1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Phim ảnh và công nghệ giải trí Mỹ

Chủ đề trong 'Mỹ (United States)' bởi New_Century, 25/06/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    Danh sách một số phim tôi thấy xem được và có DVD collection from Colubia House. Bạn nào muốn hỏi nội dung chi tiết hoặc review film nào hãy viết lên đây. Hy vọng sẽ recommend được
    Action:
    1/ Matrix Reloaded (nên đi xem ở IMAX-3D)
    2/ Lord of the Ring, the Two Tower
    Comedy & Romantic Comedy
    1/ Blue Streak ( rất buồn cười)
    2/What Women Want ( )
    3/ Heart Breaker ( )
    Cartoon or Ani.
    1/ Finding Nemo ( mới xem ở rạp, chưa có DVD)
    2/ Lilo & Stitch
    3/ Ice Age (very funny )
    4/ Monster Inc
    5/ Shrek ( tôi rất thích)
    6/ Treasure Planet
    Drama & Romance
    1/The family man ( , bữa nào rảnh tôi sẽ viết review về phim này, mới đây có ra một phim tương tự nói về sự lựa chọn của con người)
    2/ Green Mile ( , hơi thần thoại nhưng đầy tính nhân bản)
    3/ Catch me if you can ( dựa trên chuyện thật)
    4/ Gang of New york ( just OK)
    5/ Sweet Home Alabama ( )
    6/ John Q ( )
    và nhiều lắm không nhớ được :DD:
    War
    1/ We were soldier (gây nhiều tranh cãi, xem cũng OK)
    2/ Pearl Habor
    3/ Brave Heart
    Sci -Fi
    1/ Terminator 2: Judgment Day
    2/ Scorpion King
    Hong Kong Movies or Chinese movies
    ( chỉ có bản tiếng Madarin và Cantonese, cũng chỉ có một số đĩa có phụ đề tiếng Anh)
    1/ The Road Home ( US release - English version)
    2/ The Dragon Inn
    3/ Shaolin Temple collection ( 5 DVDs)
    4/ The Bride with the White Hair ( 2 DVDs)
    5/ Once Upon a time in China ( Hoàng Phi Hồng , 5 DVDs)
    6/ Jet Li collection ( 10 DVDs with Melt Down, The One, Kid of Dragon - phim này đánhnhau ở Paris rất bốc phét, v...v)
    7/ Một số phim khác của Trương Nghệ Mưu và Trần Khải Ca
    Phim Việt Nam toàn phim Trần Anh Hùng vì có thể mua DVD ở đây
    1/Mùi đu đủ xanh
    2/Xích lô
    3/Mùa hè chiếu thẳng đứng
    4/Sóng ở đáy sông ( truyền hình, xem cũng OK , có thể bạn thấy buồn cười nhưng ở Mỹ lại thấy hay, hay )
    Horror
    Chỉ đi mướn ở Block Buster hoặc Holywood Video thôi không bao giờ mua vì xem một lần là thấy hết rùng rợn rồi!
    Chúc các bạn vui!
    Được alleykat sửa chữa / chuyển vào 09:27 ngày 10/09/2003
  2. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    Quên mất còn phim the Pianist cũng là phim có đề tài chiến tranh của Đạo diễn nổi tiếng Polanski nữa rất hay.
    Bộ phim dựa trên một câu chuyện có thật và cho người xem nhìn thấy một khía cạnh khác của chiến tranh.
    Bạn nào thích các phim do Roman Polanskhi đạo diễn có thể tham khảo ở web site chính thức của ông: http://www.rp-productions.com/
  3. Cocaine

    Cocaine Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/11/2002
    Bài viết:
    102
    Đã được thích:
    0
    Nếu mà không có Schlinder''s List thì phim The Pianist cũng hay, nhưng xem Schlinder''s List rồi thì xem các phim khác về holocaust chả còn gì mới mẻ hấp dẫn nữa. Hìhì, mà cuối tuần này hình như có ra phim Once Upon a Time in Mexico, phim này có vẻ gần giống Desperado vẫn Antonio Banderas, với lị Salma Hayek mà còn có cả Johnny Depp nữa. Em là em khoái nhất kiểu vừa oánh đàn vừa bắn súng . Xem trailer hình như có cả Enrique nữa.
  4. alleykat

    alleykat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/03/2003
    Bài viết:
    2.831
    Đã được thích:
    0
    các bạn nên tìm xem 2 phim này của Pháp nhưng có chiếu tại Mỹ (muớn của Blockbuster chắc đuợc)
    Au Revoir, Les Enfants (1987)rất hay và cảm động và Les Visiteurs (Jean Reno) part 1 rất hay , đừng xem cuốn 2 dở lắm !!! xem Les Visiteurs (part 1) thì buồn cuời kinh khủng !
    chúc các bạn 1 ngày vui
    alleykat
    Được alleykat sửa chữa / chuyển vào 09:21 ngày 10/09/2003
  5. cometnet

    cometnet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/04/2003
    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    0
    xem phim này xong tự dưng thấy lòng "nhẹ bẫng" .Nhân vật chính đúng là "nghệ sỹ" ,cái cách diễn tả của ông ta không phải là qua lời nói mà bằng khuôn mặt thảng thôt , ngơ ngác ..đặc trưngChính vì ông ta là một pianist mà mới được thoát chết (do thức tỉnh được 1 tên sỹ quan Đức bằng bản nhạc piano của mình )!!!
    Hì phim này mà không có tiếng nhạc piano vậy thì cũng "chán chít"
    it for me & for u too
  6. longatum

    longatum Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/10/2001
    Bài viết:
    1.720
    Đã được thích:
    1
    bác nào có Internet nhanh + ngại ra rạp xem phim + không ngại xem phim hơi cũ tí thì có thể lên đây rent phim về mà xem tạm.
    www.college.movielink.com
    không phải phim nào cũng hay nhưng có một vài phim khá được nếu chịu khó tìm tí. Selection không lớn nhưng mà giá rẻ.
    còn không thì cứ kazaa mà táng.
    Có ai thích xem tarantino không? sắp tới bố này sắp ra một phim thì phải.
    American Splendor đã ai xem chưa?
    Guilty pleasure thì hình như 19 này có Underworld.
    Em giống bác Danmark, đang chờ tháng 12 , nhân thể chào bác luôn, từ hồi năm ngoái ở San Fran... bác nhớ em không nhỉ

    Tiền bất kiến cổ nhân
    Hậu bất kiến lai giả
    Niệm thiên địa chi du du
    Độc sảng nhiên nhi lệ hạ
  7. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    Bài này của K. post bên VNE, post lại với sự đồng ý của tác giả. Thank you K.
    http://www.vnequation.de/ibf/index.php?act=ST&f=33&t=2161&s=58dcd21b27ef75a1c8705628548d2f08
    ======================================

    Điện ảnh: Phim và nước Mỹ hiện đại
    Richard Pells
    ____________________________________________________
    Đôi Lời Về Richard Pells:
    Là giáo sư môn lịch sử ở Trường đại học Texas ở Austin, tác giả bài viết này, ông Richard Pells, cũng là tác giả của nhiều cuốn sách trong đó có cuốn Not Like Us: How Europeans Have Loved, Hated, and Transformed American Culture Since World War II (Không Giống Như Chúng Ta: Người Châu Âu Đã Yêu, Ghét và Biến Đổi Văn Hoá Mỹ Ra Sao Từ Thế Chiến Thứ Hai). Hiện nay ông đang viết một cuốn sách mang tựa đề From Modernism to the Movies: The Globalization of American Culture in the 20th Century (Từ Chủ Nghĩa Hiện Đại Đến Điện Ảnh: Quá Trình Toàn Cầu Hoá Của Văn Hoá Mỹ Trong Thế Kỷ 20). Cuốn sách này sẽ được Nhà xuất bản trường Đại học Yale xuất bản. Tác giả Pells là chủ tịch chương trình Fulbright và là giáo sư thỉnh giảng ở nhiều trường đại học ở São Paulo, Amsterdam, Copenhagen, Sydney, Bonn, Berlin, Cologne và Vienna.

    nguyên tác:
    http://usinfo.state.gov/journals/itsv/0403.../ijse/pells.htm
    __________________________________________________
    Thế nào là một bộ phim Mỹ ?ođiển hình?? (What is a "typical" American movie? ) Mọi người trên thế giới đều tin chắc là mình biết rõ câu trả lời. Một bộ phim Mỹ đặc trưng, họ cả quyết, phải có những hiệu ứng đặc biệt và rực rỡ, và phải được trang hoàng lộng lẫy; đây là hai đặc trưng phản ánh sự giàu có hầu như khó tưởng tượng nổi của dân Mỹ. Xa hơn nữa, phim Mỹ thì phải có rất nhiều hành động với tốc độ nhanh và thường mang chủ đề ngợi ca tài năng cá nhân, thể hiện trong những hành động anh hùng của một ngôi sao Hollywood luôn luôn trẻ đẹp và ăn mặc không chê vào đâu được. Những bộ phim Mỹ cũng thể hiện những cuộc tình gần như luôn kết thúc có hậu, cho dù kết thúc đó nhiều khi kỳ lạ, vô lý đến không thể nào tin nổi.
    Vậy mà trong vòng 15 năm trở lại đây, bên cạnh những bộ phim với kỹ xảo điện ảnh trình độ cao và đầy rẫy những pha nguy hiểm như phim Mission Impossible (Nhiệm vụ bất khả thi), vẫn có những bộ phim nghiêm túc và thậm chí còn khiến người xem phải băng khoăn suy gẫm, như phim American Beauty hay phim The Hours(Thời Khắc). Bên cạnh những phim nặng thương mãi hốt bạc (blockbuster) mà Hollywood dàn dựng thường nhắm vào thị trường là các cậu bé 12 tuổi, vẫn có những bộ phim với tình tiết và diễn biến tâm lý phức tạp như phim Traffic(Giao Thông), Shakespeare In Love, Magnolia (Hoa Mộc Lan), và phim About Schmidt, là những phim chủ ý dành riêng cho những người đã trưởng thành. Điều gì làm nên nét đặc biệt của điện ảnh Mỹ thời hiện đại? Đó là sự đa dạng, nỗ lực của phim ảnh trong việc khai thác những khía cạnh xã hội và tâm lý khác nhau của đời sống Mỹ hiện đại, và khả năng kết hợp hài hoà giữa tính nghệ thuật và mục đích giải trí của nó.
    Được netwalker sửa chữa / chuyển vào 08:57 ngày 12/09/2003
  8. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    Bộ phim ?oTitanic? và câu chuyện về văn hoá đại chúng Mỹ
    Tuy nhiên, những định kiến về phim Hollywood đã thành cội rễ sâu xa. Vào năm 1998, khi tôi là giáo sư thỉnh giảng ở Đức, tôi thường đi giảng nhiều nơi ở châu Âu về điện ảnh Mỹ. Phản ứng của các thính giả thường là giống hệt nhau. Nếu, thí dụ, tôi giảng cho các giáo viên trung học ở Brussels, Berlin, hay Barcelona, tôi thường hỏi bao nhiêu người trong số họ đã xem bộ phim ?oTitanic?. Một nửa số giáo viên trong lớp miễn cưỡng giơ tay, rồi họ thường nhìn xung quanh xem có ai cũng "thú tội" là đã từng xem như mình không. Tôi có thể cảm thấy rõ ràng sự ngượng ngùng xấu hổ của họ khi phải thú nhận rằng mình không thể cưỡng lại được sự hấp dẫn của phim ?oTitanic?, cùng với nhiều bộ phim Hollywood khác mà họ đã từng xem.
    Sau đó tôi hỏi tại sao họ lại đi xem phim ?oTitanic?, và họ thường trả lời rằng họ muốn hiểu rõ hơn thị hiếu của học sinh mình hoặc của chính con cái họ, cho dù thị hiếu đó có thô bỉ tục tằn đến đâu chăng nữa. Hoặc chỉ đơn giản là vì họ hiếu kỳ muốn biết tại sao bộ phim lại gây tiếng vang lớn đến như vậy, từ việc quảng cáo rầm rộ đến sự cuồng nhiệt của giới trẻ đã đem lại doanh thu số tiền 200 triệu đô la mộng tưởng cho bộ phim này. Không giáo viên nào thừa nhận rằng họ đi xem bộ phim ?oTitanic? vì họ nghe nói đó là một bộ phim hay, hay có thể là một tác phẩm nghệ thuật.
    Những giáo viên mà tôi vừa nói đến có thể không ý thức được, nhưng thực ra họ đã ?onhiễm? xu thế phê phán chỉ trích đã tồn tại dai dẳng gần một thế kỷ nay đối với nền văn hoá mang tính đại chúng của Mỹ, đặc biệt là đối với điện ảnh Mỹ. Kể từ những năm 1920, những người sống ở Mỹ và ở các nước khác đã được nghe nói rằng phim ảnh Hollywood là ?ocó hại? đối với họ. Theo những người muốn bảo vệ văn hoá tinh tuý (high culture) thì phim Mỹ là loại phim tầm thường, nông cạn, bêg ngòai, rỗng tuếch, và ấu trĩ. Và điều tồi tệ nhất là phim Mỹ chỉ mang tính thương mại. Giống như tất cả mọi thứ khác trong đời sống Mỹ, phim ảnh chỉ được coi là một thứ hàng hoá như bao loại hàng hoá khác đem bán cho người tiêu dùng, một thứ hàng hoá có thể quảng cáo như một sản phẩm, chẳng khác gì với sản phẩm bột giặt hay máy giặt cả.
    Do đó, chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi những giáo viên mà tôi nói ở trên cảm thấy ngượng ngập khi phải thú nhận là họ đã xem phim ?oTitanic?. Cũng chẳng có gì lạ khi họ cố tỏ ra là họ đi xem chỉ vì tò mò nhất thời mà thôi. Không phải họ đi xem vì họ say mê nam diễn viên chính Leonardo DiCaprio như điếu đổ, không phải họ. Họ thừa biết bộ phim này ngớ ngẩn mà. Chỉ riêng việc nhắc đến tên bộ phim thôi là thính giả của tôi đã cười rộ lên rồi. Ở đâu cũng vậy, chỉ cần nhắc đến nó là chắc chắn sẽ được có một tràng cười từ thính giả. Trên thực tế, chính tiếng cười này đã khiến cho mọi người thưởng thức được phim Mỹ mà không bị cắn rứt lương tâm là mình đang lãng phí thời gian cho những thứ vớ vẩn tào lao.
  9. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    Điện ảnh Mỹ trong thập niên 60 và 70 ​
    Dù có những định kiến kéo dài cả thế kỷ như vậy đối với phim Hollywood, nhưng chúng ta cũng nên nhớ lại rằng cách đây không lâu, chính Mỹ lại là nước sản xuất ra những cuốn phim được nhiều người trên thế giới quan tâm và bàn luận đến nhiều nhất, những bộ phim đó đã trực thoại với khán giả một cách trung thực những trăn trở cá nhân hay khúc mắc xã hội của tất cả mọi người. Từ cuối thập niên 60 đến cuối thập kỷ 70, ngành công nghiệp điện ảnh của Mỹ đã trải qua một thời kỳ phục hưng vượt bực đáng kể. Rất ít thời kỳ nào mà các nhà đạo diễn điện ảnh lại có tầm ảnh hưởng rộng đến như vậy, cũng chưa bao giờ những bộ phim họ làm ra lại đóng vai trò trung tâm đến việc hình thành nên kinh nghiệm, phong cách sống và lối suy nghĩ của khán giả ở khắp nơi.
    Một nguyên nhân dẫn đến sự phục hưng này là do làn sóng trộn lẫn văn hoá (counterculture) khiến cho các xưởng phim Hollywood lúng túng không biết loại phim nào sẽ đem lại lợi nhuận, hay những khán giả mới trẻ tuổi vào những năm 1960s muốn gì. Do đó, đã có một thời gian ngắn ngủi các xưởng phim sẵn sàng làm bất cứ loại phim gì cho bất kỳ ai có một ý tưởng hoặc một sáng kiến. Họ đã giao Hollywood cho một nhóm đạo diễn có biệt tài nhưng lập dị (Robert Altman, Francis Ford Coppola, Martin Scorsese, Steven Spielberg, George Lucas, Woody Allen.) Những nhà đạo diễn này muốn làm những bộ phim theo kiểu châu Âu: loại phim nặng về phân tích tâm trạng nhân vật, không có cốt truyện theo kiểu truyền thống, và có nhiều thử nghiệm về phong cách nghệ thuật.
    Bắt đầu từ năm 1967, với cuốn phim Bonnie and Clyde của Arthur Penn, người Mỹ đã tung ra một loạt các phim thể loại ngẫu hứng và tự truyện, rất nhiều phim trong số này có một sức hút mạnh đối với sinh viên đại học và những người trẻ tuổi không bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến Việt Nam và đang vỡ mộng với cái được gọi -- trong buổi thơ ngây -- là Giấc Mơ Mỹ (American Dream). Những phim đáng kể trong thể loại này là The Graduate của đạo diễn Mike Nichols, The Wild Bunch của đạo diễn Sam Peckinpah, Easy Rider của đạo diễn Dennis Hopper, The Last Picture Show của đạo diễn Peter Bogdanovich, Five Easy Pieces của Bob Rafelson, Godfather I & II (Bố già phần I và II), The Conversation và Apocalypse Now của Francis Ford Coppola, American Graffi và Star Wars của George Lucas, Jaws và Close Encounters of the Third Kind của Steven Spielberg, ?oMcCabe? và ?oBà Miller và Nashville? của Robert Altman, Mean Streets và Taxi Driver của Martin Scorsese, All the President''s Men của Alan Pakula, Unmarried Woman của Paul Mazursky, Annie Hall and Manhattan của Woody Allen, Cabaret và All That Jazz của Bob Fosse, và cuốn phim có tính nghẹn thở đột phá nhất của thập niên 70 là The Deer Hunter (Người săn hươu) của đạo diễn Michael Cimino.
    Những cuốn phim này đem đến cho khán giả hình ảnh một nước Mỹ chìm ngập trong cô đơn, đầy rẫy những âm mưu đen tối, tham nhũng, những tổn thương tinh thần, và chết chóc. Tuy có một cái nhìn đầy bi quan về đời sống Mỹ, nhưng bản thân những bộ phim này vẫn được sản xuất với sự dí dỏm và tiềm ẩn sự hoa mỹ đặc biệt. Điều này còn được thể hiện rõ hơn bởi sức sống mới của một thế hệ ngôi sao với dáng vẻ chẳng-có-gì- là-Hollywood như Warren Beatty, Dustin Hoffman, Robert De Niro, Al Pacino, Jack Nicholson, Gene Hackman, Faye Dunaway, Jill Clayburgh, Meryl Streep.
  10. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    Hollywood và sự kết thúc của Chiến tranh Lạnh​
    Trong thập niên 80, phần lớn sự phát minh trong ngành điện ảnh dường như biến mất. Tuy nhiên, ngay cả trong thập niên mà những kẻ ở Hoa Thịnh Đốn và Wall Street bị tình nghi muốn làm bá chủ thế giới cả về phương diện chính trị lẫn tài chính, thì những bộ phim đáng nhớ nhất không phải là phim với kỹ xảo đặc biệt do các diễn viên cơ bắp cuồn cuộn ăn khách như Sylvester Stallone và Arnold Schwarzenegger thủ vai, mà lại là những phim ?otrầm? hơn, ít tốn kém hơn như phim The Verdict (Lời phán quyết), hay Driving Miss Daisy . Đây là những bộ phim đề cao nội tâm và chiến thắng của những con người bình dị, và điều này giống như một liều thuốc giải độc đối với khát vọng làm giàu và khát vọng về quyền lực của nước Mỹ trên thế giới.
    Dù vấn đề Việt Nam và những biến động lớn về văn hoá trong thập kỷ 60 đã qua đi, trong những năm 80, đời sống Mỹ vẫn nhuốm một màu u ám do cuộc Chiến tranh Lạnh gây nên. Nhưng ít nhất thì Mỹ và Liên Xô cũng hiểu được luật của cuộc chơi về ngoại giao và hệ tư tưởng; không nước nào muốn có những động thái quốc tế mạo hiểm vì sợ động chạm đến ý thức về an ninh quốc gia của nước kia. Tất cả điều này đã thay đổi khi Chiến tranh Lạnh kết thúc vào năm 1989. Giờ đây Mỹ là siêu cường duy nhất trên thế giới. Nhưng trớ trêu thay, người dân Mỹ lại nhận thấy rằng mình đang sống trong một thế giới với nhiều biến động tinh thần và rủi ro chính trị hơn cả trước kia - một thế giới mà những kẻ khủng bố không đếm xỉa gì đến ranh giới quốc gia hay những giới hạn về mặt đạo đức.

Chia sẻ trang này