1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Phim hoạt hình - Lược sử và những phim hay

Chủ đề trong 'Điện ảnh (MFC)' bởi toosonet, 21/02/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Kien_vang_new

    Kien_vang_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/03/2002
    Bài viết:
    466
    Đã được thích:
    0
    Topic này đáng lẽ phải ở bên box ACC-truyện tranh mới phải chứ nhỉ ?

    Tóm tắt lịch sử Anime
    Rút ngắn từ bài báo của Michael O'Connell)
    Phần một: Những ngày đầu
    Đầu thế kỷ 20, những tờ báo truyện tranh và phim ảnh của phương Tây đã tác động mạnh vào giới hoạ sĩ vẽ tranh Nhật Bản. Với việc điền chú thích cho tranh và cốt truyện có hệ thống, truyện tranh đã rất hấp dẫn quần chúng. Người Nhật thử nghiệm phim hoạt hoạ vào năm 1914. Bộ phim nổi tiếng đầu tiên của Nhật trên thế giới là bộ phim ngắn Peach Boy của Kitayama Seitaro vào năm 1918. Hoạt hoạ phát triển chậm chạp. Dấu ấn duy nhất của hoạt hoạ Nhật Bản trước chiến tranh là bộ phim 'Talkie'. Trong thời kỳ này, ngành hoạt hoạ hoàn toàn bị thao túng bởi Walt Disney và 'anh em nhà Fleisher'. Năm 1937, bộ phim hoạt hình Nàng Bạch Tuyết đã thực sự gây ấn tượng mạnh mẽ và là bộ phim hoạt hoạ đầu tiên có thể đứng vững trong thế giới điện ảnh. Trước chiến tranh thế giới thứ II, hoạt hoạ Châu Âu và Châu Á hoàn toàn bị kìm hãm bởi các bộ phim của Walt Disney.
    Phần hai: Những vị thần
    Osamu Tezuka, 'vị thần manga' mới chỉ 20 tuổi khi tác phẩm đầu tay của ông, New Treasure Island (Hòn đảo giấu vàng!!) xuất bản năm 1947. Dưới ảnh hưởng của Tezuka, manga bắt đầu chịu ảnh hưởng của việc đưa vào cốt truyện hành động, cảm xúc, kết hợp với những kỹ thuật điện ảnh học được từ Pháp và Đức. Để diễn tả một cảm xúc dù chỉ trong thoáng chốc, cảnh đó có thể diễn ra trong nhiều khung hình và nhiều trang. Tezuka đã dạy cho một thế hệ các hoạ sĩ cách để vẽ một cách kiên nhẫn. Ấn tượng lớn nhất mà mọi người dành cho Tezuka là những nhân vật của ông. Bị ảnh hưởng của những nhân vật hoạt hoạ Disney trước chiến tranh như Mickey Mouse, Donald Duck, Tezuka vẽ thú vật và nhân vật của mình với đôi mắt to, diễn cảm và 'đầu tròn'. Mặc dù mọi chi tiết có vẻ như đơn giản và mang tính hoạt hoạ nhiều hơn (cartoon nhé, chưa mang tính manga đâu), nhưng những nhân vật đó đã thực sự thể hiện được cảm xúc từ tình yêu cho đến lòng căm thù dữ dội. Sau đó các hoạ sĩ manga và anime học tập theo những nhân vật sinh động của Tezuka và một loạt những nhân vật rất giống với những nhân vật của Tezuka ra đời, điển hình là đôi mắt mở to. Sailor Moon, Speed Racer và cả Ash Ketchum cũng học tập rất nhiều ở Tezuka. Sự thành công của Tezuka trong lĩnh vực manga đã nhanh chóng làm ảnh hưởng đến anime hậu chiến tranh.
    Phần ba: Từ Phim đến TV
    Vào giữa những năm 1950, chủ tịch hãng phim Toei đã bắt đầu có ý tưởng về những bộ phim hoạt hoạ như phim của Walt Disney. Vào năm 1958, Toei tung ra bộ phim hoạt hình dài tập đầu tiên The Tale of the White Serpent (Đuôi chòm sao Serpent Trắng) dựa trên thần thoại Trung Quốc. Bộ phim này có gam màu tối hơn so với các bộ phim Walt Disney. The Mischievous Prince Slays the Giant Serpent (Hoàng từ láu cá giết chết Serpent khổng lồ) năm 1963, The Adventure of Horus (Cuộc phiêu lưu của Horus) và Prince of the Sun (Hoàng tử Mặt Trời) năm 1966; và Puss in Boots năm 1967 là những tác phẩm đầu tiên của hai người khổng lồ trong thế giới anime Isao Takahata và Hayao Miyazaki, dẫn đường cho những bộ phim sâu sắc và người lớn hơn sau này.


    Năm 1958, Tezuka đã xây dựng cốt truyện, dựng hình và nhân vật cho bộ phim hoạt hình đầu tiên của Toei dựa trên truyền thuyết Trung Quốc, Vua Khỉ (Tôn Ngộ Không ấy mà), nguồn cảm hứng cho bộ Dragon Ball sau này. Năm 1961, ông thành lập Mushi Productions với mục tiêu sản xuất phim hoạt hình và các các bộ phim TV chia theo từng tập. Tác phẩm đầu tiên của ông, Tetsuwan Atom (Astro Boy) đã lỡ để trở thành bộ anime đầu tiên chiếu trên TV của Nhật chỉ vài tháng. Vinh dự đó đã thuộc về Otagi Manga Calendar, một bộ phim hoạt hình lịch sử ngắn. Nhưng bộ phim đen trắng Atom đã trở thành bộ anime đầu tiên mang tính tiểu thuyết, có đi vào miêu tả tâm lý nhân vật. Dựa trên manga của Tezuka, Tetsuwan Atom, bộ phim đã kể về những cuộc chiến để bảo vệ bạn bè mình của một cậu bé Robot. Tetsuwan Atom đã được phát hành rộng rãi trên thế giới. Sau Tetsuwan Atom, Tezuka tiếp tục chuyển thể bộ manga nổi tiếng Jungle Taitei (Kimba vua sư tử) thành bộ anime màu đầu tiên của Nhật. Đồng sản xuất là hãng truyền hình NBC đã giúp đỡ về tài chính và phát hành Kimba ở Mỹ nhưng cũng chiếm luôn bản quyền tiếp tục phát triển bộ phim này. Trong thực tế nguyên bản, Kimba tiếp tục lớn lên đến tuổi trưởng thành, nhưng ở Mỹ Kimba chỉ đến tuổi thanh niên mà thôi. Sau đó, để tiếp tục đoạn kết thúc, Jungle Taitei Susume Leo! (Leo vua sư tử) đã ra đời. Mushi tiếp tục chương trình phát triển anime của mình nhưng lại bị phá sản. Tezuka ko 'quay trở lại vẽ manga', bởi vì xưa nay ông chưa bao giờ bỏ sáng tác manga cả. Ông nhường lại việc chuyển thể anime từ các bộ manga của ông như Black Jack (ở VN: Jack! Bác sĩ quái dị) và Ambassador Manga cho những hãng phim khác.
    Những năm 70
    Giống như rất nhiều bộ anime Nhật Bản được chiếu trên TV vào những năm 60, đa số là dành cho trẻ em. Jungle Taitei lúc đó được phát dưới những câu chuyện lẻ nhiều phần và hết sức rắc rối. Nhân vật chính trong 8-Man bị giết nhưng lại được làm sống lại dưới dạng robot. Mach Go GoGo (Speed Racer) với những kỹ năng siêu phàm gần như là vô địch. Vào thời đó, các anime chiếu trên TV chủ yếu là dạng thiện ác đối đầu.
    Mọi thứ thay đổi vào những năm 70 khi mà sự cách tân và tình tiết phức tạp xâm nhập vào TV anime. Lupin Sansei được phát hành bởi hãng Money Punch đã xây dựng hình tượng nhân vật 'tên trộm anh hùng', lấy cảm hứng từ nhân vật trong truyện của tác giả người Pháp, Maurice Leblanc. Vừa hài hước vừa có vẻ phiêu lưu, tính cách của Lupin được xây dựng với vẻ 'hài hước người lớn' và 'bạo lực' dành cho những khán giả lớn tuổi hơn. Hình ảnh Lupin đã nhanh chóng lan rộng ra cả lĩnh vực TV và phim ảnh.
    Những bộ anime chiếu trên TV thế hệ trước như Kagaku Ninja-Tai Gatchaman (Battle of the Planets/G-Force), Great Mazinger và Uchu no Kishi Tekkaman đã làm nhiều khán giả thực sự bất ngờ với những robot và tàu vũ trụ kiểu dáng tuyệt vời. Uchu Senkan Yamato (Star Blazers) đã làm mê hoặc tất cả người xem TV khi giới thiệu Space Battleship Yamato (Tàu chiến vũ trụ Yamato) chiến đấu với những kẻ xâm lược vũ trụ để bảo vệ loài người khỏi diệt vong. Tính bạo lực và cứng cỏi của Yamato đã hấp dẫn người xem qua nhiều tập phim. Bạn đồng nghiệp của Tezuka là Leiji Matsumoto đã xây dựng tính cách thiết kế kỹ thuật của Yamato, với một cốt truyện rất xúc động. Matsumoto sau đó đã chuyển sang làm phim hành động chiếu trên TV theo loạt và làm bộ phim Galaxy Express 999 vào năm 1979. Những con robot khổng lồ đã trở thành trụ cột của anime Nhật Bản từ sau Tetsujin 28 (phát hành năm 1966). Mobile Suit Gundam (1979), đã kết hợp yếu tố khổng lồ trong Yamato và tính 'nhân hoá' của Tetsujin. Trong MS Gundam, những phi công người thường dùng những robot khổng lồ như một bộ áo giáp mà thôi. Gundam đã trở thành phổ biến trên cả thế giới với loạt đồ chơi lắp ghép bằng nhựa Gundam. Sau đó là sự ra đời của Sokokihei Votoms (Armored Trooper Votoms) và Chojiju Yasai Macross (Robotech).
    Bùng nổ
    Khi những năm 80 bắt đầu, những nhà sản xuất phim và chương trình TV tiếp tục làm các chương trình hoạt hình càng ngày càng tinh vi và hay hơn trước. Sự phổ biến của video gia đình bùng nổ vài năm sau làm người Nhật có thể mua và xem những bộ phim hoạt hình yêu thích bất cứ lúc nào. Nhà sản xuất cũng ko đi theo cách bình thường như trước kia mà chuyển thẳng bản gốc của phim hoạt hình sang video.
    Để bắt kịp thị trường đang ngày càng mở rộng, những nhà sản xuất anime đã quay sang phát triển việc dùng manga làm tư liệu. Một trong những hoạ sĩ đầu tiên đạt được lợi ích trong việc này chính là Akira Toriyama. Bộ truyện hài Dr. Slump của ông ngay lập tức trở thành một hit. Năm 1986, bộ truyện phiêu lưu Dragon Ball đã trở thành bộ anime chiếu trên TV phổ biến nhất. Sự khéo léo trong nét vẽ cũng như tính hấp dẫn của các cuộc phiêu lưu vẫn giữ nguyên sau khi chuyển từ manga sang.
    Rumiko Takahashi làm say mê tất cả mọi độc giả trong độ tuổi sinh vào những năm 80 và 90 với bộ truyện hài Urusei Yatsura và Ranma 1/2. Một bộ truyện khác là Maison Ikkoku, thực sự 'trêu tức' những quy định trong truyện hài lãng mạn lúc bấy giờ.
    Trái ngược với Takahashi là Go Nagai, một hoạ sĩ nổi danh trong việc vẽ manga 'nghịch' (ko biết phải dịch thế nào 'naughty' manga là nguyên bản TA). Anime của ông bắt đầu được phát hành trên TV vào năm 1972 với loạt phim Devilman; tuy nhiên, bằng cách trực tiếp bán ra thị trường video, anime có tính chất người lớn có thể thoát khỏi sự khắt khe của TV và những nhà kiểm duyệt phim.
    Dòng chủ đạo, hoạt hình khoa học viễn tưởng nhận được sức sống mới từ những công nghệ thực tế hơn vào những năm 1980 với những bộ tiểu thuyết của William Gibson, Bruce Sterling và Neal Stephenson. Năm 1982, Blade Runner, được truyền hơi thở từ bộ phim khoa học viễn tưởng của Ridley Scott, đã vẽ lên bức tranh toàn cảnh về tương lai. Những hoạ sĩ manga và anime liên tiếp đưa ra những thuật ngữ mới. Hoạ sĩ kiêm giám đốc đầu tiên Katsuhiro Otamo đã làm thay đổi anime trên toàn thế giới vào năm 1988 với hit Akira cùng với một phong cách hoàn toàn mới lạ. Những bộ phim với dòng tít phổ biến như A.D Police và Bubble Gum Crisis bị ảnh hưởng bởi bước nhảy vọt này của bộ Akira.
    Một hoạ sĩ có ảnh hưởng khác, Masamune Shirow đã xây dựng tương lai trong Appleseed và Black Magic M-66 với những công nghệ tiên tiến. Bộ video Dominion Tank Police của Shirow là một bộ kiểu cảnh sát - hài, nhưng đến năm 1995 Kokaku Kidoutai (Ghost in the Shell), bộ thành công nhất của ông, quay trở lại bối cảnh trận chiến giữa người và máy.
    Tính 'nghiêm túc thật sự' trong manga và anime càng ngày càng lộ rõ hơn. Keiji Nakazawa tái hiện lại ấn tượng của mình, một người sống sót sau vụ Hiroshima trong bộ anime hiện thực và xúc động Barefoot Gen vào năm 1983. Tiếp đó, Hotaru No Haka (Grave of the Fireflies - Mồ chôn những cánh chim lửa) miêu tả hai cháu bé mồ côi đã đấu tranh để sống sót sau vụ bom cháy ở Tokyo. Ít có một bộ phim nào có thể diễn tả được sự đáng sợ của chiến tranh như những bộ hoạt hình này. Qua anime, khán giả cũng phần nào hiểu được văn học Nhật Bản. Dựa trên tác phẩm cổ điển vào thế kỷ thứ 10 của Murasaki Shikibu, Genji Monogatari (Tale of Genji - Chuyện kể về Genji) đã thể hiện sự hiểu biết sâu sắc về những mưu đồ trong một lâu đài lãnh chúa. Một quả bom vang dội khác, Ginga Tetsudo no Yoru (Night on the Galactic Railroad - Đêm trên đường ray Ngân hà) đã truyền cảm hứng cho nhà tâm lý học và nhà viết truyện thiếu nhi Kenji Miyazawa.
    to be cotinue...

    Miaka Yuki_Tamahome
  2. Soledad

    Soledad Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/05/2001
    Bài viết:
    1.751
    Đã được thích:
    0
    Uhmmm, nhớ lúc còn xem film bằng tape, nhà mình cũng nhiều nhiều film HH, ko biết Bố kiếm ở đâu cho 2 chị em mà film nào cũng rõ cũng đẹp như bản F1
    (Đang bàn về film dài thui nhé, ko nhắc Tom&Jerry hay cái gì đại loại đâu.)
    Thích nhất là Bambi, Alice lạc vào xứ thần tiên, Cinderella, (film Chiếc đèn thần với soundtrack A whole new world tên gì em wên mất rồi??? :(( )... nét vẽ giản dị, cốt truyện tuy cũ nhưng tính giáo dục cao... Rồi đến thời film action, Lion King - lần đầu tiên xem film này em đã khóc khi cha Simba trượt dài trên sườn núi, đôi mắt vẫn ko khỏi sững sờ - có lẽ đây là film HH hiện đại của WD thành công nhất cho đến bây giờ so với Mulan, Pocahontas,...
    Egypt Prince của Dreamworks fải ko các bác? Dở ẹc!!!
    Em vốn dị ứng với film HH 3D nhưng fải nói là Shrek hay, vui, hiện đại. Xem film này đời và buồn cười chít đi được
    Lilo & Stich có đây rồi nhưng fải đến tuần sau mới rỗi
    Sol
  3. robbger

    robbger Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/12/2002
    Bài viết:
    1.094
    Đã được thích:
    0
    Vô lý, chính em mua cái đó ở 135 Hàng Bông mà, hay là nó hết rồi, nếu thế thì bác ra cửa hàng Rock gần đó xem, nếu chưa biết thì để khi nào em qua em viết địa chỉ cho, đi ddến đó nhieèu nhưng lại khong nhớ địa chỉ, ở đó cũng có nhiều phim hoạt hình hay lắm, nhièu hơn ở 135...
  4. Sean

    Sean Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/03/2002
    Bài viết:
    2.899
    Đã được thích:
    0
    Thế có đồng chí nào xem Dũng sĩ Đãm Dông,Thánh Gióng, Đáng Đời Thãng Cáo chửa hơi bị hay của nó đây.Hồi nhỏ xem Đãm Dông cứ ngồi ngoài cổ vũ cho con voi mãi,nhất là cái đoạn con quỉ phun lửa đốt,con voi lấy vòi phun nước để dập,nhưng không đủ ... hi hi lúc đấy cứ thương và cổ vũ cho con voi,may mà có quả bầu tiên không bao giờ hết nước.Tuy hình không liên tục và xấu nhưng xem vẫn hay ... cả chi tiết mấy con quỉ lâu la cũng sợ (hồi nhỏ thôi ) cứ lượn lờ mờ ảo,rồi đến cảnh dân tộc Tây nguyên múa ,hì hì cũng bãt chước múa theo
    Ầy 2 chị em bác Soledad xướng nhỉ,được bố mua về cho xem cơ đấy .Sean phải ra ngoài hàng thuê cơ ,thuê được cả Xì Trum,Aterix,Hesman (hồi trước toàn gọi là hét man ) ,nhưng chỉ là F2,3 gì thôi ... Mấy phim hh dài của Walt Disney chiếu trên ti vi khá nhiều,nhớ nhất là phim Alice lạc vào xứ sở thần tiên,vì phim này thâu ra bãng mà,đến bây giờ mốc meo không xem được nữa
  5. gacoi

    gacoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/01/2002
    Bài viết:
    3.411
    Đã được thích:
    0
    Bố anh , Dũng sĩ Đam Dông chỉ có 30' thôi , dài đâu mà dài
    Nhấn vào đây nè
  6. Mitdac

    Mitdac Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/12/2000
    Bài viết:
    3.065
    Đã được thích:
    0
    Phim Treasure Planet thì em xem rồi, film hay, có nội dung tốt, nhạc film cũng hay, đồ hoạ thì khỏi chê.Có điều hehe...cốt truyện film này gần giống của Titan A.E.Đây là một film đáng để xem, có tính nhân bản và cũng tình cảm....

    MITDAC@.....


    The Fool On The Hill
    Sees the sun going down, and the eyes in his head
    See the world spinning around...!
  7. Sean

    Sean Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/03/2002
    Bài viết:
    2.899
    Đã được thích:
    0
    ặ hỏằng thỏƠy em Kiên vàng Post tiỏp cĂi chỏằĐ 'ỏằ kia à,'ang hay mà.Nhiỏằu lúc anh câng không phÂn biỏằ?t Anime và Manga,nhỏ** lung tung.
    Spirit Away nÊm nay tui nghâ sỏẵ 'oỏĂt Oscar cho phim hoỏĂt hơnh hay nhỏƠt .Còn Mononoke và Totoro chỏằ? có DVD ,chỏằâ VCD thơ không thỏƠy bĂn rơ cỏÊ.ThỏƠy bỏâu Totoro xem dỏằ. thặặĂng lâm hỏÊ,bĂc Robber cho ư kiỏn phĂt nào.
    Fantasia cỏằĐa Walt Disney 'úng là kinh 'iỏằfn,nghe nhỏĂc sặỏằ>ng ,phê ... toàn Classic,có mỏƠy màn vỏẵ câng vui vui.Version nÊm 2000 hỏằng xem,xem mÊi mỏƠy cĂi này buỏằ"n ngỏằĐ lâm
  8. sinbe

    sinbe Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/03/2003
    Bài viết:
    101
    Đã được thích:
    0
    20000 năm trước, thời kì băng hà sắp đến, 3 sinh vật khác nhau cùng đi trên 1 con đường do sự run rủi của số phận. Sid-một con lười, Manfred-một con Ma mút và Diego-một con hổ răng kiếm, lập thành 1 đội với sứ mệnh mang một đứa bé "người" về cho bố của nó. Tham gia vào 1 cuộc phiêu lưu cùng với một team lạ kì nhất từ trước tới nay.
    Phim là một câu chuyện cảm động, về tình bạn, lòng nhân ái của những sinh vật "không là người". Đặc biệt là nhân vật Manfred, 1 "người" bạn dũng cảm, 1 nhân vật mà ta luôn cảm thấy được sự an toàn khi có mặt.
    Không chỉ có vậy, Ice Age được còn là một bộ phim rất vui nhộn, xuất phát từ 2 nhân vật: con "lười" Sid, và "con chuột với quả hạt dẻ"(công nhận chuột ngày xưa sống cực dai-cứ xem sẽ biết).
    Một bộ phim hoạt hình không thể bỏ qua.
    Ready to laugh? =>have fun.
    NOBODY
  9. sinbe

    sinbe Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/03/2003
    Bài viết:
    101
    Đã được thích:
    0
    sorry các bạn, bài trên tui viết về ICE AGE
    NOBODY
  10. HAZARD

    HAZARD Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/11/2002
    Bài viết:
    120
    Đã được thích:
    0
    Không biết do thị hiếu thay đổi hay do thời đại đã khác rùi....Bây giờ hình như ít người thích " Hãy đợi đấy " phim Liên Xô cũ.
    Lúc trước rất thích xem đến bây giờ xem vẫn còn phê....
    ...Lived in the life.you need to have a heart.What for do you know..To love you forever..

Chia sẻ trang này