1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

PHONG CÁCH KIẾN TRÚC CỦA NGƯỜI VIỆT - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Chủ đề trong 'Kiến Trúc' bởi Deimos, 09/05/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. win_arc

    win_arc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/02/2004
    Bài viết:
    3.483
    Đã được thích:
    0
    Ngoài là ngoài thế nào hả anh Rách, cứ nhìn bác Thảo lên làm chủ tịch thành phố, rồi chả mấy chốc mà lên trung ương, vớ vẩn lại thay bố vợ em, lúc đấy thì việc "điều chỉnh" là trong lòng bàn tay, mỗi tội thật em mà nghĩ em lên đến đấy như bác Thảo nhà em thì em cũng chả "điều chỉnh" làm me. gì....
  2. rachmaninoff

    rachmaninoff Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/12/2001
    Bài viết:
    1.280
    Đã được thích:
    0
    Ngoài là ngoài thế nào hả anh Rách, cứ nhìn bác Thảo lên làm chủ tịch thành phố, rồi chả mấy chốc mà lên trung ương, vớ vẩn lại thay bố vợ em, lúc đấy thì việc "điều chỉnh" là trong lòng bàn tay, mỗi tội thật em mà nghĩ em lên đến đấy như bác Thảo nhà em thì em cũng chả "điều chỉnh" làm me. gì....
    [/quote]
    Bác Thảo có làm KTS đúng nghĩa ngày nào đâu. Mà mình thuộc về hệ thống rồi thì thay đổi làm chó gì, thay đổi thì có cửa gì mà kiếm. Việc thay đổi tận gốc phải là thay đổi của toàn hệ thống, bố vợ chú ăn thua *** gì, Đặng Tiểu Bình, ông chú họ anh, còn chả làm được thế.
    Chính vì thế anh cực lực phản đối các cô các chú nào cứ bày ra các topic "trăn trở, quằn quại" trước nền kiến trúc nước nhà, để giải quyết vấn đề *** gì, phỏng chú?
    Quan điểm của anh là người nhỏ làm việc nhỏ tùy theo sức của mình. Mỗi công trình đẹp là 1 bông hoa đẹp thì nền kiến trúc nước nhà sẽ thành vườn hoa đẹp (@ông Cụ)
  3. NghiaDV

    NghiaDV Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/02/2002
    Bài viết:
    115
    Đã được thích:
    0
    Tôi thấy bàn về kiến trúc Việt đậm đà bản sắc thì thật là khó. Nhưng nói về kiến trúc nhiệt đới cũng hay đấy chứ.
  4. hot_heart

    hot_heart Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.182
    Đã được thích:
    0
    Tham khảo bài phỏng vấn học giả Vương Trí Nhàn.
    Người Việt duy tình, cạn nghĩ, ăn xổi
    Suốt tuần nay, dư luận ầm ĩ xung quanh sự kiện 1 diễn viên trẻ bị đưa chuyện phòng the lên mạng. Từ góc độ một người nghiên cứu văn hóa, nhận định của ông về việc này ra sao?
    Có hai hiện tượng để nhìn nhận.
    Thứ nhất, việc tự quay phim ghi lại chuyện ân ái của mình, chứng tỏ một bộ phận lớp trẻ hiện nay có lối sống khá bế tắc, bất cần, muốn vượt ra ngoài các lề thói đạo đức thông thường.
    Thứ hai, việc dư luận sôi sục lên trước sự kiện ấy, chứng tỏ chúng ta có một đám đông rất nhạy cảm, dễ bị kích động. Song tôi dự đoán, rồi cũng giống như một vài vụ trước, như vụ các cô dâu lấychồng Đài Loan, Hàn Quốc, nó chỉ là hiệu ứng lửa rơm.
    Lối sống thác loạn của một bộ phận giới trẻ không phải bây giờ mới có. Chờ nó được đưa ra sân chơi công cộng, mới nảy sinh "làn sóng" chú ý, mổ xẻ, lên án nó thì muộn quá rồi còn gì. Lẽ ra với một thái độ kiên trì và bình tĩnh, chúng ta phải mang ra bàn bạc từ lâu, vừa bàn vừa lắng nghe và chờ đợi. Cả buông xuôi lẫn nóng vội ở đây đều vô nghĩa, nếu không muốn nói là có hại.
    Tức là, theo ông, hiện tượng dư luận ồn ào quá mức xung quanh một chuyện cá nhân là bất thường?
    Không hẳn bất thường. Như người ta vẫn nói, nước mình nó thế. Từ thuở chỉ quanh quẩn trong các làng xã, chúng ta vẫn có lối phản ứng như vậy. Nó là một đặc điểm của tính cách người Việt.
    Tôi nhớ, trong một bài báo gần đây, ông Trần Ngọc Thêm (nhà nghiên cứu văn hoá - PV) có nói: Đặc điểm tính cách, người Tây là duy lý, người Tàu là duy ý chí còn người Việt là duy tình. Chữ tình, nói theo chữ của ông Thêm, là lối sống giàu tình cảm, trọng tình nghĩa của người Việt.
    Nhiều người cũng nghĩ như ông Thêm.
    Phần tôi, tôi cho rằng chỉ nên nói đặc điểm người Việt là tính tự phát rất lớn, thường là những cơn xúc cảm bùng lên, song không trải qua những suy ngẫm nên sẽ qua đi nhanh.
    Tức, tôi không coi duy tình là một niềm tự hào. Trái lại, ta phải tính để vượt lên một trình độ sống khác.
    Cụ thể hơn, theo ông, "sự duy tình" có những điểm nào không đáng để tự hào?
    Cả sự kém duy lý (vận dụng đến cùng trí tuệ) và kém duy ý chí (sự thôi thúc của tham vọng) đều góp phần kìm hãm sự phát triển của chúng ta.
    Kém lý trí dẫn đến nông nổi, cạn nghĩ. Kém ý chí dẫn đến ngắn hơi, ăn xổi. Cái gọi là duy tình rút lại là đồng nghĩa với bột phát, tùy tiện, lúc thế này lúc thế khác, và thường không dẫn đến sự sáng suốt cùng những quyết sách hợp lý, nhất là trong xã hội hiện đại.
    Như trong câu chuyện phần trên chúng ta vừa nói: cả các bạn trẻ hiện nay cũng sống truồi theo cảm hứng tự phát, không nghĩ đường xa. Mà dư luận cũng tự phát, ầm ĩ đấy rồi cũng bỏ qua ngay đấy.
    Đằng sau nó là những nguyên nhân sâu xa...
    Dân tộc Việt là một khối tự phát khổng lồ
    Vậy là, từ một hiện tượng ồn ào trong dư luận hiện nay, ông muốn lưu ý tới những nguyên nhân sâu xa. Liệu có gượng ép quá không?
    Tôi không ngại, miễn là chúng ta cùng lắng nghe nhau một chút.
    Nhưng, liệu cách nhìn nhận của ông về cốt cách sống của dân mình quá cực đoan và khắt khe? Người Việt xưa nay vẫn tự hào là một dân tộc hiếu học, thông minh và có sức chịu đựng, bền bỉ?
    Các phương tiện truyền thông và cả bản thân chúng ta vẫn thường tự ve vuốt mình bằng những nhận định như mấy chữ bạn đã dùng.
    Còn tôi, sau một giai đoạn nghiên cứu về văn hoá và tính cách Việt, tôi mạnh dạn sử dụng hình ảnh ?omột khối tự phát khổng lồ".
    Nói vậy có thể gây tự ái cho ai đó và có thể gây tranh cãi. Ngay như bản thân tôi, cũng đã nhiều lần tự tìm cách phủ định nó, nhưng hiện tại tôi vẫn chưa tìm ra được dẫn chứng phủ định thuyết phục.
    Người Việt ít đặt vấn đề dụng công nghiên cứu cái gì cho sâu, cho kỹ. Chúng ta tự cho phép sống theo thói quen, nếu như có nói đến các lý thuyết, các định hướng nọ kia thì chủ yếu là đi thừa hưởng các kết quả nghiên cứu từ các dân tộc khác. Thêm nữa, chỉ treo lý thuyết lên gọi là có, chứ vẫn sống theo cách của mình.
    Tôi ví dụ, đơn giản nhất là trong đời sống tôn giáo. Với đạo Phật, chúng ta hiểu biết lơ mơ. Về tất cả các lý thuyết, hầu như không nghiên cứu gì cả, chỉ toàn là truyền miệng với nhau, trong tu thì chỉ "thiền", "ngộ", tức là ngồi để tự nhiên nghĩ ra cái gì đấy.
    Tôi nghĩ lối sống này làm nghèo chúng ta đi, từ sự trống vắng, kết quả thu được cũng chẳng gì hơn cũng là trống vắng. Trong khi ấy, thử so sánh, người Trung Quốc có không biết bao nhiêu pho kinh, chẳng hạn như ông Huyền Trang sang tận Ấn Độ lấy về, dịch ra, họ đã mang lại cho đạo Phật một sức sống mới.
    Bàn một chút về đặc điểm tính cách dân tộc. Theo ông, có những nguyên nhân nào tác động đến điều này?
    Khi nhìn vào những ngổn ngang trong đời sống trước mắt, nhiều người có ý cho rằng đó là bởi các lý thuyết mà chúng ta theo đuổi, chẳng hạn lý tưởng cộng sản... này khác. Tôi thì lại thấy những nguyên nhân sâu xa cơ bản là nằm trong cái cốt cách mà dân tộc đã hình thành trong lịch sử.
    Hiểu rõ nguồn gốc dân tộc, sự hình thành của dân tộc mình là một trong những cách để nhận chân lại mình.
    Nói một cách thô thiển nhất thì như thế này: mỗi khu vực địa lý tạo ra một giống người với đặc điểm riêng của họ.
    Chúng ta là người xứ nóng, vùng nhiệt đới được thiên nhiên ưu đãi, nên một mặt dễ sống, một mặt khác, nó tạo cho ta tính dễ dãi.
    Người xứ nóng thường có cuộc sống đơn giản. Trước đây, thời các cụ, chẳng cần có quần áo cũng tồn tại được. Ngay trước Cách mạng tháng Tám, dân ta còn rất nhiều người đi chân đất.
    Trong khi đó, người xứ lạnh, thời tiết khắc nghiệt đòi hỏi họ phải chuẩn bị cho cuộc sống cẩn thận hơn. Ngay từ ngôi nhà, đến ăn mặc phải bền chắc hơn, có sức chịu đựng hơn... Tất cả những điều này ảnh hưởng một cách vô thức đến tính cách dân tộc.
    "Nuôi dưỡng ảo tưởng"
    Sau những nguyên nhân ban đầu ấy, mọi chuyện đã phát triển ra sao?
    Một công cụ để một dân tộc nào đó tư duy, là chữ viết. Việc không hình thành cho được một thứ chữ viết riêng mang lại cho chúng ta rất nhiều hạn chế. Chính nó khuyếch đại thêm cái khía cạnh nông nổi tự phát mà chúng ta nói từ đầu.
    Thời trung đại việc dùng chữ Hán đã mang lại cho chúng ta bao thiệt thòi. Rồi sau này, do lịch sử đổi thay, lại dùng chữ hệ Latinh. Lâu nay người ta chỉ thích nhấn mạnh rằng chữ Latinh góp phần thúc đẩy xã hội tiến tới. Tôi cũng thấy thế, nhưng lưu ý thêm chữ quốc ngữ càng làm cho chúng ta cẩu thả trong nói và viết. Nếp tư duy hời hợt lan rộng.
    Việt Nam, xét trong lịch sử, là một nước trải qua khá nhiều các cuộc chiến tranh. Yếu tố này có góp phần ảnh hưởng đến cái gọi là tính cách dân tộc không, theo ông?
    Tất nhiên rồi. Trên nét lớn, chiến tranh ở ta còn để lại dấu vết nặng nề và càng lảng tránh nó, chúng ta càng bị nó ám.
    Không cần có kinh nghiệm nhiều thì người ta cũng có thể biết chiến tranh là tình trạng ăn xổi, ở thì, lúc đó, trong khi sống với những mơ tưởng xa vời, thực tế là người ta lại chả biết rõ ràng ngày mai của mình như thế nào.
    Cụ thể hơn, 2 cuộc chiến lớn của dân tộc trong thế kỷ vừa qua, để lại dấu ấn như thế nào trong đời sống tinh thần người Việt?
    Chuyện lớn quá, cho phép tôi chỉ nói một điểm có tính cách xuất phát: phải nói chính ra chiến tranh nuôi dưỡng ảo tưởng. Ta không biết rõ ta đã trở nên như thế nào. Ta tưởng rằng, sau chiến tranh, mình còn nguyên vẹn, nhưng thực ra mình đã mất mát rất nhiều. Nhìn vào nhiều mặt đời sống, tôi cảm thấy so với trước chiến tranh, có một bước lùi. Con người ít tham vọng hơn, dễ dãi với mình hơn mà lại buông thả hơn.
    Ông có cực đoan quá không? Có nhiều ý kiến cho rằng, chính cuộc chiến này đã khơi dậy, đánh thức được tiềm năng của các thế hệ?
    Tôi cho rằng, nhận định đó là đúng nhưng chưa đủ, khi nói vậy chúng ta chưa thấy hết sự thực. Cuộc kháng chiến chống Pháp còn vừa sức với dân tộc ta. Còn cuộc chiến chống Mỹ ư? Với tư cách một người vừa lớn lên thì bước vào chiến tranh, tôi muốn nói rằng nó to lớn vĩ đại, nó kinh khủng quá, nó hút hết sức lực của cộng đồng. Chiến tranh ở ta như việc một người nhỏ bé phải đối mặt với một thách thức quá sức. Vẫn làm được đấy, nhưng sau đó sẽ mệt mỏi, một sự mệt mỏi kéo dài cho đến hôm nay.
    Việc nghiên cứu tính chất của xã hội hậu chiến ở ta ít được xem trọng. Nhưng nhìn đâu cũng thấy.
    Cả việc lớp trẻ lao đầu vào cuộc hưởng thụ lẫn một dư luận xốc nổi, khi quá khắt khe khi quá dễ dãi, tức là câu chuyện mà chúng ta nói từ đầu đến giờ, cũng là hiện tượng thường thấy ở các xã hội hậu chiến.
    Nguồn: http://www.vietnamnet.vn/giaoduc/2007/10/750394/
    Được hot_heart sửa chữa / chuyển vào 18:53 ngày 23/10/2007
  5. tuartbook

    tuartbook Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/09/2007
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    0
    Các bác cứ loanh quanh làm gì.Theo tôi nếu không làm đẹp được thì cứ xây nhà đơn giản thôi,xong cho nhiều cây vào.Vừa mát mẻ,lai đỡ bị kêu ca.Làm xấu xong lại cố cho nó "có vẻ" thì khổ,mất công anh em lại phải đi chê bai chửi bới.
  6. objectCODE

    objectCODE Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/08/2007
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Phong cách kí hợp đồng... tư vấn thiết kế ...giải phap ?.
  7. Adamour

    Adamour Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/09/2004
    Bài viết:
    1.124
    Đã được thích:
    0
    Ôi ba cái ông nghiên cứu phát biểu chẳng có khoa học tí nào. Đọc rồi quên.
    Được adamour sửa chữa / chuyển vào 00:28 ngày 24/10/2007
  8. khongcanbiet

    khongcanbiet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2004
    Bài viết:
    857
    Đã được thích:
    0
    Tham khảo bài phỏng vấn học giả Vương Trí Nhàn.
    Người Việt duy tình, cạn nghĩ, ăn xổi
    Suốt tuần nay, dư luận ầm ĩ xung quanh sự kiện 1 diễn viên trẻ bị đưa chuyện phòng the lên mạng. Từ góc độ một người nghiên cứu văn hóa, nhận định của ông về việc này ra sao?
    Có hai hiện tượng để nhìn nhận.
    Thứ nhất, việc tự quay phim ghi lại chuyện ân ái của mình, chứng tỏ một bộ phận lớp trẻ hiện nay có lối sống khá bế tắc, bất cần, muốn vượt ra ngoài các lề thói đạo đức thông thường.
    Thứ hai, việc dư luận sôi sục lên trước sự kiện ấy, chứng tỏ chúng ta có một đám đông rất nhạy cảm, dễ bị kích động. Song tôi dự đoán, rồi cũng giống như một vài vụ trước, như vụ các cô dâu lấychồng Đài Loan, Hàn Quốc, nó chỉ là hiệu ứng lửa rơm.
    Lối sống thác loạn của một bộ phận giới trẻ không phải bây giờ mới có. Chờ nó được đưa ra sân chơi công cộng, mới nảy sinh "làn sóng" chú ý, mổ xẻ, lên án nó thì muộn quá rồi còn gì. Lẽ ra với một thái độ kiên trì và bình tĩnh, chúng ta phải mang ra bàn bạc từ lâu, vừa bàn vừa lắng nghe và chờ đợi. Cả buông xuôi lẫn nóng vội ở đây đều vô nghĩa, nếu không muốn nói là có hại.
    Tức là, theo ông, hiện tượng dư luận ồn ào quá mức xung quanh một chuyện cá nhân là bất thường?
    Không hẳn bất thường. Như người ta vẫn nói, nước mình nó thế. Từ thuở chỉ quanh quẩn trong các làng xã, chúng ta vẫn có lối phản ứng như vậy. Nó là một đặc điểm của tính cách người Việt.
    Tôi nhớ, trong một bài báo gần đây, ông Trần Ngọc Thêm (nhà nghiên cứu văn hoá - PV) có nói: Đặc điểm tính cách, người Tây là duy lý, người Tàu là duy ý chí còn người Việt là duy tình. Chữ tình, nói theo chữ của ông Thêm, là lối sống giàu tình cảm, trọng tình nghĩa của người Việt.
    Nhiều người cũng nghĩ như ông Thêm.
    Phần tôi, tôi cho rằng chỉ nên nói đặc điểm người Việt là tính tự phát rất lớn, thường là những cơn xúc cảm bùng lên, song không trải qua những suy ngẫm nên sẽ qua đi nhanh.
    Tức, tôi không coi duy tình là một niềm tự hào. Trái lại, ta phải tính để vượt lên một trình độ sống khác.
    Cụ thể hơn, theo ông, "sự duy tình" có những điểm nào không đáng để tự hào?
    Cả sự kém duy lý (vận dụng đến cùng trí tuệ) và kém duy ý chí (sự thôi thúc của tham vọng) đều góp phần kìm hãm sự phát triển của chúng ta.
    Kém lý trí dẫn đến nông nổi, cạn nghĩ. Kém ý chí dẫn đến ngắn hơi, ăn xổi. Cái gọi là duy tình rút lại là đồng nghĩa với bột phát, tùy tiện, lúc thế này lúc thế khác, và thường không dẫn đến sự sáng suốt cùng những quyết sách hợp lý, nhất là trong xã hội hiện đại.
    Như trong câu chuyện phần trên chúng ta vừa nói: cả các bạn trẻ hiện nay cũng sống truồi theo cảm hứng tự phát, không nghĩ đường xa. Mà dư luận cũng tự phát, ầm ĩ đấy rồi cũng bỏ qua ngay đấy.
    Đằng sau nó là những nguyên nhân sâu xa...
    Dân tộc Việt là một khối tự phát khổng lồ
    Vậy là, từ một hiện tượng ồn ào trong dư luận hiện nay, ông muốn lưu ý tới những nguyên nhân sâu xa. Liệu có gượng ép quá không?
    Tôi không ngại, miễn là chúng ta cùng lắng nghe nhau một chút.
    Nhưng, liệu cách nhìn nhận của ông về cốt cách sống của dân mình quá cực đoan và khắt khe? Người Việt xưa nay vẫn tự hào là một dân tộc hiếu học, thông minh và có sức chịu đựng, bền bỉ?
    Các phương tiện truyền thông và cả bản thân chúng ta vẫn thường tự ve vuốt mình bằng những nhận định như mấy chữ bạn đã dùng.
    Còn tôi, sau một giai đoạn nghiên cứu về văn hoá và tính cách Việt, tôi mạnh dạn sử dụng hình ảnh ?omột khối tự phát khổng lồ".
    Nói vậy có thể gây tự ái cho ai đó và có thể gây tranh cãi. Ngay như bản thân tôi, cũng đã nhiều lần tự tìm cách phủ định nó, nhưng hiện tại tôi vẫn chưa tìm ra được dẫn chứng phủ định thuyết phục.
    Người Việt ít đặt vấn đề dụng công nghiên cứu cái gì cho sâu, cho kỹ. Chúng ta tự cho phép sống theo thói quen, nếu như có nói đến các lý thuyết, các định hướng nọ kia thì chủ yếu là đi thừa hưởng các kết quả nghiên cứu từ các dân tộc khác. Thêm nữa, chỉ treo lý thuyết lên gọi là có, chứ vẫn sống theo cách của mình.
    Tôi ví dụ, đơn giản nhất là trong đời sống tôn giáo. Với đạo Phật, chúng ta hiểu biết lơ mơ. Về tất cả các lý thuyết, hầu như không nghiên cứu gì cả, chỉ toàn là truyền miệng với nhau, trong tu thì chỉ "thiền", "ngộ", tức là ngồi để tự nhiên nghĩ ra cái gì đấy.
    Tôi nghĩ lối sống này làm nghèo chúng ta đi, từ sự trống vắng, kết quả thu được cũng chẳng gì hơn cũng là trống vắng. Trong khi ấy, thử so sánh, người Trung Quốc có không biết bao nhiêu pho kinh, chẳng hạn như ông Huyền Trang sang tận Ấn Độ lấy về, dịch ra, họ đã mang lại cho đạo Phật một sức sống mới.
    Bàn một chút về đặc điểm tính cách dân tộc. Theo ông, có những nguyên nhân nào tác động đến điều này?
    Khi nhìn vào những ngổn ngang trong đời sống trước mắt, nhiều người có ý cho rằng đó là bởi các lý thuyết mà chúng ta theo đuổi, chẳng hạn lý tưởng cộng sản... này khác. Tôi thì lại thấy những nguyên nhân sâu xa cơ bản là nằm trong cái cốt cách mà dân tộc đã hình thành trong lịch sử.
    Hiểu rõ nguồn gốc dân tộc, sự hình thành của dân tộc mình là một trong những cách để nhận chân lại mình.
    Nói một cách thô thiển nhất thì như thế này: mỗi khu vực địa lý tạo ra một giống người với đặc điểm riêng của họ.
    Chúng ta là người xứ nóng, vùng nhiệt đới được thiên nhiên ưu đãi, nên một mặt dễ sống, một mặt khác, nó tạo cho ta tính dễ dãi.
    Người xứ nóng thường có cuộc sống đơn giản. Trước đây, thời các cụ, chẳng cần có quần áo cũng tồn tại được. Ngay trước Cách mạng tháng Tám, dân ta còn rất nhiều người đi chân đất.
    Trong khi đó, người xứ lạnh, thời tiết khắc nghiệt đòi hỏi họ phải chuẩn bị cho cuộc sống cẩn thận hơn. Ngay từ ngôi nhà, đến ăn mặc phải bền chắc hơn, có sức chịu đựng hơn... Tất cả những điều này ảnh hưởng một cách vô thức đến tính cách dân tộc.
    "Nuôi dưỡng ảo tưởng"
    Sau những nguyên nhân ban đầu ấy, mọi chuyện đã phát triển ra sao?
    Một công cụ để một dân tộc nào đó tư duy, là chữ viết. Việc không hình thành cho được một thứ chữ viết riêng mang lại cho chúng ta rất nhiều hạn chế. Chính nó khuyếch đại thêm cái khía cạnh nông nổi tự phát mà chúng ta nói từ đầu.
    Thời trung đại việc dùng chữ Hán đã mang lại cho chúng ta bao thiệt thòi. Rồi sau này, do lịch sử đổi thay, lại dùng chữ hệ Latinh. Lâu nay người ta chỉ thích nhấn mạnh rằng chữ Latinh góp phần thúc đẩy xã hội tiến tới. Tôi cũng thấy thế, nhưng lưu ý thêm chữ quốc ngữ càng làm cho chúng ta cẩu thả trong nói và viết. Nếp tư duy hời hợt lan rộng.
    Việt Nam, xét trong lịch sử, là một nước trải qua khá nhiều các cuộc chiến tranh. Yếu tố này có góp phần ảnh hưởng đến cái gọi là tính cách dân tộc không, theo ông?
    Tất nhiên rồi. Trên nét lớn, chiến tranh ở ta còn để lại dấu vết nặng nề và càng lảng tránh nó, chúng ta càng bị nó ám.
    Không cần có kinh nghiệm nhiều thì người ta cũng có thể biết chiến tranh là tình trạng ăn xổi, ở thì, lúc đó, trong khi sống với những mơ tưởng xa vời, thực tế là người ta lại chả biết rõ ràng ngày mai của mình như thế nào.
    Cụ thể hơn, 2 cuộc chiến lớn của dân tộc trong thế kỷ vừa qua, để lại dấu ấn như thế nào trong đời sống tinh thần người Việt?
    Chuyện lớn quá, cho phép tôi chỉ nói một điểm có tính cách xuất phát: phải nói chính ra chiến tranh nuôi dưỡng ảo tưởng. Ta không biết rõ ta đã trở nên như thế nào. Ta tưởng rằng, sau chiến tranh, mình còn nguyên vẹn, nhưng thực ra mình đã mất mát rất nhiều. Nhìn vào nhiều mặt đời sống, tôi cảm thấy so với trước chiến tranh, có một bước lùi. Con người ít tham vọng hơn, dễ dãi với mình hơn mà lại buông thả hơn.
    Ông có cực đoan quá không? Có nhiều ý kiến cho rằng, chính cuộc chiến này đã khơi dậy, đánh thức được tiềm năng của các thế hệ?
    Tôi cho rằng, nhận định đó là đúng nhưng chưa đủ, khi nói vậy chúng ta chưa thấy hết sự thực. Cuộc kháng chiến chống Pháp còn vừa sức với dân tộc ta. Còn cuộc chiến chống Mỹ ư? Với tư cách một người vừa lớn lên thì bước vào chiến tranh, tôi muốn nói rằng nó to lớn vĩ đại, nó kinh khủng quá, nó hút hết sức lực của cộng đồng. Chiến tranh ở ta như việc một người nhỏ bé phải đối mặt với một thách thức quá sức. Vẫn làm được đấy, nhưng sau đó sẽ mệt mỏi, một sự mệt mỏi kéo dài cho đến hôm nay.
    Việc nghiên cứu tính chất của xã hội hậu chiến ở ta ít được xem trọng. Nhưng nhìn đâu cũng thấy.
    Cả việc lớp trẻ lao đầu vào cuộc hưởng thụ lẫn một dư luận xốc nổi, khi quá khắt khe khi quá dễ dãi, tức là câu chuyện mà chúng ta nói từ đầu đến giờ, cũng là hiện tượng thường thấy ở các xã hội hậu chiến.

    Dạo này, tự nhiên, thế đé0 nào, Vietnam mọc ra lắm "học giả" thế, "học thật" thì đé0 thấy đâu. Mà "học giả" Vietnam cũng chăm chỉ giơ tay phát biểu trên báo chí kinh.
    Những điều Nhàn nói, thì từ hơn chục niên về trước các học giả xịn đã đề cập đến rồi, Nhàn chẳng qua chỉ nhai lại thôi chứ nghiên cứu đé0 gì, nói thế nó mất ý nghĩa thiêng liêng của từ "nghiên cứu", mí cả Vietnam thì quên con mẹ nó từ nghiên cứu đi cho nó nhanh.
    Chính vì đé0 có nghiên cứu (xịn) nên Nhàn phát biểu rất chung chung, có những chỗ lủng củng, đưa ra dẫn chứng hết sức ngu ngơ.
    Cái ý "mỗi khu vực địa lí tạo ra một giống người với đặc điểm riêng của họ" Nhàn chép ra từ quyển : Súng, Vi trùng và Thép của 1 tác giả hình như người Mỹ thì phải anh quên mẹ mất tên. Ông này là một nhà sinh học, ông ý viết quyển này nhằm phân tích lịch sử tồn tại và phát triển của loài người trên thế giới bằng kiến thức khoa học tự nhiên, tức là nó có logic, cụ thể là sinh học và địa lý chứ *** phải là "người xứ nóng thường có cuộc sống đơn giản..." cái @#$^**&%% gì đấy như Nhàn nhà mình nói. Và cuốn sách đó đã được các tổ chức báo chí, các nhà khoa học, các trí thức trên thế giới đánh giá cao cụ thể như giải thưởng Pu lít zơ hay nhận xét của anh Bill Gate.
    Còn đoạn sau nói về chữ viết, chiến tranh với thời hậu chiến thì hết sức vớ vẩn, nói chung là : chả có đé0 gì mà tham khảo (theo đúng nghĩa của nó)

  9. hot_heart

    hot_heart Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.182
    Đã được thích:
    0
    + Duy tình, cạn nghĩ, ăn xổi
    + Là một khối tự phát khổng lồ
    + Nuôi dưỡng ảo tưởng
    Bỏ qua những cái phân tích râu ria dài dòng của ông Vương Trí Nhàn, tự ta cũng có thể tự đưa ra vô số dẫn chứng khác.
  10. KHIEMHERO

    KHIEMHERO Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2006
    Bài viết:
    513
    Đã được thích:
    0
    em mới bắt đầu những bước đầu tiên thực hiện ước mơ trở thành kiến trúc sư. Rất vất vả để thi và học được ngành này, em đã rất vui mừng vì mình đã thành sv KT, những đàn anh đi trước cũng khiến em rất ấn tượng với cách làm việc của các KTS. nhưng sau khi đọc xong đồng thời qua 1 số kinh nghiệm thực tế thì em thấy 1 điều là bởi vì đây là 1 ngành rất hay , ai cũng tự hào khi mình là 1 KTS bởi vậy cái tôi của các KTS nó quá lớn, thay vì hợp tác lại thì các KTS thường hay fản bác nhau, đấu đá nhau , điều đó dẫn tới ai lên tiếng khi nêu 1 vấn đề đểu bị fản bác, mỉa mai, ma` ko cùng thật sự nghiêm túc bàn bạc, em tin nếu thật sự bàn bạc thì sẽ có giải pháp, và các bác ở đây ko thiếu người đã suy nghĩ về những giải pháp đó, nhưng cái yếu là ko có người lãnh đạo để đưa các ý kiến đó lên Tw để các bác ngồi trong toà nhà quốc hội biết mà chỉ nhỏ lẻ đưa ra ý kiến của mình, chuyên môn thì em tin ở VN ko thiếu người giỏi, trăn trở với nền KT nc nhà , nhưng sợ nói ra lại bị người ta ''nói'' nên cứ thế im lặng. Em nghĩ điều đầu tiên để thay đổi KT nc nhà là mỗi KTS vượt qua cái tôi của bản thân mình, đặt lợi ích cộng đồng lên trên.
    KHó quá, quả là khó.

Chia sẻ trang này