1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

phim Beethoven Living Upstairs

Chủ đề trong 'Âm nhạc' bởi Angelique, 24/05/2001.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Angelique

    Angelique Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/04/2001
    Bài viết:
    940
    Đã được thích:
    0
    TIN TỨC Y HỌC (94) VÀ...
    BS Phạm Anh Dũng, ABFP



    Tháng 04, 2000

    BÀI SYMPHONY SỐ 9 CỦA BEETHOVEN

    Cuốn phim Beethoven Living Upstairs diễn tả những ngày gần cuối đời của Beethoven.

    Xem phim, người ta được nghe những tuyệt phẩm của Beethoven, từ Fur Elise, Moonlight Sonata... đến các đại tác phẩm như các symphonies số 5 Emperor, số 9 Choral...

    Khung cảnh của phim là thành phố Vienna trong thế kỷ thứ 19.

    Ngoài nam tài tử đóng vai Beethoven, vai chính khác trong chuyện phim là một cậu bé trai 10 tuổi. Sau khi bố chết, nhà của cậu bé phải cho thuê căn lầu và tình cờ người mướn nhà chính là Beethoven. Lúc đầu, cậu bé rất bực mình vì Beethoven mắc bệnh điếc đặc lỗ tai thành tính tình khó chịu, hay gắt gỏng. Nhưng về sau một tình thân đặc biệt, một sự cảm thông đặc biệt đã có được giữa hai người của hai thế hệ khác nhau.

    Phim khá hay nhưng chỉ dựa theo một phần sự thật và cậu bé trong phim có lẽ không hiện hữu ngoài đời. Nhưng chuyện Beethoven điếc hoàn toàn lúc cuối đời là chuyện thật.

    Cũng như Beethoven, trên đời này có rất nhiều người bị điếc, bị kém thính giác.

    Theo thống kê, khoảng 23 triệu người ở Hoa Kỳ bị yếu hay mất thính giác và rất nhiều người không hề biết mình bị bệnh.

    May mắn hơn Beethoven, ngày nay người kém thính giác có thể dùng những máy phụ thính (hearing aids) đeo vào tai để nghe. Tuy nhiên máy có những khuyết điểm như quá đắt tiền, xử dụng khó, đeo không thoải mái, trông không đẹp, làm người đeo có mặc cảm...

    Cũng theo thống kê, có đến 10 triệu người ở Hoa Kỳ bị điếc có thể chữa được bằng máy phụ thính nhưng không chịu dùng máy vì những lý do kể trên.

    Theo dự định, tháng 5 năm 2000, một loại máy phụ thính đặc biệt dùng xong có thể vất đi (disposable hearing aid) sẽ được lưu hành tại thị trường. Máy mới có tên là Songbird, có những đặc điểm là giá rẻ, cách dùng giản dị, đeo thoải mái và kín đáo. Cũng như các máy thính phụ ngày nay, máy mới có một cục pin nhỏ dùng cung cấp năng lượng khuếch đại âm thanh. Songbird có thể dùng lâu đến 40 ngày, nếu ước chừng mỗi ngày dùng độ 12 giờ đồng hồ. Rất tiện lợi, sau khi "hết pin", người đeo chỉ việc vất đi và thay máy mới.

    Trở lại chuyện Beethoven. Ông bắt đầu bị điếc nặng từ năm 1800 lúc 30 tuổi, tuyệt vọng đến nỗi định tự tử chết năm 32 tuổi. Tuy vậy, năm 1803, Beethoven viết symphony nổi tiếng số 3 Eroica về Napoléon Bonaparte. Đến năm 45 tuổi Beethoven hầu như điếc hoàn toàn, ai muốn "nói chuyện" liên lạc với ông phải viết ra giấy. Dù không còn nghe thấy gì cả, những tiếng nhạc vẫn lai láng trong đầu và ông tiếp tục viết những tác phẩm nhạc để đời.

    Beethoven viết rất nhiều nhạc tuyệt vời và những tác phẩm to lớn nhất là 9 bản nhạc symphonies đánh số từ số 1 đến số 9.

    Viết xong năm 1823, bản symphony số 9 Choral của ông vĩ đại nhất và đặc biệt nhất. Dài nhất trong số 9 bài symphonies của ông, bài Choral dài gấp đôi những bài symphonies dài nhất của Haydn và Mozart. Ngoài những nhạc cụ trình diễn, bài Choral còn có phần cho cả giọng hát. Beethoven đã viết bài này khi ông hoàn toàn bị điếc. Thật khó tưởng tượng những dòng nhạc như vậy là chỉ từ trong đầu óc Beethoven nghĩ, "nghe", truyền đến tay và viết ra.

    Ludwig Van Beethoven (1770-1827): thiên tài âm nhạc có một không hai của nhân loại!

Chia sẻ trang này