nhận thức luận" hình như là chuyên nghiên cứu về bản chất, nguồn gốc và phạm vi của tri thức kia mà bác.
  8. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Tôi đang nói về phạm vi của tri thức, khả năng của nhận thức đấy thôi.
    [nick]"Nó" còn bàn về khả năng nhận thức của con người nữa bác ạ.
    [nick][nick]
    Được thieulambacphai sửa chữa / chuyển vào 13:16 ngày 10/06/2007 [nick]
    Được thieulambacphai sửa chữa / chuyển vào 13:17 ngày 10/06/2007
  9. konhu_loaicodai_85

    konhu_loaicodai_85 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/11/2004
    Bài viết:
    2.047
    Đã được thích:
    0
    Một giọt nước từ dòng sông đục, khi đưa ra biển cả cũng trong suốt như hàng triệu triệu giọt nước khác thôi.
    Xin lỗi em hơi mạn phép tý.
    Được konhu_loaicodai_85 sửa chữa / chuyển vào 17:28 ngày 10/06/2007
  10. hahathayroai

    hahathayroai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/09/2006
    Bài viết:
    1.225
    Đã được thích:
    0
    Đúng như Sinhvien nói, ngay từ bé đến lớn ko biết bao lần chúng ta mơ ước, từ cái nhỏ nhất cho đến những cái lớn hơn. Tuy nhiên, cuộc sống đôi lúc ko dc như chúng ta mong muốn và nhiều mơ ước hay hi vọng của chúng ta ko thành dc hiện thực. Có nhiều lý do khiến chúng ko thành hiện thực dc: có thể do khách quan lẫn chủ quan. Nhiều người họ mộng mơ những thứ có lẽ cả cuộc đời cũng ko thành hiện thực dc, nhưng họ coi đó là mục tiêu để phấn đấu và họ đã cố gắng hết sức mình để thực hiện những ước mơ đó. Thông qua câu truyện về " chú đại bàng " và câu truyện của Sinhviên chúng ta học dc nhiều điều trong cuộc sống. Chúng ta hãy ước mơ nhưng quan trọng là chúng ta phải làm sao cho những gì chúng ta mơ ước thành hiện thực.
    Cảm ơn những chia sẻ của mọi người!

Chia sẻ trang này