1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Phòng không - Không quân thuộc Hải quân nhân dân Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi Triumf, 17/05/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. TrungTuong

    TrungTuong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2011
    Bài viết:
    1.080
    Đã được thích:
    717
    Khám phá “mắt thần” trên CASA-212 tìm máy bay Malaysia
    (Kienthuc.net.vn) - Được mệnh danh là “mắt thần trên biển Đông” - CASA-212 là máy bay tuần tra hàng hải hiện đại nhất của Cảnh sát biển Việt Nam.
    Đã ba ngày trôi qua, nhưng việc tìm kiếm chiếc máy bay chở khách Boeing 777-200 bị mất tích của hãng hàng không Malaysia Airlines bằng các biện pháp quan sát quang học thông thường vẫn chưa mang lại kết quả như mong muốn. Đã đến lúc cần đến sự hỗ trợ của các thiết bị điện tử hiện đại hơn, đó chính là lý do Bộ quốc phòng Việt Nam đã điều động thêm 2 chiếc máy bay tuần tra hàng hải CASA-212-400 của Cảnh sát biển Việt Nam tham gia công cuộc tìm kiếm chiếc máy bay xấu số.
    CASA-212 được mạnh danh là “mắt thần trên biển Đông”, vậy những thiết bị nào trên máy bay này giúp nó đạt được danh hiệu đó?
    [​IMG]
    Máy bay tuần thám biển CASA-212-400 hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất.
    CASA-212-400 là biến thể được thiết kế cho nhiệm vụ tuần tra hàng hải của loại máy bay vận tải hạng nhẹ CASA-212 do Airbus Military có trụ sở tại Tây Ban Nha sản xuất. Để phù hợp với nhiệm vụ tuần tra hàng hải, máy bay được thiết kế tối ưu hóa cho khả năng bay ở tốc độ thấp một cách xuất sắc, ngoài ra nó còn được trang bị khả năng cơ động tuyệt vời ở độ cao thấp.
    Để phù hợp với nhiệm vụ tuần tra giám sát hàng hải, CASA-212 được trang bị một loạt các hệ thống điện tử hàng không chuyên dụng. Buồng lái được lắp các bộ dụng cụ bay điện tử (EFIS) với 4 màn hình CTR, một tích hợp dữ liệu (IED), 2 màn hình LCD đa chức năng.
    Buồng lái còn có một hệ thống ghi âm giọng nói VOR do Rockwell Collins sản xuất, hệ thống hỗ trợ hạ cánh ILS, hệ thống liên lạc VHF đa hướng cùng một hệ thống hỗ trợ điều hướng tự động, máy đo khoảng cách DME, thiết bị đo độ cao bằng sóng vô tuyến, hệ thống điều khiển bay tự động cùng một hệ thống đánh dấu vị trí do Dorne and Margolin, New York sản xuất.
    [​IMG]
    Hình ảnh từ hệ thống trinh sát phát hiện hiện đại của CASA-212.
    CASA-212 400 còn có máy thu định vị toàn cầu GPS tích hợp sẵn trong hệ thống quản lý bay, một hệ thống chuyển đổi kiểm soát không lưu và một hệ thống thông tin nội bộ. “Trái tim” của CASA-212 400 là hệ thống tuần thám biển MSS-6000, trong đó cảm biến chính của hệ thống này là radar SLAR với khả năng lập bản đồ giám sát mặt biển.
    Radar sẽ quét trên mặt biển theo một đường vuông góc với đường bay cho đến giới hạn đường chân trời để ghi nhận các thông số. Các radar thông thường chỉ có thể thu nhận được khoảng 20 tín hiệu dội lại từ mỗi mục tiêu cho một lần quét nhưng SLAR có thể thu nhận lên đến 1.000 tín hiệu dội lại từ mục tiêu. Điều này cho phép radar phát hiện các mục tiêu rất nhỏ cũng như tính chất của mặt nước biển.
    Ví dụ, những khu vực có vệt dầu loang trên biển sẽ làm giảm tác dụng dội tín hiệu của radar hơn so với những vùng nước không có dầu loang. Sự tương phản này có thể nhìn thấy một cách rõ ràng trong hình ảnh được hiển thị trên màn hình của radar trong buồng lái.
    Các đối tượng có độ phản xạ radar cao hơn so với mặt nước xung quanh sẽ bị phát hiện một cách nhanh chóng, do đó các tàu thuyền nhỏ, hay các mảnh vỡ sẽ được hiển thị một cách rõ ràng trên một bản đồ số thể hiện bề mặt biển với những thông số rõ ràng về môi trường xung quanh.
    [​IMG]
    Sự xuất hiện của CASA-212 cùng hệ thống radar SLAR có thể giúp tìm kiếm hiệu quả các vật thể trên mặt nước.
    Radar SLAR là một cảm biến lý tưởng cho các hoạt động giám sát khu vực rộng lớn trên mặt biển để phát hiện các khu vực dầu loang, các tàu thuyền nhỏ cũng như các mục tiêu mặt nước khác thường không thể phát hiện bằng các radar với công nghệ truyền thống. SLAR có khả năng hoạt động bất kể ngày đêm trong mọi điều kiện thời tiết.
    Radar SLAR có khả năng giám sát một khu vực rộng 18.000km2 mỗi giờ trong việc giám sát sự cố tràn dầu và các vật thể nhỏ trên mặt nước, giám sát các tàu thuyền cỡ lớn với khu vực rộng 48.000km2 mỗi giờ bay.
    Cảm biến thứ 2 rất quan trọng trên CASA-212 là hệ thống tìm kiếm và chỉ thị mục tiêu ảnh nhiệt FLIR Systems SAFIRE II. Hệ thống này bao gồm: Một máy ảnh hồng ngoại tầm xa, 1 hệ thống quang truyền hình có khả năng hoạt động trong điều kiện ánh sáng yếu, một hệ thống trinh sát tầm xa, máy đo xa laser.
    [​IMG]
    Tháp FLIR nằm dưới mũi máy bay CASA-212.
    SAFIRE II có khả năng tìm kiếm và phát hiện mục tiêu trong phạm vi 20km. SAFIRE II là một hệ thống FLIR hiện đại, một giải pháp tối ưu cho các hoạt động trinh sát và chỉ thị mục tiêu.
    Nó cũng có thể phát hiện và chỉ thị mục tiêu cho vũ khí mang theo trên CASA-212 hoặc chuyển thông tin về mục tiêu cho các hệ thống chiến đấu khác.
    Với những thiết bị điện tử giám sát hàng hải hiện đại mang theo, CASA-212-400 sẽ giúp công tác tìm kiếm tung tích chiếc Boeing 777-200 của Malaysia được đẩy nhanh hơn. CASA-212-400 có thể tuần tra liên tục trong 8 giờ đồng hồ với phạm vi hoạt động khoảng 1.800km.
    Hy vọng tung tích chiếc Boeing 777 200 bị mất tích sẽ sớm được phát hiện với sự góp mặt của “mắt thần” CASA-212 400.
    Bình Đức
    http://kienthuc.net.vn/quan-su/kham-pha-mat-than-tren-casa212-tim-may-bay-malaysia-318794.html
  2. matkinhbu

    matkinhbu Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    31/07/2002
    Bài viết:
    1.602
    Đã được thích:
    716


    coi cái này thấy hơi ghê
    Connuocviet, capitulatesu_30 thích bài này.
  3. congtubl

    congtubl Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Bài viết:
    5.065
    Đã được thích:
    2.540
  4. congtubl

    congtubl Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Bài viết:
    5.065
    Đã được thích:
    2.540
    Pic này chìm lâu quá giờ lôi nó lên vậy!Cái Tic ***
    Bật mí siêu radar trên thủy phi cơ DHC-6 của Việt Nam
    Hệ thống radar ELM-2022A trên thủy phi cơ DHC-6 của Việt Nam có tầm trinh sát tới 200 hải lý (với mục tiêu cỡ lớn).

    Trong vài năm qua, Hải quân Việt Nam đã hợp tác với công ty GAET của Bộ Quốc phòng Canada để làm việc cùng hãng chế tạo máy bay Virking Air và các công ty địa phương khác là Canam Active Enterprises Inc trong việc thực hiện và phát triển hợp đồng mua 6 chiếc thủy phi cơ lưỡng cư DHC-6-400 Twin Otter, với trị giá mỗi chiếc là 5,6 triệu USD. Trong đó, ba chiếc được trang bị khả năng lưỡng cư (hoạt động trên cả mặt đất và mặt nước) có thể chuyển đổi nội thất bên trong để vận chuyển khách VIP, vận tải hàng hóa và thay đổi không gian linh hoạt. Ba chiếc máy bay còn lại sẽ được thiết kế thành biến thể "Guardian 400" (Người bảo vệ), chuyên tuần tra giám sát hàng hải.
    [​IMG]
    Thủy phi cơ DHC-6 Twin Otter của Hải quân Việt Nam được trang bị radar giám sát hàng hải và cảm biến quan sát ngày/đêm tối tân do Israel sản xuất.

    Theo tiết lộ của truyền thông Canada, thỏa thuận cung cấp 6 máy bay trên bao gồm cả gói cảm biến tùy chọn và một gói hỗ trợ phụ tùng toàn diện.

    Ikhana có trụ sở tại Murrieta, là công ty chuyên chuyển đổi cấu hình cho các thủy phi cơ Guardian 400. Công ty này được trao một chứng chỉ bổ sung RWMI DHC-6-400RG, nhằm tăng cường trọng tải hoạt động tối đa cho thủy phi cơ Twin Otter từ 12.500 pound lên 14.000 pound (6,4 tấn) với hệ thống hạ cánh bằng lốp, hoặc 13.600 pound với phao lội nước.

    Trong chương trình cung cấp 6 thủy phi cơ DHC-6-400 Guardian này, IKHANA đảm nhận việc tích hợp hệ thống radar giám sát hàng hải ELTA ELM-2022A cùng với một hệ thống cảm biến quang - điện - hồng ngoại (EOIR) MiniPOP do công ty ELTA Systems (ELTA) của Israel cung cấp. Ngoài ra, không gian bên trong máy bay cũng được thay đổi để lắp đặt một trạm điều khiển/giám sát cảm biến và radar, tích hợp một buồng vệ sinh, một nhà bếp, một ghế mát-xa và cả hệ thống giám sát thời tiết nâng cấp.

    [​IMG]
    Hai chiếc Twin Otter cuối cùng của Hải quân Việt Nam đều được trang bị radar và cảm biến mới của công ty ELTA (Israel), dự kiến sẽ được bàn giao đầy đủ trong năm nay.
    Mặc dù không nêu chi tiết về khả năng tuần tra hải quân các thủy phi cơ DHC-6-400 của Hải quân Việt Nam, nhưng với hệ thống radar giám sát hàng hải ELM-2022A và hệ thống cảm biến quang - điện - hồng ngoại MiniPOP cho thấy, khả năng hoạt động tuần tra của thủy phi cơ Twin Otter sẽ không thua kém so với những máy bay tuần tra hải quân chuyên dụng trên thế giới hiện nay.

    IKHANA nói rằng ELM-2022A là hệ thống radar được Hải quân Việt Nam đặc biệt quan tâm. Radar này có khả năng quét và theo dõi đồng thời lên tới 256 mục tiêu trên biển với hiệu suất đã được đánh giá là "tuyệt vời". Tuy nhiên, nó sẽ gặp phải thách thức thực sự khi hoạt động trên Biển Đông - một vùng biển vốn được đánh giá là "đông đúc" và "tấp nập" bậc nhất trên thế giới.

    Radar ELM-2022A đã mở rộng tầm giám sát hàng hải lên tới 200 hải lý (với mục tiêu cỡ lớn), và được ELTA nhấn mạnh vào đặc điểm tương đương với hệ thống radar điều khiển hỏa lực EL/M-2032 (được trang bị trên nhiều máy bay chiến đấu hiện nay), cho phép hoạt động cả ở chế độ không - đối - không.
    [​IMG]
    Radar ELM-2022A.

    Trong khi đó, MiniPOP là một hệ thống quan sát ngày/đêm với độ phân giải cao, cung cấp hình ảnh thời gian thực, khả năng tự động ghi hình ảnh về mục tiêu, định vị trí mục tiêu với độ chính xác cao cho các nền tảng cỡ nhỏ tham gia tấn công như máy bay không người lái, các phương tiện bọc thép, phương tiện không người lái mặt đất và các tàu chiến hải quân. Ngoài ra, MiniPOP sẽ đóng vai trò hỗ trợ tích cực cho radar ELM-2022A trong việc xác định chính xác từng mục tiêu trong hàng trăm phương tiện quân, dân sự đang hoạt động trên biển.

    MiniPOP được thiết kế với kiến trúc mở để có thể mang tới 4 cảm biến. Một cấu hình hệ thống cơ bản có thể phóng đại ảnh màu liên tục bằng một camera ban ngày và một camera ảnh nhiệt. Một con trỏ laser, máy ghi hình tự động và đầu dò laser có thể hoạt động kết hợp để tạo ra thêm nhiều chức năng. Hệ thống cảm biến này thường được sử dụng để theo dõi và dẫn đường tấn công cho tên lửa Helfire trên các phương tiện quân sự của Mỹ và NATO hiện nay.

    Twin Otter là loại thủy phi cơ có chi phí hoạt động thấp, bán kính hoạt động lớn, do vậy đã nhận được sự quan tâm đặc biệt từ Hải quân Việt Nam. Các máy bay này sẽ mang lại khả năng hoạt động tốt hơn cho chúng ta trong việc nhận biết các tình huống trên biển và trên không. Qua đó, kịp thời có nhữg hành động phù hợp để đảm bảo giữ vùng vùng trời, vùng biển và hải đảo của tổ quốc.
    http://baodatviet.vn/quoc-phong/quo...-tren-thuy-phi-co-dhc-6-cua-viet-nam-3047129/
    Russianfan thích bài này.
  5. despair

    despair Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2005
    Bài viết:
    6.956
    Đã được thích:
    1.641
    Trước có đọc qua wikileak, thấy nói là biết được Việt Nam với EADS CASA đang đàm phán có thể đi tới hợp đồng mua CASA 212 và CASA 295, anh HKy đã có thư hỏi, "thế các chú đã đọc và hiểu lệnh cấm vận vũ khí" của Hky chưa.

    Các anh EADS thưa rằng "Dạ chúng em biết rồi ah. Khách hàng còn lần chần chưa mua". Đó là hồi 2008-09 gì đó. Nghe nói là có 2 hợp đồng riêng rẽ mua cả CASA 295 cho hải quân và cho Cảnh sát biển.

    Ko biết giờ có thay đổi ko? nhưng P3C Orion chắc sắp được phép lắp thêm vũ khí trước khi chuyển giao, thông qua Nhật Bản.
  6. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Lữ đoàn 954 (Quân chủng Hải quân): Huấn luyện làm chủ vũ khí, khí tài hiện đại
    QĐND - Chủ nhật, 14/09/2014 | 21:43 GMT+7
    Lữ đoàn 954 thành lập trên cơ sở tổ chức lại Trung đoàn 954 (Quân chủng Phòng không-Không quân). Sau khi điều chuyển sang Quân chủng Hải quân, Lữ đoàn 954 được trang bị nhiều loại máy bay, vũ khí, khí tài, phương tiện mới, hiện đại.
    [​IMG]

    Đã giữa mùa Thu, nhưng nắng vẫn oi nồng. Sân bay quân sự Đà Nẵng cách biển không xa, vậy mà vẫn nóng hầm hập. Từng tốp máy bay Ka-25, Ka-32 vút lên nền trời trong xanh.

    Đại tá Hoàng Quang Hà, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 954 ngước lên bầu trời chói chang, giãi bày: “Luyện bay giữa mùa nắng lửa phức tạp lắm! Cường độ bay cao, khí hậu thời tiết nắng nóng... Vì thế chúng tôi phải tranh thủ thời gian luyện tập nhiều phương án để phi công tự tin chinh phục bầu trời”


    Đại tá Phan Văn Thảo, Chính ủy Lữ đoàn 954, cho biết: Theo yêu cầu nhiệm vụ, ngày 3-7-2013, Trung đoàn 954 được tổ chức lại thành Lữ đoàn 954 và điều chuyển về Quân chủng Hải quân. Nhiệm vụ chính của đơn vị là huấn luyện SSCĐ tác chiến chống ngầm, quan sát, trinh sát chuyển tiếp chỉ huy trên không của các loại máy bay trực thăng Ka-25, Ka-32. Mới đây, lữ đoàn tiếp nhận thêm phi đội máy bay tuần thám trên biển DHC-6. Được tiếp nhận VKTBKT thế hệ mới là niềm vinh dự, tự hào, song cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn 954 lại đối mặt với những thử thách mới.

    Để thực hiện tốt nhiệm vụ huấn luyện SSCĐ, bảo đảm an toàn tuyệt đối, đơn vị tập trung vào những khoa mục ứng dụng phức tạp, chuẩn bị cho phi công tâm thế bay trong mọi điều kiện, tình huống, nhất là bay biển, bay đêm, bay hạ cánh trên tàu hải quân...

    Theo Đại tá Hoàng Quang Hà, để phát huy tính chủ động, sáng tạo, nâng cao năng lực tổ chức chỉ huy và quản lý điều hành bay, đòi hỏi phải đặt ra yêu cầu cao cho phi công và đội ngũ phục vụ. Nhờ phát huy tốt sức mạnh tập thể và tính chủ động, tích cực của từng cá nhân, nên đơn vị tuy ở phân tán, song thường xuyên duy trì cơ bản đủ lực lượng phi công làm nhiệm vụ bay tuần thám, bay biển, bay tìm kiếm cứu nạn.

    [​IMG]

    Sau mỗi chuyến bay, đội ngũ cán bộ, giáo viên huấn luyện, quản lý chủ động phân tốp, nhóm, thẳng thắn phê bình, rút kinh nghiệm kịp thời để có hướng đào tạo hiệu quả, sát thực tế. Lữ đoàn luôn đặt ra yêu cầu cao cho phi công, cán bộ quản lý, chỉ huy và nhân viên chuyên môn kỹ thuật tự giác rèn luyện, phấn đấu, nắm vững và làm chủ VKTBKT, làm chủ vùng trời, vùng biển được giao. Hơn một năm điều chuyển, được sự quan tâm chỉ đạo của Bộ tư lệnh Quân chủng Hải quân, sự phối hợp của Sư đoàn Không quân 372 và nhất là nhờ phát huy tinh thần khắc phục khó khăn, Lữ đoàn 954 đã huấn luyện đạt kết quả cao, hoàn thành tốt nhiệm vụ tham gia diễn tập hiệp đồng với Vùng 3, Vùng 4 Hải quân; chuyên chở cán bộ thăm, kiểm tra các đơn vị thuộc quần đảo Trường Sa... Năm 2013, Lữ đoàn 954 được công nhận danh hiệu “Đơn vị Quyết thắng”.
  7. congtubl

    congtubl Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Bài viết:
    5.065
    Đã được thích:
    2.540
  8. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Đón chiếc DHC-6 số hiệu VNT-778 (chiếc số 5)! Chiếc số 1 là VNT-777, vậy những chiếc DHC-6 số 2, 3, 4 mang số hiệu gì?

    http://www.thanhnien.com.vn/pages/20140917/lu-doan-khong-quan-954-don-nhan-thuy-phi-co-dhc-6.aspx

    Lữ đoàn không quân 954 đón nhận thủy phi cơ DHC-6
    17/09/2014 14:28
    (TNO) Quân chủng Hải quân vừa tổ chức đón nhận máy bay thủy phi cơ DHC-6 (chiếc số 5) mang số hiệu VNT-778 và được biên chế vào Phi đội DHC-6, Lữ đoàn Không quân Hải quân 954.


    [​IMG]

    Máy bay Thủy phi cơ DHC-6 Không quân Hải quân (chiếc số 5) đã đưa về sân bay Cam Ranh, Khánh Hòa an toàn - Ảnh: Minh Hùng
  9. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    18.275
    Đã được thích:
    26.579
    Mấy cái số hiệu trên thân ấy về xóa đi sơn lại hả cụ @Triumf ?
  10. SKVN

    SKVN Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    19/06/2012
    Bài viết:
    3.522
    Đã được thích:
    2.884
    Chắc là dán đè số mới lên cụ ợ. :cool:

Chia sẻ trang này