1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

PHÒNG KHÔNG KHÔNG QUÂN NHÂN DÂN VIỆT NAM - Phần 12

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi aviator007, 11/10/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. igansanzenin

    igansanzenin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/10/2014
    Bài viết:
    6.505
    Đã được thích:
    3.990
    có bắn hàng tự trồng của VT ko mấy cụ?
  2. tiemkich

    tiemkich Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2015
    Bài viết:
    4.409
    Đã được thích:
    5.486
    VT có chế tên lửa đâu mà bắn, vác mấy cái rada lên thôi
  3. karate_hn

    karate_hn Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/06/2012
    Bài viết:
    3.646
    Đã được thích:
    422
    Các bác cho hỏi máy bay An-2 được khởi động như thế nào ạ? Xem trên youtube thấy họ cho chạy máy gì đó trên máy bay rồi mới cho động cơ khởi động. Cám ơn các bác.
  4. meo-u

    meo-u Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2011
    Bài viết:
    4.710
    Đã được thích:
    4.111
  5. meo-u

    meo-u Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2011
    Bài viết:
    4.710
    Đã được thích:
    4.111
    Lâu lâu mới thấy Đít Vịt đăng bài chuẩn xác. Hệ thống phòng không hiện đại rất tốn kém mà hiệu quả chẳng là bao.
    Bất cứ nước nào chỉ dựa vào hệ thống phòng không là thua thảm.
    Phải kết hợp giữa máy bay chiến đấu và hệ thống phòng không mới chống lại được đối phương. Trong đó máy bay có khả năng cường kích tấn công trả đũa phải được chú trọng.
    Cứ nói Trung Đông đánh kém. Nhưng rõ ràng bên phòng thủ cũng có đủ chủng loại TLPK từ tầm xa, tầm trung, tầm gần nhiều lớp bảo vệ. Không dùng ra đa thì cũng dùng hồng ngoại. Vậy mà vẫn thua thảm.
    Bên ta thì năm 1972 TLPK cũng mất tới 7 tháng tịt ngòi. Nếu đánh nhau đại chiến như bên Trung Đông thì thua tới vài lần vẫn chưa đủ kinh nghiệm khắc phục được.
    Một nhược điểm nữa là bên dùng TLPK quá phụ thuộc vào các ra đa cảnh giới tầm xa. Mà các ra đa này lại cồng kềnh, phải đặt trên các điểm cao hẻo lánh để bao quát các phương tiện bay thấp luồn lách giữa khe núi...Lại là mục tiêu ngon ăn cho đặc nhiệm và các nhóm nổi dậy. Chưa kể tới không quân đối thủ.
    Nếu không có ra đa cảnh giới tầm xa thì hệ thống TLPK không đủ thời gian phản ứng với các trận không kích. Đằng nào cũng chít.
    http://baodatviet.vn/quoc-phong/bin...oai-vu-khi-kem-hieu-qua-nhat-3341194/?paged=2
    Tên lửa phòng không, loại vũ khí kém hiệu quả nhất?
    Xin được tiếp tục chủ đề tên lửa phòng không, nhưng từ góc nhìn của một tác giả khác (thoạt đầu có cảm giác như chúng sẽ mâu thuẫn với nhau) - nếu bài của A.Khramchikhin chủ yếu nói về những “thành tích” của các tổ hợp tên lửa phòng không, thì bài của vị chuyên gia quân sự Nga này – Oleg Kupstov lại về những nhược điểm của các hệ thống đó trong các điều kiện tác chiến hiện đại, xin tiếp tục giới thiệu để bạn đọc tham khảo.

    [​IMG]
    Bài này của Oleg Kuptsov cũng đăng trên “Bình luận quân sự” Nga ngày 21/7/2017. Sau đây là nội dung bào báo:

    Do cự ly sử dụng các loại vũ khí hàng không tăng mạnh và cùng với đó là sự phát triển mạnh mẽ của tên lửa có cánh cùng các chiến thuật, thủ đoạn tăng khả năng sống sót cho các máy bay chiến đấu nên hiệu quả tác chiến của các phương tiện phòng không giảm rất mạnh.

    Trong 35 năm trở lại đây, tất cả kết quả sử dụng tác chiến của các tổ hợp tên lửa phòng không cho thấy hiệu quả tác chiến cực kỳ thấp của loại vũ khí này (gần đến ngưỡng vô dụng).

    Trong 100% các trường hợp, các chiến sỹ phòng không không những đã không bảo vệ được không phận, mà còn không thể đánh trả được lực lượng không quân tấn công. Mặc dù đấy là những hệ thống cực kỳ phức tạp và đắt tiền với những tính năng được công bố rất hoành tráng - giá tiền của “chỉ một cột ăng ten” cũng đã bằng giá của cả một biên đội máy bay tiêm kích.

    Nhưng kết quả thì như thế nào?

    Máy bay ném bom và các phương tiện tấn công đường không đã “là đi là lại” các trận địa của tổ hợp tên lửa phòng không như xe lu, tiêu diệt các mục tiêu được các hệ thống có vẻ như là mạnh nhất và hiện đại nhất bảo vệ mà không hề bị trừng phạt.

    Thường thì phản ứng của đại diện các cụm (phòng không) mặt đất và bộ tư lệnh phòng không là nhún vai và đổ lỗi cho nhiễu, địa hình đồi núi và độ cong của Trái Đất. Radar không thể nhìn thấy mục tiêu ở ngoài đường chân trời – đấy không phải là chế độ làm việc của radar.

    Tuy nhiên, vấn đề là ở chỗ “chế độ này” lại là chế độ làm việc khi lên kế hoạch công kích bằng tên lửa có cánh và máy bay tiêm kích đa năng thế hệ bốn có thể bay ở độ cao cực thấp, tấn công mục tiêu bằng vũ khí chính xác cao, tức loại vũ khí mà để sử dụng nó các máy bay tiêm kích nói trên không cần phải trực tiếp bay trên mục tiêu.

    Trong những điều kiện như vậy, những tuyên bố hùng hồn về “những tính chất độc nhất vô nhị” của các hệ thống phòng không – những tổ hợp mà ngay sự hiện diện của chúng cũng khiến “kẻ thù” phải khiếp sợ và “buộc kẻ xâm lược phải từ bỏ kế hoạch tấn công”, không là gì khác hơn là những lời ba hoa không có luận chứng thuyết phục.

    Vấn đề thậm chí không phải ở chỗ “những khả năng có một không hai”, mà còn ở tính hợp lý của việc đầu tư tiền bạc để thiết kế những loại vũ khí đắt đỏ như vậy trong khi chúng chắc chắn sẽ là loại vũ khí bị tiêu diệt ngay từ những phút đầu của một cuộc chiến.

    Ví dụ không phải tìm ở đâu xa.

    Chiến dịch “Medvedka -19”, năm 1982.

    Con số 19 (trong tên chiến dịch) – đó là số lượng các tiểu đoàn tên lửa phòng không bố trí tại phía Đông Li Băng.

    15 tiểu đoàn tên lửa phòng không cơ động “Kvadrat”, 02 tiểu đoàn tên lửa phòng không S-75 và 02 tiểu đoàn S-125 cố định được tăng cường 50 pháo cao xạ tự hành “Shilka”, 17 đại đội pháo phòng không và 47 tiểu đội tên lửa phòng không vác vai “Strela-1”. Mật độ các phương tiện phòng không dày đặc nhất từ trước đến nay trong tất cả các cuộc xung đột quân sự đã từng xảy ra.

    Mặc dù có 3 tầng yểm hộ lẫn nhau, cụm phòng không “bất khả chiến bại” này đã chấm dứt sự tồn tại ngay trong này đầu chiến tranh mà không gây cho không quân đối phương một thiệt hại đáng kể nào.

    Chiến dịch "El Dorado Canyon”, 1986

    Không phận Tripoli (thủ đô Lybia) được 60 tổ hợp tên lửa phòng không Crotale của Pháp, 07 tiểu đoàn S-75 (42 tổ hợp phóng), 12 tổ hợp S-125 chuyên tiêu diệt các mục tiêu bay thấp (42 tổ hợp phóng), 03 tiểu đoàn tên lửa phòng không cơ động “Kvadrat” (thêm 48 tổ hợp phóng nữa), 16 tổ hợp tên lửa phòng không cơ động “Osa”, đấy là còn chưa kể đến các tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa S-200 “Vega” bố trí trên lãnh thổ Lybia (24 tổ hợp phóng).

    Cụm không quân tấn công tấn công gồm 40 máy bay đã đột phá vào tất cả các mục tiêu được xác định từ trước, chỉ duy nhất 01 máy bay ném bom bị lực lượng phòng không bắn hạ (ít nhất là hơn 30 năm trôi qua những vẫn chưa tìm thấy thêm mảnh xác máy bay nào khác).

    Độ chính xác của các đòn tấn công ban đêm không cao. Nhưng điều đáng ngạc nhiên nhất lại ở chỗ khác. 40 máy bay gầm rú, ném bom suốt đêm trên bầu trời thủ đô Lybia. Nhưng không hề bị trừng phạt, cứ như là Lybia hoàn toàn không có lực lượng phòng không.

    Chiến dịch “Bão táp sa mạc”, 1991

    Ngắn gọn về điều quan trọng nhất - không quân của lực lượng đa quốc gia ném bom tại bất nơi nào, vào bất kỳ thời diểm nào và có thể ném bao nhiêu tùy thích mặc dù Iraq sở hữu đầy đủ các kiểu loại phương tiện phòng không do Liên Xô sản xuất và còn có thêm các radar và tổ hợp tên lửa phòng không “Roland” của Pháp.
    Với một số lượng phương tiện phòng khổng lồ mà ngay cả các nước phát triển nhất trên thế giới cũng phải ghen tỵ . Theo đánh giá của Bộ Tư lệnh Mỹ, hệ thống phòng không Iraq có tính tổ chức rất cao và có hệ thống radar phát hiện mục tiêu phức tạp bảo vệ những thành phố và các mục tiêu quan trọng nhất trên lãnh thổ nước này.

    Dĩ nhiên, ngay trong đêm đầu tiên, tất cả đã trở về gần như con số không.

    [​IMG]
    Trong những ngày đêm tiếp theo, không quân đồng minh muốn làm gì trên bầu trời Iraq thì làm. Những gì còn lại của hệ thống phòng không Iraq – là tất cả những gì còn có thể sót lại.

    Và cũng không nhiều. Chỉ trong vòng 6 tuần trong “cuộc chiến tranh siêu âm”, trong một số giai đoạn riêng biệt (phòng không Iraq) đã hạ được 46 máy bay chiến đấu, phần lớn trong số đó không phải là nạn nhân của tổ hợp “Kvadrat“ đáng gờm, mà là nạn nhân của súng máy phòng không cỡ lớn và tổ hợp tên lửa phòng không vác vai.

    Bộ Quốc phòng Liên Xô dẫn ra một số liệu khác– 68 máy bay bị bắn rơi (kể cả những tổn thất trong các trận không chiến).

    Nhưng trong bất kỳ trường hợp nào thì tỷ lệ (máy bay bị bắn hạ trên số lần xuất kích tác chiến) cũng nhỏ < 1/1.000 đối với 144.000 chuyến xuất kích tác chiến của các máy bay chiến đấu lực lượng đa quốc gia. Kết quả yếu kém một cách đáng ngờ của Lực lượng phòng không của một đất nước vốn được xếp vào tốp năm quốc gia có tiềm lực quân sự mạnh nhất thế giới.

    Chiến dịch Allied Force, ném bom Serbia, 1999

    Trong trang bị của Nam Tư có 32 tiểu đoàn tên lửa phòng không (20 tiểu đoàn S-125 đã lạc hậu và 12 tiểu đoàn tên lửa phòng không hiện đại “Kub-M”), gần 100 tổ hợp cơ động (vác vai) “Strela-1” và “Strela-10”, nhiều tổ hợp tên lửa phòng không vác vai khác và pháo phòng không.

    Dĩ nhiên, tất cả những cái đó cũng không có ích gì cho người Serbia. Vụ việc ầm ỹ gây chú ý duy nhất xảy ra vào ngày đêm thứ ba của cuộc chiến trên bầu trời Belgrad: một chiếc “tàng hình” F-117 đã bị rơi.

    Sự kiện này đã làm nức lòng các chiến sỹ bộ đội phòng không trên toàn thế giới. Tuy nhiên, nó lại không hề gây ảnh hưởng gì tới diễn biến chiến dịch và kết cục của cuộc xung đột. Người Mỹ và các đồng mình đã ném bom san phẳng tất cả nơi nào và những gì họ muốn.

    Theo số liệu của Bộ Tư lệnh NATO, các máy bay của Liên quân đã thực hiện 10.484 lượt ném bom.

    Tại sao người Serbia lại có thể hạ được “tàng hình” (F-117), nhưng lại không hạ được các máy bay khác “đơn giản hơn” và những mục tiêu có số lượng đông đảo hơn kiểu như “F-15 và F-16” ? Câu trả lời về “tàng hình“ cũng đơn giản như câu hỏi: đó là một thành tích ngẫu nhiên.

    Chiến lợi phẩm thứ hai và cũng là cuối cùng đã được xác nhận của hệ thống phòng không Serbia là chiếc F-16 “Block 40” cất cánh từ căn cứ không quân Aviano. Những mảnh đuôi của cả 2 máy bay này đã được trưng bày cho tất cả mọi người chiêm ngưỡng tại Bảo tàng không quân ở Belgrad.

    [​IMG]
    Ngoài ra không còn tìm thấy mảnh xác máy bay nào khác. Một tên lửa “Tomahawk” gẫy và 2-3 chiếc máy bay không người lái hạng nhẹ. Và đấy là kết quả “chiến đấu” của 32 tiểu đoàn tên lửa phòng không.

    Có thể viện lý do - các tổ hợp tên lửa phòng không này không phải là hiện đại nhất? Thế thì sao! Không quân NATO cũng không phải gồm toàn các máy bay “tàng hình” mới nhất. Trong số các máy bay đối phương có rất nhiều các “cụ máy bay” cùng lứa với tổ hợp tên lửa phòng không “Kub”.

    Lấy ví dụ cụ thể, người Hà Lan bay trên F-16A (và có 1 trận không chiến thắng lợi), tức là biến thể cũ nhất của F-16 với rất nhiều nhược điểm. Chiếc F-16 “Block 40” bị bắn rơi đến thời điểm đó cũng được cho là loại máy bay đã lạc hậu. Còn trong chiến dịch này Không quân Ý sử dụng những “con khủng long” kiểu như F-104 “Starfighter ”.

    * * *

    Sau chiến dịch ném bom Serbia, trong lịch sử phòng không đã có một thời kỳ “ngừng bắn” kéo dài 15 năm. Tất cả các chiến dịch tấn công từ đầu những năm 2000 đều được tiến hành mà không phải đối mặt với sự đánh trả từ mặt đất.

    Nhưng cũng trong thời gian đó người ta cũng đã kịp “sáng tác” rất nhiều huyền thoại về những lính phòng không dũng cảm đã vít cổ hàng chục máy bay trên bầu trời Iraq và Nam Tư, chủ yếu là “những huyền thoại” về các máy bay “tàng hình” bị bắn rơi.

    Và đây, xin chào một thời đại mới. Thời đại của những tổ hợp hàng không kỳ diệu, của tên lửa đã trở nên thông minh “Tactical Tomahawk”, của những quả bom bay hàng chục km và những thủ pháp tiến hành các cuộc không chiến mới.

    Để đáp trả - các tổ hợp tên lửa phòng không thế hệ mới trên mặt đất. Với những khả năng tự động hóa cao độ và nhiều tính năng mới. Những “Pantsir” không thể chọc thủng và những “S-400 không đối thủ ngang tầm trên thế giới” có thể bắn rơi tất cả và ngay lập tức (như cách nói thông dụng hiện nay – ngay và luôn) những mục tiêu ở cự ly hàng trăm km.

    Vòng đấu đầu tiên đã kết thúc với thắng lợi nghiêng về các phương tiện phòng không. Tổ hợp tên lửa Nga được điều đến Syria “Pantsir S-1” đã bắn hạ chiếc máy bay trinh sát “Phantom” của Thổ Nhĩ Kỳ. “Pantsir” đã biến “ông già Phantom” Thổ Nhĩ Kỳ thành sắt vụn .
  6. MGO

    MGO Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/06/2017
    Bài viết:
    179
    Đã được thích:
    46
    Nhớ có lần bác MMichelHung nói rằng những hệ thốn pk thế giới hiện nay áp dụng nguyên lý cũ rích trong khi vũ khí chống lại nó thì ngày càng hiện đại
    onggiaogia thích bài này.
  7. igansanzenin

    igansanzenin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/10/2014
    Bài viết:
    6.505
    Đã được thích:
    3.990

    bài viết cực kỳ phiến diện, so sánh thì khập khiễn, cái vụ klub tàn sát máy bay israel thì ko nêu vô, thời bây giờ máy bay nó được hỗ trợ nhiều công nghệ dẫn đường, tác chiến điện tử và vũ khí thông minh, thì TLPK nó cũng có UAV hỗ trợ giám sát tầm xa, vệ tinh, các trạm quang học kỹ thuật số dưới mặt đất hỗ trợ, kết hợp với không quân, nay hệ thống pk toàn hàng cơ động, có thể thiết lập trận địa liên tục, radar thì sắp lên tới hàng lượng tử, kết hợp vệ tinh và các hệ thống quang trắc mà ko nhìn ra cái máy bay á?
  8. meo-u

    meo-u Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2011
    Bài viết:
    4.710
    Đã được thích:
    4.111
    Xịn cái nỗi gì. Thằng Mẽo nó bắn cho tóe khói bên Syria mà có thấy đáp trả lại được phát nào đâu. Toàn đổ tội do địa hình với trường ra đa không bao quát hết không phận. Mịa, trang bị đủ đồ chơi thì mua quách máy bay oánh tay bo với nó cho xong. Cần gì mua TLPK thủ nữa.

    Kém nhất là các hệ thống phòng không cơ động chiến trường đi theo các đoàn xe. Bị KQ nó úp sọt liên tục mà không đáp trả nổi lấy một lần. Đấu 1 chọi 1 ở tầm gần đấy. Có giỏi thì ăn đi.

    Hệ thống Spyder quảng cáo rầm rộ mà bị KQ chết đói Nga ngố bắn cho không ngóc nổi đầu dậy. Chẳng biết đầu dò hồng ngoại + quang học thần thánh chỗ nào.

    Mai rỗi lục lại bài cho thấy rằng TLPK vác vai bi giờ vứt đi được rồi. Có còn bắn nổi máy bay nữa đâu mà trang bị.
  9. igansanzenin

    igansanzenin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/10/2014
    Bài viết:
    6.505
    Đã được thích:
    3.990

    à, à, các nước ả rập cả đống máy bay đánh 1 thằng israel ko nổi, hồi chiến tranh vùng vịnh thì máy bay Mỹ nó dí mấy cái MiG-29 như lùa lợn, bọn ả rập nó có thiếu máy bay hồi nào đâu? đánh với phỉ nó còn dùng cả pháo phản lực 300 ly với T-90 xịn mà, còn cụ bảo PK vác vai vứt đi thì có người bức nút áo lắm đó.

    còn cụ muốn so sánh thì phải so sánh 2 hệ thống cùng đẳng cấp, 1 cái thì bơ vơ, thiếu trước thụt sau, 1 cái thì trang bị tận răng. Hệ thống PK nó cũng cần có back-up, cần cover nhiều lớp, chứ còn bảo đem 1 cái panstir bay buk đi lẻ bắn F-16 mang hàng 100 cây à?
  10. tungsteng1

    tungsteng1 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    22/12/2011
    Bài viết:
    1.361
    Đã được thích:
    1.253
    Nói cho công bằng thì năng lực lên kế hoạch của kq tấn công hiện tăng vọt, và vũ khí úp sọt các hệ thống pk lẻ nó nhiều quá, trong khi hệ thống pk cũ của các trường hợp kể trên nó vẫn theo tư duy cũ, khả năng lên kế hoạch và phối hợp kém nên bị quây chết. Như chuyện máy bay do thái bị đập là vì thời đó năng lực kq trong việc lên kế hoạch tấn công nó chậm. Còn Mẽo thời sau BCH nó ra kế hoạch tấn công tức thời trên năng lực thông tác chiến tổng thể để đối phó với pk mà mạng lưới kiểu cũ ko có khả năng phối hợp phối trí thay đổi nhanh, bị đập chết.

    Hiện h pk phải đầu tư mạng lưới thông tin và tự động hoá khả năng lên kế hoạch bố trí và công kích nhanh thì mới phản ứng kịp.

    Cứ tưởng tượng, mạng lưới pk phân tán để che phủ rộng, trong khi kq nó cơ động tập trung hoả lực nó phá từng mảng thì kiểu gì cũng ở thế chết. Đối phó lại chỉ có thể tăng về cả lượng và chất thì mới mong vừa che phủ rộng vừa cơ động vừa phối hợp tập trung chống trả đc. Vậy nên mới gọi là tốn kém.

    Nhưng nói j, phối hợp cả pk và qk thì mới đáp ứng đc, nếu có thể đưa cả kq vào trong mạng lưới đóng vai hệ thống hoả lực kiêm dẫn đường cực cơ động của mạng lưới pk thì hiệu quả mới mạnh. Mà cái này tốn kém ko thua gì vì tích hợp hệ thống toàn đòi phẫu nâng đồ của máy bay và radar mặt đất cả.
    uzitun, meo-ubeta22 thích bài này.

Chia sẻ trang này