1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Phố cổ Hội An

Chủ đề trong 'Du lịch' bởi On4U, 13/05/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. On4U

    On4U Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/03/2002
    Bài viết:
    3.578
    Đã được thích:
    0
    Phố cổ Hội An

    Lịch sử phố cổ Hội An

    [​IMG][​IMG]
    Cảng Hội An hình thành từ thế kỷ 15, là nơi các thương gia người Hoa, Nhật, Bồ Đào Nha cập bến buôn bán và để lại dấu tích riêng qua các ngôi chùa. Ðến nửa sau thế kỷ 17, phố này mới thay đổi dần nhưng vẫn là thành phố đặc thù của Đại Việt.

    Thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, Hội An vẫn là nơi mua bán sầm uất cho đến khi có những biến động chính trị xã hội lớn.Vào những năm 80, phố cổ mới thực sự trở thành địa điểm du lịch thu hút du khách khắp Thế giới.
    [​IMG]
    Cùng với di tích Mỹ Sơn, phố cổ Hội An đã được UNESCO xếp vào danh mục di sản văn hoá Thế giới.

    Những nét độc đáo đặc thù

    Đến phố cổ Hội An, xin mời du khách thư thái thả bộ trên những đường phố tĩnh lặng hoặc ngồi trên xích lô, thong dong ngắm nhìn từng mái nhà lô xô rêu phong cổ kính, lợp ngói có cách đây hàng trăm năm, như nhà cổ Phùng Hưng, Quân Thắng hoặc thăm khu chum mộ táng bằng đất sét của người Chăm có từ thế kỷ 13-15. Nhiều nét độc đáo của Hội An còn lưu lại từ nhiều thế kỷ nay như những đĩa gốm men sứ ở Bảo tàng Gốm sứ mậu dịch Hội An.

    Cùng đến thăm phố cổ

    Phố cổ về đêm càng trở nên lung linh, huyền bí bởi những ngọn nến thắp trong đèn ***g kiểu Trung Hoa hoặc đèn hình quả nhót, quả bí bằng tre phủ những vuông lụa tơ tằm đủ sắc màu treo ở đầu hiên mỗi nhà.

    Xưa kia, phố này chỉ có một con đường kéo dài từ chùa Cầu đến chùa Ông (nằm trước chợ Hội An bây giờ) và sau này kéo dài đến chùa Ông Bổn. Hội An nhìn ra sông Chợ Củi , tên gọi của sông Thu Bồn vào đầu thế kỷ 20. Chợ Củi có quy mô buôn bán lớn và là thắng cảnh nổi tiếng được sánh với Ngũ Hành Sơn. Ðến đây, thú vị nhất vẫn là ngắm những ngôi nhà cổ bằng gỗ, được trang trí mang tính nghệ thuật của người Trung Hoa.

    Phần độc đáo nhất gắn với Hội An là Chùa Cầu, do người Nhật xây dựng từ những ngày đầu thành lập Hội An. Chùa Cầu gồm 2 phần: Cầu và Chùa. Cầu bằng gỗ ghép lại, có mái che lợp ngói âm dương. Chùa nằm ngay lề đường dành cho người đi bộ. Phần gian chính giữa (gọi là chùa) thờ Bắc Đế Trấn Vũ, vị thần bảo hộ xứ sở, ban niềm vui và hạnh phúc cho con người, thể hiện khát vọng thiêng liêng mà con người muốn gửi gắm cùng trời đất nhằm cầu mong mọi điều tốt đẹp.

    Những món ăn đặc sản

    Hội An có nhiều món ăn độc đáo. Cao lầu là món ăn nổi tiếng của Hội An. Món cao lầu ngon vì làm bằng nước giếng ở đây. Món ăn gia truyền khác nữa của một gia đình gốc Hoa Phúc Kiến là bánh bao, bánh quai vạc đã thực sự làm hài lòng những người khách sành ăn nhất. Sau khi đã thưởng thức một lần trong khung cảnh huyền bí của phố cổ dưới những tán cây trứng cá, người ta khó quên được hương vị độc đáo của nó.

    (Theo Tổng cục Du lịch)

    All for you


    Được sửa chữa bởi - On4U vào 05/06/2002 20:43
  2. On4U

    On4U Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/03/2002
    Bài viết:
    3.578
    Đã được thích:
    0
    Hội An trong lòng người Nhật
    Tại thành phố Nagoya (Nhật Bản), ở một ngôi chùa cổ, có giữ một bức tranh thêu vải dài 5 mét và cao 80 cm. Bức tranh thêu mô tả quang cảnh bến cảng, mọi người đang bốc xếp hàng hóa, và có những ngôi nhà hai tầng kiểu Nhật Bản. Theo ông Minaka - một nhà nghiên cứu Nhật, đó là cảnh thị xã Hội An của Việt Nam.
    Thời ấy, thương nhân Nhật là Kioshuro cùng với 300 người đã lên tàu rời cảng Nagasaki. Nhật Bản lúc ấy chỉ sản xuất thứ vải Satsumaka, màu xanh nhạt hoặc màu chàm, trang trí hình chim muông, hoa, lá,.. Sau đó, xuất hiện loại vải bông sọc, trang trí lạ mắt và được dùng trong tranh khắc gỗ. Loại vải này có nguồn gốc từ sự giao lưu Đông Nam Á, mãi đến thế kỷ 19 bị cơ giới hóa làm cho mất đi.
    Trong sử thời đó vua Êdo có ghi lại , năm 1631, ông Kirôtê, một thương nhân Nhật Bản đã sang định cư tại Hội An. Ông lấy vợ là người Việt. Hành hóa ông gởi về Nhật gồm có vải bông sọc và trầu, ngược lại ông cũng yêu cầu gửi sang đồ ăn và quần áo,...
    Hội An như thế đã có mối quan hệ giao lưu lâu đời với người Nhật, là xuất xứ của lọai vải bông sọc ở Nhật, một mặt hàng có giá trị truyền thống cao.
    (Theo báo Du lịch)
    All for you
  3. thao_uyen

    thao_uyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/03/2002
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    Phố cổ Hội An còn có những cái ***g đèn , những con thú làm từ đất sét bán rong trên đường .
    Các bạn còn có thể ăn bánh tráng đập dập , chè bắp , hến trộn . Chúng toàn là đặc sản , nói tới là muốn đi Hội An liền.
    HỘI AN
    thaouyen
  4. ghost2k1

    ghost2k1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/12/2001
    Bài viết:
    2.919
    Đã được thích:
    0
    Hội An
    Lê Văn Hảo

    Cách thành phố Đà Nẳng (tỉnh lỵ của Quảng Nam - Đà Nẳng) khoảng 25km về hướng đông nam, nằm trên bờ sông Thu Bồn và chỉ cách biển Đông 5km, đô thị cổ Hội An gần đây đã thu hút được sự quan tâm chú ý của nhiều khách tham quan, nhà nghiên cứu trong và ngoài nước.
    Thật ra Hội An, mà người phương Tây gọi là Faifo, Haipo, đã được nhắc đến nhiều ở các thế kỷ XVII - XVIII nó còn là một thương cảng quan trọng của Đàng Trong nước Đại Việt dưới quyền kiểm soát của các chúa Nguyễn. Vốn là một cảng biển của vương quốc Chămpa, được gọi tên là Đại Chiêm hải khẩu trên tập bản đồ thời Hồng Đức (thế kỷ XV), nó đã trở thành một thị trấn ven biển của người Việt với tên gọi là Hải Phố có lẽ từ thời Trần. Trên tấm bản đồ Đại Việt công bố năm 1953 Alexandre de Rhodes đã vẽ cửa sông Thu Bồn cạnh đó ghi hai chữ HAIPHO mà sau này người nước ngoài sẽ đọc trệch thành Faifo, Haipo.
    Vào đầu thế kỷ XVI (từ 1516) người Bồ Đào Nha đã đến khảo sát vùng biển Hội An, và thương nhân của họ là những người nước ngoài đầu tiên đến buôn bán với nhân dân Đàng Trong (từ 1540). Tiếp theo đó là những thương nhân Trung Quốc, Nhật Bản, Hà Lan, Anh, Pháp..., những nhà truyền giáo người YÙ, Bồ, Pháp, Tây Ban Nha... trong đó có giáo sĩ Pháp nổi tiếng De Rhodes.

    Trên thực tế Hội An ở những thế kỷ trước đã từng là một thương cảng lớn của miền Đông Nam Á và một trung tâm quan trọng của công cuộc giao lưu văn hóa Đông Tây.
    Đến cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, hoàn cảnh xã hội và điều kiện thiên nhiên biến động nhiều : chiến tranh giữa Trịnh, Nguyễn, Tây Sơn đã tàn phá Hội An dữ dội, các con sông đổi dòng, cửa sông Thu Bồn bị phù sa bồi lấp, thuyền bè ra vào khó khăn, một cảng biển mới hình thành ở Đà Nẳng nơi cửa sông Hàn. Từ đó Hội An chỉ còn là một phố nhỏ hiền lành trầm mặc soi mình trên dòng sông biếc xanh.
    Đầu những năm 80 của thế kỷ này Hội An được phát hiện lại như là một trong những đô thị cổ quý báu còn lại của Liên Hiệp Quốc (UNESCO).
    Khu phố cổ nằm ở phía nam thị xã Hội An ngày nay, sát con sông Thu Bồn. Phố Lê Lợi (xưa gọi là phố Hội An) được xây dựng đầu tiên cách nay khoảng 4 thế kỷ, rồi đến phố Trần Phú (xưa là phố cầu Nhật Bản) cách nay hơn 3 thế kỷ rưỡi là nơi tập trung đông đảo người Nhật, sau đó là phố Nguyễn Thái Học (tên cũ là phố Quảng Đông) được người Trung Hoa xây dựng cách đây hơn 300 năm, các phố khác như Phan Chu Trinh (phố Minh Hương xưa), Trần Quý Cáp (phố chợ Cũ), Nguyễn Thị Minh Khai (phố Khải Định cũ), một phần phố Trưng Nhị và đường Bạch Đằng ven sông Thu Bồn... đều là những phố cổ với nhiều chùa, đình, đền, miếu, hội quán, nhà thờ họ, nhà ở, chợ búa... được xây dựng từ rất lâu đời.

    Bắc qua một con ngòi nhỏ, nối liền hai xã Cẩm Phô và Minh Hương xưa là chiếc cầu gỗ dài 18m có mái lợp ngói được gọi là cầu Nhật Bản, tương truyền do cộng đồng người Nhật ở Hội An góp tiền xây dựng từ đầu thế kỷ XVII. Nhân dân địa phương quen gọi di tích cổ nhất của Hội An này là chùa Cầu, còn sách vở xưa thì gọi là cầu Lai Viễn. Mặt cầu cong vồng lên ở giữa, mái cầu cũng uốn cong mềm mại, chùa thờ Bắc Đế và Trấn Võ, mặt bằng hình vuông nhỏ nhắn như một cái miếu nối liền với đoạn giữa của cầu theo dạng chuôi vồ.
    Nổi bật lên giữa đô thị cổ là khoảng hai mươi ngôi chùa và hội quán cổ đáng chú ý là chùa Phúc Kiến (Mẫn Thương hội quán có từ năm 1687), chùa Ngũ Bang (Dương Thương hộiquán), chùa Quảng Triệu (Quảng Đông Hội Quán), chùa Hải Nam (Quỳnh Phủ hội quán) và chùa ông Bổn (hội quán Triều Châu) xây suốt 40 năm mới xong (1845 - 1885)... đều là những chùa to đẹp thờ Phật, thờ Thánh, dù được tu bổ nhiều lần nhưng vẫn giữ được những bộ khung nhà chạm trổ, những cánh cưả gỗ chạm lộng, những mảng điêu khắc, những đồ cổ quý hiếm của Việt Nam, Trung Hoa, Nhật Bản, Tây Âu...
    Tiêu biểu nhất cho kiến trúc Hội An là những ngôi nhà cổ, ví dụ nhà số 1001 Nguyễn Thái Học, nhà số 4 Nguyễn thị Minh Khai, nhà số 37, 77 và 129 phố Trần Phú... là kiểu nhà gỗ hình ống dài 40m - 70m thông suốt hai mặt phố, mặt ngoài dành để buôn bán và chứa hàng, bên trong là khu ở với nhiều gian có sân sáng suả và nhà cầu nối các gian, tất cả các bộ phận của nội thất đều được chạm trổ, trang trí rất tinh xảo.
    Điều làm ta thích thú ngạc nhiên là các ngôi nhà cổ ở Hội An đều được cấu trúc đa dạng, rất khác nhau về tổ chức không gian cũng như về nghệ thuậât điêu khắc, trang trí, nghệ thuật bài trí sân vườn trồng hoa và cây cảnh. Trên đất nước ta có lẽ Hội An là nơi chứa đựng cái hình mẫu đầu tiên của ngôi nhà rường với mái vỏ cua (còn gọi là mái thừa lưu), một biện pháp mở rộng diện tích nội thất rất thông minh, tưởng chỉ thấy ở Phú Xuân (Huế), nhưng chính trong những ngôi nhà cổ ở Hội An lại được sử dụng phổ biến. Ở đây đặt ra một vấn đề là tìm hiểu ảnh hưởng qua lại của văn hóa Hội An với văn hóa Phú Xuân xưa, cụ thể là giữa kiến trúc Hội An với kiến trúc cung đình Huế, và thông qua Hội An là ảnh hưởng của kiến trúc Á Đông (Trung Hoa, Nhật Bản) mà nghệ nhân Việt Nam đã tiếp nhận trong những thế kỷ giao lưu văn hóa trước đây.

    Đến Hội An, du khách còn có thể đi thuyền trên sông Thu Bồn, vượt cửa Đại ra khơi thăm Cù Lao Chàm và những đảo yến. Vùng Cưả Đại - Cù Lao Chàm là nơi tắm biển và nghỉ mát tươi đẹp.
    Nếu Huế với di sản kiến trúc cung điện, lăng tẩm là tiêu biểu cho tài nghệ sáng tạo của văn hóa bác học, cung đình, cổ điển thì Hội An chính là một trong những cái nôi của văn hóa dân dã, nền tảng của tính cách dân tộc và bản sắc nhân dân. Đô thị cổ Hội An xứng đáng được hồi sinh để tiếp đón tất cả những ai muốn tìm về cái hài hòa lắng đọng của tâm hồn Việt Nam.


    To be or not to be. That 's a question!

    [​IMG]
  5. phanxine

    phanxine Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/02/2002
    Bài viết:
    81
    Đã được thích:
    0
    hôm rồi đọc trên báo Nhà Đẹp Xuân có một bài viết về hội an rất hay, nhưng giờ không nhớ rõ...
    Hội An với tôi có nhiều kỷ niệm...tôi thích hội an, bởi sự yên tĩnh, cái hồn hiền hậu và những con người chân chất...
    thế nhưng hội an ngày nay đang bị mất dần cái hồn đó...không còn người hội an nhiều ở đó. người hà nội tràn ngập (xin lỗi các bạn hà nội, nhưng đó là sự thật). phố cổ HN mà người hà nội còn không giữ nổi, thì sá chi cá phố cổ hội an không phải của họ...những ngôi nhà biệt thư vô duyên kiểu ngoại thành HN bắt đầu mọc lên ổ Hội An, những khách sạn to đùng phá vỡ cảnh quan cũng đang được xây cất, tất cả chỉ vì tiền mà thiếu đi cái tâm...
    nhớ hoài câu chuyện về một người việt kiều pháp, một kiến trúc sư kiên quyết kiện khu victoria resort vì họ mắc dây diện ngang nhánh sông thu bồn làm phá vỡ cảnh quan...những người có tâm ấy có mấy đâu?
    đến hội an xem khắc chữ trên tre cũng thích. ghé ngang qua làng văn hoá du lịch cẩm thanh mỗi đêm, thấy không hkí hội làng vui vui, nhộn nhịp và dân dã...
    tôi không thích đêm rằm ở hội an. có vẻ sáo rỗng và không thật, người ta thắp đèn ***g nhiều thật, đẹp thật, nhưng không thật sự là hội an. tôi thích những đêm thường, lang thang trên hnững con phố, vô tình bắt gặp một ngôi nàh thắp đèn ***g giữa con phố tối, hay một cụ già mắt áo dài the thắp nhang lạy trời...
    tôi thích những đêm ngồi trong chămpa nhìn ra ngoài đường bạch đằng ngắm dòng sông lững lờ trôi...cái không khí yên ả lạ kỳ của hội an khiến lòng thanh thản nhẹ nhàng quá đỗi....
    hội an...những ngày tháng năm
    phanXine
  6. On4U

    On4U Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/03/2002
    Bài viết:
    3.578
    Đã được thích:
    0
    Hiệu may nơi phố cổ
    Khi được hỏi về Hội An, một di sản văn hoá thế giới nổi tiếng, ngoài câu chuyện về những ngôi chùa cổ, những ngôi nhà gỗ đặc sắc, những con đường được thắp sáng bằng các chùm đèn rực rỡ, thì nhiều du khách còn muốn khoe với bạn bộ quần áo mà những người thợ may ở Hôi An vừa mới hoàn thành cho họ.
    "Tôi đã sắm được cả một tủ quần áo chỉ với khoảng 100 USD. Ngay lần thử đầu tiên chúng đã vừa khít", Christina - một bác sĩ Canada - người đã đến thăm Hội An 4 năm về trước hãnh diện khoe.
    Đến Hội An hôm nay, Christina thậm chí có thể chọn lựa nhiều kiểu quần áo hơn nữa vì số lượng các cửa hàng may không ngừng tăng thêm. "6 năm trước mới có khoảng 10 cửa hàng mà bây giờ đã lên tới 152" - Thông Phi - chủ một hiệu may trên đường Lê Lợi cho biết.
    ở tuổi 48, Thông Phi là một người có nhiều kinh nghiệm trong nghề may mặc. Khi mới 18 tuổi cô có một quầy hàng chuyên may quần áo cho người Việt Nam tại một chợ trung tâm Hội An. 12 năm sau cô đã có một cửa hàng riêng. "Khoảng 6 năm lại đây, khách hàng hầu hết là người nước ngoài. Tôi thật bận rộn vì khách hàng còn đông hơn năm ngoái", cô nói. Bức tường tại cửa hàng của Thông Phi treo đầy các bức ảnh khách hàng với vẻ mặt thật thoả mãn trong bộ trang phục vừa được may. Trên đó là những dòng chữ và chữ ký bằng nhiều thứ tiếng Anh, Pháp, Đan Mạch...
    "Cô chú tôi trước kia bán cao lâu và bún, nhưng họ đã học may và mở hiệu riêng vào năm 1991", anh Thảo, chàng trai 18 tuổi, con một gia đình cũng làm nghề may cho biết.
    Sự nở rộ của các cửa hàng may khiến khách hàng có cơ hội mua đồ với giá cạnh tranh hơn. "Trước kia chúng tôi đã có thể bán một chiếc quần với giá 15 USD, nhưng nay phải giảm xuống còn 10 USD. Qua nhiều cửa hiệu may nên sự cạnh tranh về chất lượng và giá cả là tất yếu" - anh Thảo nói.
    "Kinh doanh bây giờ khó khăn hơn nhiều", Trần Thị Thu Hằng - nhà may Rhum tại 1B Phi Trung phàn nàn. "3 năm trước có thể bán một bộ đồ với giá 30 USD, giờ xuống chỉ còn 20-25 USD".
    Nhiều du khách, trên thực tế đến Hội An chỉ để may quần áo mới. "Thật xứng đáng với giá trị chiếc vé máy bay", Ingrid một sinh viên Đan Mạch vừa nói vừa thử một chiếc áo choàng lạnh tại một cửa hàng trên đường Trần Phú. "Bạn bè tôi thật khó tin vào điều này", cô nói và tiếp tục thử một chiếc quần pijama, một chiếc áo kimônô bằng sa tanh, hai chiếc quần, ba chiếc váy ngắn, ba chiếc sơ mi và một bộ váy dài bằng vải gấm thêu kim tuyến. Bạn trai cô thì đang nhẫn nại chờ đến lượt mình thử bộ đồ vét may khá lịch sự.
    "Theo lời kể của các ông bà già, trước kia Hội An cũng đã từng đông đúc, thậm chí còn hơn cả Đà Nẵng với rất nhiều cửa hàng may. Nhưng sau đó, nhiều người đã chuyển vào Sài Gòn làm thuê cho các ông chủ khác. Khi khách nước ngoài đến đây họ lại lần lượt quay trở về", anh Thảo nói.
    Dù điều lý giải này có thật hay không thì việc phát triển nghề may ở Hội An cũng đã mang lại công ăn việc làm cho hàng trăm người. Ðể có thể đáp ứng nhu cầu của du khách, các thợ may ở đây có thể hoàn thiện một bộ quần áo chỉ trong vòng 4 tiếng. Tốc độ phục vụ này đòi hỏi một khối lượng lớn thợ lành nghề. Ví dụ cửa hàng Rhum có tất cả 17 nhân viên: 8 người chuyên may áo Jarket, 3 người phụ trách may quần, 3 người khâu áo và 3 người chuyên may váy.
    Khi thị trường đã trở nên bão hoà thì nhiều cửa hàng vẫn đang tiếp tục khai trương. "Đây là cách kiếm tiền khá dễ dàng", anh Thảo giải thích. "Khi khách sạn Victoria và Riverside ra đời bên bờ biển thì 5 cửa hàng mới đã mở cửa ngay gần đó. Trong thời gian tới có thể sẽ còn thêm nhiều cửa hàng nữa".
    Màn đêm xuống, phố cổ Hội An càng trở nên duyên dáng hơn. Khu chợ đã vắng tanh, nhưng vẫn còn những người bán hàng rong đang ngồi nép bên những chiếc đèn ***g ấm áp. Một vài du khách với những bộ quần áo mang những vết nhàu nát sau một ngày lang thang đây đó, đang rời khỏi khu phố Tàu trở về khách sạn. Hội An thật tĩnh lặng, nhưng đâu đó vẫn nghe tiếng lạch cạch, lạch cạch của hàng chục chiếc máy khâu.
    (Theo VOV)
    All for you
  7. On4U

    On4U Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/03/2002
    Bài viết:
    3.578
    Đã được thích:
    0
    Các món Hến ở Hội An
    Ăn cơm hến ở Hội An nếu cho đúng kiểu thì không đơn giản như tên gọi dân dã của nó. Ruột hến cho vào cơm, thêm tí mắm dưa, nước mắm tỏi ớt gừng, sau đó mới đến nước hến đun thật sôi chan vào. Có người còn phải ăn kèm thêm với khoai lang, bánh tráng nữa mới thấy khoái khẩu. Tuy nhiên, cũng có thể ăn đơn giản hơn. Cơm hến, ăn ở Huế lại còn có một nét riêng khác, đó là thêm tí mắm ruốc vào, như vẫn thường gặp ở nhiều món ăn của Huế.
    Với nước hến, còn có một cách khác là người ta vẫn hay lấy nó chế biến thành một món canh. Ruột hến xào thơm, bỏ vào trong nước hến cùng với món rau nào đó là có ngay nồi canh hến. Thông thường nhất là nấu canh hến với bầu, rau muống, bí đỏ... Nước hến, ruột hến làm ngọt tô canh, cái ngọt tự nhiên, không phải nhờ vào gia vị.
    Bạn bè gặp nhau ngồi lai rai vài ly rượu, thì lúc ấy hến trở thành một món nhậu thật thú vị. Đơn giản nhất là hến xúc bánh tráng. Ruột hến chỉ cần xào sơ lại với mỡ, hành, tỏi rắc thêm rau thơm, đậu phộng và tí ớt lát lên mặt, thế là có ngay một món nhắm ngon lành. Chế biến cầu kỳ hơn thì có gỏi hến xúc bánh tráng. Khi rượu đã ngà ngà vừa đủ thì sẵn có hến để nấu thêm món cháo. Bát cháo hến bốc khói, mùi thơm, cay của tiêu, của hành lá phảng phất quanh mũi, kích thích cái bao tử đang đói. Ăn vào, cháo nóng làm mồ hôi vã ra, cơ thể thấy khoẻ nhẹ, tỉnh táo lạ thường...
    (Theo TBDL)
    All for you
  8. quietman

    quietman Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/05/2002
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Co ban nao o Hoi An khong vay nhi. Minh cung la nguoi cua pho co ne. Cam on cac ban ve nhung bai viet ve que huong minh!

    Study from yesterday, live for to day and hope for tomorrow !

  9. On4U

    On4U Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/03/2002
    Bài viết:
    3.578
    Đã được thích:
    0
    hihi... tôi không phải là dân Hội An và cũng chưa tưng bước chân đến Hội An. Nhưng bài trên là do tôi sưu tầm được, nếu có gì không đúng thì xin bác bỏ qua cho nhé...
    All for you
  10. quietman

    quietman Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/05/2002
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Cac ban vo day de co them thong tin ve Hoi An ne! Than men
    http://www.hoianworldheritage.org/

    oldtown

    Study from yesterday, live for today and hope for tomorrow !

Chia sẻ trang này