1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Phòng chống không để dịch sốt xuất huyết lan rộng

Chủ đề trong 'Hoạt động xã hội.' bởi minhtung285, 06/10/2014.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. minhtung285

    minhtung285 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/08/2014
    Bài viết:
    49
    Đã được thích:
    0
    Ðến ngày 26-10-2010, toàn TP Ðà Nẵng đã có 54/56 phường, xã tại 7/7 quận, huyện có người mắc bệnh sot xuat huyet, với hơn 3.225 ca, trong đó một trường hợp tử vong ở quận Sơn Trà. Tại Quảng Nam có 2.406 ca, nhiều nhất là ở Hội An, Ðiện Bàn, Núi Thành, Tam Kỳ. Ðây là thời điểm được nhận định SXH đã bùng phát thành dịch, hiện các cấp, các ngành y tế ở địa phương đang nỗ lực điều động nguồn nhân lực để khống chế không để dịch lây lan rộng.

    Phòng chống không để dịch sot xuat huyet lan rộng

    Khoa Nội, Bệnh viện Ða khoa quận Hải Châu, TP Ðà Nẵng cũng ở trong tình trạng quá tải, phòng bệnh có bốn giường, giường nào cũng phải nằm ghép từ hai đến ba bệnh nhân. Tất cả hành lang của bệnh viện cũng được tận dụng làm chỗ nằm, nhiều nhất là sinh viên và trẻ em. Nhiều bệnh nhân phát hiện bệnh muộn, sốt quá cao mới đưa đến cấp cứu, một số ca bệnh nặng phải chuyển lên tuyến trên điều trị, đây cũng là một khó khăn lớn đối với các bác sĩ trong việc điều trị và chẩn đoán bệnh. Chị Nguyễn Thị Việt Hương (trú tổ 12, phường Thuận Phước, quận Hải Châu, TP Ðà Nẵng) có con gái hơn bốn tuổi bị sot xuat huyet, nói: ‘Khi phát hiện cháu sốt cao, gia đình đã đưa đến bệnh viện cấp cứu, bây giờ sức khỏe cháu đã ổn định. Khu vực tổ dân phố tôi ở đã được các cán bộ y tế phun thuốc diệt muỗi, nhưng tuần vừa qua, lượng muỗi xuất hiện vẫn rất nhiều…’. Chị Nguyễn Thị Phượng, 20 tuổi, quê ở Quảng Bình, sinh viên năm thứ nhất Trường cao đẳng Phương Ðông (TP Ðà Nẵng), cho biết: Trong khu vực nhà trọ em ở, có rất nhiều bạn bị sốt, nhiều trường hợp sốt cao hơn 40 độ phải đi cấp cứu…’.

    Tại các khu chung cư Thuận Phước, Thanh Lộc Ðán, các phường Thọ Quang, Khuê Mỹ, Hòa An, Khuê Trung, số ca SXH đang tăng mạnh trong đó có nhiều khu vực đang giải tỏa, tái định cư tại quận Sơn Trà bọ gậy tập trung nhiều tại khu vực nước đọng, khu đất trống đựng phế liệu. Ðội trưởng đội y tế dự phòng quận Sơn Trà, bác sĩ Nguyễn Văn Quang cho biết: Xử lý hóa chất diệt muỗi chỉ làm biện pháp cấp thời, điều quan trọng nhất hiện nay là công tác truyền thông, và sự vào cuộc ráo riết, quyết liệt của các cấp đoàn thể. Làm sao mỗi người dân tự biết phòng, chống dịch bằng cách diệt loăng quăng, bọ gậy, không để có ao tù nước đọng.

    Tìm hiểu về sự gia tăng đột biến của dịch SXH tại Ðà Nẵng, các ngành chức năng cho rằng, nguyên nhân chính là do sự thay đổi về thời tiết, và một phần do ý thức tự phòng, chống của người dân chưa cao. Ở Ðà Nẵng, hiện đã có 233/367 tổ dân phố trên toàn thành phố được phun hóa chất diệt muỗi và có hơn 800 ổ dịch tại các địa phương đã được xử lý. Theo các bác sĩ của Trung tâm Y tế dự phòng TP Ðà Nẵng, dịch SXH bùng phát và tăng mạnh trở lại trong nửa đầu tháng 10, trong đó có đến 70% số ca mắc là học sinh, sinh viên. Ðỉnh điểm của dịch là quận Sơn Trà 245 ca và quận Hải Châu 223 ca. Tại các bệnh viện của các quận, huyện và thành phố, hiện đang tiếp nhận điều trị hàng trăm bệnh nhân, trong đó nhiều ca bệnh nặng phải cấp cứu truyền dịch, nhiều bệnh nhân nhập viện trong tình trạng sốt rất cao, đặc biệt là trẻ em dưới năm tuổi.

    Tại tỉnh Quảng Nam, SXH đã thành dịch bùng phát tại các địa phương như TP Tam Kỳ, Hội An, các huyện Ðiện Bàn, Phú Ninh, Thăng Bình, Ðại Lộc, Núi Thành, Nông Sơn, Quế Sơn, Nam Giang. Theo nhận định dịch tễ, năm 2010 là năm chu kỳ của dịch sốt xuất huyết kể từ năm 2007 đồng thời do thời tiết thuận lợi về khí hậu và nhiệt độ cho muỗi vằn phát triển nên bệnh SXH dễ bùng phát thành dịch tại các khu vực đô thị, đông dân cư. Trước tình hình dịch bệnh diễn biến ngày càng phức tạp, lực lượng chức năng đã tập trung thực hiện các biện pháp như: đẩy mạnh tuyên truyền, điều tra mẫu máu (verter) tại cộng đồng, phun hóa chất xử lý gần 4.000 hộ dân… Ðồng thời phát động dọn vệ sinh đường phố, khơi thông cống rãnh, không tạo điều kiện cho bọ gậy sinh sôi và phát triển. Theo Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Quảng Nam, bác sĩ Võ Quang Lợi, đây là năm chu kỳ (tính từ năm 2007) cho dịch bệnh SXH phát triển mạnh và tình hình dịch bệnh trên cả tỉnh vẫn diễn biến rất phức tạp. Ngành y tế tỉnh Quảng Nam đã triển khai đồng loạt các biện pháp xử lý dịch, như hóa chất diệt muỗi, vận động từng hộ gia đình diệt bọ gậy và phát tờ rơi tuyên truyền; tổ chức các đợt chiến dịch truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng; tổ chức phun hóa chất tại các xã có dịch theo đúng quy định, đồng thời xử lý dứt điểm các ổ dịch tại các huyện Ðiện Bàn, Thăng Bình, Núi Thành và Phú Ninh, tiến hành thu dung điều trị tại các cơ sở y tế không để tử vong.

    Miền trung đang vào mùa mưa. Ðây là những tháng cao điểm của dịch SXH, chính vì vậy, vấn đề được quan tâm nhất hiện nay là việc tăng cường phối kết hợp giữa các ngành y tế với các ban, ngành, đoàn thể. Ðể thực hiện mục tiêu khống chế và ngăn chặn dịch SXH đang tiếp tục lây lan và bùng phát thành dịch trên địa bàn, UBND TP Ðà Nẵng vừa có văn bản đề nghị Bí thư các quận, huyện ủy chỉ đạo, huy động các lực lượng tại địa phương chủ động tổ chức, tham gia các hoạt động nhằm khống chế và ngăn chặn dịch SXH bùng phát trên địa bàn.

Chia sẻ trang này