1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

PHÒNG KHÔNG KHÔNG QUÂN NHÂN DÂN VIỆT NAM - Phần 12

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi aviator007, 11/10/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. suhomang

    suhomang Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/05/2012
    Bài viết:
    15.659
    Đã được thích:
    1.839
    Su -27 SK mới sơn lại bác ạ [:D]
  2. MMichelHung

    MMichelHung Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/12/2009
    Bài viết:
    7.599
    Đã được thích:
    7
    xoa
  3. SKVN

    SKVN Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    19/06/2012
    Bài viết:
    3.522
    Đã được thích:
    2.884
  4. suhomang

    suhomang Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/05/2012
    Bài viết:
    15.659
    Đã được thích:
    1.839
    Sao phải buồn bác @SKVN hay bác buồn vì hàng thay em nó là của tư bản ?:-ss
  5. SKVN

    SKVN Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    19/06/2012
    Bài viết:
    3.522
    Đã được thích:
    2.884
    @suhomang

    À thì mấy cánh chim quen thuộc rồi sẽ đến lúc về hưu và bị thay thế nên buồn tí ấy mà [:D] Có hàng mới thì tốt, xá gì hàng Gấu hay tư bản đâu bác [:D]
  6. suhomang

    suhomang Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/05/2012
    Bài viết:
    15.659
    Đã được thích:
    1.839
    Em vẫn mong đợt này trong số hàng mới , Dùng để thay thế mấy em AN-26 sẽ có em mang theo cái mâm trên lưng bác ạ :-*
  7. pvnaf

    pvnaf Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    535
    Đã được thích:
    2

    Em không thạo lắm về vô tuyến điện, hiện đang bập bẹ sơ đẳng với món này phục vụ sở thích chụp ảnh hàng không. Tuy nhiên, em không hiểu lắm các giải thích của bác về đài truyền tin trên máy bay Su-C/D và máy bay An-26, đó là "đài vô tuyến sóng ngắn AM" và "đài vô tuyến dải sóng FM".

    Theo em hiểu nôm na, FM và AM là phương thức truyền sóng hay cách truyền sóng chứ không phải là dải tần hay bước sóng. Do vậy em ko hiểu rõ lắm về cách phân loại đài như trên của bác. Mong bác giải thích rõ hơn...

    Khi nói đến dải tần và bước sóng hay nói về đài truyền song, hình như người ta dùng HF, VHF và UHF. Bác nói "đài sóng ngắn AM truyền vượt tuyến" có thể truyền xa trên 1000km thì em hiểu đó là đài HF, sử dụng bước sóng ngắn hoặc trung từ 10m - 1000m. Với các đài HF thì có thể phát xa toàn thế giới (nếu có đủ công suất và anten hữu hiệu) do sự phản xạ của tầng điện ly. Vì thế khi bác Huyphong nói đài liên lạc được xa 1000km hoặc hơn em hiểu là đài HF. Đài này tuy phát xa nhưng rất khó khai thác do dễ bị nhiệu và bị gây nhiêu. Tuy nhiên được trang bị loại máy thu phát này cũng chứng tỏ sự ưu việt về bay đường dài do có hệ thống truyền tin vượt tầm nhìn của Su-C/D.

    Bác huyphong cung giải thích giúp em về "các đài vô tuyến dải sóng FM còn được gọi là đài chỉ huy"... về dải tần sử dụng và hình thức phát sóng. Theo em hiểu nôm na thì bác nói tới sóng cực ngắn VHF (Victor) hay UHF (Uniform), thường có bước sóng 10cm-10m.... Thông thường đối dải tần này thì có dải tần airband (dải tần dành cho hàng không) có 2 dải tần VHF cho hàng không dân dụng và dải tần UHF cho hàng không quân sự. Theo em nghĩ đài chỉ huy chắc sẽ dùng dải tần UHF có mã hóa cho các hoạt động quân sự, còn các hoạt động thông thường sử dụng dài tần chung với hàng không dân dụng VHF.

    Về phương thức truyền sóng AM hay FM, thì em thấy đa phần dải tần HF để truyền xa thườngsử dụng sóng AM. Đối với dải tần hàng không sử dụng VHF hoặc UHF, người ta cũng quy định sử dụng sóng AM cho cả 2 băng tần này. Ở đây, bác huyphong nói đến đài FM cho đài chỉ huy thì em thấy khá đặc biệt. Thông thường, sóng FM thường dùng cho các đài mặt đất, liên lạc mặt đất... hay co lẽ vậy mà người ta dùng FM, không dùng AM. Mong bác giải thích rõ hơn cho em vấn đề này được không... như dải tần sử dụng.

    Em mong bác huyphong giải thích giúp em về mặt LÝ THUYẾT các thông tin ở bác nêu ở trên về các đài. Thực ra kiến thức về vô tuyến điện của em cực kỳ hạn chế ở mức bắt đầu. Vì vậy, em chỉ mong muốn được học hỏi và khai thông những thắc mắc của em, không hề có ý hỏi thách thức hay khó. Bác huyphong là người có nhiều kiến thức về khoa học quân sự và thực tiễn, kính mong bác giải nghĩa và đáp cho em những thông tin này.

    Trên đây em có gì sai thì mong các bác giải thích và sửa cho em, cá nhân em cũng đang bập bẹ nhai cái món Hobby Radio Ham này, có điều em là dân văn phòng không phải dân kỹ thuật thành ra nhai mấy cái lý thuyết này khó quá...

    Như bác huyphong giải thích, em xin phép hiểu thế này không biết có đúng không. Máy bay RT số hiệu 267 có 4 anten dao... trong đó (1) 1 anten phía bên phải phi công và ở phía trước cửa trước của máy bay là anten ARK-UD cho cứu hộ; (2) phía dưới anten đó theo chiều máy bay là 1 anten bên phải phi công và nằm ở phía sau cửa trước máy bay là anten cho đài ARK-UD cứu hộ tiếp; (3) Song song với anten số (2) và nằm ở phía bên trái phi công là anten của đài R-863L2; (4) anten dưới cùng nằm chỗ giữa 2 động cơ (anten tiêu chuân của tất cả An-26) là anten khác của đài R-863L2. Theo em hiểu như vậy có đúng không bác Huyphogn?

    Nếu như vậy, với máy bay An-26 thường, em chỉ thấy có 1 anten dao ở phần giữa 2 động cơ... thì có lẽ đó là anten cho đài R-863L2.

    Với chiếc 248, còn sót lại 1 anten ở bên phải phi công phía trên cửa trước, em hiểu là anten đài ARK-UD dành cho thu thập thông tin định hướng cứu nạn cứu hộ. Và 1 anten tiêu chuẩn R-863L2 nằm giữa 2 đọng cơ.

    Cảm ơn bác Huyphong nhiều. Như vậy đã giúp em thông không những về sự khác biệt của máy bay An-26 thường và An-26RT, mà còn giúp em hiểu được vị trí của các anten và các đài trên đó. Cảm ơn bác nhiều.



    =====

    Em đọc cuốn sách của Gordon Yefim về Antonov An-24/26/30 có nói về An-26RT phiên bản Retranslyator được trang bị hê thống truyền tiếp thông tin Inzheer ở đằng sau. Bác huyphong có thể giúp giải thích về hệ thống này bao gồm những đài gì và hình ảnh của nó thực tế ra sao được không. Mấy cái tìm bằng tiếng Anh không có.

    Xin cảm ơn bác. Em nghĩ máy bay AN-26 săp nghỉ hưu thành ra mấy cái này không nghiên cứu bây giờ thì sau này cơ hội tìm hiểu về nó càng khó. Cảm ơn bác.
  8. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    18.278
    Đã được thích:
    26.586
    Sư cụ chém gió sang tận đây cơ à? Thời điểm này chưa cần đến mâm đâu sư cụ khi mà chén bát còn chưa ra đôi ra đũa chi sất. TCĐT không phải bao giờ cũng nhất định cần mấy cái mâm đao to búa lớn nớ. Quan trọng là giải pháp. Chuyển tiếp FM dùng trong thời bình do không thể bật AM lên được. Vậy nó chưa phải là chuyện sống còn. Còn hàng đồng thứ phải lo và quan trọng nhất là trong TCĐT cần tính đồng bộ cao.
  9. suhomang

    suhomang Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/05/2012
    Bài viết:
    15.659
    Đã được thích:
    1.839
    Chém gì đâu ,là tại đang lo vụ chuyển tiếp liên lạc nên mới có đề xuất đó ;)) Thì bây giờ đã chiến đâu ? nếu có nó vào thời điểm hiện nay thì tốt hơn chứ nhỉ vì ta có thời gian tìm hiểu để rút kinh nghiệm xem nó thế nào , vì trong tương lai không xa chúng ta rất cần có một vài em như vậy bác ạ [r24)] còn như nói về trang thiết bị của ta thì binh chủng nào chả thiếu nếu so với nhu cầu cần có hiện nay ,cái này phải từ từ thôi lấy đâu ra xiền một lúc thím nhể [:D]
  10. huyphongvvs

    huyphongvvs Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/12/2011
    Bài viết:
    803
    Đã được thích:
    975
    Anh Huyphong làm biếng nói vắn về mấy cái đài vô tuyến đó thôi. Nói đài liên lạc vô tuyến dải sóng AM/FM là nói chế độ điều chế biên độ (AM) tín hiệu sóng mang với bước sóng ngắn (КВ) và điều chế tần số (FM) tín hiệu sóng mang với bước sóng cực ngắn (MB&ДМВ). Dải tần số làm việc của các đài này là dải tần số quân sự. Đài chỉ huy vì nó phục vụ thu phát liên lạc vô tuyến ở kênh thông tin chỉ huy có thể có mã bảo mật hoặc không.

    Về cách bố trí ăng ten của chiếc 267 như thế đúng rồi, còn chiếc 248 chỉ có 2 ăng ten đài R-863L2 nguyên thủy vậy thôi chứ không có vụ bẻ bớt.

    Nếu các tồng chí hay chụp An-26 trên đê thì nên để ý thêm 1 số loại ăng ten nữa cho dễ phân biệt:

    Trên lưng chiếc 268 này có mấy cái ăng ten: 2 bên gốc cánh có 2 dải sơn màu xám là các ăng ten vô hướng của la bàn vô tuyến ARK-11 số 1 (trái) và la bàn vô tuyến số 2 (phải); trên hình quốc kì ở đuôi đứng có 1 dải màu xám là ăng ten đài trả lời máy bay SO-69
    Hai bên chóp đuôi và sau mũi chụp ra đa của chiếc 248 là 4 ăng ten thu của đài cảnh báo chiếu xạ SPO-10
    Dưới bụng chiếc 267 này có 2 ăng ten thu phát ẩn trong vỏ máy bay của đài đo cao vô tuyến RV-4 (1 ăng ten ngay trước ăng ten khung có nắp chụp màu xanh xám của đài tìm cứu ARK-UD và 1 chiếc khác phía sau ăng ten đài thu chỉ chuẩn MRP-56P); ăng ten màu xám nhạt hình chữ nhật ẩn trong vỏ máy bay của đài thu chỉ chuẩn MRP-56P bố trí ngay phía sau ăng ten khung có nắp chụp màu xanh xám của đài tìm cứu ARK-UD; 1 ăng ten khung ẩn trong vỏ máy bay của la bàn vô tuyến ARK-11 số 1 nằm sau ăng ten thu của đài đo cao vô tuyến RV-4, còn 1 ăng ten que chạy dọc lườn phải phía dưới bụng máy bay là của la bàn vô tuyến ARK-11 số 2.
    Ngoài ra, phần cửa đuôi dưới bụng chiếc 267 có 2 thanh ray ở 2 bên dưới thân máy bay và 1 đoạn dây tời nằm chính sống bụng máy bay dùng để trượt cửa đuôi máy bay về phía bụng khi cần lên hay dỡ hàng bằng xe nâng.

Chia sẻ trang này