Phong cách sống Một hoàn cảnh hai cuộc đời Hoàn cảnh có thể đưa con người vượt lên trở thành người đàng hoàng, cũng có thể dìm người ta xuống vũng bùn tội lỗi, tuy nhiên hoàn cảnh không phải là nguyên nhân. Nguyên nhân lớn nhất chính là sự buông xuôi hay chiến đấu của con người. Hai đứa trẻ nọ có một người cha tối ngày say xỉn. Tuổi thơ của chúng trôi qua với hình ảnh một người cha rất đáng sợ mỗi khi nhậu say về. NZm tháng qua đi, hai cậu đã lớn và mỗi người có một cuộc sống của riêng mình. Một nhà tâm lý học đi tìm thực tế cho bài nghiên cứu "Tác động của sự say xỉn" đã tìm đến hai người. Một người giờ đây đã trở thành phiên bản mới của cha cậu ngày xưa: một tay bợm nhậu suốt ngày chìm trong bia rượu. Còn người kia lại là một trong những người đi đầu trong việc phòng chống bia rượu. Nhà tâm lý học hỏi người đầu tiên: - Tại sao anh trở thành bợm nhậu? Và hỏi người thứ hai: - Tại sao anh lại tham gia phong trào bài trừ rượu bia? Các bạn biết không, thật là bất ngờ, cả hai cùng đưa ra một câu trả lời: - Có một người cha như vậy đương nhiên là tôi phải trở thành người như thế này rồi. Có một câu danh ngôn: "Cảnh khổ là một nấc ********* bậc anh tài, một kho tàng cho kẻ khôn khéo, một vực thẳm cho kẻ yếu đuối". Hoàn cảnh không bao giờ là nguyên nhân cho những hành động không đúng mực, tiêu cực hoặc sai trái. Nó chỉ là lý do để những kẻ lười biếng, không có ý chí và tâm hồn hẹp hòi vin vào đó để tự bào chữa cho mình mà thôi. Trong cuộc sống, không có trở ngại nào lớn bằng việc mình cho bản thân mình cái quyền được vấp ngã. Thay đổi vì sẽ đổi thay...
theo ông nghĩ,cái "chiến đấu của con người" mà thành công thì có luôn luôn là 1 điều tốt ko??? <P align=center>[</P><P align=center>[ </P>
Mình vẫn không hiểu hết ý của bạn. Theo mình nghĩ thì cho dù hoàn cảnh thế nào cũng phải đấu tranh để mà vượt qua! Và những người đã có thể đứng dậy từ hoàn cảnh đau thương, bi đát hầu hết là những người có bản lĩnh. Tuy nhiên, nếu mà nói tuyệt đối thì chẳng có gì là tuyệt đối cả. Ở cuộc sống bây giờ, thiếu gì những người đã đi lên từ tầng lớp nông dân, vô sản và cuối cùng kết thúc sự nghiệp của mình sau chấn song của nhà tù. Thế thôi, có thể vượt qua được hoàn cảnh bây giờ nhưng điều đó không có nghĩa rằng bạn sẽ không bao giờ sa ngã! Thay đổi vì sẽ đổi thay...
hè hè,ý ông giống ý tui đó,tui định hỏi ông coi ông có trả lời là "hoàn toàn tốt" ko,rùi tui đưa mấy cái như ông nói ra! <P align=center>[</P><P align=center>[ </P>
Hehe, dù sao thì mình cũng sống nhiều hơn bạn, cũng chịu nhiều thất bại hơn bạn, đơn giản thế thôi! Thay đổi vì sẽ đổi thay...
Ai cũng có thể bay Có một cậu bé sống trong trại mồ côi từ nhỏ. Cậu bé luôn luôn có ước mơ rằng mình có thể bay được như những chú chim. Mọi lời giải thích đều chẳng có nghĩa lí gì với cậu bé. Cậu ta luôn thắc mắc rằng tại sao mình lại không thể bay cơ chứ trong khi trong vườn thú còn có những con chim to hơn cậu nhiều mà chúng vẫn bay được. Có một cậu bé khác bị liệt từ nhỏ, ước mơ duy nhất của cậu bé là có thể đi đứng và chạy được giống các cô cậu bé khác. Cậu bé cũng luôn hỏi bố mình lí do tại sao cậu lại không thể đi được. Một hôm, cậu bé sống ở trại trẻ mồ côi được đi ra ngoài. Cậu ta đến công viên và nhìn thấy cậu bé bị liệt đang chơi trong hố cát. Cậu bé chạy lại ngay hỏi xem cậu bé trong hố cát kia đã bao giờ mơ ước được bay chưa. - Tớ chưa bao giờ mơ như vậy - Cậu bé bị liệt trả lời - nhưng tớ luôn ước rằng tớ có thể đi lại bình thường như cậu. - Tớ xin lỗi, chuyện của cậu thật đáng buồn. Này, chúng ta có thể làm bạn với nhau được chứ? - Tất nhiên rồi! Hai đứa trẻ chơi với nhau rất vui vẻ cho đến khi bố cậu bé bị liệt mang chiếc xe lZn ra đón con trai mình về. Cậu bé có mơ ước được bay ra nói thầm điều gì đó vào tai bố bạn mình. - Được thôi, nếu cháu muốn - Người bố vui vẻ đáp. Cậu bé tiến lại chỗ bạn mình và nói: Cậu là người bạn duy nhất của tớ. Tớ ước gì có một điều kì diệu sẽ làm cho bạn có thể đi lại được. Tớ chỉ có thể làm được cho bạn một điều nhỏ này thôi. Nói rồi, cậu bé cõng ngay người bạn bị liệt của mình lên lưng và đi. Lúc đầu, cậu đi từ từ, rồi dần dần cậu chạy, chạy nhanh hơn. Cậu bé bị liệt hứng thú reo lên: - Cảm ơn cậu đây là lần đầu tiên tớ không cần xe lZn. Cậu bé muốn được bay càng chạy nhanh hơn nữa dù mặt cậu đỏ bừng và áo thì ướt sũng mồ hôi. Người cha hạnh phúc nhìn hai đứa trẻ chạy vòng vòng quanh thảm cỏ. Cậu bé bị liệt giơ hai tay lên trời hét to: Bố ơi nhìn này, con có thể bay được rồi, con đang bay này! Câu chuyện cảm động của hai cậu bé nhắc nhở chúng ta rằng: Nếu bạn không thể bay, bạn vẫn có thể giúp người khác bay. Cũng giống như là nếu bạn không thực hiện được ước mơ của mình thì bạn vẫn có thể giúp người khác thực hiện ước mơ của họ, cho dù ước mơ đó giống hệt ước mơ của bạn. Và bạn vẫn hạnh phúc! Thay đổi vì sẽ đổi thay...
Đời thay đổi khi chúng ta thay đổi. Đó là tựa đề của cuốn sách ma tui thích nhất. Hehe, có câu chuyện nào đó, mà tui chỉ còn nhớ mang máng một câu là chúng ta không bao giờ có thể thay đổi thế giới mà hãy thay đổi chính mình trước
Người Huế mà không được nói . . . tiếng Huế !Đó là lệnh cấm đối với các thiếu nữ được tuyển vào làm cung phi trong Nội, dưới triều Nguyễn . Họ không được nói rặt giọng Huế mà phải nói y như giọng dân Phường Đúc . Phường Đúc là khu quần cư tập trung các người thợ đúc đồng tài giỏi do triều dình tuyển từ Bắc vào hoặc trong Nam ra . Họ là tác giả của chuông chùa Linh Mụ, Cửu vị Thần Công và Cửu Đỉnh ở Huế . Những sản phẩm của họ dãi nắng, dầm mưa, trải bao tuế nguyệt đến nay vẫn chẳng chút nứt rạn hay có tì vết gì . Họ mang theo gia đình ra làm ăn sinh sống lâu ngày ở Huế nên hòa đồng ngôn ngữ với dân địa phương . Dân Phường Đúc không nói rặt một giọng nào mà pha trộn nửa nọ, nửa kia . Các cung phi trong Nội phải bắt chước giọng Phường Đúc, nghĩa là vừa nói nửa Trung, nửa Nam, ai không tuân thì bị tội . Tại sao lại có hiện tượng này ? Kể cũng khó hiểu . Và lệnh này có từ đời nào ? Có người đưa ra giả thuyết: có lẽ chuyện này xuất phát từ thời bà Từ Dũ vốn là một phụ nữ Nam Bộ, con gái của Đại thần Phạm Đăng Hưng, người Gia Định . Bà được phong Nghi Thiên Chương Hoàng hậu, lấy vua Thiệu Trị, đứng đầu bộ phận ?ohậu cần? của Hoàng đế, có nhiều quyền uy đối với các cung phi khắp ba cung, sáu viện . Có lẽ bà muốn những người dưới tay mình phải dùng giọng nói pha âm sắc Nam Bộ để trao đổi cho dể hiểu chăng, bởi vì người Tân Hòa ?" Gia Định nghe giọng Huế ?ođặc sệt? có thể không hiểu mô tê chi cả . Cũng có thể lệ này xuất hiện sớm hơn, từ thời Minh Mạng vì ông này nổi tiếng là ông vua có nhiều vợ và phần lớn là người miền Nam . Về giọng nói Phường Đúc thì cho đến nay, thời gian qua quá lâu, trải nhiều thế hệ, giọng nửa Nam nửa Trung đã trở thành Huế rặt . Ngoài ra còn có một hiện tượng buồn cười khác là các người làm việc trong nội dù là cung phi, lão tỳ, thị tỳ, nô nhân hay nê nhân, lúc mới vào đều phải tự nguyện ?ocâm? đi trong thời gian sáu tháng . Suốt thời gian này, họ không nói gì cả hoặc nói rất ít . Không nói vì sợ phạm húy, lỡ mồm lỡ miệng thì mang họa vào thân . Chờ khi nào thuộc lòng những chữ ?onên tránh? gồm trọng húy và khinh húy, hoặc những chữ cấm nói như: chết chóc, đui què, máu me, phong hủi . . . vì những từ này mang điềm gỡ hoặc thô tục, lúc đó họ mới được phép . . . hết câm . Tập San ?oÁo Dài Huế? (Nhớ Huế ?" tập 3) Nhà Xuất Bản Trẻ 1999
Trong cung đình, các phi tần phải nói giọng hơi lai miền nam một chút xíu để thanh âm dễ nghe, con gái mà nói giọng nặng như cục chì thì mấy ông Vua chẳng thích đâu. Rứa thì còn chi là lãng mạn của mấy ổng nữa. Cái này tui nói đúng à nha, trong sách đó.