1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

PHIẾM.......!!!!!!

Chủ đề trong '7X - Chi hội Sài Gòn' bởi CO, 19/07/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. CO

    CO Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/01/2002
    Bài viết:
    991
    Đã được thích:
    0
    PHIẾM.......!!!!!!

    Nhiều phụ nữ khi được hỏi tại sao lập gia đình muộn đã lảng chuyện. Câu hỏi được lập lại nhiều lần, trong những hoàn cảnh khác nhau. Mãi mới nhận được câu trả lời lạnh lùng Không kiếm ra đàn ông đích thực để lấy ! Chữ ?ođích thực? này nhanh chóng được giải thích là đích thực về mặt tính cách thôi, không liên quan gì đến sinh lý cả.
    Theo các bà các cô thì đàn ông bây giờ kém cỏi, hơi hèn, và bạc nhược - Lũ ấy chỉ là đàn ông ở cái tên, ở quần áo, và may ra là ở ?ocái khoản kia?. Còn tài năng, ý chí, bản lĩnh - những thứ làm nên sự cảm phục, yêu mê của đàn bà thì xin lỗi!
    Phùng Nga M. từng 3 lần tìm tới mục Nhịp cầu bè bạn trên báo Phụ Nữ đã chán nản kết luận như vậy. Ngọc Th. 30 tuổi, khá xinh, kế toán Công ty Trách nhiệm hữu hạn Ngân Hà 6 - bổ sung ?oDân ngồi văn phòng máy lạnh có học, lương cao nhưng bủng beo èo uột, đít tóp lưng gù mắt gián gặm. Còn hơi cứng cáp, phong sương chút chút thì thất học, ngồi ngoài đường lượm bạc cắc. Lấy loại nào cũng uổng!? Và để chứng tỏ là nói có sách, Th. bảo chợ Phạm Văn Hai, có một thằng cha điển hình như vậy. Đàn ông cao ráo, điện thoại dắt lưng, nhưng lại ngồi bán cá.

    Một buổi sáng đầu tháng Sáu, tôi tìm tới nơi Th chỉ - chợ Phạm Văn Hai. Quả nhiên thấy ngay ông bán cá cao ráo nọ. Có điều không phải đang đập đầu, moi ruột cá mà đang đứng hút thuốc mỏi mệt. Chung quanh là bãi chiến trường nước nôi nhớp nháp. Trông muốn bịnh thật! Nghe tôi hỏi mua cá lóc ruộng, anh ta cười. Thứ đó giờ kiếm đâu ra, ăn cá nuôi bè đỡ đi. Chỉ tay vào mớ cá làm sẵn, tôi hỏi có dầu hôi không. Anh ta ngạc nhiên. Chị người đâu mà biết thứ đó. Chừng nghe khai ngay ngã ba Cao Lãnh đi vô Thanh Hưng, về Bờ Tre, anh ta mới cười khà kể chuyện hồi xưa chở cá trên mui xe lam, sợ cá chết ngộp, thịt đỏ quạch khó bán, phải đổ chút dầu hồi vô nước rộng cá. Làm vậy con cá chết lâu cỡ nào thịt sả ra vẫn trắng tươi. Bây giờ lên Sài Gòn, chơi kiểu bất nhơn đó thiên hạ oánh sặc máu. Tôi hỏi đùa ?oCao to đẹp trai vậy có cô nào tình nguyện theo chưa?? Anh ta cười cười ?oTội nghiệp em! Con em gần lớp sáu rồi chị à.? ?oSao không để má nó đi bán?? ?oVợ em nó có sắc, bán đâu em cũng phải theo canh, mệt lắm. Để nhà nấu cơm, coi con cho yên chuyện.?

    Không chọn nghề sát sinh như chàng bán cá vì vợ hy sinh tấm thân Từ Hải, anh Tư Bát ngay góc chợ Đa Kao nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng trước khi buôn đồ hàng bông. Trải tấm nilon trước cửa nhà một bà cán bộ, mỗi tháng nộp 400 ngàn cho chủ nhà, thế là đàng hoàng ngồi tác nghiệp, thỉnh thoảng hứng chí cất giọng Hà Nam Ninh rao: ?oCải bắp nà ba ngàn, cà dốt, xà nách nà bốn ngàn. Tươi ngon dòn bổ đây.?Nghe anh ta ngọt ngào hỏi cô khách trẻ tuổi ?oLàm kim chi hả. Cải thảo Đà Nạt này mới về hồi ba giờ sáng, anh giai bán cân đủ cho. Ba ngàn thôi em.?. Tôi không khỏi ngỡ ngàng khi nghe bà bán vé số trích ngang lý lịch Tư Bát Cảnh thằng ấy neo đơn lắm.Vợ chê nghèo, theo trai. Con hai đứa hôm thì ngủ lăn lóc ngoài này, hôm thì gửi người cùng nhà trọ. Cái miệng nó tía lia thế thôi chứ tan chợ là sấp ngửa đủ việc của đàn bà. Gà trống nuôi con. Tôi càng phục gà trống hơn khi biết một mình anh đã cho mấy gã xe ôm đo ván khá dễ dàng. Tội gì ư? Tội vừa bắt chẹt vừa sàm sỡ với khách nữ. Gà trống tâm sự: ?oTôi từng làm vệ sĩ, có qua đào tạo hẳn hòi nhé. Ăn cơm xí nghiệp một thời gian thấy nhục quá. Chị nghĩ mấy con thợ may gia công hiền lành, ngơ ngác. Chúng nó chỉ xin mỗi việc đi đái mà cũng: Con nào đi trong giờ làm mày dần tới số cho tao. Dần gì công nhân mình, tôi ục mấy quả cật lực vào mõm cái thằng chủ Đài Loan. Xong luôn cái nghề vệ sĩ! Ra đây ngồi cũng hơn năm rồi. Tiếng là hèn nhưng thanh thản.?

    Cùng cảnh với anh Tư Bát này là quí anh lái xe ôm, bán cà phê, bán hàng thời vụ. Họ cho biết trước khi bật ra vỉa hè đều bươn chải nhiều nghề. Học hành cũng xong cấp 1, cấp 2, 3. Vợ con cũng đàng hoàng. Nhưng làm nhà nước lương không đủ sống, lại họp hành đấu đá, phát động thi đua, học nghị quyết hoài mệt mỏi. Làm tư nhân thì lâu lâu chủ biến mất tiêu. Thất nghiệp hoàn thất nghiệp! Rốt cuộc thấy tự làm chủ là năm bờ oăn nhất (đã oăn còn nhất!) Không ai vắt xác mình. Thích thì làm, hôm nào kẹt đi đám hay vợ đau con ốm thì nghỉ nhà khỏi nộp đơn, trừ lương rắc rối.

    Địa bàn buôn bán làm ăn của cánh đàn ông ít vốn, thân cô thế cô nhưng nóng máu Lục Vân Tiên xem ra rất cơ động. Chỗ nào cũng sống được. Quận 1 sang trọng, quận 5 tấp nập, quận 3, quận Phú Nhuận thường thường bậc trung hay quận Gò Vấp, Tân Bình, Bình Thạnh tràn ngập dân tứ chiếng đều có các Anh cả đỏ, các Tia chớp nhiệt đới này. Các anh đã giúp giải quyết nhiều vấn nạn xã hội- trong đó đáng kể là nạn thất nghiệp, nghiện hút, trộm cắp, bài bạc dẫn đến gây rối trật tự địa bàn.
    Trong cuộc họp mặt nêu gương Người tốt Việc tốt, Thanh niên điển hình cấp thành phố năm qua có không ít anh hùng bắt cướp thuộc cánh xe ôm, sửa xe gắn máy, mua bán lặt vặt. Nhưng lạ một nỗi không ai trong các Anh Cả Đỏ chịu gia nhập lực lượng công an, dân phòng. Họ cười cười ?oGần mặt trời nóng lắm. Ở xa tối một chút, bù lại mát mẻ cái thân.?
    Tối một chút là gì nhỉ?
    Một bác dân phòng già khu phố 2 quận Tân Bình cắt nghĩa ?oNó là cái thiếu bảo hiểm xã hội, cái không có hộ khẩu chính thức, không có nghề ổn định. Nói văn vẻ là thân phận bọt bèo.? Ông chỉ tay ?oKia thôi, bèo trôi ngay trước mắt chị đấy!? Tôi bấm luôn hai kiểu ảnh. Một chàng lái dưa hấu phạch ngực kiểu anh hai Nam Bộ nói như hát vọng cổ với người qua đường ?oKhổ lắm bà con ơi. Dưa bán ế, thế nào dìa cũng bị chằng tinh xé xác không cho ăn cơm. Mua dùm đi, không ngọt không lấy tiền.?
    Cạnh đó, một quí ông quần áo mũ nón đàng hoàng đang sửa những chiếc kẹp tóc trên mép thùng hàng. Ông này không rao, đứng im. Thấy lạ tôi bắt chuyện. Mới biết đây là chim ra ràng. Chưa bay quen. ?oĐầu năm rồi mở tổ hợp in lụa, công an tổ dân phố hỏi hoài, làm khó hoài. Vợ chồng tui sùng mới chuyển qua làm kẹp bán.? ?oIn lụa mà làm gì công an hỏi?? ?oThì họ sợ mình in truyền đơn. Chị không biết có những nghề nhạy cảm, làm phải trình báo như nghề in lụa, nghề thợ khóa. Lôi thôi lắm! Nay hầu mai hầu.? Lại còn thế, cứ tưởng chỉ thân gái mười hai bến nước, đâu ngờ các ông còn long đong hơn! Nhưng vì sao nhỉ?

  2. woman8

    woman8 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/07/2006
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    0
    ==>> Công nhận viết hay quá, làm nhà báo hả a??? sao viết dược tỉ mỉ thế???
    chuc ngay tốt lành.
    Một fan female hâm mộ a.
  3. AnhHaiAnh

    AnhHaiAnh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    191
    Đã được thích:
    0
    Tôi rất thích bài viết của bạn CO
    Công nhận một điều phụ nữ bây giờ lập gia đình muộn và kén chọn nhiều hơn trong hôn nhân.
    Không hẳn bởi họ không tìm được một người đàn ông "chân chính" để trao thân gửi phận mà bởi vì đàn ông bây giờ không còn là cây tùng cho chúng ta "núp bóng" nữa. Ngày xưa "các cụ" vẫn thường nói rằng: "Đằng sau sự thành công của người đàn ông luôn có bóng dáng của người phụ nữ", nhưng phụ nữ bây giờ không muốn đứng đằng sau sự thành công của người đàn ông nữa mà là "đứng bên cạnh" người đàn ông trong sự thành công ấy.
    Cuộc sống xã hội trong đấu tranh bình đẳng giới đã thành công chưa? Tôi khẳng định là chưa nhưng đã từng bước được cải thiện. Tư tưởng của đàn ông luôn muốn cưới một người phụ nữ "của gia đình" nhiều hơn trong khi đó lại ngưỡng mộ một đồng nghiệp nữ nhanh nhẹn, thông minh và giao tiếp giỏi. Tại sao thế hở các anh??? phụ nữ bây giờ có thể tự khẳng định mình, tự lo cho mình nên không thể để đấng mày râu "đàn áp" nữa.
    Xét về trình độ học vấn, về nhìn nhận xã hội, sự tinh tế, sự nhanh nhẹn và biết cách làm đẹp mình, tại sao phụ nữ hiện đại lại phải trao thân gửi phận cho một trong những người đàn ông trong bài viết của bạn Co.
    Tôi và một số đồng nghiệp nữ thường ngồi nói chuyện với nhau về đề tài này. Trong quan hệ xã hội, chúng tôi thường bị những "đối tác" đã và sắp có gia đình luôn DT mời đi ăn, đi uống cafê (dĩ nhiên là chúng tôi từ chối), những câu than cửa miệng của họ là "anh sống với vợ vì trách nhiệm", "anh lấy cô ấy vì gia đình chứ không yêu thương", "em là người thông minh, anh thấy rất vui và thoải mái khi nói chuyện với em"... Hỡi ôi! sự chung thuỷ nay còn đâu. Sẽ ra sao nếu một mai mình lấy phải ông chồng không chung thuỷ như vậy?????
    Rồi những buổi tiệc tùng, những buổi tiếp khách, tăng 2, tăng 3, gác chân, gác tay và lỡ đi xa hơn nữa "trong cơn say" trong thời buổi bệnh xã hội luôn xung quanh ta như vậy chứng tỏ đàn ông là người cần "khám sức khoẻ" nhiều nhất.
    Còn nhiều, nhiều nữa nên nữ giới chúng tôi luôn đắn đo trong hôn nhân, mặc dù các bậc phụ huynh luôn hối thúc...
  4. CO

    CO Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/01/2002
    Bài viết:
    991
    Đã được thích:
    0
    Lăn tăn tuổi ba mươi
    ( cái băn khoăn của male nè các chị, đọc xong thì sẽ thông cảm cho các bác í )​

    Các cụ ta nói "tam thập nhi lập", tức là làm thằng đàn ông, cái tuổi ba mươi nó quyết định ghê gớm lắm. Công thành danh toại hay không là ở cái lúc này. Có người bứt phá làm nên sự nghiệp, có kẻ cả đời sẽ phải úp mặt vào cái màn hình? khác nhau chỉ ở cái tuổi ba mươi dâu bể. Ở tuổi ba mươi, người đàn ông có cả sự từng trải và kiến thức. Sức lực thì sung mãn mà tâm lực thì bừng bừng lửa cháy. Học thuật, tư tưởng và quan điểm cũng tương đối vững vàng. Theo em, nếu biết gộp những tố chất ấy lại rồi định hướng đúng đắn cho tương lai hẳn sẽ bứt phá cho ba mươi năm còn lại. Còn như lình xình, sáng cắp cái ô đi, tối cắp cái ô về, cuối tuần loay hoay gái ghiếc bồ bịch vợ con thì coi như hỏng. Nếu may mắn hãng xưởng không thay máu, không lay off vớ vẩn thì em hỏi các bác: "Một ngày như thế, một tuần như thế ... hẳn ba trăm sáu mươi ngày nó sẽ thế, và ba nghìn sáu trăm ngày chắc chắn sẽ hệt như thế. Thế thì đột phá ở cái chỗ nào?" Tóm lại, mười năm của quãng ba mươi nó nghiệt ngã lắm: người đàn ông khẳng định mình hay không là ở lúc này. Không khéo là sẽ rơi vào cái vòng luẩn quẩn cuộc đời mà theo em thì không ít các bác giai khác đang lòng vòng trong đấy.
  5. CO

    CO Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/01/2002
    Bài viết:
    991
    Đã được thích:
    0
    Cái vòng gì à? Xin thưa các bác, tôi nghĩ con người ta hay rơi vào cái vòng như thế này: lúc nhỏ thì tao học giỏi hơn mày, trường tao ngon hơn trường mày, rồi xe đạp tao căm sáng hơn xe đạp mày, rồi xe máy tao nổ êm hơn xe máy mày... nghề tao ngon hơn nghề mày, rồi lương tao cao hơn lương mày, xe tao đắt hơn xe mày, nhà tao to hơn nhà mày... Cứ thế rồi cái tuổi già nó chạy ập tới lúc này không hay, và ta lại: cháu tao học giỏi hơn cháu mày.....
    Người đàn ông sống chỉ vì quãng mười năm tuổi ba mươi thôi các bác ạ. Thời gian như bóng câu ngoài cửa sổ, chẳng mấy chốc ta sẽ thành thằng trẻ con sống lâu lụm cụm quanh nhà, làm bạn với cái bóng của mình, sớm tối hối tiếc cái tuổi ba mươi.
    Chúng bạn bảo chỉ cần biết "vứt bỏ đời bố, củng cố đời con", cứ làm sao cho con mình nó ăn học đàng hoàng là đủ. Tôi không đồng ý thế. đó không phải là lí tưởng sống duy nhất của người đàn ông. Chẳng nhẽ đời em thì chỉ biết lo lắng cho con em, rồi con em sẽ chỉ lo cho cháu em, rồi cháu em cho chắt em... Nó lại là một cái vòng luẩn quẩn toàn lo lắng.
    Được CO sửa chữa / chuyển vào 03:28 ngày 20/07/2006
  6. BeKooool

    BeKooool Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/06/2006
    Bài viết:
    2.809
    Đã được thích:
    0
    [red] Hay ! Rất may mình ko chịu cảnh : sáng cắp ô đi , chiều cắp ô về !!!

    Thuyền giương buồm rồi , ra khơi thôi
  7. dehoangthai

    dehoangthai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2006
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    cuộc sống còn nhiều điều khó khăn lo nghĩ, hạnh phúc của mỗi người ít ai nhận ra, khi qua rồi mới thấy hối tiếc
  8. AnhHaiAnh

    AnhHaiAnh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    191
    Đã được thích:
    0
    Vị đại ca này có phải là sư huynh đồng nghiệp của mình không nhỉ, nghe giọng điệu thấy quen quen. Nếu phải thì e hèm một tiếng, muội muội bút danh Đăng Vũ đây....
  9. dehoangthai

    dehoangthai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2006
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    không bạn à, tui mới lên diễn đàn lần đầu
  10. nguyenbalocvn

    nguyenbalocvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/07/2006
    Bài viết:
    1.401
    Đã được thích:
    0
    He he, tuy không thuộc loại người này nhưng tớ thử post bài này (đang trên tuổi trẻ) cho chị em xem nhé. Theo tôi thì không nên quá cực đoan bên nào cả, vấn đề là ở chỗ chúng ta ít có cơ hội hiểu nhau trong cuộc sống hối hả này.
    Những chàng trai "muộn" vợ​
    TT - Nhiều chàng trai, nhất là ở các thành phố lớn, dù có ngoại hình đẹp, nghề nghiệp ổn định song vẫn có ?onguy cơ ế? và muốn được ?oế?. Vì sao?
    Lý do cũng có năm bảy đường
    ?oTôi đã 37 tuổi, tưởng mình là ngoại lệ khi chưa lấy vợ, nhưng dạo này nhìn quanh thấy có nhiều bạn cũng như mình?, Văn D. - chuyên viên lập trình của một công ty phần mềm tại TP.HCM - cho biết.
    D. là một trong rất nhiều chàng trai ngoài 30, có nghề nghiệp ổn định, thu nhập cao nhưng đang có ?onguy cơ ế?. Nguyên nhân cũng có năm bảy đường.
    Với Tiến H. (38 tuổi), chưa vợ vì chưa... giàu. Với ngoại hình bảnh trai, ăn nói có duyên, không quá khó để Tiến H. tìm cho mình một cô bạn gái.
    Nhưng sau khi bị người yêu ?ođá? từ thời sinh viên vì... nghèo, H. đã lao vào công việc quyết kiếm thật nhiều tiền, ra khẩu hiệu ?oquyết không yêu khi chưa có... nhà?. Đến nay, nhà chưa có mà một người phụ nữ kề bên cũng chẳng thấy đâu.
    Còn Hữu Q. (34 tuổi) được khá nhiều cô gái chú ý, trong đó có không ít cô sẵn sàng tính chuyện trăm năm với chàng trai tỉnh lẻ giàu ý chí và nghị lực này. Nhưng trái tim Hữu Q. đã phải nhiều lần chạy trốn tình yêu.
    Lý do như Hữu Q. tâm sự: ?oTôi là con trai cả trong một gia đình nông dân nghèo, lại đông anh em. Các em tôi còn đi học, tôi đã quá hiểu nỗi vất vả của người nông dân nghèo nên nhất quyết cho các em mình thoát nghèo bằng cách học hành thành tài. Nếu mình lấy vợ lúc này sẽ khó có điều kiện giúp đỡ gia đình. Mình còn có trách nhiệm với cha mẹ và các em?.
    Không chỉ những chàng trai tỉnh lẻ ra phố lập nghiệp mới một mình một bóng mà cả những chàng trai ở thành phố cũng chủ trương ?oở không?.
    Trường hợp Quang V. (42 tuổi) là một ví dụ điển hình. Là bác sĩ có phòng mạch thu hút đông khách, V. nay đã có nhà, xe hơi, nhưng đến nay vẫn cứ ?olửng lơ cá vàng?. Điều đáng nói là số người như V. hiện không phải là hiếm.
    ?oMuộn? và ?oế mãi mãi?
    Theo các nhà xã hội học và tâm lý học, có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng ?oở không? trong giới trẻ hiện nay, trong đó có lý do kinh tế chưa đảm bảo cho cuộc sống lứa đôi.
    Nhiều bạn trẻ lo ngại rằng thu nhập của mình hiện chưa đủ để nuôi thân huống gì lo cho người khác, nhiều người còn lo không đủ lo cho gia đình khi có con cái.
    Tuy nhiên, với nhiều bạn trẻ thời nay đã ổn định kinh tế nhưng vẫn... sợ lấy vợ vì không còn tự do! Tính độc lập ở nhiều thanh niên hiện nay khá cao, không muốn ràng buộc với cuộc sống hôn nhân, nhiều người nghĩ rằng lấy vợ là ?ođeo gông vào cổ?, không còn được thích gì làm nấy.
    Xu hướng này, theo các nhà xã hội học, ngày càng tăng trong giới trẻ, làm tỉ lệ kết hôn của các nam thanh niên ngày càng giảm và tuổi kết hôn ngày càng cao.
    Có nhiều thanh niên còn quan niệm ?otrai 30 tuổi còn xuân, gái 30 tuổi đã toan về già?, đàn ông thì chỉ ?omuộn? chứ không ?oế?! Đến một lúc nào đó, tuổi trẻ trôi tuột qua thì lại không còn hứng thú lập gia đình nữa.
    Tình trạng ?oế mãi mãi? này được các nhà xã hội học cảnh báo sẽ có thể làm mất cân bằng các yếu tố về xã hội trong thời hiện đại.
    PHẠM ĐƯỢC
    Mong được chị em chia sẻ và đừng có cái nhìn khắt khe quá về đàn ông nói chung. Kẻo không phải chỉ e_chong_vi_sars đâu mà còn vì cái nhìn của chính các bạn đó..

Chia sẻ trang này