1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Phim Tết ngày xưa

Chủ đề trong 'Điện ảnh (MFC)' bởi hatecomm, 09/05/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hatecomm

    hatecomm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2007
    Bài viết:
    152
    Đã được thích:
    0
    Phim Tết ngày xưa

    Nguyễn Hữu Đang
    Phim Tết? ngày xưa


    Trong bài "Một bài thơ không thành" viết về ông Nguyễn Hữu Đang có chi tiết nhắc đến sự vui mừng của ông khi được in hai bài viết đầu tiên ký tên thật sau khi ra tù. Để bạn đọc có thêm tư liệu về thời kỳ cuối đời của nhân vật lịch sử này, chúng tôi xin giới thiệu hai bài viết nói trên.

    Là người ham mê xem chiếu bóng, tôi nhớ mãi đợt chiếu phim ngày Tết năm 1934 (hay 1935, tôi không nắm vững nữa) ở Hà Nội, còn để lại đến tận bây giờ những ấn tượng sâu sắc về cả ba mặt thẩm mỹ, tổ chức và kinh doanh.

    Trước Cách mạng tháng Tám, trong những ngày Tết Nguyên đán, nếu không nói đi mừng tuổi và ăn uống mà nói vui chơi thì xem chiếu bóng được coi là cái thú thanh lịch mới mẻ. Công chúng đông đảo nhất, bén nhạy nhất, nhiệt thành nhất và năng động nhất của màn bạc thời ấy ?" mà có lẽ cả bây giờ ?" là tầng lớp thanh niên. Đối với họ, được đón xuân bằng một buổi chiếu phim đặc sắc là nhu cầu thiết yếu, quan trọng, vừa là sinh hoạt văn hóa vừa là phương tiện xã giao ở thời điểm tâm hồn người ta hứng khởi, cởi mở và thân thiện. Nói không ngoa, họ chờ đợi nó như các tín đồ chờ ngày hội thánh. Họ là con công đệ tử của bà chúa xi-nê.

    Từ lâu, nhu cầu ấy vẫn được đáp ứng. Hãng chiếu bóng Ciné?"Théâtre rất thức thời đã đặt thành lệ hàng năm dành cho dịp Tết Nguyên đán cuốn phim mới nhập hay nhất trong chương trình cả năm, chiếu ở thủ đô trước tiên, tại rạp Majestic (bây giờ là rạp Tháng Tám). Cuốn phim ấy chẳng may mà xoàng thì cái Tết của thanh niên Hà Nội trở thành tẻ nhạt. Một lỗ trống không cái gì bù lấp được. Phim phải hay đã đành, tổ chức chiếu cũng phải cầu kỳ, công phu, chu đáo hơn ngày thường trăm lần. Nào cổ động rầm rộ. Nào trang hoàng sang trọng. Nào đón tiếp lịch sự, ân cần. Tốn của và tốn công. Ấy thế mà giá vé không tăng. Hãng Indochine Film bất đắc dĩ phải cố gắng đua theo, nhưng vẫn cứ chịu thua một bậc. Rõ ràng là ông chủ Ciné?"Théâtre còn quan tâm hơn cả người xem. Nhất định phải có cái gì cao hơn đồng tiền cùng tác động với đồng tiền.

    Hồi ấy tôi là một học sinh lưu trú một trường trung học. Ngày chủ nhật, được ra phố chơi, bao giờ tôi cũng để ý ngay đến những áp phích quảng cáo chiếu bóng, vì việc chính trong ngày bao giờ cũng là xem chiếu bóng. Một lần, ngoài những áp phích thường lệ, tôi còn thấy nhan nhản khắp nơi một loại pla-két, có vẻ bí mật, chỉ ghi một từ ?oTarzan? (Tác-dăng) kiểu chữ viết ngoáy, phóng tay vội vàng. Quái! ?oTarzan? nghĩa là gì nhỉ? Thách đố hay hứa hẹn cái gì? Ở đâu? Lúc nào?

    Chủ nhật sau, bên cạnh tờ pla-két úp úp mở mở kia đã xuất hiện một áp-phích mới, lớn bằng nửa chiếc chiếu trải giường đôi, phía trên đề ?onay mai? (prochainement), rồi lừng lững từ Tarzan chữ to, nét đậm; dưới có dòng chữ nhỏ hơn nhưng không kém nổi bật: ?oMột cuốn phim đồ sộ về một cuộc phiêu lưu ly kỳ giữa núi rừng bí hiểm châu Phi?, dưới nữa là tên nhà đạo diễn Van Dyke và tên hai ngôi sao diễn viên Johnny Weissmuller và Maureen O?TSullivan.
  2. hatecomm

    hatecomm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2007
    Bài viết:
    152
    Đã được thích:
    0
    Ngày 27 tháng Chạp âm lịch, học sinh bắt đầu nghỉ Tết. Tôi đến ngay rạp Majestic để biết tình hình tổ chức chiếu phim Tết có gì mới không. Trên đường phố tấp nập, người và xe cộ qua lại như mắc cửi, hai chiếc ô tô của hãng Ciné?"Théâtre vẫn tiếp tục lượn và phát những âm thanh kỳ dị của rừng thẳm châu Phi, tuyệt đối không nói một lời. Bước vào rạp, tôi giật mình sửng sốt: gian ngoài của rạp đã biến thành một góc rừng với những cây cổ thụ chặt ngắn bớt, những dây leo chằng chịt, những mô đá nhấp nhô và vô số dã thú giả, giống như thật, từ Mỹ đưa sang. Tôi xúc động đến ngơ ngác rồi bước nhanh vào giữa khu ?ohoang dại? mà một bàn tay nghệ sĩ đã tạo nên giữa nơi đô hội, dạo đi dạo lại, tưởng tượng một ngày kia mình có thể đến được hồ Chad và thung lũng sông Congo.
    Ba giờ chiều mùng hai Tết, tôi mặc bộ quần áo chững nhất của mình, cùng hai người bạn đi xem Tarzan, vé đã mua được từ ba hôm trước. Chúng tôi hồi hộp như đi nghe xướng danh kết quả một kỳ thi đã dự. Theo ảnh, một anh bạn đố tôi đoán được tại sao tóc Tarzan lại ngắn thế và con dao găm anh ta có được bằng cách nào, làm cho chúng tôi tranh cãi nhau suốt dọc đường. Mới đến đầu phố Hàng Bài đã thấy không khí hội hè. Người đi xem phim ùn ùn kéo đến, một số tiến về phía Tràng Tiền để xem buổi chiếu của rạp Palace (bây giờ là rạp Công Nhân), một số đông hơn tiến về phía Majestic. Khoảng ba trăm mét chạy dọc trước cửa Majestic người đông quá đến tắc nghẽn đường, xe cộ không qua lại được. Mà sao họ diện đẹp đến thế! Tôi nghĩ: ở Paris, cái cảnh tưng bừng, nhộn nhịp và sang trọng của buổi diễn đầu một vở kịch nổi tiếng thế giới trên sân khấu rạp Opéra cao quí cũng đến thế này là cùng! Tất cả Hà Nội vui vẻ trẻ trung, hào hoa phong nhã đã đổ đến đây, tập trung trong quang cảnh ngày hội. Đúng là ngày hội chiếu bóng.
    Có chen chúc nhưng không gay lắm vì đa số vé đã bán trước. Đáng chú ý là không hề có tệ nạn đầu cơ vé, tuy không khỏi có những trường hợp vé phải đi đường vòng, nhưng không thể nói đến vé chợ đen. Xe máy hầu như không có. Xe ô tô để đằng xa. Người ta đến đầu phố bằng xe tay. Phần lớn người ta đi bộ, đi thong thả. Đi chơi ai lại vội vàng, hấp tấp? Đặc biệt là không ai đi xe đạp, vì đi xe đạp là không chững chạc, sang trọng, lại hại những quần áo quí. Cái làm đẹp lòng người đi xem nhất là trật tự. Đông là thế mà không lộn xộn, ồn ào. Càng không có những lời văng tục, gây gổ, những cử chỉ thô bạo, hung hãn. Bọn côn đồ trộm cắp do áp lực quần chúng và thái độ cảnh sát, không dám bén mảng. Công chúng hoan nghênh ông chủ hãng linh lợi, luôn luôn có mặt để theo dõi tình hình, giám sát nhân viên phục vụ và can thiệp mau lẹ để bảo vệ chẳng những sự nghiêm chỉnh, chu đáo của rạp mà cả cái phong cách văn minh của khán giả.
    Trong rạp, không có ai đội mũ, nói to hay gác chân lên ghế, không có ai phì phèo thuốc lá, thả khói chung quanh. Thoang thoảng mùi nước ?oét săng? chanh thơm nhẹ. Bên cạnh màn trắng, một tấm bảng trên phủ lụa đỏ đề: ?oChúc mừng năm mới?. Bên kia, một cành bích đào sai hoa cắm trong lọ độc bình.
    Chuông réo mười phút liền, báo buổi chiều bắt đầu. Mọi người ổn định chỗ ngồi, im lặng. Một sự im lặng sâu như kính cẩn. Đèn tắt. Không gian thu hẹp trong mấy mét vuông trước mặt. Thời gian dừng lại. Qua hình tượng, cuốn phim thu hút người xem đắm đuối, không thể có ý niệm những cảnh đang diễn ra dưới mắt mình lại đã được dựng lên ngay ở Hollywood.
    Tarzan là ai? Nhà bình luận thấy nhân vật Tarzan hơi giống nhân vật Mowgli trong cuốn sách của nhà văn Anh Rudyard Kipling. Mowgli lạc vào rừng từ thuở măng sữa. Chàng lớn lên trong những điều kiện sinh sống của sói và trở thành dân sói gốc người! Còn Tarzan con nuôi của bầy khỉ thì sao? Nhưng cuối cùng chàng cũng tự tách ra khỏi bầy chứ không đồng hoá được. Chàng trở lại sống cuộc sống người với đầy đủ tính người.
    Dựng xong cuốn phim Tarzan, nhà đạo diễn Van Dyke đã thực sự xây được đài vinh quang của mình. Sau phim Tarzan của Van Dyke, người Mỹ chẳng những thấy nó là một thành công vĩ đại về kỹ thuật, nghệ thuật mà còn là một thắng lợi oanh liệt về kinh doanh, nên họ đã tung tiền đầu tư quay một chuỗi phim Tarzan khác.
  3. hatecomm

    hatecomm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2007
    Bài viết:
    152
    Đã được thích:
    0
    Nguyễn Hữu Đang
    Những điều còn bí ẩn quanh việc quay bộ phim Ngày Độc lập 2-9-1945
    Một ngày trung tuần tháng 9-1990 vừa qua, đến chơi nhà một người bạn thân, chưa kịp ngồi yên chỗ, tôi đã được ông bạn đưa cho tờ Nghệ thuật điện ảnh số 6-1990 mới tinh.
    ?oBiếu anh số báo này. Trong đó có liên quan đến anh đấy.?
    Tôi đưa tay đón tờ báo hơi ngỡ ngàng, chưa hiểu việc gì của ngành điện ảnh lại có thể liên quan đến mình. Mở ra... thì ở ngay trang 1, bài của bạn Trung Sơn có cái đầu đề nổi bật "Ai là người ghi hình phim ngày Tết Độc lập 2-9-1945?". Đúng là có liên quan đến tôi thật. Là trưởng ban tổ chức ngày tuyên bố Độc lập 2.9.1945 - sau này đi vào lịch sử, nó được gọi bằng cái tên ngắn gọn "Ngày Độc lập" - tôi có trách nhiệm trả lời câu hỏi của bạn Trung Sơn và báo Nghệ thuật điện ảnh cũng là câu hỏi chung của hàng mấy chục triệu người đã được xem cuốn phim ấy.
    Xin thú thật ngay rằng tôi chưa biết đích xác ai là người đã quay bộ phim đó. Tôi chỉ có thể đoán theo hai khả năng, mà cũng chưa dám nghiêng hẳn về phía nào:
    Một là hiệu Hương Ký quay;
    Hai là phái đoàn Patty quay.
    Tất nhiên thiên hạ chẳng ưa gì cái lối trả lời lửng lơ nước đôi. Song quả là vấn đề rắc rối và hiện nay chưa có đủ chứng cứ để khẳng định dứt khoát một bề. Xin các bạn quan tâm đến vấn đề cho tôi được trình bày dưới đây những điều tôi "nhớ lại và suy nghĩ", mong giới thiệu được vài ba dữ kiện cần thiết để giải một bài toán.
    Trước hết, xin các bạn hình dung sự khẩn trương, tất bật của chúng tôi trong thời gian vẻn vẹn bốn ngày (từ 28.8 - 1.9) để chuẩn bị xong, một buổi lễ qui mô toàn quốc mà trọng tâm là cuộc mít tinh lớn, ban đầu dự kiến sẽ thu hút chừng hai phần ba dân số nội, ngoại thành. Cả nhân viên chuyên môn, tiền, dụng cụ, vật liệu đều hầu như bắt đầu bằng số không. Tiếp theo thông cáo của Bộ Tuyên truyền, Ban kêu gọi rộng rãi trong đồng bào ai có nhiệt tình tham gia tổ chức đến ghi tên tại quán Hội Trí tri (phố Hàng Đàn). Chúng tôi theo dõi từng phút, từng phút việc ghi tên nô nức, nhộn nhịp rồi căn cứ vào nghề nghiệp, sở trường, vào phương tiện sẵn có, vào cả khả năng chạy vạy của người tình nguyện mà giao việc, nhờ cậy.
  4. hatecomm

    hatecomm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2007
    Bài viết:
    152
    Đã được thích:
    0
    ...tiếp
    Về phần chụp ảnh, ông Vũ Văn Lai, nhà nhiếp ảnh nghiệp dư trẻ tuổi đã sốt sắng nhận nhiệm vụ đi liên lạc các bạn đồng nghiệp, mời bằng được hiệu Hương Ký, một hiệu ảnh bậc đàn anh, chẳng những mời chụp ảnh mà còn mời quay phim hơn nữa, yêu cầu Hương Ký quay phim là chính. Chúng tôi sẵn sàng nhận những điều kiện dù là nặng mà Hương Ký có thể đưa ra. Vì theo chúng tôi biết - bấy giờ ở Hà Nội, ngoài hãng Indochine Film (của người Pháp) không hoạt động được, Hương Ký là cơ sở kinh doanh nghề ảnh duy nhất có máy quay phim. Cũng may, Hương Ký đã không lợi dụng độc quyền để bắt bí.
    Chủ hiệu Hương Ký đã trên dưới sáu mươi tuổi nhưng còn tráng kiện, linh lợi, vốn có tay nghề vững. Ông nhận lời làm; nói cho đúng ông sẽ chỉ đạo con hay thợ trực tiếp làm. Từ nhiều năm ông đã là một nhà tư sản bề thế ở thủ đô, thôi lao động, sống giàu sang, lại hay tham gia chính trị một cách nhẹ dạ. Lúc mời ông cộng tác, tôi coi thường cái quá khứ chính trị hời hợt của ông, chỉ chú trọng việc quay phim. Và tôi tin tưởng ông cũng lấy làm thích thú được quay phim dịp này còn quan trọng gấp triệu lần khi ông được vinh dự chụp đám tang Khải Định rồi đám cưới Bảo Đại. Vẻ nhiệt thành, hồ hởi của ông cộng với phong thái đạo mạo, lịch thiệp ở một cụ già càng khiến tôi yên tâm.
    Cũng như tất cả các bạn đồng nghiệp của mình, hai người của Hương Ký, một chụp ảnh, một quay phim đã hoạt động thoải mái trong khu vực mít tinh. Duy đến sát lễ đài thì không được; cứ phải ở ngoài hai vòng bảo vệ, đó là quy định chung.
    Độ một tuần lễ sau "Ngày Độc lập", không thấy Hương Ký cho biết kết quả quay phim, tôi đến hỏi thì được trả lời là không quay được vì máy trục trặc. Một sự thất bại dường như hoàn toàn do khách quan, không ai chịu trách nhiệm. Tôi bình tĩnh chấp nhận sự rủi ro. Nhưng chỉ ít ngày sau, quân tàu Tưởng đưa bọn Vũ Hồng Khanh về âm mưu cướp quyền, lật đổ thì ông chủ Hương Ký liền theo Quốc dân Đảng, chống *********. Lập tức tôi nghi ngờ ông ta đã không thật lòng, đã không quay phim, rồi đổ lỗi cho cái máy - nó không biết cãi.
    Phải chăng vì tư tưởng đối lập với cách mạng ở ông ta chưa bộc lộ rõ ràng trước khi cách mạng thành công nên chúng tôi đã mất cảnh giác? Từ đấy, suốt ba mươi năm, mỗi khi nhớ đến "Ngày Độc lập", tôi cảm thấy vấn vương một chút ân hận. Ân hận và băn khoăn tự hỏi: Hương Ký có quay phim không? Có quay mà hỏng thật hay quay được mà giữ lại?
  5. hatecomm

    hatecomm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2007
    Bài viết:
    152
    Đã được thích:
    0
    ... tiếp
    Thời gian trôi đi. Có người nghĩ đến một bộ phim truyện trong đó dựng lại cảnh tuyên bố độc lập đúng như thật. Bỗng một hôm, vào quãng giữa những năm 70, tôi nghe tin cuốn phim tài liệu lịch sử "Ngày Độc lập" đang được chiếu ở Hà Nội. Tôi mừng rỡ và kết luận như đanh đóng cột: Hương Ký đã quay được nhưng giữ lại. Tôi yên trí là qua mấy đợt bán đi, mua lại, cuốn phim bảo vật lưu lạc phương xa, nay trở về quê hương với "con rồng, cháu tiên" vẻ vang mà gian khổ, nhờ lòng tốt của một Việt kiều yêu nước nào đó, hoặc do nhà nước ta bỏ ra một số tiền để chuộc lại. Một sự tưởng tượng mà nếu ông Kỳ Nam biết chắc ông phải mỉm cười.
    Còn có khả năng thứ hai...
    Khả năng này chỉ mới xuất hiện trong đầu tôi khi tôi đọc, trên một tờ báo, đoạn hồi ký của tướng Patty (đã về hưu) nguyên trưởng phái đoàn Mỹ đến Hà Nội dưới danh nghĩa đồng minh liền sau tổng khởi nghĩa của ta thắng lợi. Ông tường thuật cuộc mít tinh khổng lồ ngày 2.9.1945 tại Quảng trường Ba Đình với những chi tiết hết sức đúng, có cả một chi tiết từ trước tới nay sách, báo ta chưa nhắc đến lần nào. Sự mô tả chính xác chứng tỏ ông và một số nhân viên của ông đã chứng kiến buổi lễ, đã đi lại trong khu vực mít tinh để, như ông kể lại, "chụp ảnh và quay phim". Thật bất ngờ đối với tôi, kẻ mang nặng trên vai trách nhiệm điều hành buổi lễ và kiểm soát cuộc mít tinh, mà không biết có những hoạt động của người ngoại quốc ngay trước mắt mình. Bấy lâu, từ khi phim tài liệu lịch sử "Ngày Độc lập" về nước, giá có ai đoán là nó có thể do phía đoàn Patty quay thì tôi bác bỏ ngay. Bởi lẽ hôm ấy, theo đề nghị của chúng tôi, để bảo vệ an ninh, thành phố ra lệnh giới nghiêm gần như thiết quân luật: từ mười giờ sáng đến năm giờ chiều, ngoài hàng ngũ những người đi dự mít tinh có chỉ huy và bảo vệ chặt chẽ, tuyệt đối không người nào hay xe cộ nào được đi trên đường phố (kể cả vỉa hè) - cố nhiên quân đội, công an, cứu hoả và cấp cứu bệnh viện được ở ngoài lệnh cấm. Người Mỹ mà quần chúng dễ lẫn với người Pháp lại càng không thể ra khỏi nhà: nếu họ muốn đến chỗ mít tinh, nhất định họ phải được ban tổ chức đồng ý và hướng dẫn. Còn chụp ảnh và quay phim, lẽ nào trong cả cuộc mít tinh cực lớn mà không lộn xộn như vậy lại không có ai nhìn thấy?
  6. hatecomm

    hatecomm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2007
    Bài viết:
    152
    Đã được thích:
    0
    ...tiếp
    Bấy lâu tôi đã chủ quan, suy xét một chiều, một mặt, chỉ biết mình mà không biết người, nên không thể dung thứ khả năng thứ hai. Ngày nay có bằng chứng cụ thể tôi cố tìm xem cái gì đã giúp phái đoàn Patty hoạt động được. Và tôi nhớ ra là hồi ấy, mỗi khi ra đường, người Mỹ bao giờ cũng đeo trên cánh tay trái, chỗ gần bắp vai, một mảnh biểu trưng cờ Mỹ (écusson) to bằng nửa bàn tay. Chính miếng biểu trưng ấy là cái "bùa hộ mệnh" giúp họ chẳng những có thể đi lại tương đối tự do trong thành phố, ra ngoại ô và về cả các địa phương nữa, mà còn được nhân dân tỏ thiện cảm, tiếp đãi thân mật và giúp đỡ nếu cần. Cũng dễ hiểu thôi. Ta đang tranh thủ sự ủng hộ của đồng minh. Quan hệ Việt - Mỹ đang hữu nghị hơn bao giờ hết. Tuy ban tổ chức không biết trước sự hoạt động của họ để có chủ trương giúp đỡ, tất cả bộ máy bảo vệ an ninh và giữ trật tự đã tự động dành cho họ mọi sự dễ dàng. Tự động rất đúng chính sách.
    Còn tại sao họ chụp ảnh, quay phim mà không ai biết thì có thể tìm được câu giải đáp ở chỗ trong phái đoàn Patty, trước đóng ở Côn Minh, vẫn có một đơn vị của cơ quan tình báo Mỹ OSS tiền thân của CIA. Đơn vị này ắt được trang bị đầy đủ phương tiện kỹ thuật hiện đại nhất (so với trình độ đương thời) và có trong biên chế của nó những chuyên gia điêu luyện để thực hiện chụp ảnh và quay phim kín đáo tới mức cần kín đáo, dù không có ý kín đáo, sự kín đáo vẫn diễn ra do năng tính của dụng cụ tình báo và thói quen nghề nghiệp của con người tình báo.
    Để tránh sự hiểu lầm về mục đích hạn chế của bài này mà tôi đã trình bày trong đoạn đầu, tôi nhấn mạnh một lần nữa: trở lên trên chỉ là dữ kiện, là phỏng đoán, là giả thiết, là khả năng, còn phải nghiên cứu, được nêu ra nhằm gợi hướng xác minh. Xác minh được ai đã quay cuốn phim tài liệu lịch sử "Ngày Độc lập" mà chúng ta đang cố phải dựa trên cơ sở kết quả của một cuộc điều tra công phu mà tôi cho là không khó khăn lắm. Đầu mối không còn bí ẩn và không xa tầm tay, chẳng bao lâu nữa tạp chí Nghệ thuật điện ảnh sẽ được hài lòng nếu ngày mai ở đâu đó xuất hiện một quyết tâm tìm ra sự thật về bàn tay nào, qua ống ca-mê-ra nào đã ghi lại những hình ảnh sống động đánh dấu thời điểm ra đời của một giai đoạn mới, một Nhà nước, một chế độ mới ở Việt Nam.

Chia sẻ trang này