1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Phiên âm - cách đọc khác nhau ???

Chủ đề trong 'Tiếng Việt' bởi Chitto, 06/08/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    Phiên âm - cách đọc khác nhau ???

    Hôm trước có nói chuyện với một người bạn về những cách phiên âm, cách đọc khác nhau của một số từ, đặc biệt là giữa miền Bắc và miền Trung - Nam. Cũng đã nói chuyện rất nhiều, nhân đây đưa vào đây bàn tí chơi.

    Đó là hiện tượng những cách đọc của các cặp từ, cặp âm như:
    - Cảnh - kiểng
    - Vũ - Võ
    - Tùng - tòng
    - Thì - thời
    - Tông - tôn
    - inh - anh (chính - chánh, tính - tánh, sinh - sanh...)
    - ân - ơn (ân - ơn, nhân - nhơn, chân - chơn...)
    - ....

    Ngoài những nguyên nhân kiêng húy hoàng tộc, còn những nguyên nhân nào gây nên sự khác biệt đó?

    Các bác nào đóng góp cho thêm phần rôm rả.

    Mong là các bác viết lách một tí, anh ku Lộn Sòng có đặt link thì cũng nên tóm tắt lấy cái ý chính để viết, chứ link của các học giả đọc dài khiếp lắm.
  2. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    Nguyên nhân kiêng húy thì đã khá rõ:
    - Hoàng trưởng tử của Gia Long tên là Nguyễn Phúc Cảnh, nên miền Nam tôn kính mà kiêng chữ Cảnh, đổi thành Kiểng.
    Tuy vậy tôi muốn hỏi là ngoài cây cảnh -> cây kiểng, chậu cảnh -> chậu kiểng, cá kiểng, thì những chữ Cảnh trong nghĩa khác có kiêng không, chẳng hạn như phong cảnh, cảnh đẹp, cảnh giới, tiên cảnh, thắng cảnh ... ?
    Nghĩa là người miền Nam hiện giờ (và trước kia) có nói là : Phong kiểng, Kiểng đẹp, Kiểng giới, tiên kiểng, thắng kiểng ???
    Nếu không, thì tại sao, và kiêng theo quy tắc nào?
    Tương tự là chữ Tông - Tôn.
    Vì kiêng húy vua Thiệu Trị (Nguyễn Phúc Miên Tông) mà chữ Tông phải đổi thành Tôn: Lê Thánh Tông -> Lê Thánh Tôn,...
    Tuy nhiên chữ Tông trong các từ: tông phái, Thiền tông, Nam tông, bắc tông, Tội tổ tông, con nhà tông không giống lông cũng giống cánh... thì có đổi không?
    Nghĩa là có dùng các từ thay thế là : Tôn phái, Thiền tôn, Nam tôn, bắc tôn, con nhà tôn không giống ..... cũng giống cánh ???
    Và khi đó, việc phân biệt chữ Tôn (do kiêng húy Tông mà ra) với chữ Tôn gốc (như tôn kính, tôn trọng, tôn giáo, tôn ti trật tự) là thế nào ?
  3. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    Chữ Phúc --> Phước có phải là do kiêng húy dòng họ Nguyễn Phúc là dòng họ Vua? Hay là do cách đọc, cách phiên âm?
    Nếu là do kiêng húy, thì tại sao những Gia phả của chính dòng họ vua lại thường xuyên tự viết là Nguyễn Phước chứ không phải Nguyễn Phúc. Đã là người trực hệ Hoàng tộc, thì tại sao lại phải kiêng húy chính chữ gốc của mình ?
    Tiếp theo là chữ Vũ, do kiêng húy Vũ vương (Chúa Vũ - Nguyễn Phúc Khoát) mà họ Vũ đổi ra họ Võ.
    Tương tự là các chữ: Uy vũ -> uy võ, Trấn Vũ -> Trấn Võ.
    Nhưng có nhiều từ Vũ khác không đổi, chẳng hạn Vũ nữ, Vũ công, Khiêu vũ, vần vũ...
    Theo tôi biết thì chữ Vũ (của Vũ vương) là chữ Vũ với nghĩa "mạnh", khác với Vũ là múa (vũ nữ), là mưa (vân vũ), là lông vũ.
    Tuy nhiên kiêng húy chỉ chữ Vũ kia mà lại vẫn thoải mái đọc các chữ Vũ khác, thì có còn là kiêng húy nữa không?
    Và chữ vũ trong "vũ đài chính trị" có bị đổi là "võ đài chính trị" hay không? Vì chữ vũ ở đây đúng là vũ với nghĩa "mạnh" của Vũ vương.
    Hiện nay quy tắc nào cho Vũ - Võ trong dịch thuật. Chẳng hạn nói vua đầu nhà Chu là Văn vương - Vũ vương, hay Văn vương - Võ vương ?
    Tạm thời vài cái thế đã.
    Được chitto sửa chữa / chuyển vào 10:13 ngày 06/08/2007
  4. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Các cụ xưa chỉ đặt ra cách phát âm. Thực tế thì mỗi vùng họ nói theo cách riêng. Tôi có vài nhận xét (mà chưa biết rõ nguyên nhân):
    - Phát âm tách từ (tạm gọi như vậy): Đặc trưng của vùng Thanh Hóa. Ví dụ :
    Từ "tôi": phát âm tách ra thành : Tô-ôi.
    Từ "làm ăn" : la-àm a-ang.
    - U hoá âm ô và e hóa âm a : vùng nam trung bộ.
    "Tôi" : "Tô-ôi" rồi thành "tu-ui".
    "Làm ăn" : "la-àm a-ang" thành " le-èm eng"
  5. vovinamvn

    vovinamvn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    08/10/2007
    Bài viết:
    988
    Đã được thích:
    1
    Cái này thì ai cũn biết nhưng ko thể giải thích đc bằng khoa học
    Tại sao cũng từ một gốc miền Bắc - Trung rồi mang gươm đi mở cõi vào Nam thì giọng đã khác nhau .
    Thậm chí giọng miền Nam thì người miền Tây và miền Đông cũng khác nhau ! chưa nói một loại giọng Bắc pha Nam
    Tôi có 3 người anh họ (là anh em ruột của nhau) 3 người ở 3 miền nói giọng khác hẳn nhau . Tất nhiên tinh ý thì vẫn nhận ra gốc là miền Trung .
    ông anh họ Tôi ko biết giải thích thế nào bảo rằng tại nước uống ở đó như vậy nên nói vậy . Tất nhiên là nói vui, nhưng cũng ko biết lý do gì giải thích đây, lại còn các từ lóng các vùng cũng khác nhau !
  6. lehongphu

    lehongphu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/02/2002
    Bài viết:
    1.581
    Đã được thích:
    0
    Ủng hộ 01 phát lấy phong trào thế này:
    Cái " cậy mạnh, " ra vũ múa, gặp trời mưa " ướt cả lông" ==> một số nghĩa của " (như VD của Chitto nói ở trên) cùng nằm trong một câu - nói chính xác hơn một chút là 01 vế đối trong 01 cặp câu đối đã được nhiều người biết đến, cộng thêm một số VD khác để minh họa cho chuyện kiêng húy / kỵ húy dẫn đến chuyện vũ <-> võ; cành <->kiểng; tông <-> tôn,.... tưởng là "đã khá rõ" thì chưa ổn đâu, vẫn còn có chuyện "nơi hầm sáng là nơi tối nhất" đấy, ý tôi muuốn nói là nó cũng chẳng phải là "đã khá rõ" đâu, vẫn còn tối đấy, tuy có thể chưa đến mức "tối nhất" / "tối sầm"... nhưng dù có là "khá rõ" thì cũng chưa perfect phải không?
    Ý kiến tham gia của tôi thế này:
    - Có vùng nào đó, nói cụ thể cái vùng mà tôi được biết là ở Thừa Thiên - Huế và một phần ở Quảng Trị người ta lại nói "siếu" thay vì "sáu" đấy. Nếu là kỵ húy ai đó tên là "Sáu" thì "Sáu" là tên ai? Và nếu người đó thuộc hoàng tộc thì tại sao lại chỉ vùng đó nói tránh "sáu" <-> "siếu" trong khi các nơi khác không phải nói vậy, ngay cả những tỉnh cận kề 02 tỉnh nói trên về cả 02 phía Bắc, Nam là Quảng Bình (về phía Bắc), Quảng Nam, Đà Nẵng (về phía Nam) cũng không hề nói vậy.
    Có khả năng ngoài cái "National húy(s)" còn có "Local húy(s)" hay không?
    - Nói kiêng/kỵ húy là kiêng/kỵ nói từ (húy) đó hay là viết từ đó?
    - Sở dĩ tôi đặt vấn đề nói hay viết ở đây là vì các sĩ tử khi xưa đi thi là thi viết chứ không phải là thi "vấn đáp" , Nguyễn Tuân, Ngô Tất Tố đã nói về chuyện thi cử này kể cả từ chuyện mực Tàu, "Lều Chõng" của NTT là 01 ví dụ. Ta có thể hiểu, trước khi thi, các sĩ tử đã được biết về "luật" (Nội qui thi), chàng sĩ tử trong "Lều Chõng" bị bắt vì tội "phạm húy" coi như "phạm pháp quả tang" ("giấy trắng mực đen" mà).
    - Vậy nhà chúa / vua có bao nhiêu người? Chữ ngày xua là chữ Nho (Hán) / Nôm chứ không phải chữ quốc ngữ ngày nay ==> cùng 01 tiếng (âm) có thể viết ra nhiều chữ khác nhau, nếu kỵ "vũ" thì kỵ cả
    b] - mạnh, " - múa, " - mưa " - lông hay chỉ kỵ 01/all ? Nếu kỵ all thì nhân với số người phải kỵ thì liệu còn được bao nhiêu chữ "hợp pháp" để thi? Đọc thông viết thạo được "Tam Thiên Tự" lẫn dùi mài kinh sử đã tốn mất bao nhiêu năm đèn sách rồi, khi đi thi mà bị bắt trừ đi chừng ấy "Tự" nói trên thì còn cái gì nữa để mà thi?
    Cái câu " cậy mạnh, " ra vũ múa, gặp trời mưa " ướt cả lông" bản thân nó đã nói lên chuyện chưa đủ mạnh rồi, nếu đủ mạnh (múa kiếm che kín người) thì đã không đến nỗi bị ướt cả lông ([/b] )
  7. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    Tục kiêng húy của đời Nguyễn không chỉ phức tạp mà còn bị lạm dụng hết mức. Không chỉ kiêng tên Vua, tên đệm Vua, Mẹ vua, cung vua ở, cung Thái hậu ở, Lăng vua,...., mà ở một số vùng còn kiêng tên quan, tên tướng. Trong nhà thì kiêng tên các bậc trên.
    Theo link sau
    http://www.viet-studies.info/Phankhoi/PKhoi_TucKiengTen.htm của tác giả Phan Khôi, thì ở các vùng có tục kiêng tên của mà vùng đó tôn quý, hoặc chỉ là người cai trị. Như ở vùng Sài Gòn - Chợ Lớn kiêng tên Lê Văn Duyệt mà gọi Dượt thay Duyệt, kiêng tên Nguyễn Tri Phương mà gọi Phang thay Phương; ở Huế kiêng tên Nguyễn Hữu Bài mà gọi Bời thay Bài, ở Bắc kiêng Hoàng Trọng Phu mà người đi Phu ở miền bắc gọi là "đi Cu-li" hết thảy, chứ không gọi là đi phu.
    Do đó trong ví dụ vùng Quảng Trị- Huế trong ví dụ trên của bác lehongphu, thì việc kiêng tên Sáu mà gọi là Siếu chắc là của một nhân vật (thường là quan to) ở vùng đó. Có thể kiêng do dân tôn kính, cũng có thể do bị bắt buộc phải kiêng, chứ không nhất thiết là Hoàng tộc.
    Được chitto sửa chữa / chuyển vào 13:04 ngày 15/10/2007
  8. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    Cái tục kiêng này có cả hai. Khi viết thì phải viết chệch đi là kiêng viết, khi nói thì dùng âm khác để nói là kiêng khi nói.
    Tuy nhiên vấn đề tôi đặt ra ở đây là thuộc về Kiêng Nói, vì khi dùng chữ Quốc ngữ để viết, và chữ này là ghi âm, nên thuộc về vấn đề nói chứ không phải viết.
    Ví dụ ngày xưa khi dùng chữ Nho, sĩ tử kiêng chữ Ánh (tên vua Gia Long) chẳng hạn, thì họ phải tách chữ đó thành bốn chữ, viết là: "tả nhật hữu ương" (trái là nhật, phải là ương), người đọc khi đọc 4 chữ ấy sẽ hiểu trong đầu là Ánh.
    Kiêng khi viết như vậy không dẫn đến kiêng nói. Dân gian vẫn có thể dùng từ "ánh sáng" mà không bị tội. Và do đó, khi dùng chữ Quốc ngữ từ Ánh vẫn nguyên vẹn là Ánh mà không bị thay bởi từ nào khác.
    Nhưng trường hợp chữ khác thì có thể bị thay, đặc biệt từ đời Thiệu Trị trở đi.
    Như chữ Đảm, khi viết phải kiêng (tả nguyệt hữu chiêm), mà còn phải đổi cả âm đọc, đọc là Đởm. Như vậy chữ Đảm bị triệt tiêu cả về mặt chữ lẫn âm nói, trong chữ Nho không được viết, mà người dân không được nói nữa.
    May là chỉ một số vùng tôn sùng nhà Nguyễn nhất mực mới vẫn kiêng húy. Miền Bắc - nơi sĩ phu ít chịu nhà Nguyễn, có lẽ chỉ chịu kiêng khi viết, còn khi nói thì vẫn giữ từ cũ, do đó các âm kiêng chỉ chủ yếu trong miền Huế và miền Nam.
    Nhưng sự khác biệt đó vẫn còn rất sâu sắc, đặc biệt gây nên bất đồng lớn trong dịch thuật Hán - Việt.

    Được chitto sửa chữa / chuyển vào 12:45 ngày 15/10/2007
  9. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    Hôm nay nhớ ra một trường hợp cũng vui vui trong cách dùng từ giữa phía nam và phía bắc:
    - Miền bắc gọi chim phượng, miền nam gọi chim phụng
    - Miền bắc dùng từ: thờ phụng, miền nam hay dùng thờ phượng.
    Tuy vậy cả hai đều dùng phụng sự, dù chữ "phụng" trong hai trường hợp là cùng nghĩa.
    Tại sao lại trái ngược thế nhỉ?
    Đọc các văn bản có nhiều từ Hán - Việt mà có sự khác nhau giữa hai xu hướng dịch (từ giờ không dùng miền nữa, mà là xu hướng) đôi khi không được thoải mái.
    Được chitto sửa chữa / chuyển vào 19:03 ngày 25/10/2007
  10. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    Một cách dùng khác nhau cũng thú vị là trong trường hợp cặp Chính - Chánh.
    Xu hướng bắc phân biệt Chính - Chánh khá rõ ràng
    Xu hướng nam tất cả là Chánh hết:
    Chánh trị, Chánh niệm, Bát chánh đạo, Chánh kiến, Chánh chuyên, Chánh tòa, Chánh phủ, Chánh án, Chánh văn phòng...
    Do đó có người sẽ thắc mắc ở những cụm từ: Phó chánh án, Phó chánh văn phòng... bởi đã Chánh rồi sao lại còn Phó ?
    Trường hợp này xu hướng bắc phân biệt Chính - Chánh cũng có lý do của nó:
    - Chính mang nghĩa "chính - phụ", chính thức và phụ trợ. Đó là trường hợp các từ: Chính phủ, chính quyền, bát chính đạo, chính chuyên, chính kiến...
    - Chánh mang nghĩa là "viên quan làm việc", do đó Chánh án không có nghĩa là Chính án mà là Quan án, quan tòa; Chánh văn phòng là Quan chức văn phòng. Và do đó Phó chánh án là người làm phó cho Quan án, Phó chánh văn phòng là làm phó cho vị Quan chức văn phòng...
    Phân biệt đúng Chính - Chánh cũng sẽ giúp cách dùng từ chính xác hơn (xu hướng nam có gọi là "chánh xác" không nhỉ?)

Chia sẻ trang này