1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Phim truyền hình và Phim điện ảnh khác nhau thế nào ?

Chủ đề trong 'Hỏi gì đáp nấy' bởi traveltour0, 23/01/2012.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. kissme

    kissme Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/12/2000
    Bài viết:
    4.119
    Đã được thích:
    0
    Cái này có vẻ là định nghĩa về in tráng chứ ko phải về thể loại. Hầu hết phim điện ảnh bây giờ ngày càng dc thực hiện là digital (cả hình ảnh lẫn âm thanh), lúc in tráng thì tráng thành phim nhựa (35mm) hoặc digital (tùy theo rạp chiếu dùng công nghệ gì).
  2. ULIULI

    ULIULI Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/05/2007
    Bài viết:
    3.674
    Đã được thích:
    13
    Có nhiều trường hợp một diễn viên có thể đóng được cả hai thể loại nếu ở mỗi thể loại cô/anh ấy đều đáp ứng được đúng yêu cầu. Tuy nhiên, một diễn viên tuyệt vời của phim truyền hình khi sang phim điện ảnh thì đa phần là chỉ có thể tạm được ở loại phim tâm lí tình cảm bình thường, chiếu dịp lễ tết. Jenifer Aniston là một ví dụ điển hình. Cô ấy khó có thể đóng được các vai trừu tượng như của Nichole Kidman, Theron hay Natali Portman đóng.

    Lí do nằm ở đòi hỏi việc diễn xuất đáp ứng đúng tính chất hai thể loại phim mà tôi đã nêu ra ở trên. Phim truyền hình gây thú vị cho người xem ở các khúc cua sự kiện, khi có sự thay đổi thông tin về tinh thần, vật chất. Diễn viên phải diễn thế nào để những tình huống này trở nên thú vị. Trong khi đó phim điện ảnh đòi hỏi diễn xuất phải lột tả được cái lí tưởng cuối cùng của phim, mà lí tưởng này không phải đùng một cái ra được mà phải trải qua một loạt diễn biến tâm lí phức tạp. Cho nên diễn viên điện ảnh tài năng là người có khả năng thể hiện được các dạng tâm lí biến đổi liên tiếp hết sức linh hoạt và hợp lí.
  3. traveltour0

    traveltour0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/07/2008
    Bài viết:
    390
    Đã được thích:
    1
    Bạn này hiểu biết sâu sắc thật, :-bd
  4. ZARG

    ZARG Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/06/2003
    Bài viết:
    5.974
    Đã được thích:
    12
    Chẹp, nghĩ đến quay phim nhựa 60mm đã phê lòi ra rồi, thích thật í.

    Nói chung Phim truyền hình và Phim điện ảnh khác biệt cơ bản gần như chụp ảnh bằng máy số và máy phim :x
  5. ULIULI

    ULIULI Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/05/2007
    Bài viết:
    3.674
    Đã được thích:
    13
    Sau khi đã nắm định nghĩa của từng thể loại phim, chúng ta có thể ngồi tám về phim trên trời dưới biển. Có bạn hlbrem ở post trên có ác cảm với phim "Gái nhảy" của Lê Hoàng. Việc một phim có tính điện ảnh hay không như đã nêu ở trên phụ thuộc vào việc nó có nêu lên một lí tưởng nào không, không phụ thuộc vào nguyên vật liệu sử dụng là hotgirl hay MC... Phim "Gái nhảy" của Lê Hoàng có yếu tố lí tưởng, đưa ra một cái nhìn nhân đạo về một tầng lớp bị cho là thấp kém nhất trong xã hội về mặt đạo đức. Đặc biệt những lí tưởng này lần đầu được chính thức nêu ra giữa công chúng, trước đó người ta chỉ khai thác gái điếm như một phần tối của các bức tranh. Chính sự mới mẻ này đã hấp dẫn công chúng bên cạnh các yếu tố kích thích thị giác bằng gái đẹp.

    Nhìn vào các phim nhà nước đầu tư với mục đích tạo ra các phim điện ảnh có tính nghệ thuật, nhiều phim hoặc nhai đi nhai lại những lí tưởng đã quá cũ mà ai cũng biết rồi, tình huống để bật ra lí tưởng cũng đã sử dụng vài chục lần,..., do đó là một thứ copy lại. Có những phim muốn toát lên lí tưởng anh hùng nhưng do diễn xuất và kịch bản khiến người xem xem xong không có cảm giác gì về sự anh hùng cả. Phim điện ảnh gần đây nếu muốn xem thì các bạn nên chọn những phim có giải quốc tế, vì ít nhất các phim này cũng phải đạt được việc nêu ra một lí tưởng mới mẻ so với điện ảnh Việt Nam. Ví dụ nên xem "Bi, đừng sợ", "Trăng nơi đáy giếng"... Nói là mới mẻ là mới với Việt Nam thôi, chứ còn không mới với thế giới. Ví dụ như "Bi, đừng sợ" nói về sự giằng xé giữa cái đẹp và sự đơn điệu của đời sống thường nhật thì "American beauty" của Mỹ đã làm việc này trước đấy rồi.

    Hiện nay chúng ta còn thấy mọc ra một thể loại chả nằm vào báo chí, cũng chả nằm vào nghệ thuật, cái gì đó lổn nhổn hay đàn đúm tụ tập mà ta gọi là showbiz. Tiện thể đây tôi nói luôn showbiz theo đúng từ này để thỏa mãn nhu cầu show (phô diễn) và nhu cầu xem người khác show của công chúng. Đây là những hoạt động ngoài lề kèm theo hoạt động nghệ thuật và báo chí. Uyên Linh chẳng hạn, có lần cô ấy nói là cô ấy chính thức gia nhập làng showbiz. Thực ra hoạt động biểu diễn âm nhạc là một hoạt động nghệ thuật nếu cô ấy hát trong những chương trình như của Quốc Trung dàn dựng vừa qua. Còn một số chương trình khác thì đúng là showbiz.
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Một số bạn vẫn tiếp tục phân loại bằng cái nguyên vật liệu. Ngay cả nhiếp ảnh cũng vậy, người ta phân ra nhiếp ảnh nghệ thuật, nhiếp ảnh báo chí, nhiếp ảnh khoa học, nhiếp ảnh quảng cáo, nhiếp ảnh sinh hoạt... chứ không phân biệt bằng máy số hay máy phim. Máy phim mà chỉ dùng để chụp ảnh đám cưới, ảnh một cô gái đứng trên bờ biển v.v...., không mang một cái đẹp lí tưởng nào thì cũng vẫn không gọi là nhiếp ảnh nghệ thuật đâu.
  6. ZARG

    ZARG Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/06/2003
    Bài viết:
    5.974
    Đã được thích:
    12
    http://vi.wikipedia.org/wiki/Phim_điện_ảnh

    Mình so sánh với nhiếp ảnh vì có tương đồng, chứ với Điện ảnh là Nghệ thuật thứ 7, nó có vai trò và vị trí khác hẳn.

    Hiện nay đúng là có nhiều phim quay bằng máy số thật đấy, kiểu như Red Camera, giảm được chi phí rất nhiều. Nhưng đấy là chỉ dành cho những nước "nghèo" như Việt Nam chẳng hạn, còn đã là Phim điện ảnh đích thực thì việc quay bằng phim nhựa đã là 1 đẳng cấp khác hẳn.

    1 số đạo diễn đã tiên phong xài máy số để quay những phim khủng như Avatar xài toàn máy RED chẳng hạn.

    Nhưng 1 số đạo diễn khác "kỹ tính" như Trương Nghệ Mưu lại thích phim nhựa hơn.

    Bạn nghiên cứu thêm nhé:

    http://en.wikipedia.org/wiki/Motion_picture

    http://en.wikipedia.org/wiki/Film_stock
  7. ULIULI

    ULIULI Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/05/2007
    Bài viết:
    3.674
    Đã được thích:
    13
    Cái tớ muốn nhấn mạnh là việc phân loại thể loại phim hay nhiếp ảnh không phải đi từ công cụ, dụng cụ làm ra nó mà là phải đi từ bản chất của nó. Tớ có xem một số ảnh bạn Zarg chụp trong blog ở chữ kí của bạn. Cái tớ thấy là bạn bị bế tắc về đề tài. Chủ yếu vẫn là chụp những thứ xinh xắn chứ không có vẻ đẹp lí tưởng. Dù bạn có thạo kĩ thuật đến mấy thì kĩ thuật chỉ dùng để phục vụ lí tưởng của mình mà thôi. Nếu kĩ thuật có mà lí tưởng không có thì tác phẩm sẽ chỉ giới hạn trong những thứ xinh xắn.
  8. kissme

    kissme Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/12/2000
    Bài viết:
    4.119
    Đã được thích:
    0
    "điện ảnh đích thực" hoàn toàn không phụ thuộc vào dùng công nghệ nào, nhất là khi công nghệ số đang dần chiếm lĩnh thị trường sản xuất phim
    http://en.wikipedia.org/wiki/List_of_major_films_shot_in_digital
    So sánh với nhiếp ảnh rất chính xác đấy, không cứ phải dùng máy ảnh số là rẻ (chỉ rẻ mấy cái point n shot thôi), và không phải cứ dùng máy phim mới có thể "nhiếp" được cái ảnh :))

    Nói thêm là không hiểu ai type định nghĩa về "phim điện ảnh" vào wikipedia mà cổ lỗ thế "Phim điện ảnh là phim nhựa được làm để chiếu tại rạp". Ngay cả định nghĩa về "Motion picture" cũng không dám khẳng định ngay là nhựa hay digital, chỉ giải thích nguồn gốc của chữ "Film":
    The origin of the name "film" comes from the fact that photographic film (also called film stock) has historically been the primary medium for recording and displaying motion pictures.
  9. ZARG

    ZARG Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/06/2003
    Bài viết:
    5.974
    Đã được thích:
    12
    Hì, nhìn ảnh bình người cũng được.

    Ở VN tớ chả thích chụp gì cả, đơn giản đấy gọi là Still life style của tớ.

    Xem thêm ảnh đi [r32)][r32)]
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Đấy là tớ so sánh 1 cách chung chung vậy thôi. Tại sao lại nói đến vấn đề quay phim bằng phim nhựa ở cái thời hiện đại này?

    Đơn giản: Nếu phim được quay bằng phim nhựa thì sẽ được đầu tư rất kỹ càng và tạo dựng nên các tác phẩm điện ảnh có giá trị đích thực, điều này cũng đúng tương tự với các nhiếp ảnh gia chụp phim khổ lớn, khổ lớn thực sự nhé: Giá dao động từ 100 đến hàng ngàn $ 1 tấm, không ai chụp cho vui cả.

    Nếu phim được quay bằng máy số, máy rẻ tiền, công sức đầu tư thấp hơn và tương ứng với đó là giá trị của tác phẩm đạt được cũng thấp hơn (về số đông). Đơn cử là giờ máy ảnh D-SLR rẻ như bèo, ai cũng là nhiếp ảnh gia...

    Tất nhiên, ranh giới giữa máy số và máy phim ngày càng xóa nhòa, nhưng tớ hứa với bạn là đạo diễn nào quay bằng máy 70mm thì không bao giờ có phim lởm cả.
  10. ULIULI

    ULIULI Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/05/2007
    Bài viết:
    3.674
    Đã được thích:
    13
    Thế bạn Zarg đã tìm được đất nước nào mà bạn muốn chụp chưa? Tớ thấy trong Liên đoàn Nghệ thuật nhiếp ảnh quốc tế (FIAP), các nhiếp ảnh gia Việt Nam cũng có vị trí tương đối cao với số lượng ảnh được giải quốc tế khá nhiều. Mà chủ đề chụp hầu hết từ cuộc sống ở Việt Nam cả. Theo tớ có nhìn thấy được cái đẹp lí tưởng khó hơn việc nắm bắt kĩ thuật nhiều.

Chia sẻ trang này