1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

PHONG CÁCH VÀ ĐẶC ĐIỂM THIẾU LÂM QUYỀN

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi vo_tinh_langtu, 02/03/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. vo_tinh_langtu

    vo_tinh_langtu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/02/2006
    Bài viết:
    42
    Đã được thích:
    0
    PHONG CÁCH VÀ ĐẶC ĐIỂM THIẾU LÂM QUYỀN

    Phong cách, đặc điểm quyền thuật Thiếu Lâm
    Được gửi vào 19:54 06/08/2005 (được xem 238 lần)

    1) Trọng thực chiến, đơn giản không hoa mỹ

    ?oTrọng thực chiến, đơn giản không khoa trương? là một trong những đặc điểm nổi bật nhất của quyền thuật Thiếu Lâm. Sự hình thành và chức năng của quyền thuật Thiếu Lâm có mối quan hệ mật thiết với chính trị xã hội, quân sự và đời sống hiện thực. Vì vậy có thể nói, võ thuật chính là văn hóa, hơn nữa đó là văn hóa nhân sinh hết sức lý thú.



    a) Mối quan hệ thực chiến và bối cảnh xã hội:

    ?oTăng nhân bản chất vốn không động đến võ thuật mà chỉ hành thiện, từ bi vi hoài, phổ độ chúng sinh, vậy vì sao lại phải dùng đến võ? Sử dụng, đao, kiếm, côn, thương??? Đó là vì do sự ảnh hưởng trực tiếp của chính trị, xã hội, quân sự và tự viện. Thiếu Lâm Tự ngay từ thời nhà Tùy đã có đất đai rộng lớn, hàng năm bội thu, hương hỏa thịnh vượng?trở thành mục tiêu của giặc cướp. Nhằm bảo vệ sự an toàn và sinh tồn của Thiếu Lâm Tự, các sư tăng đã tổ chức huấn luyện võ nghệ cho các tăng nhân trẻ tuổi. Trong quá trình tập luyện võ thuật, võ tăng đều xuất phát từ thực tế chiến đấu, khổ luyện kungfu, mỗi chiêu thức đều mạnh, chuẩn, hiểm ác?nhằm hạ gục địch thủ. Năm này qua năm khác, võ tăng không mấy quan tâm đến việc chiêu thức đó đẹp hay không đẹp, nghĩa là không cần đến sự mỹ miều mà chỉ chú trọng đến hiệu quả thực chiến của nó.



    b) Mối quan hệ thực chiến với chính trị quân sự:

    Quyền Phổ có ghi: ?o Quyền là nguồn gốc của mọi nghệ (võ), thập bát ban binh khí được phát triển là dựa trên các động tác thao lu của quyền thuật. Cuối đời nhà Tùy, Võ Đức năm thứ 3 ( năm 620), Trịnh vương Thế Xung và Tần vương Lý Thế Dân giao chiến ở phía Đông, Thiếu Lâm Tự phái Đàn Tông dẫn 13 võ tăng phục kích, đánh bại quân Trịnh, cứu Lý Thế Xung, diệt nhà Tùy lập nên nhà Đường. Qua sự kiện này mà Thiếu Lâm Tự được vua Đường ban thưởng hậu hĩnh, đất đai được mở rộng thêm, phong Đàn Tông làm Đại Tướng Quân, phê chuẩn thường xuyên dự bị 500 võ tăng, Thiếu Lâm Tự từ đó công khai tham dự vào chính trị, thanh danh vang tứ phương?.

    Đến các triều đại Tống, Nguyên, Minh, võ tăng Thiếu Lâm Tự chỉ có tăng mà không có giảm. Đặc biệt là vào đời nhà Minh, số lượng võ tăng đã có đến hơn 2000 người. Từ đời vua Gia Tĩnh (Minh) đến đời vua Thành Hóa, trong vòng 100 năm, Thiếu Lâm Tự đã phái hàng chục võ tăng tổ chức nhiều chống quân xâm lược phong kiến Nhật Bản. Trong giai đoạn này, võ tăng Thiếu Lâm đã thể nghiệm được tính chất quan trọng của võ thuật thực chiến. Các giáo đầu Thiếu Lâm khi truyền dạy võ thuật cho tăng nhân chỉ nhấn mạnh đến các chiêu thức thực chiến, không truyền dạy hay quan tâm đến sự mỹ miều, cũng chính là làm cho võ tăng hiểu được ai luyện một cách hoa mỹ thì người đó sẽ chịu thiệt, ai luyện được bản lĩnh thực chiến thì người đó sẽ có kungfu ?ocứng?.



    c) Mối quan hệ thực chiến với các môn phái võ thuật

    Kể từ đời vua Thái Hòa ?" Bắc Ngụy (496), sau khi hòa thượng Tăng Chu thành danh, vào các thời kỳ sau đều có nhiều tăng nhân mới khác, đem võ nghệ của mình vào Thiếu Lâm Tự. Ví dụ như vào năm Đại Nghiệp thứ 20 nhà Tùy, có võ tăng Thần Tú ?" đệ tử của hòa thượng Hoằng Nhẫn, hòa thượng Viên Tĩnh đời nhà Đường, đời nhà Tống có Kim Lăng, thời Ngũ Đại có Ngọc Phong, thời Minh có Tuyết Cư, thời Thanh có Hải Linh?trước khi xuất gia, họ đều là những người có võ công của nhiều môn phái võ khác nhau. Sau khi vào Thiếu Lâm Tự, các hòa thượng này không ngừng giao lưu với các võ tăng khác, có thể nói võ thuật Thiếu Lâm có cơ hội tốt để hấp thu các tinh hoa của võ thuật dân gian, qua đó nâng cao tính thực chiến. Đặc biệt là hòa thượng Phúc Cư thời nhà Tống đã hội tụ 18 đại cao thủ võ thuật trong dân gian đến Thiếu Lâm Tự giao lưu võ nghệ, qua đó ông đã biên soạn ra quyền phổ, tạo điều kiện cho thao lu quyền thuật Thiếu Lâm có thêm đà phát triển



    d) Mối quan hệ thực chiến với cuộc sống thực tại

    Trong đời sống thường ngày, võ thuật mang hai ý nghĩa. Một là, kiện thân, tăng cường sức khỏe, có thể sử dụng chiêu thức, quyền cước hoa mỹ. Hai là, biểu diễn, đem lại sự thưởng thức cao đẹp đối với người xem. Những điều này có thể đem lại niềm say mê của mọi người đối với võ thuật. Nhưng đối với tầng lớp thanh thiếu niên thì đại đa số tập võ là nhằm sử dụng để tự vệ, phòng thân. Nói một cách cụ thể, đó là sử dụng kungfu ?ocứng?, gặp những kẻ hung bạo, đứng trước nguy cơ thiệt mạng mà nếu luyện võ chỉ nhằm mục đích hoa mỹ thì đối phó sẽ trở nên khó khăn. Điều này đã khiến cho những người tập võ thuật Thiếu Lâm quyết tâm khổ luyện bản lĩnh thực chiến.



    2) Quyền đi theo đường thẳng

    Đây là một trong những đặc điểm dễ nhận thấy nhất và cũng là dễ phân biệt nhất giữa phong cách võ thuật Thiếu Lâm với các môn phái võ thuật khác. Nghĩa là mỗi một bài quyền Thiếu Lâm từ khởi thức cho đến thu thức đều luôn duy trì hướng vận động theo một đường thẳng. Kiểu vận động này hết sức có lợi đối với việc gia tốc, qua đó ảnh hưởng tích cực đến thực chiến ( Trong thực chiến, tốc độ được coi là trên nhất).



    3) Phi khúc phi trực (Không cong, không thẳng)

    ?~ Phi khúc phi trực? chủ yếu chỉ đặc điểm thủ pháp. Khi xuất quyền hoặc xuất chưởng tấn công đối phương, yêu cầu cánh tay thẳng mà không thẳng, cong mà không cong, Bởi vì nếu cánh tay thẳng quá thì các mạch, gân, sẽ trở nên căng, không những dễ bị phản công mà còn gây bất lợi khi thu về. Ngược lại nếu cánh tay cong quá thì vừa không có sức mạnh, vừa làm mất đi cự li có thể đánh vào bô vị yếu hại của đối phương. Vì vậy trong quá trình luyện tập trường kỳ, các võ tăng đã đúc kết được kinh nghiệm ?~phi khúc phi trực?, có lợi cho cả tấn công lẫn phòng thủ, linh hoạt vận dụng



    4) Cổn nhập xuất

    ?o Cổn nhập xuất? là chỉ khi xuất quyền hoặc xuất chưởng thì cánh tay cần phải xoay vòng, thể hiện la hoàn kình để tấn công đối phương. Đặc điểm của nó là, mượn đà xoay chuyển, điều khí ở Đan Điền, trợ lực cho cánh tay đánh vào bộ vị yếu hại của đối phương.



    5) Quyền đánh ?ongọa ngưu chi địa?

    ?oNgọa ngưu chi địa? nghĩa là nơi trâu nằm. Đây là chỉ đến phạm vi hoạt động của quyền thuật Thiếu Lâm. Thiếu Lâm quyền không cần những nơi đất rộng mới có thể diễn luyện được mà chỉ cần một phạm vi không gian nhỏ hẹp là có thể thực hiện được. Thiếu Lâm quyền không chịu sự ràng buộc về sân bãi, ở mọi nơi, mọi chỗ đều có thể phát huy được uy lực



    6) Thiền Võ hợp nhất

    Thiếu Lâm Tự là tổ đình của Phật giáo Thiền Tông. Tư tưởng Thiền Tông không những ảnh hưởng đến đời sống của tăng nhân mà còn ảnh hưởng đến phong cách, đặc điểm của quyền thuật Thiếu Lâm. Mỗi một bài quyền Thiếu Lâm đều chứa đựng những triết lý của Phật giáo, coi ?otâm? pháp là chiến thuật phi ?ohình? pháp. Sự vận động của những động tác trong từng bài quyền đều nằm dưới sự chi phối hay trạng thái Thiền định, ví dụ như chắp tay kính lễ , ?oĐồng tử bái Quan Âm?, ?oThiên Địa hợp nhất??


    CÁC HUYNH ĐỌC VÀ CHO Ý KIẾN
  2. thieulam_vietnam

    thieulam_vietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2005
    Bài viết:
    2.121
    Đã được thích:
    1
    Cái này cũng có nhiều tài liệu nói đến rùi. Ngày trước, vào thời nhà Minh bên TQ võ thuật THIẾU LÂM đã phải cải tổ lại sau khi có tướng cầm binh đánh giặc lùn (Nhật Bản) đi ngang qua Thiếu Lâm Tự. Vị tướng cầm binh này (tui không nhớ rõ lắm hình như là Thích Kế Quang thì phải) sau khi xem xong quyền pháp Thiếu Lâm bèn nói "Quyền pháp Thiếu Lâm xưa nay chỉ nổi danh về côn, nhưng nay bị thất truyền mai một nhiều quá" bèn cho 10 vị cao tăng Thiếu Lâm đi theo đoàn quân đánh giặc Lùn để học hỏi thực tế thực chiến của Võ thuật và ứng dụng. Sau này các vị cao tăng ấy đã đem lại sinh khí bài bản thực chiến và thực dụng mới cho Thiếu Lâm và được truyền lại cho hậu thế.
    Mời các bạn viết tiếp.

Chia sẻ trang này