1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

PHÒNG KHÔNG KHÔNG QUÂN NHÂN DÂN VIỆT NAM - Phần 12

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi aviator007, 11/10/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. lytramphong6789

    lytramphong6789 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2012
    Bài viết:
    609
    Đã được thích:
    8
  2. nguoicamlaividai

    nguoicamlaividai Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/03/2011
    Bài viết:
    5.207
    Đã được thích:
    8.425
  3. evannalynch

    evannalynch Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/01/2008
    Bài viết:
    4.146
    Đã được thích:
    1.242
    Cái đó chỉ là cảnh ghép thôi bác, đoạn thoại cũng vậy. Thực ra theo em được nghe thì tất cả An-26 đều có thể làm nhiệm vụ chuyển tiếp tăng tầm liên lạc, có chiếc còn được lắp đài P832.
  4. pan111

    pan111 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    22/07/2008
    Bài viết:
    357
    Đã được thích:
    8
    Cho em hỏi chiếc này có xuống Cát Bi bao giờ không, dạo này em hay thấy 1 chiếc nhỏ nhỏ kiểu như này đậu trong sân bay mà xa quá chẳng nhìn rõ loại gì :))

    [​IMG]
  5. hoamaiden_ttvn

    hoamaiden_ttvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/04/2011
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0
  6. huyphongvvs

    huyphongvvs Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/12/2011
    Bài viết:
    803
    Đã được thích:
    975
    Trong các chuyến tuần tiễu bay biển có bay thấp ghé đảo của Su-C và Su-D, thì thường đơn vị không quân tổ chức bay tuần tiễu bố trí thêm 1 chiếc An-26 chuyển tiếp chỉ huy để đảm bảo thông suốt thông tin chỉ huy trong dải sóng FM (MB&ДМВ) từ tốp bay thấp với đài chỉ huy bay ở căn cứ sân bay.

    Ở dải sóng FM này, việc truyền thông tin dạng thoại và dữ liệu được thực hiện theo đường nhìn thẳng và cự li truyền giới hạn theo độ cao của máy bay. Ví dụ các đài vô tuyến FM của Su-C/D chỉ có cự li truyền tối đa 350km tới đài vô tuyến mặt đất hoặc 500km tới đài vô tuyến hàng không khi bay ở độ cao 10.000m, khi xuống độ cao 5000m cự li chỉ còn 250km, xuống độ cao 1000m cự li truyền chỉ còn 120km và khi bay sát nóc đảo STT như hôm rồi thì cự li truyền chỉ còn hơn 70km. Muốn truyền tự động dữ liệu tham số bay của tốp tuần tiễu về đài chỉ huy thì cần phải có máy bay chuyển tiếp liên lạc vô tuyến. Các đài liên lạc vô tuyến dải sóng FM còn được gọi là đài thông tin chỉ huy.

    Ngoài ra, cả An-26 lẫn tốp Su-C/D đều có đài vô tuyến sóng ngắn AM (КВ) truyền vượt tuyến nhìn ở cự li từ 1000km tới 1500km dùng riêng cho kênh báo cáo/chỉ lệnh thoại.

    Giống như ở Su-C/D, máy bay An-26 cũng có 3 đài liên lạc trong tổ hợp liên lạc vô tuyến: 2 đài vô tuyến dải sóng FM R-863L1/2 phục vụ liên lạc vô tuyến thoại/dữ liệu và 1 đài vô tuyến dải sóng ngắn AM tầm xa Mikron phục vụ liên lạc vô tuyến thoại. Ở một số An-26 chuyển tiếp chỉ huy, đài R-863L1 được thay bằng đài R-832M thu phát dữ liệu được mã hóa.

    Ở bức hình chiếc An-26 số hiệu 248 (nguồn xairforces.com), anh Huyphong sẽ giới thiệu cho các tồng chí vị trí các ăng ten đài liên lạc vô tuyến tầm xa và đài thông tin chỉ huy:
    [​IMG]
    Chóp trên cùng đuôi đứng được ốp vật liệu không cản sóng màu trắng sữa là ăng ten của đài liên lạc vô tuyến dự phòng dải sóng FM R-802V; dây trời nối từ chóp đuôi tới phần đầu (khoang 6) máy bay là ăng ten đài liên lạc vô tuyến tầm xa dải sóng AM Mikron; ăng ten dao vô hướng gần neo dây trời Mikron là ăng ten của đài vô tuyến dải sóng FM R-863L1 (hoặc R-832M); 2 ăng ten dao vô hướng dưới bụng máy bay là của đài vô tuyến dải sóng FM R-863L2 dùng chung với hệ thống la bàn vô tuyến ARK-UD.
  7. pvnaf

    pvnaf Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    535
    Đã được thích:
    2
    Em thấy chiếc 248 rất ít bay ngoài HN, không biết nó còn hoạt đông không. Chiếc 267 thì thường xuyên bay ngoài Hà Nội và Sài Gòn, chiếc này giống như chiếc 248 trong hinfh là An-26RT, với đặc điểm khác biệt là dây anten trời và trang bị thêm 3 anten dao dưới bụng (tổng 4 anten).

    Ảnh của em nó...

    Tại HN
    [​IMG]

    [​IMG]

    Tại SG
    [​IMG]

    [​IMG]


    Em thì không rõ cụ thể về khả năng trang thiết bị cụ thể của An-26 của Việt Nam, nhưng theo thông số kỹ thuật, chỉ có An-26RT có trang bị đài thu phát radio VHF và UHF mới có thể chuyển tiếp tín hiệu.

    Như bác huyphong nói và cũng như trong hình, những chiếc được trang bị đài radio thu phát sóng đường dài có đặc điểm nhận dạng của nó là một dây anten trời nối từ đuôi cánh đến đầu và có thêm 3 anten hình lưỡi dao ở phía dưới bụng. Anten là phần tối quan trọng của thiết bị thu phát, không có anten hữu hiệu thì không thể thu phát xa ngoài đường chân trời được. Đặc biệt quan trọng với những anten đường dài dùng băng tần HF, thông thường đài radio này phải dùng loại dây dài để đảm bảo thu phát xa...

    Ngoài anten dây trời, hình ở trên có thể giúp bác nhìn thấy An-26RT có thêm 3 anten dao dưới bụng (tổng 4 anten dao bụng), trong khi đó An-26 vận tải thường chỉ có 1 anten dao dưới bụng. Các bác so ảnh chụp dưới bụng của chiếc 248 và 267 sẽ thấy rõ khi so với những chiếc khác.

    Về anten dao gần dây anten trời thì An-26 nào cũng có, có lẽ như bác huy phong nói nó là anten cho đài vô tuyến liên lạc FM R-863L 1/2. Đây là anten và đài chuẩn cho tất cả An-26 ở VN.


    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Không rõ bác huyphong tìm ảnh 248 ở đâu và chụp vào thời gian nào. Vì em vừa kiểm tra lại ảnh của chiếc An-26 KQNDVN gần đây... trước đây em cũng đã dò tất cả các ảnh An-26 của VN để xem chiếc nào là chiếc An-26RT tuy nhiên chỉ thấy duy nhất em 267 là có trang bị các anten hữu hiệu... và không thấy em 248 có khả năng chuyển tiếp thông tin vì không thấy có các anten dây trời và 2 anten dao bổ sung dưới bụng (phía dưới ngay sau cửa trước).

    Ảnh An-26 248 gần em thấy nó không còn anten dây trời và 2 anten dao thêm dưới bụng. Không rõ điều gì xẩy ra với em nó? Hay khi bảo dưỡng theo niêm hạn người ta đã hoán cải nó thành máy bay vận tải thông thường.

    Nhìn kỹ lại em thấy chiếc 248 trước đây là máy bay chuyển tiếp tín hiệu nhưng giờ đã bị tháo dẫy và bẻ 2 anten...song song nhau dưới bụng phía sau cửa trước. Vết tích của tính năng máy bay chuyển tiếp vẫn còn là sự sót lại của 1 anten dao phía đầu mũi bên tay phải phi công trước cửa máy bay.... :D

    Giả định: Có lẽ em nó đã bị tháo bỏ chức năng chuyển tiếp do thiết bị hỏng... hoặc dồn vào thay thế cho chiếc 267.

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]
  8. huyphongvvs

    huyphongvvs Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/12/2011
    Bài viết:
    803
    Đã được thích:
    975
    Chiếc An-26 số hiệu 248 chỉ có 2 ăng ten dao dưới bụng dùng chung giữa đài R-863L2 với đài tìm cứu ARK-UD, còn ở chiếc An-26 số hiệu 267 có 4 ăng ten dao dưới bụng vì nó tách bạch 2 ăng ten của đài R-863L2 với 2 ăng ten đài tìm cứu ARK-UD bố trí ở phía bụng ngay trước và sau cửa trước bên phải máy bay. Chiếc 267 là máy bay tìm cứu phi công hay máy bay gặp nạn hoặc bất kì đối tượng nào được trang bị đài vô tuyến cấp cứu R-855U. Ngoài 2 ăng ten dao vô hướng dưới bụng, đài ARK-UD còn có 1 ăng ten vòng (giống chụp đèn sơn màu xám ngay bụng máy bay) để định vị hướng nguồn phát đài R-855U ở cự li tối đa khoảng 75km.

    Chiếc 248 thiếu dây trời có thể do đã tháo đài liên lạc vô tuyến tầm xa Mikron, nhưng nó chỉ có 2 ăng ten dao dùng chung giữa đài R-863L2 và đài ARK-UD.
  9. suhomang

    suhomang Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/05/2012
    Bài viết:
    15.659
    Đã được thích:
    1.839
    Khi nào bé này về thì không phải lo đến vấn đề đó nữa;))

    [YOUTUBE]AMFQH1tVv-A[/YOUTUBE]
  10. lytramphong6789

    lytramphong6789 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2012
    Bài viết:
    609
    Đã được thích:
    8
    Em tưởng Mk2 chứ.

Chia sẻ trang này