1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

PHÓNG SỰ : Làm thuê chợ đêm

Chủ đề trong 'Đất Sài Gòn' bởi roma, 24/07/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. roma

    roma Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    761
    Đã được thích:
    3
    PHÓNG SỰ : Làm thuê chợ đêm

    Đang cởi trần trò chuyện với tôi thì một chiếc xe tải nhẹ trờ tới, anh Hòa đa tay ra hiệu: "Hàng tới, tớ phải xuống hàng đây!". Anh xốc nhẹ chiếc xe đẩy hai bánh đến sau đuôi xe, ì ạch đẩy những cần xé rau quả đến các vựa rau xung quanh theo yêu cầu của chủ hàng. Thấy tôi hơi ngạc nhiên trước sức nặng của chuyến hàng mà anh đang đẩy, anh bảo: "Trung bình mỗi cần xé nặng từ năm đến bảy chục ký, có cái hơn một trăm, nhng quen rồi, đẩy được hết!".

    "Nhân viên thường trực" ở chợ

    Sau chừng 20 phút, hơn hai tấn hàng trên chuyến xe tải đã được anh chuyển xuống hết. Anh được trả năm ngàn tiền công. Nhận tiền xong, anh lại ngồi chờ một chuyến hàng khác. Cùng bốc vác với anh Hòa tại khu vực chợ Bà Chiểu còn có tám người đến từ khắp nơi. Cứ chín giờ tối các anh bắt đầu công việc của mình đến bảy giờ sáng hôm sau. Cầm điếu thuốc tôi mời, anh Hòa trầm t: "Đã năm năm nay rồi tui cha biết giấc ngủ ban đêm là gì. Trời nắng cũng nh ma, ngày thường cũng nh ngày lễ, tết (trừ mồng một, mồng hai Tết)... tụi tôi đều thưng trực ở các chợ vào ban đêm để bốc hàng. Không chỉ để đảm bảo cái ăn cái mặc cho ngày hôm sau mà còn phải giữ uy tín với chủ hàng". Anh Lê Minh Vũ (quê ở Mộ Đức, Quảng Ngãi) - chiến hữu bốc vác cùng anh Hòa - chen vào: "Nghề này cũng nh đời con vạc vậy, ban ngày nghỉ, ban đêm kiếm ăn".
    Làm bốc vác mỗi đêm kiếm được từ 40 - 60 ngàn, không phải là ít, nhng trừ chi phí ăn uống, tiền trọ, còn lại không đáng bao nhiêu. Tôi thấy xót xa khi nghe anh Vũ nói rất thật lòng: "Làm nghề này thì phải ăn, ăn nhiều lắm mới trụ nổi. Sợ tốn tiền mà ăn ít là đuối sức liền!". Những người thợ bốc vác có vợ con nh anh Hòa thì việc lo cho gia đình buộc các anh phải đem sức "cày" liên tục với những công việc khác. Quê anh Hòa ở Đạ Huoai - Lâm Đồng, ban đêm anh bốc vác hàng ở chợ Bà Chiểu, ban ngày làm bảo vệ cho một công ty ở Khu chế xuất Linh Trung; thời gian ít ỏi còn lại tranh thủ nghỉ ngơi, khi nào khỏe anh còn chạy xe ôm kiếm thêm tiền. Tối 20-6, sau một đêm gặp lại, tôi thấy anh cặm cụi thu gom rác trước sân chợ Bà Chiểu. Thấy tôi, anh vẫn cười: "Muốn nghỉ ngơi lắm chú ơi, nhng có việc cứ làm, phòng khi thất nghiệp". Anh chỉ tay vào các bạn của anh đang kê đầu nằm bệt trên những đống hàng gần đó: "Mấy chú kia tranh thủ xả hơi, chờ xe hàng đến. Tôi còn có vợ con, phải tranh thủ làm thêm".

    Cái nghề đâu chỉ của đàn ông

    Đêm 21-6, tôi đến khu vực chợ Cầu Muối. Đây là chợ đầu mối rau quả lớn nhất thành phố. Từ chín giờ tối, cảnh buôn bán, vận chuyển hàng hóa bắt đầu tấp nập. Từng đoàn người bốc vác gồng lng đẩy những xe hàng nặng trĩu chạy chật ních đường, kèm theo những tiếng la í ới để xin đường, tạo nên không khí ồn ào giữa đêm khuya. Nền chợ nhão nhoẹt một lớp bùn đen, bốc mùi nồng nặc, người bốc vác đa phần lội chân trần. Họ đều xắn quần cao, người ớt đẫm mồ hôi và đôi chân bị nhuộm đen vì bùn. Đội quân bốc vác ở đây khoảng một nghìn người, một số do Hợp tác xã (HTX) bốc xếp chợ quản lý, một số do chủ vựa hợp đồng, một số làm theo thời vụ. Số thuộc HTX quản lý chủ yếu là thanh niên trai tráng, còn những người làm hợp đồng cho các chủ vựa, thời vụ thì đủ mọi giới, lứa tuổi, thành phần.
    Tôi gặp em Lê Hữu Sinh (quê ở Gò Công Đông, Tiền Giang) năm nay mới 17 tuổi, thân hình khá ốm nhng có "thâm niên" bốc vác bốn năm rồi. Sinh bảo: "Tụi em là dân "không biên chế" (tức không thuộc diện quản lý của HTX bốc vác - N.V), cứ đứng chờ, ai có việc thì kêu, không thì cứ ngồi mà... ngửi mùi hôi của bùn! "Hồi mới lên, em chuyên ngồi nh thế, có đêm không đủ tiền ăn. Bây giờ thì có được vài cô bác thương, nhận làm thợ đẩy mối nên sống được, mỗi đêm kiếm khoảng 50-60 ngàn. Trừ chi phí ăn uống, ở trọ... cũng gửi về cho cha mẹ được chút ít". Tôi vẫn ngạc nhiên về sức vóc của Sinh so với những chuyến hàng mà em vận chuyển. Sinh quay sang một người bạn: "Anh nhìn thằng Sang (ở Cai Lậy, Tiền Giang) này coi, mới 14 tuổi nhng đã làm được hai năm rồi". Tôi vừa nhìn sơ nét mặt còn ngây ngô của Sang thì có một chủ vựa đa tay ra hiệu, Sinh phát lệnh: "Có hàng tụi bây ơi, đi thôi!". Rồi cả Sinh, Sang và một bạn nữa trong nhóm "ngoài biên chế" của các em xốc càng xe lên, chạy về hướng một chủ vựa măng cụt.
    Nghề bốc vác nặng nhọc, chỉ thích hợp với những đàn ông trai tráng, nhng ở cái chợ này còn có những cậu bé choai choai, phụ nữ từ tỉnh lên làm nghề này. Chị Lê Thị Thu (sống ở phường 4, quận 8) vừa hì hục kéo hai sọt bắp cải đầy ắp vừa trò chuyện bằng những câu cụt lủn: "ảnh mất rồi, tui làm để nuôi ba đứa nhỏ. Có việc mà làm còn hơn không!". Tuy chị bảo "quen rồi, thấy bình thường" nhng nhìn chân tay chị lấm lem bùn đất, đầu tóc rối bù và lng đẫm mồ hôi suốt một đêm trắng nh vậy, tôi biết chị đang chịu đựng quá sức. Khi đến trước phòng thu hoa chi của Ban quản lý chợ, tôi gặp một bà già khoảng 65 tuổi ì ạch kéo sau lng ba cái sọt đầy rau cải. Do đoạn đường đầy ổ gà, hai bánh xe thay nhau sụp xuống hố làm chiếc xe đẩy chao đảo nh muốn vật nghiêng cái thân già của bà. Mỗi lần nh vậy, bà cố vật lộn để kéo từng bánh xe lên; nhng rồi đến một cái ổ gà to hơn, bà lăn qua lăn lại vẫn không thể đa bánh xe ra khỏi hố, một thanh niên phải đẩy phụ từ phía sau, bà mới kéo lên nổi. Khi bà đi qua, một chủ vựa gần đó nói khẽ với tôi: "Bà T này khổ lắm, phải làm cái nghề này mấy chục năm nay ở đây để nuôi thân, không biết con cái bà ấy ở đâu...".

    "Bốn phương trời ta về đây... bốc thuê"

    Những người bốc vác ở đây đến từ các tỉnh của ba miền. Hai cha con ông Lê Văn Ba và Lê Văn Minh quê ở tận Đà Nẵng, vào đây làm nghề bốc vác này đã mấy chục năm. Từ trước giải phóng, ông Ba còn là một thanh niên trai tráng đã gắn bó với cái chợ này, nay ông đã 62 tuổi, cuộc sống vẫn gắn chặt sau hai càng xe đẩy. Bảy đứa con của ông lớn lên cũng từ đó. Trọn đời theo nghề, nay ông lại tiếp tục "truyền nghề" cho anh Minh. Anh Minh đã lấy vợ được 10 năm, có một đứa con và 10 năm qua anh đã nuôi vợ con bằng cái nghề mà cha anh truyền lại. Cùng chung tổ 4 (thuộc HTX bốc vác) với cha con ông Ba còn có cha con anh Nguyễn Văn Hoàng, quê ở Gò Công - Tiền Giang. Bốn chục tuổi, anh đã làm thợ đẩy xe ở đây hơn 10 năm, bắt đầu từ ngày anh và vợ con từ quê lên đến nay. Anh cố làm để đổi đời cho ba đứa con "nhng nay chỉ hai đứa nhỏ còn đi học, đứa lớn học đến lớp 10 thì theo tui đi đẩy xe đến nay. Giờ hai cha con ráng đẩy để đầu t cho hai đứa nhỏ" - anh cười.
    Trong số những người đẩy hàng ở đây, tôi gặp Trần Văn Luân, 27 tuổi, cao ráo, trắng trẻo và điển trai. Quê anh ở xã Lệ Chi - Gia Lâm - Hà Nội, gia đình có sáu anh em, hoàn cảnh khó khăn, mỗi người đi một ngả, làm một nghề để sinh sống. Luân là con út, học đến lớp chín thì nghỉ, vào đây làm. Cái nghề này đã trói chân anh được năm năm, dù mỗi tháng trừ tiền ăn (ở nhà người quen) anh chỉ còn 400 ngàn tiền công nhng mỗi tháng Luân cũng dành dụm được 200 - 300 ngàn gửi về cho bố mẹ. Số tiền làm ra không nhiều nhng Luân cũng nh những người khác làm bốc vác ở chợ vẫn chịu đựng và gắn bó với nghề.

    Minh Lý




    Roma@

Chia sẻ trang này