1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Phim kiếm hiệp: TQ, Đài Loan hay Hồng Kông?

Chủ đề trong 'Kiếm hiệp cốc' bởi nvl, 16/09/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. nvl

    nvl ĐTVT Moderator

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    4.304
    Đã được thích:
    6
    Phim kiếm hiệp: TQ, Đài Loan hay Hồng Kông?

    Bấy lâu nay bận quá, không có nhiều thời giờ vào mạng, không ngờ hôm nay lại thấy mọi người bàn luận về mấy bộ phim lẩm cẩm của HTV (Hà Nội) sôi nổi quá. Nếu ai ở khu vực HN thì chắc sẽ xem được cả đài Hà Tây nữa, thì tính tổng cộng đến nay đã được xem 4 bộ tuyệt tác của Kim Dung do Trung Hoa đại lục chuyển thể gồm: Thiên Long Bát Bộ, Hiệp Khách Hành, Anh Hùng Xạ Điêu, Tiếu Ngạo Giang Hồ.

    Thiên Long Bát Bộ xem cũng tạm được, dựng đúng nguyên tác nhưng các cảnh đánh nhau thì quay chưa đạt lắm. Hiệp Khách Hành có diễn xuất tốt, đánh đấm khá hay, nhưng kĩ thuật quay thì hơi dở nên màn đấu võ thường bị giật ảnh. Anh Hùng Xạ Điêu và Tiếu Ngạo Giang Hồ thì có thể xếp chung vào một loại: không nên xem.

    Đã gọi là phim chưởng thì những màn ?ođánh chưởng? phải được đặc biệt chú trọng. Có hai trường phái dựng cảnh đấu võ là:

    1. Bay nhảy như thần tiên, đánh chưởng xanh đỏ: loại này thần thoại hoá võ công lên quá mức. Những kiểu phim này ít tốn tiền thuê chỉ đạo viên võ thuật, nhưng bù lại đạo cụ khói lửa lại phải nhiều và thêm cả phần kĩ xảo vi tính nữa. Hai bộ phim do HTV chiếu thuộc thể loại này. Những màn đánh võ kiểu đó có lẽ nên giành cho các cháu nhi đồng lít nhít xem cho vui mắt.

    2. Đánh võ như thật: tất nhiên là phải có một chút xiếc nữa thì mới gọi là phim. Một vài thí dụ cho thể loại này là Tinh Võ Môn, Mã Vĩnh Trinh, Thuỷ Hử? Tôi rất ủng hộ kiểu dàn dựng này

    Các phim chưởng bộ của Hồng Kông, Đài Loan trước đây thường có màn đánh võ khá hay và được quay một cách chuyên nghiệp đến mức phong cách võ thuật trong các phim gần như trở thành một mô típ. Do điều kiện địa lí hạn chế, hầu hết các phim này đều được quay trong trường quay nên ít có cảnh hoành tráng, công phu. Song bù lại, các diễn viên trong phim thường diễn xuất rất đạt, và một số trong đó đã trở thành những tượng đài khó bị vượt qua.

    Gần đây, phim truyền hình Trung Quốc đã dần chiếm ưu thế thay cho Đài Loan, Hồng Kông. Những tác phẩm của Kim Dung đã được dựng lại, nhưng rất tiếc là chưa có bộ nào đạt được yêu cầu về cả mặt văn lẫn võ. Tôi chỉ thấy có mỗi Thuỷ Hử là đạt yêu cầu về chỉ đạo võ thuật thôi. Nhân đây có quần hùng trong Kiếm Hiệp Cốc, nên mở một chủ đề để tham khảo ý kiến của các huynh đệ tỉ muội về các trường phái dựng phim. Xin mời mọi người cùng bình chú về cả mặt văn và võ cho các tác phẩm võ hiệp trên màn ảnh truyền hình.


    http://www.ttvnol.com/forum/f_62

    http://www.ttvnol.com/forum/f_394
  2. renarde

    renarde Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/09/2003
    Bài viết:
    20
    Đã được thích:
    0
    Những nhận xét bạn đưa ra rất xác đáng, nhưng nếu phải lựa chọn thì có lẽ phim chưởng HK là hay nhất, vì diễn xuất của diễn viên nói chung là khá đạt, không ngô nghê như trong một số phim TQ đại lục, nên lôi cuốn người xem vào tình tiết câu chuyện. Tuy không có ngoại cảnh đẹp nhưng kỹ xảo điện ảnh tốt (mà phim chưởng cái làm khoái mắt người xem phải là những pha đánh đấm đẹp mắt chứ). Còn phim ĐL thì kỹ xảo không bằng, diễn viên đóng không thật đạt lắm (nhìn chung), và nhiều khi kịch bản cùng lời thoại vô lý không chịu nổi.
    CÁI MỒM LÀM TỘI CÁI THÂN
  3. kieuphong

    kieuphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    5.781
    Đã được thích:
    0
    Tại hạ từng coi phim của HK (kô bàn đến ĐL làm gì cho mệt) từ những thập kỷ 80, sau đó có xem vài bộ của thập kỷ 90, sau này xem thêm TNGH cùng 1 số bộ phim lẻ do các đạo diễn TQ dựng (VD như Anh hùng, Ngọa hổ tàng long, 1 loạt seri phim Hoàng Phi Hồng của Lý Liên Kiệt), nhận xét của tại hạ có lẽ hơi khác chư vị 1 chút.
    + Thập niên 80, phim chưởng HK đánh võ siêu chán. Chiêu thức xuất ra vô cùng chậm, đánh cứ như là múa ấy. Cao thủ võ lâm mà đánh kiểu đấy thì tại hạ đánh cũng thắng. Cũng chưởng xanh chưởng đỏ ì xèo. Riêng về phim dựng theo tác phẩm KD, tại hạ chỉ thấy có Thiên long bát bộ cũ, người thủ vai Tiêu Phong, đánh võ có dáng đẹp nhất, cùng với Ỷ Thiên Đồ Long ký, đoạn thi triển Thái Cực quyền và Thái Cực kiếm. Còn ngoài ra đánh võ thời đấy chỉ giống như trẻ con hay tuồng chèo thôi.
    + Thập kỷ 90, phim chưởng HK có sự tiến bộ rõ rệt về kỹ thuật, đặc biệt là kỹ thuật quay phim, dùng vi tính, các đòn đánh được thực hiện nhanh hơn, hấp dẫn hơn. Tuy nhiên màn chưởng xanh chưởng đỏ thì vẫn thế, kô thay đổi. Dĩ nhiên 1 số công phu, VD như Hàng Long thập bát chưởng thì phải thể hiện 1 con rồng bay ra thì mới đúng với tinh thần của nó, nhưng cái kiểu Lục mạch thần kiếm năm 97, Đoàn Dự sử dụng kiếm khí xanh đỏ tím vàng đủ mọi loại màu thì chuối quá.
    + Một trường phái thứ ba là võ thuật theo kiểu kô dùng chưởng xanh chưởng đỏ, chỉ tận dụng kiến thức võ học và góc quay, tốc độ quay. Tiêu biểu cho thể loại này là loạt phim võ thuật của Lý Liên Kiệt khi còn ở Châu Á. Các bộ phim Hoàng Phi Hồng, Trương Tam Phong, v.v... được họ Lý thể hiện võ thuật vô cùng hấp dẫn, và có phần chính tông nữa. Xem những Phách không chưởng, Vô ảnh cước, Thái Cực quyền thì kô thể chê vào đâu được, phim chưởng HK kô thể bằng được. Chắc quý vị có dịp xem "Fist of the Legend" trong đó Lý Liên Kiệt - trong vai 1 người TQ - từng đánh 1 trận quyết liệt với vô địch Karate Nhật Bản trong thời gian TQ bị Nhật chiếm đóng. Đánh võ như thế mới gọi là đánh. Hay như đoạn quyết đấu giữa Du Tú Liên với Ngọc Kiều Long trong Ngọa hổ tàng long cũng rất đáng để xem. Qua những phim đó, ta có thể thưởng thức sự hấp dẫn của võ thuật TQ. Riêng với Anh hùng, nếu như Trương Nghệ Mưu kô quá lạm dụng kỹ thuật chiến đấu chậm thì sẽ rất hay.
    Riêng về phim chưởng TQ, tại hạ chỉ mới xem TNGH nên kô dám lạm bàn. Nhận xét cá nhân của tại hạ thì về mặt võ thuật, TNGH đạt hạng khá trở lên. Ít ra kô có vụ chưởng xanh chưởng đỏ (cũng có thể do nhu cầu trong TNGH kô cần vì chuyên dùng kiếm).
    À, mà những phim như Thủy Hử thì đâu thể gọi là võ hiệp được. Ít ra võ thuật trong Thủy Hử dùng để chiến đấu sa trường, đâu có khái niệm nội lực, khinh công, chưởng pháp đâu.
    Riêng về diễn xuất sẽ viết sau.
    Phong tiêu tiêu hề, Dịch thủy hàn,
    Tráng sĩ nhất khứ hề, bất phục hoàn.
  4. quocviet

    quocviet Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    1.350
    Đã được thích:
    0
    Chưởng Trung Quốc có ưu điểm là cảnh quay chân thực và hoành tráng (cái này tốn nhiều xiền lắm đây ) Nhưng cái này lại chính là điểm dở của film, vì quá thật, quá hoàng tráng, nên đòi hỏi 1 cái gì đó cũng tương xứng ở diễn viên: như trang phục, diễn xuất. Diện mạo đã xinh phải thật xinh, tuấn tú phải thật tuấn tú. (như film HQ cảnh đẹp thì diễn viên cũng phải đẹp) Võ thuật phải "thật" chứ ko đc xanh xanh đỏ đỏ hay quay quay bay vèo vèo mà chẳng đánh đấm gì. Muốn vậy thì biên đạo võ thuật và kỹ xảo phải ở mức thật cao để làm vừa mắt người xem. Nên nhớ chưởng Kim Dung miêu tả là cái gì đó luôn luôn siêu việt như kiểu giả tưởng mà trên thực tế ko có. Nếu mang võ thuật thật ra đóng thì rất dở, làm sao có thể diễn đạt được cái hay của "chưởng" ở đây. Trong AHXD tôi rất khoái đoạn Bắc Cái đánh nhau với Tây Độc trên biển. Đạo diễn TQ đã xử dụng kỹ xảo nước dâng (cái này làm rất đơn giản) tạo nên cảnh đánh nhau trông rất bắt mắt, vừa siểu tưởng mà trông lại rất thật (nước thì có gì ko thật). Tuy nhiên trong film lại có những đoạn đánh nhau theo kiểu Khưu Xứ Cơ, 2 người chạy lại nhau rồi thì màn hình đen xí, có mấy ánh sáng loé lên, rồi kết thúc là 1 pha quay chậm đối thủ bị trọng thương ngã xuống. Cái này chán như con gián.
    Chưởng HK sau nhiều năm dàn dựng với nhiều bộ film thất bại đã đóng khá đạt với 1 số film. Những cái non sơn giả xen lẫn cảnh trời mịt mờ ánh sáng hồng, những pha "nhào lộn" đẹp mắt của các diễn viễn HK, rõ ràng là ko thật, ko thật 1 tí nào, nhưng người xem vẫn cảm thấy hay. Họ ko có những cảnh quay chân thực và hoành tráng, nhưng trong cái nhược điểm đó, người đạo diễn HK lại biết tận dụng mà tạo ưu điểm cho mình. Cảnh đã ko thật, thì ta làm cho nó thành mờ ảo, huyễn hoặc, tạo cho người xem cảm giác như đang lạc vào 1 thế giới khác hoàn toàn xa lạ, cứ tạm gọi nôm na là "thế giới chưởng" . Cái này cũng tựa như khi ta đọc truyện Kim Dung quên ăn quên ngủ, ta có cảm giác như đang nằm mơ, mà đến khi đọc hết truyện, vẫn ko muốn thoát ra khỏi cái giấc mơ đó vậy.
    Một ưu thế nữa của film HK là dàn diễn viên của họ diện mạo và diễn xuất ăn đứt các diễn viên đã đóng 2 bộ film vừa rồi của TQ.
    ----------------------------------------------------------------
    CÔNG TY XỬ LÝ LÚN NGHIÊNG VIỆT NAM
    www.vina-dsf.com
  5. doc-kiem-cau-bai

    doc-kiem-cau-bai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2002
    Bài viết:
    73
    Đã được thích:
    0
    Lâu lắm mới rảnh rang nhập cốc, thấy các vị bàn luận chuyện phim rôm rả quá . Tại hạ đây công phu luyện các loại chưởng bộ chưởng lẻ Hồng Không Đài Loan đã 20 năm có lẻ ( hehe, đảm bảo không có vị nào thâm niên xem bằng tại hạ, đơn giản vì tại hạ già tuổi nhất )Gần đây, đài HTV phát sóng liền tù tì phim chưởng, tại hạ tối nào cũng xem được đôi cảnh, có thể nói là hơn nhiều người vì được theo dõi , cũng chỉ có mấy nhận xét thô thiển:
    Về cảnh và đạo cụ ( nói như Thánh cô cốc ta là lấy thịt đè người ) thì các nhà làm phim Trung Hoa đại lục hơn hẳn. Họ mạnh vì gạo bạo vì tiền , điều kiện cũng hơn hẳn các nhà làm phim Hồng Kông nên không có gì lạ khi phim của họ hoành tráng hơn hẳn phim Hồng Kông . Nhưng theo thiển ý của tại hạ thì diễn xuất của diễn viên đại lục khá ... gượng gạo , hình như cách diễn cương cứng của sân khấu vẫn ảnh hưởng khá nặng đến họ . Những động tác biểu cảm nhăn mặt nhíu mày họ đều cố làm cường điệu lên , làm mạnh lên để biểu cảm ( chắc là mấy vị diễn viên đó sợ phim quay không có cận cảnh nên trợn mắt nghiến răng thật mạnh, thật đậm để tất cả khán giả xem phim đều hiểu được là họ đang có cảm xúc gì ). Ví dụ như Quách đại hiệp trong AHXĐ vừa rồi chẳng hạn , sợ người xem không hiểu là mình đần nên mỗi khi đến lúc phải đóng đần là giơ tay gãi gáy .
    Tại hạ nghĩ phim Trung Quốc sản xuất chỉ có thể vượt qua phim Hồng Kông ở những thứ xung quanh chứ cái quan trọng nhất là diễn xuất và cách tạo tính huống cao trào có độ hấp dẫn cao thì không thể bằng được HK . Dù sao thì HK đã sản xuất phim vì mục đích lợi nhuận , mục đích thu hút người xem để có nhiều tiền nhất ( vì theo tại hạ biết thì ở HK truyền hình không miễn phí ) hàng chục năm , họ biết rõ các phương pháp đánh vào tình tò mò và thị hiếu của khán giả . Diễn viên HK tuy xuất thân không phải từ các trường đào tạo diễn xuất danh tiếng nhưng lại có môi trường thực tế để rèn luyện , (nói thêm là việc theo học ở trường đào tạo của đại lục cũng là nguyên nhân khiến các diễn viên TQ không diễn xuất sáng tạo và chân thật được , họ bị gò vào khuôn đã quá lâu , chỉ biết những cách diễn xuất nhất định cho những tình huống nhất định ). Tại hạ thấy những diễn viên đóng vai chính của TQ có thể hơn những diễn viên chính của HK ở phần nào đó nhưng xét toàn bộ dàn diễn viên thì TQ yếu hơn hẳn . Những diễn viên phụ trong mấy bộ phim TQ diễn chẳng hơn diễn viên quần chúng trong phim truyền hình Việt Nam là mấy .
    Độc kiếm giang lãng tử
    Cầu bại hồ giai nhân
  6. Majin_Boo

    Majin_Boo Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    880
    Đã được thích:
    0
    Không bàn đến , nhưng túm lại coi film võ thuật thì chưa ai qua nổi Lý Liên Kiệt ...
    Phong ca cũng khoái coi Fist of Legend à ?

    Majin-Boo
  7. Thieu_iot

    Thieu_iot Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.998
    Đã được thích:
    0
    Hờ, chẳng biết có phải vì không có thời gian theo dõi đầy đủ hay là vì đài truyền hình Hà Nội phát nhón nhón tập một tập một hay không mà TIO có một nhận xét là phim kiếm hiệp do Trung Quốc làm không tạo được sự hấp dẫn cần thiết!
    Hừ hừ, nhớ ngày nào lon ton đi theo bà chị họ thuê băng chưởng TVB về xem, ********* (chết thật, dạo này toàn nhiễm ngôn ngữ bỗ bã!), một băng 90'' chia làm 2 phần nhỏ. Cứ hết 1 phần lại thò tay bấm nút cho nó tua nhanh để xem tiếp. Phải nói là TVB (chỉ TVB thôi nhá, chứ ATV thì chuối lắm, xem như ăn cơm sống ý) có cách làm phim truyền hình đặc trưng, kéo được sự chú ý của người xem. Đã ghé mắt vào là phải xem!
    Còn ở cái bộ Anh hùng xạ điêu vừa chiếu, nói thật, TIO thấy nhiều đoạn rề rà đến phát buồn ngủ! Tiết tấu diễn biến có cái gì đó trì trệ chậm chạp không đáng. Chẳng biết diễn tả thế nào nhưng túm lại là không cảm thấy sức hút quá lớn nữa. Trong khi đó, mượn được bộ đĩa phim Thần điêu đại hiệp, dù nhìn mấy cái cột đá dán bằng bìa, mấy cái ngoại cảnh công viên, mấy bộ trang phục dở tây dở tàu cứ như cái gai đâm vào mắt nhưng vẫn thấy hấp dẫn, vẫn xem cho bằng hết và xem đi xem lại vì diễn viên diễn dễ thương quá (nói là đạt thì hơi ngoa, vì cũng có người diễn chán bỏ xừ).
    Ờ, một phần rất quan trọng nữa là phim của TVB được ***g tiếng kỹ lưỡng cẩn thận, diễn xuất tiếng nói của mấy diễn viên ***g tiếng cũng là một yếu tố quan trọng khiến người xem cảm thấy phim không dở (vì có ai nghe được tiếng diễn viên nguyên gốc nói ra sao đâu!). Còn ở mấy phim TQ có thuyết minh bình thường này, nghe cái giọng diễn viên nói tiếng Tàu ý ới mồn một, âm điệu diễn đạt hay không biết ngay (dù cóc hiểu bọn nó xí xố cái gì). Mà TQ làm phim truyền hình vẫn giữ cái kiểu ***g tiếng y như phim VN. Có khi diễn viên mấp máy mồm một đằng, tiếng léo nhéo một kiểu, phản cảm vô cùng! Bọn HK được cái toàn làm trong trường quay nên áp dụng được kiểu thu âm trực tiếp hiện đại. Chắc thế nên không thấy phản cảm!
    Vũ vô kiềm toả năng lưu khách
    Nguyệt hữu loan cung bất xạ nhân
  8. Phicanh

    Phicanh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/10/2002
    Bài viết:
    1.521
    Đã được thích:
    0
    Ngoài mấy bố TQ ra thì có 3 hãng làm phim kiếm hiệp chính
    San yeng:Pa này thường chuyển phim về thể loại sến xem vài phút là ngấy tận cổ có mỗi cái phim Hiệp Nữ Đồ Long Đao là được chọn là hay nhất năm 93 nhưng nhân vật và đạo diễn gần như đi mượn hoàn toàn
    TVB:Cấu trúc phim từ đầu đến cuối rất khớp,chỉ có điều mấy đoạn đánh đấm nhiều khi ko hay lắm,nhưng nói chung là xem hay
    ATV:hãng này đầu tư lớn cho phim nên cảnh quay khá đẹp,xem đánh đấm thì khỏi chê,tui nhớ cái phim Anh Hùng Vô Danh làm từ đầu 90 mà đánh nhau phê lắm rồi,phim làm đôi khi lộn xộn nhưng có những đoạn rất hay trong cái đống lộn xộn ,góc quay của pa này thì khỏi chê,nhiều lúc quay nhân vật chính trông rất đẹp còn nhiều nhưng lười viết
  9. quocviet

    quocviet Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    1.350
    Đã được thích:
    0
    Tóm lại mọi người đều nhất trí chưởng HK vẫn hay nhất rùi
    ----------------------------------------------------------------
    CÔNG TY XỬ LÝ LÚN NGHIÊNG VIỆT NAM
    www.vina-dsf.com
  10. nvl

    nvl ĐTVT Moderator

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    4.304
    Đã được thích:
    6
    Hôm nay, tôi lại bàn tiếp về các phong cách đấm đá trên màn ảnh. Tạm chia làm các trường phái sau:
    - Đánh nhau thật: Muốn biết đánh nhau thật thế nào thì chỉ có cách ra đường mà xem các vụ ẩu đả. Những màn đấm đá không đẹp mắt nhưng rất hiệu quả và đầy uy lực. Các phim Mĩ thường hay sử dụng cách đánh này xen lẫn các pha bắn súng. Mỗi cú ra đòn đều nặng như quai búa, kẻ bị thương thì phải sưng mặt, hộc máu mồm máu mũi, rách mắt như nạn nhân của Mike Tyson. Không màu mè nhiều, nhưng phương pháp dàn dựng thực dụng này đem lại cảm giác rất trung thực cho khán giả.
    - Đối lập với trường phái đánh nhau thật là trường phái đánh nhau múa của Mĩ và đánh chưởng xanh đỏ của Hồng Kông. Các phim Mĩ gần đây như Ma Trận, Các thiên thần của Sacly... dùng cách đánh này. Nhờ sử dụng hệ thống cáp treo và các kĩ thuật quay phụ trợ, các vũ công của chúng ta mặc sức múa may trên màn ảnh. Các kĩ thuật ra đòn đều là những tư thế khó, nhưng nhờ có kĩ xảo nên được thực hiện êm ru. Mỗi khi có người bị trúng đòn thì phải bay xa đến hàng vài mét như thể bị trúng đạn đại liên! Những người chân yếu tay mềm như Thiếu Iốt có cho vào diễn thì chắc chắn cũng có thể đánh đẹp không kém Demi More :) Bên Hồng Kông thì trường phái đánh chưởng xanh đỏ, kết hợp với thuốc nổ thì khỏi phải nói nhiều. Loại đánh đấm này chỉ xem hay hơn các đạo cụ khói lửa của phim VN (thí dụ Sống mãi với thủ đô) một tí .
    - Đánh nhau kĩ thuật ?" nghệ thuật: đứng đầu trường phái này là Lí Liên Kiệt. Các pha biểu diễn Kung Fu của anh đã hút hồn không biết bao nhiêu thế hệ khán giả. Đặc điểm của trường phái này là đánh nhau kĩ thuật, có thể thêm một chút cường điệu như bay người, đánh vỡ đồ vật, nhà cửa ...v...v Lối đánh này vừa uy lực vừa đẹp mắt, lại không quá bạo lực. Bộ phim Ngọa Hổ Tàng Long được đông đảo khán giả Tây hâm mộ cũng một phần vì điều này, nhưng phần quan trọng hơn chính là vì nó được tiếp thị tốt. Tuy nhiên, về võ thuật thì bộ phim đó phải gọi ?oHoàng Phi Hồng? bằng cụ !
    - Đánh kiểu võ thể thao: Nếu ai để ý xem thi đấu võ tại các kì đại hội thể thao thì sẽ thấy rõ kiểu đánh này. Các diễn viên trong phim cũng là người biết võ thật, nhưng không dùng kĩ xảo điện ảnh nhiều nên hiệu quả thu được của cảnh quay không tốt bằng trường phái trên. Hai đại biểu của trường phái này là Lí Tiểu Long và Chung Tử Đơn.
    - Một trường phái khác vẫn thường thấy trên các loạt phim chưởng bộ là cách đánh kiểu ?odiễn viên?. Thường là do diễn viên không phải là những người tập võ nên đạo diễn võ thuật sẽ chỉ đạo họ đánh những động tác đơn giản, xen lẫn những pha kĩ thuật do người đóng thế làm. Kết hợp vào đó là những màn bay nhảy khinh công đẹp mắt. Kiểu đánh này tuy không thật xuất sắc nhưng cũng chấp nhận được
    - Gần đây trên đài truyền hình HN có một sê-ri phim xuất hiện cách cảnh đấu võ giật giật. Nhìn động tác của diễn viên đánh đấm thì cũng khá, nhưng cách quay phim thì lại quá tệ, có lẽ là do làm ẩu, cho nên cảnh quay thu được gây phản cảm vô cùng. Thà cứ để kiểu đánh nhau như trẻ con giống phim Cảnh sát hình sự của VN rồi bao biện là ?ochúng tôi xây dựng tình tiết là chính? còn hơn. Đây là những bộ phim bôi bác tinh thần kiếm hiệp, cần phải xếp chung với loại phim ?oxà phòng?
    http://www.ttvnol.com/forum/f_62
    http://www.ttvnol.com/forum/f_394
    Được nvl sửa chữa / chuyển vào 18:34 ngày 30/01/2004

Chia sẻ trang này