1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Phim truyền hình và Phim điện ảnh khác nhau thế nào ?

Chủ đề trong 'Hỏi gì đáp nấy' bởi traveltour0, 23/01/2012.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. traveltour0

    traveltour0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/07/2008
    Bài viết:
    390
    Đã được thích:
    1
    Mình thấy báo chí phân biệt rất rõ rệt, kể cả diễn viên. Cùng là phim cả, mình chả thấy khác biệt mấy.
  2. hlbrem

    hlbrem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/07/2007
    Bài viết:
    3.052
    Đã được thích:
    2
    trời, cái này mà phải hỏi ah??? 2 Cái này đương nhiên khác nhau nhiều mà. Phim truyền hình dài tập, phim điện ảnh 1 tập. Tuy vậy nhưng phim điện ảnh đắt tiền hơn phim truyền hình và diễn viên cũng đẳng cấp hơn, đc đầu tư chất lượng nghệ thuật hơn.

    Phim VN thì ko nói, phim điện ảnh mà toàn mời MC, Hotgirl, người mẫu, ca sĩ ra để khoe da thịt rẻ tiền, chất lượng nghệ thuật thì ko còn bàn đến nữa, nham nhở, nhạt và vô duyên và vô cùng rởm đời. Điện ảnh VN đi xuống bắt đầu từ cái phim "Gái nhảy" của Lê Hoàng, từ cái phim đó trở đi, hầu như phim VN nào cũng lấy motif từ cái phim đó, nghĩa là cho gái vào khoe da thịt, khoe nhà lầu, xe hơi, vũ trường, rượu..... Còn đâu những tác phẩm chất lượng nt cao như "đời cát", "mùa ổi", "vào nam ra bắc" v..v....

    phim VN thì mình đặc biệt ấn tượng với đạo diễn Trần Anh Hùng. Tuy rằng anh ta sinh ra và lớn lên ở Pháp và trong ngôn ngữ điện ảnh có nét gì đó lạ mà quen nhưng ko thể phủ nhận là phong cách làm phim rất độc đáo, kiểu như Kim Ki Duk của HQ vậy, xem ko lẫn vào đâu đc. Phim rất đời thường, rất nhẹ nhàng nhưng tuyệt đẹp cả về màu sắc, âm thanh....kể cả những phim rất bạo liệt như Cyclo cũng thể hiện rất rõ ngôn ngữ điện ảnh. Sắp tới phải coi rừng Nauy xem sao, chưa có dịp coi
  3. traveltour0

    traveltour0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/07/2008
    Bài viết:
    390
    Đã được thích:
    1
    Giải thích có vẻ ko đúng bản chất lắm. Phim truyền hình cũng đầy phim 1 tập. Diễn viên thì cũng gương mặt đó, đóng cả phim truyền hình lẫn điện ảnh đầy ra. Việc đầu tư tiền bạc cho điện ảnh nhiều hơn truyền hình vẫn không phải là yếu tố khác biệt căn bản.
    Có bác nào biết hơn ko?
  4. TakeFive

    TakeFive Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/01/2010
    Bài viết:
    1.241
    Đã được thích:
    18
    Film truyền hình (TV show) được các hãng film truyền hình làm ra để chiếu.. trên truyền hình (TV).
    Film điện anh (movie) được các hãng làm film làm ra để phát trên rạp thu xiền.
  5. haitotbung

    haitotbung Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/12/2005
    Bài viết:
    1.967
    Đã được thích:
    1
    Điểm khác nhau cơ bản nhất là phim.
    Phim truyền hình để chiếu trên TV dùng phim cỡ nhỏ hơn (chiều rộng 16mm trở xuống)
    Phim điện ảnh (hay còn gọi là phim nhựa) để chiếu trên màn ảnh rạp dùng phim cỡ to hơn (chiều rộng trung bình 35mm).
    Nếu bạn để ý cuộn phim để phát phim truyền hình cỡ giống như băng VHS ngày xưa; còn để chiếu rạp thì phải dùng cuộn phim cỡ to hơn thế rất nhiều.

    Từ điểm khác nhau về phim dẫn đến khác nhau rất lớn về kỹ thuật quay, thiết bị quay, tỷ lệ khung hình, hiệu ứng hình ảnh giữa phim truyền hình và điện ảnh. Ngoài ra, âm thanh của phim truyền hình được tinh giản gọn nhẹ, chủ yếu là 2 kênh âm thanh (do tivi chỉ có 2 loa); phim điện ảnh thì ngược lại, do chiếu ở rạp nên làm âm thanh phức tạp hơn, có ít nhất 5 kênh âm thanh (có thể lên tới 7 kênh).
  6. nouveau

    nouveau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/08/2005
    Bài viết:
    1.097
    Đã được thích:
    0
    Không cứ, film dạng indie hoặc do đạo diễn thích thế vẫn dùng 16mm, thậm chí 8mm và nhiều film truyền hình dùng 35mm.

    H có 3 khái niệm khác nhau: film/movie, tv show và tv film.
    TV show thi dễ hiểu rồi: dài tập.
    Còn để phân biệt film với tv film thì h khó nói lắm. Chỉ có thể nói là điểm khác nhau duy nhất là film thì nhá sản xuất xs nó để đưa ra rạp, film truyền hình thì đc nhà sản xuất nhắm vào chiếu trên tv.
  7. KoPhaiEmSpam

    KoPhaiEmSpam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/12/2009
    Bài viết:
    187
    Đã được thích:
    0
    Chém tiếp vào bác này với :D, do điểm khác nhau cơ bản nhất là phim và cách thức tạo nên được cuộn phim đã quay hoàn chỉnh, làm phim điện ảnh có kinh phí tốn gấp nhiều lần phim truyền hình, chất liệu phim và thiết bị để quay phim, tráng phim, ... đều đắt gấp nhiều lần phim truyền hình, các đoạn phim quay hỏng vứt đi cũng là 1 phần ko thể tránh khỏi của làm phim điện ảnh, do đó, kinh phí quay 1 bộ phim điện ảnh có khi đắt gấp nhiều lần kinh phí làm cả seri phim truyền hình, vì thế trong giới làm phim, phim điện ảnh luôn được đánh giá cao hơn hẳn phim truyền hình, như là ở 1 đẳng cấp khác hẳn, vì làm phim điện ảnh, đã không làm thì thôi, chứ đã làm thì phải cố gắng làm cho ra được 1 tác phẩm nghệ thuật vì đầu tư rất tốn kém. Còn phim truyền hình thì có khi lấy điện thoại xịn ra quay cũng được, miễn là có tay nghề :D
  8. traveltour0

    traveltour0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/07/2008
    Bài viết:
    390
    Đã được thích:
    1
    Thế thì về góc độ diễn viên thì có gì khác nhau nhỉ? Sao người ta vẫn phân biệt diễn viên truyền hình và diễn viên điện ảnh nhỉ? Về phương diện diễn xuất thì đâu có mấy khác biệt nhỉ?
  9. ULIULI

    ULIULI Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/05/2007
    Bài viết:
    3.674
    Đã được thích:
    13
    Xin góp vui cùng các bác. Chúng ta lấy một ví dụ tương đồng một chút với phim ảnh để dễ bề nhận dạng, đó là sự khác nhau giữa báo, tạp chí, sách. Báo thường xuất bản theo ngày hoặc tuần, đọc xong đa số là bỏ đi. Tạp chí thường phát hành theo tháng, đọc xong có lưu lại một thời gian rồi dọn nhà là vứt đi. Sách thì thường lưu lại rất lâu, thỉnh thoảng còn lôi ra nghiền ngẫm đoạn này đoạn kia, thậm chí truyền lại cho con cháu. Phim điện ảnh và Phim truyền hình cũng giống như Sách và Báo vậy. Phim điện ảnh là một dạng nghệ thuật còn phim truyền hình một dạng báo chí. Nghệ thuật có một định nghĩa và nội hàm riêng của nó và báo chí cũng có một định nghĩa riêng của nó. Đôi lúc sản phẩm báo chí tuyệt vời quá lên đến mức nghệ thuật thì quả là cũng có sự giao thoa, nhưng đa phần là hai cái đánh vào hai khu vực khác nhau của bộ não con người.

    Ngày nay người ta dùng từ nghệ thuật khắp mọi nơi, gắn nó với cả những hoạt động vớ vẩn nhất nên có lẽ khó có người dân bình thường nào phân biệt được một hoạt động như thế nào được gọi là hoạt động nghệ thuật. Một cách sách vở và chính thống thì một nghệ thuật phải luôn gắn liền với tính LÍ TƯỞNG, hay còn gọi là tính LÃNG MẠN, hay còn gọi là ĐẸP. Lãng mạn chính là nói đến những cái thuộc về lí tưởng, về những cái mà cuộc sống đáng lẽ ra phải nên như thế chứ không phải là cái mà cuộc sống là như thế. Cho nên đề tài của phim điện ảnh sẽ khai thác những mối tình chung thủy tuyệt vời, những sự hi sinh cao cả, những gương anh dũng can đảm, những góc hình đẹp như mơ v.v... mà loài người luôn luôn mơ được sống đúng như thế (nhưng trên thực tế thì sống chả mấy khi như thế).

    Báo chí lại có nội dung khác hẳn, nó chưa bao giờ được liệt kê vào hoạt động nghệ thuật vì hoạt động của nó ngược lại phản ánh đời sống thực đang diễn ra chứ không phải cái lí tưởng kia. Hai thuộc tính lớn nhất của báo chí là tính thông tin về sự thay đổi lượng vật chất, tinh thần và tính sự kiện. Phim truyền hình vì vậy nằm trong mạch báo chí, nó không phản ánh tính lí tưởng mà phản ánh những sự việc kế tiếp nhau có tính sự kiện. Những phim sitcom là dễ nhận dạng nhất, nó kéo dài tập này tới tập khác về hoạt động hàng ngày của một nhóm người. Và dù nó chỉ có 1 tập đi chăng nữa thì nó cũng sẽ chỉ quay quanh sự kiện nào đấy, ví dụ một ông 50 tuổi giám đốc bị bắt vì tham nhũng và những diễn biến của những người xung quanh sự kiện này. Ngay kể cả những phim truyền hình có góc quay khá nghệ thuật như "Ngôi nhà nhỏ trên thảo nguyên" thì ta thấy nó cũng trung thành với yếu tố chuỗi sự kiện, sự việc chứ không nhằm nêu lên một ý tưởng chủ đạo có tính lí tưởng.

    Và vì những đặc thù khác nhau như trên, phim điện ảnh và phim truyền hình sẽ đòi hỏi ở máy quay phim, loại phim, ngoại cảnh, kịch bản, diễn viên, đạo diễn v.v.... với các yêu cầu khác nhau để đạt được mục đích của mỗi loại.
  10. KoPhaiEmSpam

    KoPhaiEmSpam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/12/2009
    Bài viết:
    187
    Đã được thích:
    0
    Vì là đầu tư cho 1 bộ phim điện ảnh tốn kém như vậy, nên đạo diễn sẽ phải mời diễn viên sao cho đáng với đồng tiền bỏ ra cho từng phút bấm máy quay. Nếu là quay phim truyền hình thì cứ bấm máy quay cho chạy xong rồi diễn viên với anh em đoàn làm phim làm ấm chè, uống xong rồi diễn cũng được, quay cả cảnh uống nước chè cũng ko sao, phim rẻ mà. Nhưng làm phim điện ảnh thì bấm máy quay phút nào là xót tiền phút đó, vì phim đắt. Vì thế diễn viên được mời quay 1 bộ phim điện ảnh thường được coi là danh giá hơn quay phim truyền hình. Tuy nhiên còn tùy thuộc vào mục đích làm phim của nhà sản xuất và đạo diễn, nếu họ muốn làm phim ăn khách thì họ chỉ cần mời những tên tuổi đang hot là sẽ ăn khách chứ ko cần biết diễn lắm. Phim điện ảnh tuy rằng làm tốn kém, đắt đỏ, nhưng dẫu sao cũng chỉ là tiền. Người có tiền thì muốn làm gì chả được, tạo nên những sản phẩm như thế nào là quyền của người ta. Nên chất lượng của phim điện ảnh là 1 việc hoàn toàn khác, nó phụ thuộc vào người có tiền, bất kể là tiền ngân sách nhà nước hay tiền túi. Có tiền rồi thì người ta có quyền chọn (mời) đạo diễn, êkip làm phim, rồi thì êkip làm phim có quyền chọn (mời) diễn viên ...

    Còn về diễn viên chuyên nghiệp thì nghề của người ta là nghề diễn, người ta diễn suốt ngày đã thành nghề rồi nên dù có đóng phim điện ảnh thì người ta vẫn diễn thế, đóng phim truyền hình thì người ta vẫn diễn vậy, đóng quảng cáo thì người ta cũng chẳng diễn kém hơn. Cái đấy thành thói quen diễn xuất của người ta rồi, diễn ở đâu người ta cũng diễn như vậy nên ko có sự khác biệt.

Chia sẻ trang này