Phố yên tĩnh... Không rõ mình đã giữ lại được chút gì của mùa thu, của con phố lang thang buổi chiều đạp xe một mình và bất chợt cười như kẻ khùng? Lối cũ dịu dàng, xôn xao bên những vòng xe quay mê mải. Gió cuốn theo một chiếc lá đỏ dễ thương. Này em, cô bé tóc ngắn đừng vội nghĩ rằng chỉ riêng em mới biết níu dài thêm con đường tan học để được đi qua phố- yên- tĩnh. Phố-yên-tĩnh trải dài hai hàng cây xa tít tắp như chờ người xa về lại hay làm cho có kẻ không dứt nổi để ra đi. Phố nhiều hoàng lan và hoa sữa, hai thứ cây chỉ mùa thu mới biết mình duyên dáng. Bây giờ không phải vô cớ mà giờ tan trường nào học trò của mấy ngôi trường trung học kế đấy Chu Văn An - Hoàng Diệu - Phan Đình Phùng cũng có nhóm đạp xe dọc theo phố nhẩn nha thong dong, ngắm hè phố quen và những ngôi nhà không đổi khác. Ừ, mấy năm rồi nhà bên đường không có gì đổi khác. Bờ rào ngang vai mình xanh rêu, vôi tường cũ kỹ và khu vườn yên , tôi ngày xưa chỉ dám đứng ngắm, rồi lặng lẽ đi qua. Để lại đây và mang theo khá nhiều kỷ niệm. Những con bồ câu ngày xưa đã đi đâu mất, bóng đôi cánh trắng còn vướng lại trên gióng ngang treo đèn đường. Hồi ấy, con đường buổi chiều thân mật thả lá rụng từ bên này sang mái phố bên kia. Xác lá khô dạt bên hè đường, tiếng lăn nghe gai gai buồn. Phố chia hình xương cá, hàng loạt phố nhỏ chạy ngang qua giống như những gân lá xinh xinh. Ngõ hẹp hoa sữa thơm về đêm. Hoàng lan cũng thơm đêm, ký ức nôn nao và nghe lòng mình trĩu nặng. Kỷ niệm góp nhặt bằng dư âm của nốt nhạc trong trẻo ngân thầm nơi ký ức. Đêm về trên phố, tôi vẫn khe khẽ hát bản tình ca một mình. Gió của hồ thảng hoặc gõ cửa một giấc mơ đêm nào đó, kẻ độc hành đôi khi nghe thấy tiếng sóng trong lòng, buồn buồn và không rõ nét. Ngày xưa còn đường ray, xe điện chạy túc tắc giữa phố làm người khách lạ nhiều khi ngẩn ra.Tôi đi giữa phố, để mặc nỗi nhớ xuôi về những năm nào tuổi thơ xa lắc, nghe tiếng chuông tàu điện leng keng mỗi sáng, chở những lao xao dọc phố, và hoa, và mùa thu đi vào trong phía trung tâm. Bây giờ không còn xe điện, lòng đường không còn dấu tích hai vệt đường ray in hằn tháng năm nữa. Đã mấy mùa thu hoa sữa lẫm chẫm sắc bông li ti tri suốt từ đầu phố Thụy Khuê đến vườn hoa Hàng Đậu. Hoàng lan vườn ai cong cành lá, đu đưa mơ màng. Học trò qua đây ít người nghển cổ nhìn vào tận trong vườn nhà người như tôi xưa. Buổi chiều, tôi đạp xe dọc phố, ngửa mặt nhìn bầu trời xanh yên bình một thủa, tìm đến nơi mà kỷ niệm đã sinh ra. Tôi cố tìm gió, nắng, hoa của mùa thu ấy, dù biết rằng mình đã xa lắm tuổi mười bảy. Nhớ có lần nghe Nam kêu: Phố của hương hoàng lan... Tôi không chịu thế: Đó là hương hoa sữa!... Giờ đi lạc giữa đám học trò tan trường mới thấy mình lạc lõng, thấy mình buồn bã và nuối tiếc cồn cào. Mới hay mình giờ như cơn gió cô độc, chẳng bao giờ hiểu rằng mùa thu nào cũng vẫn dịu dàng như thế, duy chỉ có những người thân yêu là xa, ngày tháng cũ cũng đã cách xa. Tôi buồn, và cười như kẻ khùng, thấy mình đánh mất hết thứ này đến thứ khác quý giá. Phố - yên - tĩnh chìm nửa trong chiều. Hoa sữa non màu xanh, nở ra trắng ngà. Hoàng lan trong vườn ai cũng đã nở hoa vàng, kín đáo trong chùm nụ non xanh. Mái phố ấp ủ hương thơm, tán lá che chở bình yên cho hồi tưởng âm thầm, đêm xuống mới hào phóng ban phát tất cả cho kẻ độc hành. Mùa thu tóc dài - mùa thu yêu thương, và còn mùa kỷ niệm cho những kẻ cũ tìm về nhận ra nhau dưới những hàng cây đan nhau trong lòng phố. Trang Hạ (Hoa học trò) Sống trên đời cần có một tấm lòng...
Từ cái tuổi biết lãng mạn, thích cái nhẹ nhàng của thứ tình cảm học trò mình đã thầm bảo ngày sau, mối tình đầu của mình sẽ rất đẹp và lãng mạn ấy là những buổi chiều hè Hà Nội 2 đứa đi bộ với nhau trên con đường lá vàng rụng ngập vỉa hè đường Phan Đình Phùng, rồi chắc chắn sẽ chỉ dành cho người yêu mình trong quán cafe có tên Bạch Dương trên đường Phan Đình Phùng mà thôi (cũng chẳng rõ nữa, trong đó hình như là cafe và đồ ăn theo fong cách của Nga, mình thậm chí chẳng biết đặc trưng gì ngoài món Salad Nga ) Rồi những mong ước nhỏ nhoi của mình sẽ thành hiện thực, mình biết vậy mà, chỉ mấy tháng nữa thôi... Phố yên tĩnh... con fố nhà mình đang ở cũng gọi được cái tên ấy nhỉ, trước cửa nhà là cây hoàng lan thơm ngát mỗi khi hoa nở, trên khu đại sứ quán đường Điện Biên Phủ cũng có dăm ba cây rất to, mùa hè là mùa cảm nhận rõ nhất mùi hương của hoàng lan. Phố yên tĩnh từ 9h đổ đi, khi ấy bói cũng chẳng ra người nữa có chăng là món khoai lang nướng hay bánh mỳ tuyệt vời trên cả tuyệt vời mà thôi. Nhớ hồi bé tí tẹo bọn trẻ con cuối fố chuyên gia tụ tập chơi bời, cứ ăn tối xong có hiệu lệnh hú hét gì là lại nhảy xổ ra ngoài đường, ko thì cũng đi đến nhà từng đứa kéo cổ ra, hò hét inh cả fố, hết trò stop rồi đồ rồi nhà ma lại ùn đẩy... sang sông. Hồi ấy chơi thân là thế đến bây h lớn cả rồi đứa nào cũng bận bịu công việc riêng, đứa vẫn đại học, đứa thì đi du học, đứa lại chuyển nhà, mấy anh chị lớn thì đi làm cả... nghĩ lại kể cũng thấy vui một thời... khu fố yên tĩnh có bọn trẻ con chẳng yên tĩnh tẹo nào Muốn viết thật nhiều hơn nữa.. nhưng thôi cứ để cảm xúc nó lắng đọng trong lòng mình sẽ cảm thấy sâu hơn, ước có một ngày sẽ cùng ... đi trên con fố nhà mình vào những buổi tối muộn, yên tĩnh và trong ghê lắm. If I had 3 wishes I'd wish that you were here or that I was there or that we were both some place else together
Nhớ anh trên từng con phố nhỏ Hà Nội, nhớ nhất là đường hồ Tây về nhà, nhà chúng mình chỉ cách cái hồ... bẩn bẩn Bây h thì thấy mọi thứ xa rồi, chợt nhận ra rằng chúng mình chưa bao h và mãi ko thể hiểu đc nhau, nếu có chỉ là cố gắng ép buộc mà thôi, em ko còn yêu anh nữa, phố nhỏ Hà Nội.... Haha
Đã xa rồi những ngày xưa thơ dại... nuối tiếc lắm cái thời hồn nhiên ấy... nuối tiếc cả những kỉ niệm thơ bé ngày xưa... Cũng đã xa rồi những ngày sống dưới con phố ấy... nuối tiếc lắm con phố xa xưa.... mãi mãi chỉ còn là những kỉ niệm... những kỉ niệm không đẹp nhưng thân thương... Hai bên phố là hai hàng cây cao ngun ngút... không biết là cây gì cả... hôm trước đọc bên Sở thích, cái topic Bạn yêu con phố nào nhất?, cũng thấy nhiều người nói yêu phố này, cũng thấy nói đến những hàng cây cao ngút kia tên là gì... nhưng lại quên. Có lẽ mình không cần nhớ, chỉ cần nhớ rằng chúng làm cho phố luôn rợp mát mỗi mùa hè sang... làm cho phố đầy lá vàng bay khi thu đến... và khô cong queo khi đông đã gõ cửa... rồi lại xanh mơn mởn khi nàng tiên mùa xuân bay qua... Những hàng cây như một phần không thể thiếu của phố... phố to thì cây cũng to, phố dài thì cây cao... đẹp làm sao... Những hàng cây đã chứng kiến biết bao đổi thay của phố... đứng đấy câm lặng... chỉ biết reo những tán lá khi vui... khi muốn chia sẻ, và ủ ướt mỗi khi buồn.... Chúng thì thầm với gió... nói cho gió sự thay đổi ngày hôm nay của phố... mình không nghe thấy gì cả, chỉ có thể nhìn thấy mà thôi... Phố dài, dài và rộng, lại còn đầy ngõ, đầy ngóc ngách hun hút sâu chứ... Ngày trước đã sầm uất, giờ lại càng đông vui, nhộn nhịp... Còn nhớ hồi trước thích đọc truyện Đôrêmon, bắt mẹ phải dắt sang đường đến cái hiệu sách cũ của ông già để mua cho bằng được quyển truyện mới nóng hổi... Cái hiệu sách ngay cạnh cây đa nhà bò... to, và đầy hương khói nghi ngút... Hồi đấy sợ, cứ nhìn thấy cái cây to, đầy gân rễ đấy là tránh xa, ối lần đi qua, cứ phải đi vòng... Bây giờ thì đã hết sợ, nhưng có mấy lần được đi qua??? Phố còn có ngôi trường thân yêu của mình... thân yêu vì ở đây có người mẹ hiền lần đầu chỉ bảo, uốn nắn cho mình nét chữ đầu tiên... Trường không to, không dài như phố... nhưng tất cả đều rất thân thương trong trí óc mình... giờ cũng do nhịp độ phát triển mà trường đã được xây lại... hiện đại quá... nhìn vào cũng đã không còn những mái nhà dựng tạm bợ để học nữa... Cũng tốt, nhưng kí ức kia mà mờ nhạt thì biết nhìn vào đâu để soi đây? May mà vẫn còn nhớ.... Cũng không ngỡ là có ngày mình rời xa con phố này để rồi lại tìm về nó mỗi khi vương vấn trong lòng chút lo toạn bộn bề của cuộc sống này... Vẫn là những dãy nhà kia, nhưng cao hơn, đẹp hơn, như muốn vươn xa lên trời và đâm thủng nó... đâm thủng bầu trời xanh, và cũng đâm thủng sự bình yên của con phố này... Cái khách sạn to quá... ngồi nhâm nhi giọt cà phê đắng mà thấy vị chát... Có hợp không đây? Cửa hàng bách hoá vẫn tuềnh toàng thế... đứng giữa những căn nhà, cửa hàng sang trọng... nó như một dấu ấn chứng tỏ, phố vẫn còn đây... vẫn yên bình nằm đây... Nhưng sự thay đổi của phố thì không phải là ít... trái lại là nhiều... Dòng xe cộ tấp nập ngoài kia, phố bụi quá... không như cái không khí trong lành ngày trước của phố... trong lành đến mức người ta tưởng đang đứng giữ rừng xanh ngút ngàn với tiếng chim hót líu lo, tiếng chim truyền cành nghe rõ bên tai... Căn nhà của mình cũng đã được xây lại, khiêm tốn thôi, chỉ có hai tầng... nhưng cái mái ngói đỏ thắm tươi hồi trước... những chú chim bồ câu thường hay ghé qua... cũng đã không còn nữa... Nhớ quá cánh chim trắng ấy... đôi mắt hồn nhiên đến vô tội của chúng hấp háy nhìn mình mỗi khi mình chạy ra ban công xoè bàn tay đầy bánh ra... Không biết giờ chúng lưu lạc phương nào, có còn mang đôi mắt đấy không hay là đã lớn rồi, đã biết lo toan rồi, phải mang đôi mắt căm thù, oán hận với số phận loài chim này? Nhà cho người ta thuê làm văn phòng, thỉnh thoảng vào chơi... trèo lên tầng thượng ngắm phố... Khác lắm. Hồi trước mình cũng hay lên đây ngắm phố... phố ngày trước ngắm chỉ thấy toàn cây... hoạ hoằn có một hai căn nhà nhô lên, nổi bật... chán, lại quay ra ngắm người dưới phố... ngắm mấy cửa hàng ăn... Giờ thì toàn nhà cao tầng, có khi còn cao hơn cây... không có phút nào để ngắm người dưới phố... lạ lẫm quá... có phải đây là con phố thân quen kia không? Nhiều lúc vẫn tự hỏi thế... phố vẫn là phố... nhưng phố đã thay đổi... đổi đến mức lạ lẫm... Thi thoảng mới gặp lại một căn nhà vẫn thế, vẫn mang những nét rêu phong xưa kia, vẫn không chút thay đổi... mang trong đó là niềm hi vọng giữ gìn một quá khứ đẹp... Nhưng hiếm lắm... rồi sau này chính những căn nhà đó rồi cũng sẽ thay đổi... sẽ phá đi xây lên một căn to hơn đẹp hơn... và cũng không còn những cái nét sâu lắng,cổ kính của phố nữa... có chăng chỉ là niềm nuối tiếc một dĩ vãng đã xa.... Có lần nói chuyện với đứa bạn về phố... tự hào ư? Chẳng biết, mắt mình long lanh niềm vui... được kể với người khác về phố mà mình cũng vui ư? Thằng bạn bông đùa... nó vô tư quá ư... hay không nhìn thấy trong mắt mình niềm hân hoan đó, cũng phải thôi vì đang chat... "À, cái phố nhà quê đấy ah gì?"... Phố-nhà-quê ư? Có phải do nó không thấy được sự thay đổi của phố... nó xa VN cũng đã được mấy tháng... phố nó ngay cạnh phố mình thôi... Cũng chẳng sao, mình muốn thế, muốn phố vẫn mãi nhà quê như vậy... vẫn mãi là những mái ngói đỏ tươi... sầm uất với cảnh người mua kẻ bán.... chứ không phải là những căn nhà cao tầng, nhấp nhô kia... nét hiện đại kia không hợp với phố.... Có phải do mình ích kỉ nên mình không cho phép mình phải chấp nhận sự thay đổi của phố? Dù không muốn thì vẫn phải chấp nhận... chỉ biết ôm trong mình những kỉ niệm thơ ấu kia, ôm trong lòng hình ảnh về một con phố-yên-tĩnh mà thôi chứ biết làm sao? Khi buồn mình vẫn sẽ quay trở về phố để ngắm cái sự bình yên và thưởng thức cái khoảng lặng trong mình, yên tĩnh trong mình... Phố xưa ơi... Rồi em mơ thấy anh, thấy anh nhìn em, thấy tiếng anh cười và lời anh nói lúc anh làm quen, nghe sao rất gần...
MÙA ĐÔNG HÀ NỘI Phải cảm ơn ai đây, trái đất, vũ trụ hay thượng đế, ông trời và tổ tiên đã chọn nơi này cho ta có một đất nước quê hương mỗi năm có bốn mùa rõ rệt, nhất là Hà Nội, nắng thì thật nắng, thu thì thật thu và mùa đông là niềm trữ tình đầy hoài niệm đời người, cả khi ta đang ở giữa làn gió tái tê thổi qua mái nhà ta hay ta lang bạt về miền nào hun hút chân trời góc bể... Ngay từ hôm có sợi mưa lắc rắc báo tin mùa heo may cho con rơi xuất hiện, lúc có ngày lễ Toussaints, nay gọi là lễ Các Thánh vào tháng 10 âm lịch tức tháng 11 của lịch Grêgoa tứ Công Nguyên thông dụng, ta đã sửa soạn tâm hồn để đón thêm một mùa đông xếp lên thành tuổi, ta biết có người khắc khoải đợi chờ những ngày và những đêm kỳ lạ, nói như nhà thơ say Lưu Trọng Lư: Yêu hết một mùa đông Nhìn nhau mà chẳng nói... Ðàn sếu đã xếp hình mũi tên mải miết về phương nam gió ấm, ta không sếu, ta đợi bếp lửa hồng đêm ù ù những cây kim cắm vào da thịt để lật bắp ngô non nướng trong lòng bàn tay, rồi sáng ra, đi chọn lấy hàng phở quen thuộc, nóng bỏng lưỡi và cay giàn giụa lệ đời ngon ngọt sau đó đã có hàng cà phê thơm nức nơi ngã tư, có những hạt lá me vàng rơi rụng vào vai áo và có khi nó cũng biết uống cùng ta, nằm gọn trong chiếc tách màu nâu lìm lịm một vị đắng đê mê. Ta đang ăn mùa đông, uống mùa đông, ta giơ tay ra nhận lá thư từ trời gửi về màu đỏ lá bàng hay màu vàng cây cơm nguội, lá thư là tín sứ, là nhịp đàn thăng hoa trong không gian tìm người tri âm tri kỷ, chẳng thế sao những người trai người gái cứ tìm nhau vào dịp này để ***g hai chiếc nhẫn tân hôn trước bàn thờ đại diện cho thiên đàng. Mùa đông đất Bắc, gió lang thang trên những cánh đồng đầy gốc rạ, trẻ bé nào tha thẩn đi tìm câu con công cống hay hái cây rau khúc về làm bữa bánh thơm thảo làng xa, vườn cải sớm đã vàng một loài hoa nắng màu hoàng yến có người con gái tùm hum chiếc khăn vuông vừa đi vừa làm cơn mưa nhỏ từ hai chiếc bình tới gọi là ô doà, càng gió đôi má càng au đỏ như hai đoá hoa lựu được mùa, làm chết mắt anh trai làng thầm thương trộm nhớ đến các đấng thánh thần cũng chỉ đành tha tội mà thôi... Thành phố nơi ta nương thân lại khác. Gió luẩn quẩn trên tầng mái cổ, ra đến Hồ Gơm thì mới có liễu đón và sóng chào. Mặt hồ xao động trong lặng lẽ, tóc xanh, cây mềm đung đưa như vạn cổ đã thường xanh và gió nghìn đời rong chơi không mệt mỏi làm một đối cực còn cực kia là nồng ấm đôi bàn tay xoắn xuýt vào nhau, đan cài muôn lời không thành tiếng... Mùa đông Hà Nội, đến một cột đèn cũng thành kỷ niệm đời người, một tiếng rao khuya cũng rền vang tâm tưởng... thoáng qua một nỗi nhớ hanh vàng màu nắng mật ong, thoáng qua một mặt người soi nhẹ lớt lời tình có từ thuở ông Adam và bà Eva trong vườn địa đàng hồi hộp... Con sông Hồng ngoài kia sau mùa lũ điên cuồng đã uể oải về xuôi có phần mệt mỏi như ngời đàn bà sau hôm sinh nở, nếu những con gió bấc có ***g lên quằn quại thì bóng cầu Thăng Long, Long Biên, Chơng Dơng cũng phải mai hay ngày kia mới xuôi đợc đến Thái Bình, cửa biển, đồng muối. Ba Lạt mà mùa này ở đấy cây rơm đã xuất hiện như cây nấm vàng mơ, hạt thóc đã rì rầm trong bao, trong cót, người đi lễ chuẩn bị bộ áo quần mới mua nơi chợ huyện, chợ tỉnh còn thơm hơng vải thay cho tấm áo đẫm mồ hôi đồng muối chang chang 6 tháng trước... Hồ Tây mênh mông, đúng là Dâm Ðàm, là mù sương, là lụa dăng, hồi chuông thu không chẳng đủ sức để vượt qua ngàn con sóng, chỉ có sương cho tiếng gõ mạn thuyền của ngư dân đùng đục trầm buồn, khiến con chép vàng Hồ Tây ngơ ngẩn, có nên nghe? Chiều xuống nhanh, sương xuống (hay sương lên) còn nhanh hơn nữa, không ai có thể nhìn thấy con gọng vó, con nhện nước nào búng mình, tạo thành chiếc vòng sóng bé tẻo tèo teo... chỉ có mờ mờ như tấm ảnh thiếu sáng của người nghệ sĩ cố tình làm nó nhạt nhoà nói một ý thầm mộng mị mắt người xem, rằng mùa đông đã dâng đầy để ai cũng phải khát khao một không khí có ánh đèn trong căn phòng như chiếc tổ chim sực nức hơi ấm của chim mẹ ủ trứng, chim bố gù gù, chim con lích tích... Có bước chân ai đi trong phố cổ, giữa hai bên phố nhà đã cửa đóng then cài, chỉ có ánh sáng lọt qua khe cửa, nằm chéo mặt đường như sợi chỉ dệt bằng kim tuyến, khiến người không nỡ bước qua rồi sững lại, rồi thành chiếc cây đóng rễ để lắng một khúc dương cầm có câu "ca nhi đối gương ôm sầu riêng bóng" hay "xe chỉ luồn kim...". Mùa đông Hà Nội, những triều đại vàng son đã đi qua, con rồng đá nơi sân điện Kính Thiên còn đó, tiếng súng thần công từ pháo đài làng Láng đã vang vào tai nó, Thăng Long không còn là đất "phi chiến địa", khỏi lửa đã tơi bời, bao nhiêu cây sấu, cây me ngả thân làm vật chướng ngại cho anh tự vệ nấp mình mà phóng bom ba càng... và cũng con rồng đá ấy không thể xuống hầm tránh bom B52, nhưng nó là bất tử, nó là hồn Thăng Long, hồn Hà Nội, vượt qua lửa bỏng để hồi sinh. Mùa đông năm 1947 ấy, vườn hoa vô danh gần toà án đã thành mộ liệt sĩ. Gió vi vút cầu hồn trên mái cây long não, mùa đông có vàng chút ít còn hồn người đã thành hồn nước non, chắc về nhận niềm cúi đầu mặc niệm trên đờng Bắc Sơn vườn hồng tơi thắm mà mỗi mùa đông, rặng đào hoa sớm lại tỏ mở nỗi lòng tươi như tương lai. Mùa đông năm 1972 nữa, hơn 250 ngời hy sinh cùng Khâm Thiên vào đúng 24 giờ sau lễ Thiên Chúa Giáng Sinh, hồi chuông thánh thiện còn chưa tắt hẳn thì tội ác đã hoành hành. Lễ Thiên Chúa giáng sinh đã đến, nhà ai có bữa khuya đầy hoan lạc vị đời, nhà ai còn lận đận nơi xóm ô, hay ngõ nhỏ đang lo toan cho mùa đông mang cái Tết về không phải long đong... Hình như mùa đông nói rằng con ngời cần xích lại gần lại bên nhau cho hơi ấm lan truyền, cho tâm tư giao hoà gắn bó, cho nỗi niềm được đầy vơi san sẻ cùng nhau. Ðã lâu lắm không ai nhìn thấy bóng sâm cầm, nhưng cây bàng phố Quán Thánh, Tràng Thi, cây cơm nguội ở Bờ Hồ và Lý Thường Kiệt thì vẫn báo tin bằng lá đổ, và món ốc nóng quà đêm, mà cửa hàng khăn áo phố Triệu Việt Vơng, Mai Hắc Ðế cứ dăng mắc chờ được về với mọi hình hài... Người bạn phía trời Nam chắc đang nhớ về gió liễu mà sương hồ Hà Nội, nhớ một ấm trà thơm quây quần trên sàn nhà rải chiếc thảm cói đơn sơ, không cần đến những chiếc ghế tân kỳ to đùng, cũng chẳng có ổ rơm êm như nhung, đung đưa như con tàu lướt sóng... Mùa đông Hà Nội là tình nhau trao đổi chứ không cần yến tiệc mới say nhau. Người con gái ấy vừa lấy chồng, mùa đông này không nữa của tình ta. Người thiếu phụ ấy phải sang ngang lần nữa, người nhìn ta mà có một bầu trời sương mờ mù mịt ẩn chứa vào lời. Giá ta thành con sếu theo đàn về phương Nam nắng ấm, ta mang ngời theo, tìm cho người tổ mới có nắng ngọt và gió lành, vượt qua nỗi đông bắc tái tê... Mùa đông cứ thức lên hoài niệm... nhưng dù sao mùa đông này cũng vừa khép lại một nỗi niềm để mở ra một trang kỳ ảo mới: Thiên niên kỷ mới: Con người sẽ vượt qua được nhiều nỗi bi thương bước vào xuân hàm tiếu hoa đào. Gió mặc gió. Ta đi qua gió để tới mùa ấm áp. Và ta xếp mùa đông lại như xếp từng lá thư tình một thuở chẳng thể mờ phai, còn bây giờ, ta đi đến với muôn lòng đón đợi tiếng tri âm từ xung quanh toả ra và từ phương trời xa tít gửi về... Và ta xin nói với người: Mùa đông Hà Nội là của riêng ta và cũng của cả người đấy, tình ơi. Sống trên đời cần có một tấm lòng...