1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Phổ biến kiến thức của riêng box 85.Bạn hỏi nếu hợp lí và trong khả năng, chúng tôi sẽ giúp đỡ bạn.

Chủ đề trong '1985 Hà Nội (1985 Club)' bởi King_of_god_new, 11/05/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. King_of_god_new

    King_of_god_new Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    1.744
    Đã được thích:
    1
    Hì,chú Madman được đấy.Không sập bẫy.Không thấy tớ nói là cùng phân tích cái lập luận trên à.Thế mới khoái chứ.!
    Đi vào vấn đề chính nào. Ôxi khi bị nén ở áp suất cao thì sẽ hóa lỏng và xuất hiện các phân tử ôzôn. Màu xanh da trời là màu của ôxi dạng lỏng chứ không hoàn toàn là màu của ôzôn .
    Về ôzôn trên tầng khí quyển. Các phân tử này phần lớn được hình thành khi không khí chứa ôxi bị ion hóa do những tia sét và nó ở dạng khí chứ không phải lỏng. Ôzôn mặc dù có phân tử lượng lớn hơn không khí khi ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất nhưng do ở trên cao mật độ khí rất loãng, áp suất thấp và lực hấp dẫn thấp cho nên nó vẫn tồn tại được mà không bị hóa lỏng rồi rơi xuống đất.
    Như vậy, điều kiện nhiệt độ, áp suất và nguyên nhân hình thành của ôzôn trong hai trường hợp là khác nhau.
    ozone có màu xanh nhạt khi ở dạng khí (nhiệt độ thường) và hóa lỏng ở -112 độ C (có màu xanh đậm), đông đặc ở -193 độ C.
    Trên tầng khí quyển ozone được tạo ra do O2 bị bức xạ:
    O2(g) (uv light)--> 2 O(g) (light wavelength < 240 nm)
    O(g) + O2(g) --> O3(g)
    Đồng thời, O3 cũng hấp thụ tia cực tím (bước sóng dài hơn) và phân hủy thành O2
    O3(g) (uv light)--> O2(g) + O(g) (light wavelength < 290 nm)
    Cả hai phản ứng đều tỏa nhiệt do đó trái đất được giữ ấm, và ozone ở khí quyển được giữ ở mức tương đối ổn định.
    (ở đây ko đề cập đến hiệu ứng nhà kính và sự phá hủy tầng ozone)
    Ozone ko hình thành ở điều kiện nhiệt độ thường dưới tầng khí quyển, nhưng có thể tạo ra trong động cơ xe và một số nhà máy. Vào những ngày nắng nóng ở những thành phố lớn (nhiều xe) lượng ozone tạo ra có thể đạt tới nồng độ có hại cho người và động vật.
    --
    Như vậy ozone ở khí quyển (chính xác là tầng bình lưu - stratosphere) là khí (chứ ko phải lỏng) và đúng là có màu xanh. Nhưng lượng ozone trên đó chỉ vào khoảng 6 phần triệu (rất nhỏ) cho nên ko thể nói khí quyển màu xanh là do ozone được.
    Tớ đọc được là không khí sau khi sấm sét có nhiều ozone nên có màu xanh đấy. Lần sau bão phải ra ngó mới được . Và lớp khí xung quanh động cơ điện đời cũ cũng có nhiều ozone, cho nên cũng có thể có màu xanh. Cái này chưa có điều kiện kiểm chứng.
    Thêm vài thông tin nho nhỏ về ozone đây, hay phết:
    ~> Tên ozone là từ tiếng Hy Lạp ozein, nghĩa là "ngửi", ám chỉ ozone có mùi hơi khó ngửi tý
    ~> Tia lửa điện chạy qua khí oxy có thể tạo ra ozone, vì vậy ở gần các máy móc điện có mùi hắc hắc đặc trưng, chính là mùi của ozone.
    ~> Phản ứng hóa học ở tầng ozone đúng là ko phải là nguồn nhiệt chính cho trái đất nhưng bản thân tầng ozone giúp giữ nhiệt độ trái đất ở mức ổn định, đồng thời hấp thụ tia cực tím có hại cho sinh vật, nếu ko có tầng khí quyển này thì chúng ta đã teo teo từ lâu rồi. Trái đất được giữ ấm vì tầng ozone (ko chỉ ozone mà còn các khí nhà kính khác nữa) hấp thụ tia hồng ngoại từ mặt đất (giống hệt như trong nhà kính, tia hồng ngoại ko thể thoát ra ngoài được (vì bị kính chặn lại) -> trong nhà kính luôn ấm hơn bên ngoài). Tuy nhiên, nồng độ các khí nhà kính (methane, hơi nước, CFCs vvv) tăng do hoạt động của con người, làm tăng hiệu ứng này khiến cho trái đất ngày càng nóng lên -> Hiệu ứng nhà kính.
    ~> Confirm lại là ozone được tạo ra và phá hủy tự nhiên do bức xạ điện từ (cực tím). Sét có thể cũng góp phần nhưng tớ chả biết là nó chiếm bao nhiêu phần trăm.
    Chú Mad_man nói đúng,nhưng tớ bổ sung thêm cho nó đầy đủ, viết như chú, người không biết chắc cũng hơi tơ mơ khi đọc xong.Tham gia cùng cái này cho vui nhé.Hì.
  2. TheHollowMan

    TheHollowMan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/11/2001
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    Hôm nay ngồi nghĩ linh tinh tự dưng thấy là lạ.....
    Vấn đề về xác xuất. Hỏi KoG cái, vì cũng chẳng biết giải thích kiểu gì....
    Nếu có n người bốc thăm, có 1 cái thăm là "trúng" thì, lẽ dĩ nhiên, theo thông thường hình như xác xuất bốc trúng của 1 người là 1/n có phải ko ạ ? (nếu câu này sai thì chắc là cả bài của em sai :D ) hì hì.
    Nhưng nếu xét kĩ 1 tí.
    n=2, có 2 người bốc thăm, người bốc trước có xác xuất 1/2 trúng, do đó người bốc sau có xác suất cũng là 1/2. Ko có gì kì lạ.
    n=3, có 3 người, người bốc đầu xác xuất trúng là 1/2 (trúng or trượt), đúng ko nhở ? Như vậy thì 2 người sau có xác xuất bốc trúng là 1/2. Chia ra thì theo n=2 sẽ là mỗi người là 1/4.
    v...v...
    Với n tổng quát thì có thể suy diễn theo kiểu, người bốc đầu có xác xuất trúng là 1/2, vv... người bốc thứ i có xác xuất trúng là 1/2^i......
    Thế thì chẳng công bằng chút nào nhở :D
    (trong khi type em đã nhận ra chỗ nguỵ biện của mình. Nhưng lỡ type rồi, xoá đi phí công. Góp vui tí. Lâu rồi ko vào diễn đàn!)
  3. KYSYDEMTRANG

    KYSYDEMTRANG Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/12/2001
    Bài viết:
    134
    Đã được thích:
    0
    Nếu người trước không nói ra xem trúng hay trượt hì xác xuất mỗi người vẫn như nhau
  4. King_of_god_new

    King_of_god_new Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    1.744
    Đã được thích:
    1
    Hì hì!
    Thế chú Hiệu có muốn bàn luận thêm nữa không. vì chú thấy là nguỵ biện rồi mà.
    Nếu tớ nhớ không lầm, ngày xưa đã có lần cậu cũng hỏi ở 1 topic câu gần như là thế đấy, nhớ không?Từ cái thời 85 thân như con khỉ ý, hơn năm có lẻ rồi ý chứ.
    Góp vui thêm cái zè đê. Chú học được nhiều rồi, chia sẻ ra đê.
    Hoan nghênh.
  5. TheHollowMan

    TheHollowMan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/11/2001
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    Cứ nói ra đê, dù biết là nguỵ biện nhưng chắc gì mọi người khác đã biết :D
    Nói chung là bthg, cái này wá dễ !
  6. King_of_god_new

    King_of_god_new Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    1.744
    Đã được thích:
    1
    Rồi, đã thế tớ sẽ làm rõ cùng cậu này.Nói rằng nó quá dễ cũng không hẳn đâu.Cậu nghĩ sâu nghĩ xa sẽ thấy nó cũng hay đấy.Đừng đùa !!
    Đầu tiên tớ nghĩ bạn ngụy biện ở chỗ: trường hợp 1 bạn coi như tất cả N nguời cùng bốc một lúc. Truờng hợp 2 bạn lại cho từng người bốc một và xét khả năng trúng trượt của từng người. Đây không còn la toàn xác suất nữa. Vì gỉa sử người thư nhất ấy bốc trúng thì có 2 hay N ngừoi đằng sau cũng thế- tất cả đều có xác suất bằng 0, còn nếu người đầu tiên bốc truợt- thì người thứ 2 lại có xác suất bốc trúng là 1/2.. người thứ 3 cùng có xác suất bốc trúng là 1/2, ...một cách recursive, tất cả mọi người khác cùng lần lượt có xác suất là1/2 hoặc 0 - nếu biện luận theo kiểu của bạn (trúng hoặc trượt).
    Bài toán này theo tớ chưa thể gọi là nguỵ biện được mà chỉ là nhầm lẫn hay cố tình đánh tráo một cách hơi thô thiển hai khái niệm "khả năng" và "xác suất" như tớ đã đề cập. Có 2 khả năng là trúng hoặc trật, nhưng xác suất để 1 chú bốc trúng thăm trong n chú hiển nhiên luôn bằng 1/n.
    . Nếu mỗi chú sau khi bốc được thăm của mình đều giữ khư khư chờ đến chú cuối cùng bốc xong mới đưa ra xem chú nào trúng trật thì xác suất dành cho mỗi chú đều là 1/n, bất kể bốc trước hay bốc sau.
    Còn nếu chú đầu tiên bốc xong liền cho biết kết quả ngay thì nếu chú ấy trúng các chú sau ko cần xét cũng biết xs bằng 0, còn nếu chú này trật thì xs dành cho chú tiếp theo sẽ là 1/(n-1) and so on ...
  7. King_of_god_new

    King_of_god_new Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    1.744
    Đã được thích:
    1
    Hì, bây giờ thử ứng dụng xác suất vào thực tiễn trong việc ....đánh bạc hay nói đúng hơn là đánh loto xem có gì ngụy biện ở đây không nhé ?
    Khi mua vé xổ số, nên mua các vé liên tục hay không liên tục?
    Trong cuộc sống thường ngày, chúng ta thường gặp rất nhiều loại xổ số hoặc vé số, ví dụ như vé xem thể thao có thưởng, vé xổ số phúc lợi xã hội có thưởng, ... Vậy khi mua chúng thì nên mua các vé số mang tính liên tục hay không liên tục sẽ tốt hơn? Suy cho cùng, cơ hội trúng thưởng của loại nào lớn hơn?
    Ta hãy xét một ví dụ đơn giản:
    Giả sử có một loại vé số nào đó mà vé trúng thưởng là vé có số 0 ở hàng cuối cùng. Như vậy cơ hội trúng thưởng ( xác suất ) là 10%.
    Ta chỉ mua 2 vé ?
    Nếu mua những vé có số cuối liên tục thì sẽ có 10 khả năng, lần lượt là 01, 12, 23; ..., 90, thì xác suất trúng sẽ như nhau, trong đó chỉ có hai trường hợp 01 và 90 có một vé trúng thưởng.
    Do vậy xác suất trúng thưởng chung là 20%, số lần trúng thưởng bình quân là 1x20% = 0,2 lần.
    Nếu ta mua tuỳ ý thì hai số cuối cùng sẽ có dưới 100 khả năng và xác suất trong mỗi tình huống cũng đều là 1%
    00, 01, ...., 09
    10, 11; ...., 19
    ........
    90, 91... 99
    Trong 100 trường hợp thì chỉ trong trường hợp hai vé có số cuối là 00 mới đều trúng thưởng, do đó xác xuất là 1%, mà các vé 01, ..., 09, 10, ..., 90 tổng cộng chỉ có 18 trường hợp chỉ có một vé trúng thưởng, xác xuất là 18%, các trường hợp còn lại đều không trúng thưởng.
    Do đó xác suất trúng thưởng là 18%+1%=19%, ít hơn 1% so với khi mua vé có số cuối liên tiếp nhau (20%), nhưng số lần trúng thưởng bình quân là 2x1%+1x18% = 0,2 lần , bằng số lần trúng thưởng khi mua các vé số theo thứ tự liên tiếp.
    Nếu ta mua 3 vé một lúc thì cách tính cũng như vậy.
    Do đó, ta có thể kết luận, trong 2 trường hợp trên, số lần trúng thưởng là bằng nhau.
    Bây giờ lại xét đến trường hợp giải thưởng được phân làm 2 hạng. Giả thiết vé có số cuối cùng là 0 sẽ trúng giải nhì, còn vé có hai số cuối là 00 sẽ trúng giải nhất và nếu trúng giải khác cũng sẽ được nhận. Giả sử ta vẫn mua 2 vé, theo cách tính trên thì dù mua theo cách nào thì số lần bình quân trúng giải nhì vẫn như nhau.
    Theo cách tính trên, nếu mua các vé theo dạng số liên tiếp thì xác suất trúng giải nhất là 2%, số lần trúng thưởng bình quân là 0,02 lần. Nếu mua theo cách tuỳ ý thì xác xuất cả 2 vé đều trúng thưởng là 1% x 1% = 0,01%, xã suất chỉ trúng 1 vé là
    1% x 99% + 99% x 1% = 1,98%; do đó xác suất trúng giải nhất là 2x0,01% + 1+1,98% = 0,02 lần.
    Như vậy số lần trúng thưởng bình quân của cả hai cách mua đều như nhau.
    Kết luận:
    Dù giải thưởng phân ra làm mấy hạng chăng nữa và dù cho xác suất trúng thưởng mỗi hạng là bao nhiêu, dù mua bao nhiêu vé và mua theo cách gì ( chọn số liên tiếp hay không liên tiếp) thì tổng số lần trúng thưởng bình quân vẫn như nhau !
    Được king of god sửa chữa / chuyển vào 17:01 ngày 04/06/2004
  8. King_of_god_new

    King_of_god_new Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    1.744
    Đã được thích:
    1
    Nếu không kể những Sơ Đồ đơn giản về Vũ Trụ, Thiên Văn của người vùng Mésopotamie ( Vùng Lưỡng Hà ở Iraq ) có niên đại 5000 năm trước CN , thì những ghi chép về bản đồ sớm nhất là của Trung Quốc. Kinh Thư chép rằng Vua Nghiêu (khoảng 2600 năm trước CN ) sai Hỵ Thị vẽ địa đồ và phân định thiên hạ. Tất nhiên người ta không tìm thấy một di tích nào của bản đồ thời ấy, nhưng việc Trung Quốc có bản đồ sớm nhất thế giới cũng dễ hiểu vì người Hán phát minh ra La Bàn trước tiên trong nhân loại, mà muốn vẽ bản đồ thì không thể thiếu La bàn.
    Tấm bản đồ cổ nhất còn lưu giữ hình ảnh đến nay được có lẽ là Bản Đồ của Claud Ptolémée, một nhà thiên văn học người Hy Lạp ( khoảng 300 năm trước CN), tương truyền là ông đã vẽ đến 28 bản đồ thiên văn, trong đó ông vẽ Trái Đất ở vị trí trung tâm Vũ Trụ . Còn một tấm bản đồ khác vẽ Địa Trung Hải ở Trung Tâm của Thế Giới ( Vì thế mới gọi tên là Địa Trung Hải - Biển Ở Giữa Đất - Mé***erranée ) . Nhưng ta cần lưu ý là hồi đó chưa có khái niệm Trái Đất hình cầu, nên tuy nói là Trái Đấy, kỳ thực ông vẽ Mặt Đất bằng phẳng và Bầu Trời thì như cái vung úp lên ! trên đó ta thấy Mặt Trời, Mặt Trăng và Các Tinh Tú ....Còn tấm bản đồ " thế giới " thô sơ thì vẽ Địa Trung Hải ở trung tâm , xung quanh là một phần Nam Âu , Trung Đông và Bắc Phi ...Đấy là quan niệm về thế giới của người Hy Lạp-La Mã cổ đại. Tuy nhiên Bản Đồ này không còn bản chính mà chỉ còn những bản sao chép lại trong các thư tịch cổ...
    Còn tấm bản đồ được gọi là Thế Giới đầu tiên, còn lưu giữ được là tấm bản đồ « Kangnido » được lưu trữ trong một thư viện ở Bắc Kinh, vẽ trên lụa, có niên đại khỏang 1420. Gọi là bản đồ thế giới đầu tiên, vì nó vẽ khá chính xác châu Á, châu Âu, châu Phi và đặc biệt là có một phần châu Mỹ ( gòm các hòn đảo vùng Caraib) - điều mà các bản đồ châu Âu trước Colombo 1492 chưa biết đến. Mặc dù có vài bản đồ châu Âu vẽ vào năm 1428 thì đã được biết là chéo lại tấm bản đồ của Trung Quốc .
    Một phiên bản của tấm bản đồ « Kangnido » hiện nay đang được trưng bày trong toà nhà quốc hội Nam Phi ở mũi Hảo Vọng, trong khuôn khổ cuộc triển lãm « Viễn cảnh Phi châu ».Trên đó vẽ khá chính xác sông Nil, những dãy núi miền Drakensberg Nam Phi và một hồ nước ở phía bắc, có thể là hồ Victoria....
  9. TheHollowMan

    TheHollowMan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/11/2001
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    Thật ra đâu có quan trọng đâu. Mình nhầm ở mỗi 1 chỗ sau.
    Xác xuất của người đầu tiên là 1/n chứ ko phải là 1/2, vì đó là khả năng trúng or trượt. Vì vậy, các người sau sẽ là [1-1/n]x1/(n-1), vì còn lại n-1 người mà. Do đó, xác xuất luôn là 1/n đối với mọi người dù là trước or sau, dù là cho biết hay ko cho biết cái thăm của mình !
    Vậy thôi !
    Chú KoG nói gì to tát thế, tui toàn chơi chứ có học đc cái j đâu lol
  10. King_of_god_new

    King_of_god_new Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    1.744
    Đã được thích:
    1
    Thì chú xem đấy, chú cũng nói giống ý anh mà cứ lèo bèo, tưởng thêm vài ý kiến hay nữa chứ.
    Đã thế, trọc chú, anh nói thêm đoạn này nữa vậy .Cho nó được đưa lên tầm cao hẳn luôn.
    Vấn đề là :
    - Có bao nhiêu cái thăm tất cả
    - Xác suất của người bốc sau luôn luôn phụ thuộc vào các sự kiện xảy ra đối với những người bốc trước .
    Giả sử có 3 người bốc 3 cái thăm dài ngắn khác nhau . Bài toán là : '''' tìm xác xuất cho sự kiện mỗi người bốc trúng cái thăm dài nhất . Bốc trước có lợi hơn hay bốc sau có lợi hơn ? "
    Người thứ 1 ( bốc thăm đầu tiên ) : vì có 3 cái thăm và trong số đó có 1 cái dài nhất nên xác suất để anh chàng có thể bắt trúng cái dài nhất là : 1/3
    Người thứ 2 : phân làm 2 trường hợp
    - Nếu tên thứ 1 đã bắt trúng ( với xác suất 1/3 ) thì 2 cái còn lại với anh ta là vô nghĩa , xác suất để anh ta bốc trúng là 0/2 = 0
    - Nếu tên thứ 1 đã không bắt trúng ( xác suất 2/3) thì với 2 cái còn lại ( trong đó có cái dài nhất ) , xác suất để anh ta mãn nguyện là 1/2
    Theo nguyên lý Bayer thì xác suất toàn bộ để anh thứ 2 bắt trúng cái dài nhất là 1/3*0+2/3*1/2 = 1/3
    Người thứ 3 :
    - Nếu một trong hai tên trước đã bốc trúng cái thăm dài nhất ( với xác suất là x bao nhiêu không cần biết ) thì chú thứ 3 không có cơ hội mãn nguyện , xác suất là 0 .
    - Nếu cả hai chú kia đều bốc trượt ( với xác suất là 2/3*1/2 = 1/3 ) thì xác suất để anh chàng thứ 3 tóm được cái dài nhất là 1 .
    Vậy cũng theo Bayer , xác suất để tên thứ 3 bốc trúng cái dài nhất là : x*0 + 1/3*1 = 1/3
    Tóm tại , bốc trước bốc sau không ảnh hưởng gì hết , cơ hội chia đều cho mọi người . Làm tương tự với n người thì xác suất dành cho mỗi chú để bắt trúng cái dài nhất là 1/n
    Nên nhớ : xác suất được định nghĩa : một phần để xảy ra sự kiện / toàn phần
    Cái sai cơ bản là chú đó là quên mất cái định nghĩa xác suất .
    Chú có gì thì đóng góp cho anh em đi.Hay để sức làm gia sư hả?Xem chừng là mình có khi phải lấn đất qua bên Hoá tí chơi.Nhưng cũng biết bên đó lắm cao thủ lắm, chả dám ho he nhiều.Chú nhỉ?

Chia sẻ trang này