1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Phổ biến kiến thức của riêng box 85.Bạn hỏi nếu hợp lí và trong khả năng, chúng tôi sẽ giúp đỡ bạn.

Chủ đề trong '1985 Hà Nội (1985 Club)' bởi King_of_god_new, 11/05/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. King_of_god_new

    King_of_god_new Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    1.744
    Đã được thích:
    1
    Ừh thì trả lời chú Mel qua những gì tớ biết và đã đọc qua nhỉ.
    Hằng tinh là các sao tự phát sáng và phát nhiệt, trong khi đó thì hành tinh không có khả năng như trên. Hệ mặt trời do đó bao gồm một hằng tinh là mặt trời và 9 hành tinh khác là sao Thuỷ, Trái đất, sao Kim, sao Hoả, sao Mộc, sao Thổ, sao Thiên Vương, sao Hải Vương và sao Diêm Vương.
    Các hằng tinh trong vũ trụ có nhiệt độ bề mặt từ mấy nghìn tới mấy vạn độ, vì vậy chúng phát ra các loại bức xạ (kể cả ánh sáng nhìn thấy). Mặt trời là hằng tinh gần chúng ta nhất.
    Biết thế đã, biết thêm sẽ nói và đang lắng nghe các đại ka chỉ giáo thêm.
  2. King_of_god_new

    King_of_god_new Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    1.744
    Đã được thích:
    1
    Trả có chú nào tham gia trả lời cả nhẩy.Được, cố gắng ắt có kết quả thôi.Kiên trì nhẫn nại, sẽ có thành công.
    Nào trả lời câu hỏi thứ nhất nhé
    Câu hỏi:
    Các bạn thấy có những ngọn núi khá cao mà bên trên nó lại có những tảng đá lớn, đôi khi tròn trịa nằm chông chênh. Có phải từ xa xưa các tảng đá đó "lăn" lên núi rồi nằm lại trên đó ko? Nếu không phải vậy thì giải thích thế nào cho hiện tượng này?
    Trả lời :Trước tiên ta hãy xem lại cấu tạo của Trái Đất. Trái Đất có cấu tạo theo lớp, lớp ngoài cùng là đất mềm dày vài trăm đến hàng ngàn mét, kế tiếp là lớp đá cứng. Bên dưới lớp đá cứng là dung nham nóng chảy (magma) có nhiệt độ và áp suất rất cao rồi trong cùng là đến nhân. Vỏ Trái Đất như vậy có thể xem như "nổi" trên một hồ dung nham sôi sục và luôn luôn vận động. Cái mảng vỏ ấy trôi dạt, va chạm, đùn đẩy nhau tạo thành các dãy núi lớn, các vực sâu cũng như đại dương.
    Bây giờ nói đến quá trình hình thành núi. Núi có thể là kết quả của sự va chạm giữa các mảng. Dạng va chạm có thể là mảng này chồm lên mảng kia hoặc cả hai đều nâng lên (tương tự như ta đẩy 2 cuốn tập ngược chiều nhau trên mặt bàn). Trong trường hợp này núi sẽ xuất hiện thành từng dãy liên tục, dài hàng ngàn đến hàng chục ngàn km. Dãy Himalaya là một ví dụ.
    Dạng khác của núi là do magma xâm nhập vỏ Trái Đất. Magma dưới sâu với áp suất cực lớn sẽ đủ khả năng xé toang lớp vỏ đá cứng và từ từ xâm nhập vào. Qua một thời gian, magma xâm nhập càng nhiều và càng làm cho bề mặt chỗ bị magma xâm nhập nâng dần lên. Nếu magma đủ áp lực để xuyên hẳn qua thì ta sẽ có núi lửa với các dòng magma nóng chảy rừng rực. Trong trường hợp ngược lại, do bị giảm nhiệt độ, magma nguội lạnh dần và chuyển thành đá. Các đá magma nằm trong vỏ ngoài của Trái Đất tiếp tục được magma dưới sâu nâng lên, lâu dần thành núi. (Mở ngoặc tí, thời gian "lâu dần, lâu dần" đang nói ở đây thường được tính từ chục ngàn năm đến hàng triệu năm, hic, nói đến địa chất thì thời gian sống của một đời người chẳng nghĩa lý gì. ). Các núi này ban đầu bên ngoài là đất mềm, trải qua thời gian (lại phải cần thời gian, trong địa chất cái gì cũng cần thời gian lâu dằng dặc ) bị ăn mòn dần và các đá lộ ra. (Đấy, lý do là thế đấy. ).
  3. duongthanh85

    duongthanh85 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/05/2004
    Bài viết:
    430
    Đã được thích:
    0
    .... thế tại sao trái đất tự quay ?

    ..... thế tại sao vũ trụ lại màu đen ?

    ..... thế tại sao chúng ta có bầu trời màu đen ?trong khi có vô vàn các vì sao khắp mọi phương ?

    http://ttvnol.com/thanhhoa.ttvn
  4. King_of_god_new

    King_of_god_new Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    1.744
    Đã được thích:
    1
    Hè hè.Chú hỏi cũng hay đấy chứ nhỉ?Nhưng những câu này đúng là giải thíchđược ở đây khó quá.Tương đối khó diễn tả thật.Nhưng chưa thua đâu.Có thể trả lời lâu hơn được chứ.
    Riêng câu hỏi 3, hỏi lại cho tử tế nhẩy.Đọc lại bài trên đê.
    Thân
  5. Mad_Man

    Mad_Man Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/11/2002
    Bài viết:
    4.476
    Đã được thích:
    0
    ặ, TrĂi ĐỏƠt tỏằ quay vơ trỏằi sinh ra thỏ. ỏằo, thỏ mỏằ>i tài, ỏằ cặĂ.
    Vâ trỏằƠ có màu 'en thơ tuy hỏằ"i trặỏằ>c vâ trỏằƠ màu trỏng nhặng do lÂu ngày chỏÊ có ma nào giỏãt giâ nên bỏằƠi bỏân tỏằô mỏƠy viên thiên thỏĂch bay khỏp nặĂi làm bỏân cỏÊ, lÂu dỏĐn thành mỏĐu 'en 'ỏƠy.
    Còn sao thơ nhiỏằu nhặng bỏĐu trỏằi bỏân kỏằ hỏằi vỏân
  6. Mad_Man

    Mad_Man Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/11/2002
    Bài viết:
    4.476
    Đã được thích:
    0
    Hơ, vui tí.
    Trái Đất quay thứ nhất la? vi? ba?n thân nó không đối xứng tuyệt đối nên tất nhiên nó cufng có mômen quán tính, okie, tức la? tính "ba?o thu?, tri? trệ" a? quên ba?o tô?n cho trạng thái quay cu?a nó.
    Thứ hai la? trong vuf trụ mật độ vật chất la? cực ky? nho? nên lực ma sát coi như bă?ng không, các lực ca?n khác cufng không đáng kê? vi? khối lượng cu?a TĐ cufng tương đối lớn ( so với mấy cục gạch vũ trụ - thiên thạch thôi). Vậy nên TĐ quay.
    Vũ trụ màu đen vì thứ nhất là vũ trụ quá "lợn giống" nên tuy mật độ nhỏ nhưng ánh sáng từ khắp nơi trong vũ trụ trước khi đến được các hành tinh đã "đứt bóng", mặc dù nguồn phát ánh sáng có thể là những ngôi sao sáng hơn MT hàng trăm lần, hoặc các vụ nổ, các lỗ đen "phát xạ" ... với cường độ sáng khung khiếp gấp vài triệu lần MT.
    Thứ hai nữa là sự tồn tại của các "vật chất tối" được tiên đoán về lý thuyết, khác với các "vật chất sáng" mà con người có thể thấy được bằng cách này hay cách khác. "Vật chất tối" chỉ trung cho những dạng tồn tại nào đó của vật chất mà "nuốt" sạch ánh sáng như lỗ đen làm ta không nhận biết được chúng.
    Còn tại sao vũ trụ lại tối dù có nhiều sao sáng thì trả lời cũng giống như ở trên thôi. Em ra cánh đồng hoang mà bật đèn pin thì trời vẫn cứ tối như thường.
  7. King_of_god_new

    King_of_god_new Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    1.744
    Đã được thích:
    1
    Hôm qua tớ có nghe một đứa bạn hỏi về hiện tượng thuỷ triều và nước lên nước xuống.Khè khè, hôm nay giải thích luôn ở đây cho nó hiểu .Và coi như là tham gia luôn với box.

    Hiện tượng thuỷ triều là do lực hút của mặt trăng gây ra, như miêu tả trong hình vẽ sau:

    Lực hấp dẫn của mặt trăng khiến cho nước biển bị "lồi" ra ở 2 phía của trái đất. Một "cục" lồi là do mặt trăng hút nước về phía nó, còn cục thứ hai là do mặt trăng kéo trái đất ra xa mặt nước!
    Do vậy em chít sẽ thấy thủy triều lên nếu mặt trăng ở trên đỉnh đầu em, hoặc ở "dưới chân" em, tức là ở đối diện phía bên kia trái đất.
    Còn tại sao thủy triều lại lên xuống 2 lần 1 ngày? Trái đất quay quanh nó 180 độ sau 12 tiếng, trong khi đó mặt trăng quay 6 độ quanh trái đất sau 12 tiếng. Mặt trăng quay làm 2 "cục" nước quay theo nó, do đó mỗi một bãi biển sẽ có thủy triều lên sau khoảng 12 tiếng 25 phút.
  8. King_of_god_new

    King_of_god_new Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    1.744
    Đã được thích:
    1
    Nhân đây hỏi mấy chú Hoá cái, có cái ni cứ thử đưa ra tranh luận ti coi răng nhẩy.
    Chúng ta được Học:oxi ở điều kiện áp suất cao->hóa lỏng(đó là cái mà người ta gọi là ôzon,ôzon có màu xanh ra trời.
    Nghĩ:01=16->03(ozon)=16*3=48.
    Mà không khí =27
    ==>ozon>không khí
    Sự thật:ozon (tầng khí quyển) ở tít trên cao --> Khè khè.Phân tích tí đê.
  9. Mad_Man

    Mad_Man Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/11/2002
    Bài viết:
    4.476
    Đã được thích:
    0
    Ăn nói lung tung, hàm hồ , sàm sỡ.
    Ai bảo oxi ở áp suất cao hoá lỏng sẽ thành ozon, oxi bình thường là Ox2, Ozone là Ox3. Phải có phản ứng hoá học mới chuyển oxi thành ozone được chứ. Còn hoá lỏng chỉ là thay đổi trạng thái tồn tại chưa chắc đã là do phản ứng. Ông tướng ơi, tôi phục ông quá ( 85 mà chưa học lớp 12 )
    Còn như trên đã nói trong tự nhiên, ozone được tạo ra từ oxi là chủ yếu thật nhưng phải có điều kiện là hồ quang điện hoặc tia tử ngoại ( từ Sun nhá ). Bởi vậy, ozone được tạo ra chủ yếu ở trên cao. Còn việc nó không rớt xuống là do liên kết giữa các phân tử chất khí rất lỏng lẻo -> không tạo thành một khối mà các phân tử tồn tại như các cá thể riêng biệt -> trọng lực trên từng cá thể nhỏ mà các lực liên kết thì tuy không lớn nhưng "giằng kéo tứ phía" nên tất nhiên là nó ko "rơi" xuống. Chưa kể đến hai tác nhân rất quan trọng khác là lực ly tâm do TĐ quay và do bầu khí quyển ko ngừng vận động.
    P/S: Đính chính lại mấy bài trên nhá :Hằng tinh hay còn gọi là quasar khác hẳn với các ngôi sao như Mặt trời gọi là định tinh. Quasar thì mật độ dày đặc và lạnh hơn các ngôi sao rất nhiều, chúng phát ra sóng vô tuyến với tần số rất ổn dịnh. Tớ sẽ nói thêm sau.
    Được Mad_Man sửa chữa / chuyển vào 00:01 ngày 20/05/2004
  10. neomatrixiir

    neomatrixiir Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2004
    Bài viết:
    126
    Đã được thích:
    0
    Cả nhà ơi, cho em hỏi là không biết bản đồ có từ bao giờ? Ai là người đầu tiên vẽ bản đồ và vẽ cách nào nhỉ?
    Ai biết thì nói em nghe dùm với nhé.Cám ơn.

Chia sẻ trang này