1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Phong cách của người mua hàng nào là phong cách xấu?

Chủ đề trong 'Hỏi gì đáp nấy' bởi ULIULI, 15/05/2013.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ULIULI

    ULIULI Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/05/2007
    Bài viết:
    3.674
    Đã được thích:
    13
    Phong cách bán hàng và dịch vụ kém của dân Hà Nội đã khá nổi tiếng toàn quốc, từng có topic ở Thảo luận để mổ xẻ nguyên nhân của nó. Nhưng có một nguyên nhân nữa tớ nghĩ chưa nhiều người để tâm đó là sự gắt gỏng bực bội của người bán hàng nhiều khi cũng là cơn xả lũ vì tích tụ quá nhiều cáu tức đối với quá nhiều loại khách hàng không ra gì.

    Kiểm điểm người bán thì đã làm rồi. Giờ ta nên kiểm điểm xem 1001 kiểu khách hàng khó chịu ở Hà Nội nhé.

    Tớ nổ phát pháo đầu tiên, đánh số 01.

    01. Loại người đến mua hỏi han, thử hàng, thắc mắc, chê bôi cái này màu không hợp, cái kia không vừa, cái nọ quá to,... chán rồi không mua cái gì hoặc mua một cái bé tí. Loại khách hàng này ở Hà Nội nói riêng và miền Bắc nói chung tớ thấy nhiều hơn ở miền Nam. Đây là loại khách hàng (người) không biết thế nào là làm phiền người khác, họ làm phiền người khác một cách rất tự nhiên.
  2. atlas02

    atlas02 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/10/2011
    Bài viết:
    1.255
    Đã được thích:
    843
    thế mà tôi cứ tưởng khách hàng là thượng đế. Họ có quyền đến cửa hàng và hỏi han đủ thứ về sản phẩm họ muốn mua, có quyền chê khi họ không vừa ý và sau đó họ có quyền đổi ý không mua nửa hoặc mua thứ gì mình thích bất kể nhiều hay ít tiền và nhân viên bán hàng có nghĩa vụ giải thích tất cả mọi thắc mắc của khách hàng về sản phẩm của mình và có nghĩa vụ nói lời cãm ơn khi khách hàng bước ra cho dù họ không mua bất cứ thứ gì cả chứ. Không lẽ tôi lạc hậu rồi chăng?
    nếu nhân viên bán hàng mà sợ khách hàng làm phiền thì tốt nhất nên ở nhà trùm chăn ngủ cho nó khoẻ.
    và cái mà bạn cho rằng đó là phong cách mua hàng xấu thực ra chính là bí quyết của những người mua hàng thông minh. Họ phải tìm hiểu kỹ về sán phẩm mà mình định mua cũng như dọ giá của nhiều cửa hàng trước khi đưa ra quyết định có mua hay không. Cái này gọi là người tiêu dùng thông thái
  3. ULIULI

    ULIULI Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/05/2007
    Bài viết:
    3.674
    Đã được thích:
    13
    Trước hết là cảm ơn bạn đã có sự phản biện, một câu phản biện mà tôi biết là chắc chắn sẽ có một ai đó nói ra. Toàn bộ câu nói trên chúng ta đã nghe ở đâu đó, rất quen tai, hình như là do các giám đốc kinh doanh đang đào tạo nhân viên bán hàng, do một chuyên gia marketing nào đó đang rao giảng. Có lúc nào bạn tự sực tỉnh rằng chúng ta đang sống trong một cỗ máy thương mại, nơi những ý nghĩ được nhồi nhét vào đầu chúng ta một các vô thức chỉ để sinh ra lợi nhuận cho doanh nghiệp và để có lương cho mỗi người sinh sống? Người Hà Nội và người miền Bắc mới bước vào cỗ máy thương mại tư bản độ 20 năm, đương nhiên những lý thuyết bán hàng vẫn còn lấp lánh trong suy nghĩ và chưa kịp có thời gian để ngắm cỗ máy ấy, phân tích những cái được cái mất của nó. Ở nhiều nước trên thế giới người ta luôn luôn có luồng phản biện đối với vấn đề thương mại hóa đời sống.

    Để tìm hiểu kĩ hàng hóa, có vô số cách tra cứu. Tôi đã quan sát những người thực sự muốn tìm hiểu thông tin hàng hóa và lịch sự dừng lại khi họ quyết định không mua. Thái độ này khác hẳn với những người đi shopping để kiếm cảm giác shopping. Những người kiếm cảm giác shopping này biết rõ hàng hóa đó không phù hợp với nhu cầu, nhưng vẫn đòi người bán mang hàng ra ngắm, thử, rồi chê bai vì không hợp với nhu cầu của mình. Ví dụ một cô đi mua sữa cho con, cô ta biết chắc chắn rằng con cô ta chỉ ăn loại A. Nhưng khi vào hàng thì cô ta hỏi: "Có loại sữa nào cho trẻ con không em?" Nhân viên cửa hàng tức tốc mang ra một loạt B,C,D... Cô này liền nhấc B lên chê B này không như A, nhấc C lên chê C này không như A, nhấc D lên chê D này không như A. Thực ra có loại người dị hợm như vậy, khoái cảm của họ là ở chỗ được sờ vào hàng, nhấc lên đặt xuống, tỏ ra hiểu biết về sản phẩm ... Đối với những người này, người bán hàng thuộc dạng cháo chửi ở Hà Nội sẽ bảo: "Thế thì mày cút m* nó đi mà mua A". Bạn có tưởng tượng ra cảnh tượng ấy không?

    Thực ra nếu ta so cô khách này với các tiêu chí về thuần phong mỹ tục cũng như về tiêu chuẩn của một khách hàng sáng suốt đều không đạt. Cô ta chỉ đang lợi dụng guồng máy thương mại, nơi nhân viên bán hàng được "giáo dục" về "quyền" của khách hàng, để thỏa mãn những cảm giác bất chính của bản thân.
  4. nguyensaigon96

    nguyensaigon96 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2006
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
  5. ULIULI

    ULIULI Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/05/2007
    Bài viết:
    3.674
    Đã được thích:
    13

    Các bạn nên biết "King" là vua. Mà hầu hết các ông vua trên thế giới (trừ những ông vua sa đọa) thì đều phải học tập, rèn luyện trong môi trường hà khắc, tư chất và phong thái hơn người. Khách hàng quên mất việc mình phải giữ được cốt cách của một vị vua mà chỉ nhớ được rằng mình được hưởng thụ việc ra lệnh.

    Về mặt tâm lý, đúng là những người dân thường ít khi được ra lệnh cho ai, mọi sự đều là thỏa thuận. Vì vậy họ cũng thèm muốn cảm giác được ra lệnh cho một ai đó. Cái này có thể kiếm tìm ở các cửa hàng. Nhưng nhà vua thật muốn ra lệnh được cho quan, quân, dân thì đều phải có thực lực, bao gồm một kho vàng, quân đội, quyền thừa kế ngai vàng, v.v... Tức là để đổi lại cái được ra lệnh ấy, nhà vua phải có sự trao đổi cả. Nhưng loại khách hàng hoàn toàn không có nhu cầu về hộp sữa A, lại vào để thỏa mãn cơn ghiền ra lệnh, là trường hợp méo mó của mối quan hệ mua bán. Khi đó khách hàng này không thực sự là khách hàng mà lại cư xử giống King, hay còn gọi là trá hình Customer để được hưởng King.
  6. trihung.com

    trihung.com Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/04/2013
    Bài viết:
    191
    Đã được thích:
    0
    Đồng ý với câu "khách hàng là thượng đế". Em đã gặp một thượng đến như thế này:
    " Khách hàng đặt mua nồi áp suất điện. Họ yêu cầu mang 2-3 mẫu đến tận nhà để chọn. Khi mang đến họ xem từng cái và so sánh với nồi áp suất điện họ đã mua."
    Thượng đế này chỉ muốn mình mang hàng đến tận nhà để so sánh với sản phẩm của họ đã mua. Các bác nghĩ sao?
  7. thubayonline

    thubayonline Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/10/2010
    Bài viết:
    1.018
    Đã được thích:
    1
    Đầu mình ko nghĩ gì cả, còn tay mình bị bó rồi :(
  8. ULIULI

    ULIULI Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/05/2007
    Bài viết:
    3.674
    Đã được thích:
    13
    Suy nghĩ của tôi thì bạn đã biết rồi. Giờ tôi lại tò mò về suy nghĩ của bạn sau sự việc ấy, phản ứng và giải pháp sau đó của bạn. Tôi muốn những kẻ trá hình khách hàng được đối xử ra sao. Liệu việc này có ảnh hưởng tới các khách hàng thực sự không. v.v...
  9. nguyensaigon96

    nguyensaigon96 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2006
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    0
    1- Những người đi shopping để kiếm cảm giác shopping là trường hợp(hiếm) ngoại lệ vậy ta không cần mất thời gian nhiều .
    2- Cô khách tìm sửa A nhưng nhân viên cửa hàng mang sửa B,C,D ra là không đúng .
    3- Ví dụ : Cô khách có con bị tai nạn và bị mất máu nên vội vào của hàng máu tìm mua loại máu A về truyền cho con . Cô nhân viên mang bịch máu Ô ra và nói rằng chị lấy bịch nầy về truyền cho con chứ máu A mà chị cần hiện em cũng có nhưng ngặt một cái là nó quá hạn một ngày rồi đang chờ xử lý chứ không bán được . Chị khách tưởng mình là King nên quát ... cô có đùa không, con tôi nhóm máu A sao cô đưa máu Ô về truyền , bộ cô muốn nó Die à . ..Cô cửa hàng bằng từ tốn : Dạ thưa cô nếu cháu bán bịch máu A quá đát kia bé mới die chứ máu Ô thì chỉ không nhận máu A chứ máu ô tuyền cho máu A là được cộ Ạ !!!
    Tương tự nếu em Uli là nhân viên cửa hàng và khi đem các hộp sửa B,C,D ... ra thì phải giải thích thêm rằng thì là thưa cô hộp sữa A khác hộp sữa B là khác nhau ở thương hiệu sản xuất thôi chứ cô coi nè , công thức hóa học và hàm lượng dinh dưỡng bên trong đều giống nhau cả . Hơn nữa hộp sữa A mà cô tìm là Made in China , còn hộp sữa B của hàng nhà cháu là Made in USA cô nhé . Made in China tuy hơi khác Made in USA một tí nhưng cô hay lấy đỡ vài hộp về cho cháu dùng thử cô nhé ....
  10. trihung.com

    trihung.com Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/04/2013
    Bài viết:
    191
    Đã được thích:
    0
    Bên em bán hàng và khách hàng thanh toán khi nhận hàng. Có trường hợp giao hàng tận Thái Nguyên, Đà Nẵng. Khi nhân viên giao hàng đến nơi khách đòi mang hàng ra dùng thử mới trả tiền. Bên em gọi điện thuyết phục khách kiểm tra mẫu mã, model, hàng còn nguyên, chạy thử ok là được, không được dùng thử ( vì hàng là máy xay sinh tố, bỏ hoa quả vào xay rồi không mua nữa thì công ty không bán được). Nhưng cuối cùng khách hàng không chịu, và bên bưu điện chuyển lại hàng, công ty phải chịu 2 lần phí. Nếu bác nào đã sử dụng dịch vụ COD của bưu điện thì sẽ rõ.

    Các bác nghĩ sao?

    @ Các bác hỏi em nghĩ sao?
    Em xin trả lời: Em nghĩ làm sao để hạn chế những khách hàng như vậy.
    Ví dụ nếu khách hàng HN khi mình chuyển hàng đến nơi dúng mẫu mã, chât lượng, hàng hoạt động tốt và phù hợp với nhu cầu sử dụng nếu khách không lấy họ phải trả một khoản phí nhỏ gọi là tiền xăng xe. Những trường hợp gọi mang hàng đến nhà chỉ để xem rất ít.
    Hoặc khi chuyển đi các tỉnh nhân viên bán hàng phải tư vấn kỹ, nói rõ các điều khoản như máy xay thì không được bỏ đồ và dùng thử,... Nếu khách hàng đồng ý thì chuyển. Còn nếu không thì kiên quyết không chuyển, công ty cũng muốn phục vụ thượng đế lắm nhưng trường hợp này đành phải chịu thôi.

    Trong kinh doanh phải tự hoàn hiện mình để đáp ứng nhu cầu của khách hàng thôi chứ chẳng còn cách nào. Khách hàng là thượng đế mà :)

Chia sẻ trang này