1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

PHÒNG KHÔNG KHÔNG QUÂN NHÂN DÂN VIỆT NAM - Phần 12

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi aviator007, 11/10/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ttanh919

    ttanh919 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2008
    Bài viết:
    518
    Đã được thích:
    148
    Nếu nhà ta có mua thêm Su-30MK2 thì chắc phải đặt số lẻ cỡ 13 con để bù cho chiếc bị mất năm 2016 chứ các bác nhỉ o_O
  2. trquanghoan

    trquanghoan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/02/2012
    Bài viết:
    764
    Đã được thích:
    41
    them em nghỉ Su-30MK2++ ấy thay rada và điện tử chuẩn su35
  3. nguoicamlaividai

    nguoicamlaividai Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/03/2011
    Bài viết:
    5.177
    Đã được thích:
    8.424
  4. nguyenchthong32

    nguyenchthong32 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/11/2014
    Bài viết:
    2.955
    Đã được thích:
    3.290
    Trực thăng vận tải Mi-8TV số hiệu 7848 thuộc Trung đoàn 917, Sư đoàn 370 bay huấn luyện với giá treo 04 thùng rocket UB-16.
    [​IMG]
    Phyeudyeu, souri, karate_hn3 người khác thích bài này.
  5. karate_hn

    karate_hn Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/06/2012
    Bài viết:
    3.632
    Đã được thích:
    415
    [​IMG]

    Nguồn: Báo QDND
    Connuocviet, Phyeudyeusouri thích bài này.
  6. nguyenchthong32

    nguyenchthong32 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/11/2014
    Bài viết:
    2.955
    Đã được thích:
    3.290
    Kỷ niệm về một người thầy của Trung tá Khuất Duy Trung, một trong những kỹ sư hàng đầu ngành máy bay động cơ của Không quân nhân dân Việt Nam .

    MÃI NHỚ NGƯỜI THẦY XÔ VIẾT - VIKTOR IVANOVICH KOCTENKO (ВИКТОР ИВАНОВИЧ КОСТЕНКО)

    Hai ngày nay, nhận được tin ông mất từ ngày 9/10 (ông sinh 1928), tôi không thể viết được gì trên facebook, trong đầu chỉ tràn ngập những kỷ niệm về ông trong những năm tháng học tập ở Liên xô và trong chuyến ông cùng các cô giáo dạy tiếng Nga sang thăm Việt nam theo lời mời của các cựu học viên Học viện Giucopski.
    Xin chia sẻ lại cùng mọi người về những kỷ niệm đó.

    NHỮNG NGƯỜI THẦY XÔ VIẾT
    Chúng tôi, những kỹ sư tốt nghiệp Học viện kỹ thuật không quân mang tên ông tổ ngành hàng không Nikolai Êgorovich Giucopski (ВВИА им. Н.Е Жуковского – Военно-воздушная инженерная академия имени Николая Егоровича Жуковского) ở Matxcơva 1977-1982, mỗi năm vào dịp tháng 11 lại tìm mọi cách tụ họp nhau lại, ôn về một thời trai trẻ đầy kỷ niệm vui buồn về những người thầy đã từng dạy dỗ mình nên người trong những năm xa Tổ quốc.

    Những người thầy tuyệt vời này, chúng tôi không biết dùng từ ngữ nào để tỏ hết được lòng biết ơn đối với họ, chỉ biết mượn lời trong bài học đầu tiên ở Việt nam về nước Nga – những người thầy Xô viết ở đất nước của Lê nin, đã để lại trong chúng tôi biết bao nhiêu kỷ niệm ngoài những kiến thức chuyên môn.

    I. Ông trưởng khóa Kostenko Viktor Ivanovich.
    Mùa hè năm đó, 1977, sau 10 ngày đi tàu hỏa xuyên qua Trung quốc, Nga, đoàn chúng tôi đến ga Iaroxlapski (Ярославский). Ra đón chúng tôi là đại tá, nguyên phi công vũ trụ dự bị, Kostenko. Chúng tôi rất ngạc nhiên vì một vị đại tá hoành tráng lại xông xáo, nhiệt tình tay xách nách mang hộ chúng tôi đồ đạc lên xe ô tô. Chúng tôi còn bị say tàu, người cứ lảo đảo, khó khăn lắm mới đưa được đồ đạc lên xe. Ở Việt nam làm gì có chuyện đại tá xách đồ cho chiến sĩ (mười anh em chúng tôi lúc đó toàn là binh nhất – mới 17-20 tuổi).

    Sáng hôm sau, chúng tôi còn đang ngái ngủ, thì được gọi dậy để nhận văn phòng phẩm (sách vở, giấy, bút v.v…). Lại một ngạc nhiên nữa. Đích thân đại tá đứng trong thang máy, chặn cửa thang máy bằng chồng vở, gọi chúng tôi ra bê vào phòng. Việc này không phải chỉ một lần, mà sau này ông Kostenko đều làm như thế. Ông thường đích thân, chở bằng xe riêng các văn phòng phẩm cho chúng tôi, thay vì phải vào trường để nhận như các khóa khác. Mà trường cách chỗ chúng tôi ở khoảng hai cây số. Mãi về sau này, khi các giảng viên và học viên trong trường trêu rằng ông chiều chúng tôi quá. Ông chỉ nhún vai, cười và bảo: Nên thế (Так надо). Quả thật, chúng tôi, mặc dù gây ra cho ông rất nhiều chuyện phiền phức, nhưng cũng không phụ lòng ông trong học tập. Cứ nhìn cách ông ngượng nghịu vừa cười vừa cầm lá cờ thi đua luân lưu (вымпел соцсоревнования) lên trao lại cho Đoàn chủ tịch vào những buổi tổng kết của Khoa quốc tế và nói: Lần nào tôi cũng phải mang lên rồi lại nhận về. Trong mắt ông ánh lên niềm tự hào, khiến bao đồng nghiệp khác phải ghen tị. Đúng vậy, suốt 5 năm học lá cờ thi đua này không năm nào rời khỏi bàn làm việc của ông.

    Tất cả mọi yêu cầu của chúng tôi trong học tập đều được ông đáp ứng kịp thời và đầy đủ. Kể cả việc sưu tầm những tài liệu khó nhất (ngay cả học viên Nga cũng không tìm được).

    Ông chăm sóc chúng tôi, không như vị chỉ huy, mà như người cha chăm đàn con vậy. Hướng dẫn từng tí một, từ cách mang mặc quân phục, cả thường phục, cách vào nhà ăn, nên chọn món gì cho hợp khẩu vị. Đi mua thực phẩm nên chọn lựa như thế nào. Hay nhất là cách chọn dưa hấu mà ông bày cho chúng tôi. Ở bên Nga hồi đó, dưa hấu bán bên đường, người ta (đàn ông) thường vỗ vào quả dưa, nhấc thử xem nặng nhẹ, bóp bằng hai tay xem mềm hay cứng và quyết định mua. Nhưng ông thì khác, chỉ cần nhấc lên, gang tay đo thử là biết dưa chín (đỏ) hay không. Bí quyết là ở chỗ, theo ông có công thức hẳn hoi, tính tỉ lệ trọng lượng quả dưa và chu vi của nó là ra, chính xác 95%.

    Những lần đưa chúng tôi đi tham quan, thực tập, nghỉ hè, nghỉ đông ở các thành phố khác đều được ông lo liệu chu đáo từ trước. Ông dạy chúng tôi từ cách làm quen với các cô gái, bản thân ông là người rất vui tính và hóm hỉnh. Những chuyện cười tiếu lâm mà ông kể làm ai cũng phải vui lây. Sau này khi tiếng Nga đã khá hơn, chúng tôi cũng kể những chuyện hài hước của mình làm ông ngạc nhiên và bảo: Phải thế chứ. Tình tiết kiệm được ông kể như sau: Khi đầu tháng, tiền ăn còn nhiều (70 rup/tháng) học viên vào nhà ăn thường theo quy tắc bàn tay phải – lấy tay che giá tiền bên phải, chỉ gọi món mình thích, cuối tháng, tiền còn ít – lấy tay che tên món ăn bên trái, chỉ gọi món rẻ nhất. Hoặc chuyện “Thuyết bánh rơi – Теория будтербродов”: bánh mì kẹp bơ hoặc thịt, giò v.v… khi rơi bao giờ mặt có bơ cũng chạm đất trước – tại sao? Mới nghe tưởng chuyện cười đời thường, nhưng ngẫm ra mới thấy hàm ý sâu xa. Đã là học viên ít tiền, ăn bánh mì kẹp bơ thì phải cẩn thận, đừng đánh rơi. Vì khi rơi, nếu bánh mì chạm đất thì còn tạm phủi để ăn tiếp, còn bơ dính đất thì khỏi ăn.

    Ông rất khuyến khích chúng tôi tập thể thao. Chỉ cho chúng tôi những nơi có thể trượt tuyết trong rừng, lo cho chúng tôi mượn được ván trượt của trường, nơi có thể bơi lội thỏa thích về mùa hè. Điều làm cho ông ngạc nhiên nhất là khi đi nghỉ ở biển, cả mười anh em đều biết bơi. Chúng tôi đều biết chơi cầu lông, bóng bàn, bóng chuyền, bóng đá, một số anh em biết chơi cờ vua, giải ô chữ v.v.. Ông luôn lấy làm tự hào về điều đó mỗi khi có ai hỏi.
    Điều mà mãi 23 năm sau, khi gặp lại ông ở Matxcơva, tôi mới được nghe ông thổ lộ: Khóa các anh là những người giỏi nhất, không chỉ trong số các học viên quốc tế, mà cả những học viên Nga từ trước đến sau này, trong thời gian ông làm việc ở trường. Trong suốt 5 năm học, không có ai bị điểm 3, có 1 huy chương vàng (toàn điểm 5), 3 bằng đỏ (không quá 10 điểm 4 trong số hơn 70 môn thi và kiểm tra lấy điểm) trong số 10 người.
    [​IMG]
    Chúng tôi, hai người đứng đầu (Hồ Quang Thái – huy chương vàng, Khuất Duy Trung – bằng đỏ), được vinh dự thay mặt khoa Quốc tế đi dự tiệc chiêu đãi tại điện Kremli nhân dịp Bộ Quốc phòng và Hải quân Liên xô tôn vinh những học viên xuất sắc nhất tốt nghiệp trong năm của toàn Liên bang. Và cũng là những người có cấp bậc quân hàm thấp nhất – trung sĩ. Một điều thú vị là tôi và đồng chí Thái – là những người “dài” nhất và “ngắn” nhất của đoàn (nói theo cách người Nga có nghĩa là cao và thấp). Trên đường đi cũng như trong tàu điện ngầm, mọi người nhìn chúng tôi không giấu được sự tò mò và ngạc nhiên. Hai người lính Việt nam bé nhỏ, quân hàm thấp lại đeo trám trắng (Học viện cao cấp) của trường Giucopski.
    [​IMG]
    Năm 2004, khi có dịp công tác tại trường cũ, tôi đã tìm mọi cách để liên lạc với ông và các thầy cô giáo cũ. Thật may cho tôi đã được gặp lại ông. Vẫn khỏe mạnh, nhanh nhẹn và hoạt bát. Như các đồng nghiệp nói về ông – luôn năng động, không chịu ngồi yên. Mặc dù đã nghỉ hưu, nhưng ông vẫn tham gia công tác (theo hợp đồng) trong nhà trường. Tôi đã chủ động đề nghị ông đứng ra tổ chức buổi gặp mặt những thầy cô giáo cũ hiện còn sống ở Matxcơva, tôi hoàn toàn chịu chi phí. Nhưng ông nói hiện nay chỉ còn mình ông và cô giáo Alla dạy môn Nga văn còn làm việc ở trường, những người khác kẻ mất, người còn nhưng khó liên lạc, vì năm đó nếu họ còn sống thì cũng rất lớn tuổi. Có người đã mất như giáo sư-tiến sĩ Vônmir. Hoàn cảnh gia đình của ông cũng không phải hàng khá giả gì. Con trai lớn (trạc tuổi chúng tôi), làm trong không quân, đã giải ngũ vì lý do sức khỏe. Cháu nội hơn 20 tuôi, bị bệnh từ nhỏ. Thu nhập cả gia đình trông mong chủ yếu vào tiền hưu trí của ông và tiền làm hợp đồng hiện nay. Ông không nói, nhưng qua đồng nghiệp tôi biết thu nhập của ông hàng tháng không quá 400 USD. Trong khi, như mọi người đã biết, giá cả sinh hoạt ở Matxcơva không rẻ chút nào.

    Chúng tôi rất mong được gặp lại ông tại Việt nam.
    [​IMG]
    Tháng 1.2010, chúng tôi vui mừng được đón các thầy cô sang thăm VIệt nam, theo lời mời của Hội cựu học viên Giucopski, tham dự chương trình “Thầy trò Xô-Việt” của Đài truyền hình Việt nam. Đoàn gồm ông Viktor Ivanovich Koctenko, bà Alla Parfenova, bà Vera Naumenko. Tôi rất vinh dự được Hội cựu học viên Giucopski cử đi tháp tùng các thầy cô trong chuyến du lịch xuyên Việt từ Sài gòn, Biên hòa, Phan thiết, Nha trang, Đà nẵng, Huế, Hà nội. Chuyến đi hơn 10 ngày để lại trong tôi bao kỷ niệm về các thầy cô thân yêu.
    Xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và cầu cho linh hồn ông sớm được về nơi tiên cảnh.
    Connuocvietttanh919 thích bài này.
  7. Ho_XuanHuong

    Ho_XuanHuong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/11/2015
    Bài viết:
    1.544
    Đã được thích:
    2.546
    Lực lượng không quân ném bom một thời qua ống kính trinh sát nhìn đêm. Đứa nào mắt tinh đoán thử xem nó là những loại máy bay ném bom nào nhá! Đoán đúng chị có thưởng:-D
    [​IMG]
  8. karate_hn

    karate_hn Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/06/2012
    Bài viết:
    3.632
    Đã được thích:
    415
    Em mạnh dạn đoán: IL-28 và C-130
    Ho_XuanHuong thích bài này.
  9. mig21vn

    mig21vn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/12/2004
    Bài viết:
    49
    Đã được thích:
    6
    AN 24
    Ho_XuanHuong thích bài này.
  10. Ho_XuanHuong

    Ho_XuanHuong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/11/2015
    Bài viết:
    1.544
    Đã được thích:
    2.546
    An-24 ở chỗ nào thế thím?

Chia sẻ trang này