1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Phim ảnh và công nghệ giải trí Mỹ

Chủ đề trong 'Mỹ (United States)' bởi New_Century, 25/06/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    Điện Ảnh Mỹ Thời Hiện Đại ​
    Khép lại quá khứ của Chiến tranh Lạnh, mọi người dân Mỹ sau năm 1989 đều chịu ảnh hưởng của phim ảnh cho dù họ thuộc những ngành nghề khác nhau. Có thể thấy rõ hai xu hướng chính trong ngành sản xuất phim của Mỹ, cả hai xu hướng này đều được nảy sinh từ ngành điện ảnh trong quá khứ. Xu hướng thứ nhất là niềm say mê của những đạo diễn trẻ như Quentin Tarantino, Steven Soderbergh, Joel, Ethan Coen,Cameron Crowe muốn lặp lại những bộ phim không mang tính truyền thống, những bộ phim tập trung vào nhân vật giống hồi những năm 60 và 70. Niềm say mê này được thể hiện rõ nét trong các phim như ***, Lies, and Videotape, Pulp Fiction, The Usual Suspects, Fargo, L.A. Confidential, High Fidelity, and The Royal Tenenbaums . Do đó, nếu phân tích mổ xẻ kỹ lưỡng thì ta sẽ thấy rằng trong ngành công nghiệp điện ảnh giải trí của Mỹ, bộ phim Magnolia của đạo diễn Paul Thomas Anderson khiến ta nhớ lại bộ phim Nashville của đạo diễn Robert Altman, còn phim Chicago thì có cốt truyện hệt như phim Cabaret của Bob Fosse, với những sự kiện xảy ra trong phim phản ánh những sự việc của đời ?othực?. Bên cạnh đó, các đạo diễn Mỹ cũng muốn làm sống lại truyền thống họ thừa kế từ những năm 1960, kiểu cách gây ấn tượng, bằng cách đi sâu phân tích nội tâm của những nhân vật phải chịu nhiều khổ sở éo le ?" cố gắng này được phản ánh qua các phim Seven, Fight Club, Mulholland Drive, A Beautiful Mind, và Insomnia.
    Xu hướng thứ hai mang màu sắc hoài cổ hơn: một mong muốn trở lại với chủ đề sử thi và lối kể truyện theo kiểu cổ điển của nước Mỹ thời sơ khai, mong muốn làm sống lại những giá trị đạo đức vững chắc thể hiện trong những bộ phim như Gone With the Wind hay Casablanca. Không có cuốn phim nào thể hiện tốt xu hướng này hơn hai cuốn Titanic của đạo diễn James Cameron Saving Private Ryan của đạo diễn Steven Spielberg, cả hai bộ phim đều được làm một cách tuyệt vời, tràn đầy sự tin tưởng vào một tương lai tốt đẹp hơn sau khi đã nếm trải tất cả các nỗi nhọc nhằn của cuộc sống.
    Nhưng dưới ảnh hưởng của điện ảnh thời những năm 60 và 70, điện ảnh Mỹ của thập niên 90 và đầu thế kỷ 21 đã phác hoạ một xã hội mà chính những nhà làm phim và khán giả của phong trào phản chiến và phản văn hoá đã không nhận ra. Đoạn gần cuối bộ phim Bonnie và Clyde, nhân vật Bonnie đã hỏi Clyde rằng nếu anh ta được quyền chọn lựa lại cách sống của mình thì anh ta sẽ sống như thế nào. Clyde trả lời rằng anh ta sẽ cướp ngân hàng ở một tiểu bang khác với nơi mà anh ta đang sống. Khán giả có thể chia sẻ và có thể mỉm cười vì ẩn ý của câu trả lời dù nó có vẻ chẳng ăn nhập gì với câu hỏi cả. Không có hy vọng, chỉ có cảnh bạc phận mà thôi. Nhưng ngược lại, cả hai phim Pulp Fiction Titanic ?"- dù khác nhau về chủ đề và tình cảm -- lại cho thấy một niềm tin mãnh liệt và nhấn mạnh lại một lần nữa quan niệm điển hình của người Mỹ là mỗi cá nhân đều có thể làm thay đổi số phận của mình.
    Phim Mỹ trong 15 năm trở lại đây cũng cho khán giả được làm quen với một thế hệ diễn viên mới mẻ, ít điển hình hơn trong việc thể hiện một nước Mỹ kinh điển chính thống so với thế hệ diễn viên gạo cội của những năm 60 và 70. Tuy nhiên, các diễn viên Kevin Spacey, Russell Crowe, Brad Pitt, John Cusack, Matt Damon, Edward Norton, Frances McDormand, Gwyneth Paltrow và Jullian Moore -- không ai trong số họ tuân theo những chuẩn mực cổ điển đối với một ngôi sao Hollywood -- vẫn nhập vai một cách sinh động và tạo cho mình phong cách riêng chẳng kém gì so với những bậc đàn anh tầm cỡ. Khác với những ngôi sao trong thời đại cổ điển của Hollywood -- những ngôi sao dường như không đóng vai nhân vật mà chỉ đóng cho bản thân mình, những ngôi sao như Cary Grant, John Wayne, Gary Cooper, Clark Gable, Elizabeth Taylor -- thế hệ diễn viên Mỹ thời nay hoá thân mình hoàn toàn vào nhân vật, và do đó họ thể hiện những vai khác nhau trong những bộ phim khác nhau.
    Hầu hết các cuốn phim của lớp tài tử mới trên tuy được Hollywood tài trợ, nhưng lại đặc biệt khác thường, một bằng chứng về sự đa dạng trong ngành làm phim của Mỹ. Một nguyên nhân quan trọng cho thuyết chiết trung (eclecticism) này là ảnh hưởng của những xưởng phim nhỏ, bán độc lập ?" như xưởng Sony Picture Classics và Dream Works - những xưởng phim này chuyên sản xuất hay tiêu thụ những thể loại phim mới. Không có ông chủ xưởng phim nào thành đạt hơn và có ảnh hưởng lớn trong việc khuếch trương phim Mỹ kiểu mới cũng như phim nước ngoài hơn ông Harvey Weinstein của xưởng phim Miramax.
    Trên nhiều phương diện thì Weinstein là chiếc cầu nối quan trọng giữa những bộ phim của thập niên 60 và những bộ phim mới được làm trong vòng 15 năm trở lại đây. Weinstein lớn lên trong những năm 1960, và ông tôn sùng phim của Francois Truffaut, Federico Fellini, Martin Scorsese, Robert Altman, và Francis Ford Coppola. Khi Weinstein lập nên xưởng phim Miramax của mình vào năm 1979, ông muốn sản xuất ra những bộ phim để đời giống như những phim ông đã say mê trong thời trai trẻ. Và ông đã làm được điều này. Xưởng Miramax của ông đã đem đến cho nước Mỹ những phim nước ngoài như The Crying Game, Cinema Paradiso, Il Postino, Life Is Beautiful, và Like Water for Chocolate, tất cả các bộ phim này đều đạt doanh thu khổng lồ mặc dù người nước ngoài nghĩ rằng dân Mỹ chỉ thích bỏ tiền mua vé xem những bộ phim hành động, nặng thương mãi do Hollywood sản xuất mà thôi. Nhưng Weinstein đã hỗ trợ bằng chính tiền túi của mình, và đôi khi còn truyền cả cảm hứng của mình sang cho những bộ phim hay nhất của Mỹ trong những năm gần đây như ***, Lies, and Videotape, Pulp Fiction, The English Patient, Shakespeare in Love, In the Bedroom, The Hours, Chicago, và bộ phim tốn nhiều thời gian và công phu Gangs of New York của đạo diễn Martin Scorsese.
    Tuy nhiên, cho dù những đóng góp và nhận thức của một số nhà làm phim, đạo diễn, hay diễn viên có quan trọng dến đâu chăng nữa thì nét chung nhất giữa phim ảnh Mỹ thời hiện đại và phim của những năm 60 và 70 là một ý thức nghiêm túc trong việc kết hợp tính nghệ thuật với một thúc đẩy mong muốn chinh phục được khán giả. Chắc chắn hai mục đích song song này không phải là nét riêng của điện ảnh Mỹ. Dù đến từ nước nào, những nhà đạo diễn tài ba nhất thế giới như Charlie Chaplin, Orrson Welles, Alfred Hitch****, John Ford, Howard Hawks, Federico Fellini, Francois Truffaut, Francis Ford Coppola, Martin Scorsese, Steven Spielberg đều ý thức được về mối quan hệ không thể tách rời giữa tính nghệ thuật và mục đích giải trí.
    Tuy không thể phủ nhận được phim ảnh Mỹ là những bộ phim thương mại câu khách, nhưng điều đó cũng không có nghĩa là giữa việc thu lợi nhuận trên một bộ phim với mong muốn tạo ra một tác phẩm điện ảnh đích thực là điều mâu thuẫn. Trên thực tế, rất có thể một động cơ xuất phát từ thị trường nhằm kéo được khách đến rạp lại là kích tố giúp cho đạo diễn có những ý tưởng nghệ thuật hay. Chính vì thế mà một số phim Mỹ có tiếng vang lớn trong vòng 40 năm qua, từ phim The Godfathers cho đến phim The Hours đều thành công cả về mặt thương mại lẫn nghệ thuật.
  2. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    Tính phổ biến của điện ảnh Mỹ ​
    Nói cho cùng thì điều khiến cho phim Mỹ hiện đại mang nhiều chất ?oMỹ? nhất chính là sự chối từ việc áp đặt hay ?odạy khôn? cho khán giả một thông điệp xã hội (social message). Từ xưa đến nay, phim Mỹ thường tập trung vào những mối quan hệ giữa người với người, vào những cảm nghĩ mang tính cá nhân, chứ không vào những vấn đề của một thời đại hay một khu vực nào. Những bộ phim Mỹ kể lại những câu chuyện về tình yêu lãng mạn (Shakespeare In Love, High Fidelity), về những cuộc tình tay ba éo le (The Usual Suspects, L.A. Confidential ), về thành công và thất bại (Chicago, American Beauty), về những xung đột đạo đức (Pulp Fiction, The Insider ), và những đầu tranh để sống còn, tình huống mà con người cận kề cái chết (Titanic, Saving Private Ryan). Phương châm làm phim này thể hiện, một phần nào, niềm tin truyền thống của người Mỹ trong việc đề cao cá nhân.
    Nhưng dù có là người Mỹ hay không thì con người ở mọi nơi trên thế giới đều phải đối mặt với những tình huống đặc biệt khó xử đó. Do đó, người châu Âu, châu Á và châu Mỹ Latinh đều xem phim Mỹ không phải vì những phim này tâng bốc những thể chế chính trị hay giá trị kinh tế của nước Mỹ lên tận mây xanh, mà bởi vì khán giả --ở bất cứ nơi nào-- cũng có thể thấy một phần đời mình được phản ánh trong những câu chuyện xúc động của điện ảnh Hollywood về tình yêu và sự mất mát. Chính vì thế mà cũng giống như bao người khác khắp thế giới trong thế kỷ 20, khán giả nước ngoài trong thời điểm hiện tại có thể không tán đồng những chính sách của nước Mỹ nhưng vẫn chấp nhận văn hoá của Mỹ như một phần trong nền văn hoá của chính mình.
    Nguyên tác bằng tiếng Anh:
    http://usinfo.state.gov/journals/itsv/0403.../ijse/pells.htm
  3. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    100 Phim hay nhất mọi Thời đại
    The 100 Most Acclaimed Movies of All Time
     
    [​IMG]
    Được netwalker sửa chữa / chuyển vào 09:01 ngày 15/09/2003
  4. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Được netwalker sửa chữa / chuyển vào 09:04 ngày 15/09/2003
  5. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
  6. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0

    ( Nguồn: Cinema Award - http://www.cinepad.com/awards/awards_1-50.htm)
  7. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    Nhân tiện nói chuyện với bạn Peanut_Butter@ về tiếng Anh, tôi chợt nhớ đến bộ phim xem lâu rồi có nhan đề
    In the Name of the Father
    [​IMG]
    Không biết phim này đã chiếu ở Việt nam chưa. Đây là một bộ phim rất hay và tôi đã xem đi xem lại khá nhiều lần. Diễn viên diễn xuất rất tốt, hình ảnh đẹp, đạo diễn hay.
    Tôi thích nhất là cảnh những người tù đốt giấy để tưởng niệm người bạn tù bị chết oan. Cảnh quay là một bức tường nhà tù đen xám xịt trong màn đêm với những đốm lửa ( do đốt giấy) bay phất phơ trong màn đêm ( do những người tù đốt lửa và thả qua cửa sổ phòng giam). Những đốm lửa như những linh hồn bị trà đạp bị bắt giữ giam cầm và giết hại một cách oan uổng.
    Đây là một bộ phim dựa trên chuyện có thật của Gerry Conlon, một người Ái Nhĩ Lan sống ở London, bị bắt nhầm, giam tù vì bị tình nghi là lực lượng du kích Ái Nhĩ Lan trong một vụ đánh bom ở thủ đô London. Cả gia đình Colon cũng bị liên luỵ , bắt giam theo, có những bà cụ già, người cha đau ốm, đứa cháu lên ba, và những thành viên khác trong gia đình. Gerry Conlon đã cố gắng hết sức mình chứng minh cho chính phủ thấy rằng toàn bộ gia đình họ vô tội, họ bị kết án oan uổng và cuối cùng được thả tự do. Tuy nhiên, người cha già đau ốm không chờ được đến ngày đó, đứa cháu lên ba hôm nào nay đã thành một cô gái lỡ thì quá tuổi, tuổi xuân của em đã trôi qua một cách lãng phí mà em không biết làm thế nào chỉ biết đứng nhìn qua song sắt cửa sổ phòng giam, em không được biết đến cuộc sống tươi đẹp bên ngoài song sắt, hạnh phúc cũng trôi qua cuộc đời cô bé lên ba vô tội đó.
    Một bộ phim đầy tính nhân văn và đáng xem!
    Được netwalker sửa chữa / chuyển vào 07:04 ngày 19/09/2003
  8. Cobrahp

    Cobrahp Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/05/2003
    Bài viết:
    226
    Đã được thích:
    0
    Trong list film này hay nhất về thể loại (theo kiểu của mình ):
    Găng tơ, xã hội đen : The God Father
    Tình cảm : Casablanca
    Gia đình : Kramer vs Kramer
    Chiến tranh : Schindler''s List
    Ca nhạc : The sound of music
    Kiểu phim kịch tính : The silence of the lamps
    Hài : Some like it hot
    Ngoài ra có film dựng cảnh rất hoành tráng mà mình rất thích là Ben-Hur (13 Oscar), 2 film đoạt khá nhiều Oscar mà xem chẳng hiểu gì là One Flew Over the Cuckoo''s nest và A Strest car named desire, hình như toàn nói về bọn hâm hâm hay sao ý.
    Có rất nhiều film hay mà không nằm trong đây nhỉ ???.
    Mà đã ai xem film My left foot chưa nhỉ, chẳng hiểu sao bản DVD - 2003 của nó bán đắt quá trời
  9. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0

    Đang mùa Football, dạo này TV Mỹ cũng toàn chiếu mấy phim liên quan đến Thể Thao như Remember the Titans với Denzel Washington-Bill Patton và Jerry McGuire với Tom Cruiser - Renee Zellweger .
    Cả hai phim này đều hay! Đều đáng xem và đều dựa trên chuyện có thật xảy ra ngay tại nước Mỹ và chỉ mới vào thập niên 70 .
    Phim Remember the Titans nói về đội bóng đá highschool đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ bao gồm cả da đen và da trắng. Lần đầu tiên họ chơi chung với nhau cùng một đội và có 2 huấn luyện viên một là da đen do Denzel Washington thủ vai và một là da trắng do Bill Patton diễn xuất. Một bộ phim có nhiều pha cảm động về tình bạn, giữa những mối liên hệ người và người. Họ đã đến với nhau vượt qua bao nhiêu rào cản ngăn cách, phân biệt chủng tộc và dành danh hiệu vô địch tiểu bang và đứng thứ II toàn nước Mỹ. Chuyện này mới xảy ra vào thập niên 1970.
    [​IMG]
    [​IMG]
  10. deadheart

    deadheart Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/08/2003
    Bài viết:
    63
    Đã được thích:
    0
    Mình thì thích cái phim Football do Keanu Reeves đóng hơn, nói về 1 đội bóng của Washington, hình như là The Replacement thì phải. Phim này coi vui vui !
    Có ai xem Underworld chưa vậy? cho mình ý kiến đi ? Định đi coi mà mới đọc Rollingstone thấy nó cho 1 sao thôi nên cũng hơi nản !
    -----------------------------------------------------------
    ...And I still believe in nothing
    Will we ever find the cure for our sorrow ...

Chia sẻ trang này