1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Phong Thần Diễn Nghĩa hay ở chỗ nào nhỉ?

Chủ đề trong 'Kiếm hiệp cốc' bởi Voldo, 14/06/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Voldo

    Voldo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/06/2002
    Bài viết:
    1.057
    Đã được thích:
    1
    Phong Thần Diễn Nghĩa hay ở chỗ nào nhỉ?

    Hồi nhỏ mình đọc truyện này theo kiểu truyện tranh và rất khoái những đoạn viết về Na Tra và Dương Tiễn. Giờ đọc lại bộ Phong Thần Diễn Nghĩa của tác giả Hứa Trọng Lâm từ Hồi 1: Trụ Vương Tế Miễu Bà Nữ Oa đến hồi 100: Châu Võ Vương luận công chia nước thì thấy cảm xúc bay đi hết. Thậm chí khi đọc lại mới thấy truyện quá thường!

    Phong Thần diễn nghĩa lấy cuộc chiến tranh phạt Trụ của Châu Võ Vương làm nền, trên bối cảnh đó tác giả ***g vào vô số những sự kiện, tình tiết, nhân vật siêu nhiên hoang đường theo trí tưởng tượng của mình. Do đó Phong Thần diễn nghĩa vừa có màu sắc lịch sử, đồng thời lại mang màu sắc tôn giáo (Đạo giáo), thậm chí người ta có cảm tưởng là sự kiện lịch sử chỉ là cái cớ để tác giả trình bày cuộc chiến tranh giữa hai giáo phái (Xiển giáo và Triệt giáo). Có thể nói lịch sử chỉ là cái cốt, còn da thịt hình hài thì chủ yếu làm bằng chất liệu hoang đường. (ST)

    Đọc truyện thấy tác giả dựng ra hai phe Xiển giáo là Chính đạo, đối nghịch với Triệt giáo là Bàng môn tả đạo. Tuy nhiên thấy các tiên phe phe Xiển Giáo có rất nhiều hành động tiểu nhân và độc ác. Nhiều lúc thấy phải trái lẫn lộn. Không hiểu tác giả có hàm ý sâu xa gì chăng?

    Cũng không biết trong kho tàng văn học Trung Hoa thì Phong Thần Diễn Nghĩa có vị trí cao hay không? Nếu nó có vị trí tương đối thì quả là một điều lạ vì theo cá nhân tôi thấy truyện này quá thường!
  2. speedkn

    speedkn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/12/2001
    Bài viết:
    1.881
    Đã được thích:
    0
    tớ cũng vậy, hùi nhỏ, mê mệt Phong Thần lắm nhưng cách đây mấy năm đọc lại, nuốt không trôi
    Tuy nhiên thấy các tiên phe phe Xiển Giáo có rất nhiều hành động tiểu nhân và độc ác. Nhiều lúc thấy phải trái lẫn lộn. đúng đó, tiên thì mãi là tiên, đê tiện tiểu nhân thì cũng là tiên, quỷ mãi mãi là quỷ, dù hối cải cũng không thoát. Tớ nhớ có đoạn 1 trong 3 đứa con của Trụ Vương, sau cùng hối cải rồi nhưng ông thầy vẫn than van, số mầy đến đây là hít, rùi vách chầy ra dã cho một nhát
    Ngày xưa đọc 1 bản truyện, xen lẫn vào các hồi là những lời bình luận hay lắm, hùi nhỉ đọc hổng kỹ sau nhớ lại thấy hay qué xé luôn có đoạn nó phân tích cái Trung của gia đình Hoàng Phi Hổ cực kỳ
  3. tieu_ho_tien

    tieu_ho_tien Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    516
    Đã được thích:
    0
    Truyện này đọc chỉ thích mỗi đoạn có Na Tra thôi.Còn Dương Tiễn mờ nhạt quá.
    Có lẽ chính hình ảnh Na Tra đã làm nên giá trị nghệ thuật cho tác phẩm này
    Có lẽ vì thế nên phim "Phong Thần " do TVB sản xuất vào năm 2001 đã lấy Na Tra làm nhân vật chính của câu chuyện.Mọi diễn biến đều xoay quanh nhân vật chính Na Tra
  4. Voldo

    Voldo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/06/2002
    Bài viết:
    1.057
    Đã được thích:
    1
    Tớ nhớ có đoạn 1 trong 3 đứa con của Trụ Vương, sau cùng hối cải rồi nhưng ông thầy vẫn than van, số mầy đến đây là hít, rùi vách chầy ra dã cho một nhát
    Đó là Xích Tinh Tử và Quảng Thành Tử.
    Khi Ân Giao và Ân Hồng muốn giết Đắc Kỉ để trả thù cho mẹ thì Trụ Vương biết được và cho đao phủ đem chém. Hai ông tiên là Xích Tinh Tử núi Cửu Tiên động Đào nguyên và Quảng Thành Tử, núi Thái Hòa động Vân Tiêu bay qua thu nhận hai người làm học trò.
    Sau đó Xích Tinh Tử và Quảng Thành Tử xui Ân Hồng và Ân Giao theo nhà Châu đánh nhà Thương diệt Trụ Vương tức là đánh lại bố của mình. Hai người không nghe liền bị trừng phạt. Xích Tinh Tử dùng Thái Cực Đồ đốt Ân Hồng ra tro. Quảng Thành Tử lấy cày cày nát đầu Ân Giao. Thầy xui trò đi đánh bố chúng nó. Lũ con không nghe liền "mần thịt" luôn. Quả là pó tay.
  5. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    Phong Thần không được xếp vào các tác phẩm lớn của TQ đâu.
    Trong bảng xếp hạng, các tác phẩm cổ lần lượt là:
    Hạng nhất: Tam Quốc diễn nghĩa, Tây Du Ký, Hồng Lâu Mộng, Thủy Hử.
    4 tác phẩm trên chứa đựng những giá trị cực kỳ to lớn về rất nhiều mặt: Văn học, triết lý, văn hóa xã hội, nghệ thuật xây dựng nhân vật.
    Đi cùng với nó là các tác phẩm thi ca của Lý Bạch, Đỗ Phủ
    Hạng tiếp theo là Đông Chu Liệt quốc, Kim Bình Mai, Tùy Đường Diễn nghĩa, Nhạc Phi diễn nghĩa, Hán Sở tranh hùng,....
    Phong Thần không được vào đến loại hạng 2, vì kém về nhiều mặt. Tính văn học không cao, nhân bản thấp,...., dường như chỉ là truyện cổ tích kể cho qua đêm dài, và lý giải về các ngôi vị trên trời.
    Trong Phong Thần, Xiển và Triệt thực ra là hoàn toàn bịa, không hề có thật trong thần thoại. Tác giả đã phân chia các loại thần thánh Đạo giáo, Phật giáo, thần bản địa dân gian,... vào hai loại tượng trưng.
    Nguyên Thủy Thiên tôn đã là tượng trưng cho cái Đầu tiên, tối cao rồi, làm gì còn Hồng Quân nào ở trên nữa....
  6. Voldo

    Voldo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/06/2002
    Bài viết:
    1.057
    Đã được thích:
    1
    Gửi bác Chitto
    Trong bảng xếp hạng, các tác phẩm cổ lần lượt là:
    Hạng nhất: Tam Quốc diễn nghĩa, Tây Du Ký, Hồng Lâu Mộng, Thủy Hử.
    4 tác phẩm trên chứa đựng những giá trị cực kỳ to lớn về rất nhiều mặt: Văn học, triết lý, văn hóa xã hội, nghệ thuật xây dựng nhân vật.
    Đi cùng với nó là các tác phẩm thi ca của Lý Bạch, Đỗ Phủ
    Hạng tiếp theo là Đông Chu Liệt quốc, Kim Bình Mai, Tùy Đường Diễn nghĩa, Nhạc Phi diễn nghĩa, Hán Sở tranh hùng,....
    Thực ra em thấy cách xắp xếp kiểu "Tứ đại kì thư" này nó cứ chênh vênh như thế nào ý!
    Cả bốn tác phẩm trên em đều đã đọc qua. Công thêm vào thì cũng là tương đối những tác phẩm văn học khác của Trung Quốc. Theo em thấy việc xếp Thuỷ Hử và Tây Du Kí vào Tứ đại kì thư là hơi bị gượng ép.
    Về cá nhân em thích hai bộ khác hơn, đó là Sử ký Tư Mã Thiên và Đông Chu Liệt Quốc.
    Đối với em Kim Bình Mai và Hán Sở Tranh Hùng cũng quá thường. Đặc biệt là Hán Sở Tranh Hùng không bằng một góc của Sử ký Tư Mã Thiên.
    Nếu được xắp xếp lại "Tứ đại kì thư", Em xin chọn Đông Chu Liệt Quốc, Tam Quốc Diễn Nghĩa, Sử kí Tư Mã Thiên và Hồng Lâu Mộng.
    Mấy quyển chỉ hơn tầm Phong thần một chút thôi!

  7. Voldo

    Voldo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/06/2002
    Bài viết:
    1.057
    Đã được thích:
    1
    Truyện còn kể một đoạn liên quan đến Đức Thích Ca Mâu Ni:
    Đoạn đánh Ải Xuyên Vân, có một đạo sĩ là Pháp Giai đến trả thù cho học trò là Bành Tuân bị Lôi Chấn Tử giết chết. Pháp Giai ra trận bắt Lôi Chấn Tử nhưng bị Na Tra cầm Càn Khôn Quyện đánh bị thương.
    Sau đó khi đang đánh nhau với Tử Nha thì tướng Trịnh Luân dùng phép thu hồn đánh Pháp Giai bất tỉnh. Truyện ghi rằng khi Tử Nha định chém Pháp Giai thì Chuẩn Ðề đại sư đến và đưa về Tây phương tu hành. Sau đó Pháp Giai độ thành thái tử nước Xá Huệ tu thành chính quả, xưng hiệu Thích ca!?! Vậy thì đích thị là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni rồi. Nhưng mà nếu đúng như thế thì tác giả Phong Thần quả là bố láo.
  8. nhv20

    nhv20 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2002
    Bài viết:
    1.088
    Đã được thích:
    0
    Chuẩn Đề và Tiếp Dẫn trong PTDN đại diện cho miền Tây Phương Cực Lạc hay Phật Giáo, tuy nhiên việc đưa Phật Giáo vào bên cạnh Đạo Giáo của tác giả rõ ràng là có phần gượng ép.Hai vị này có chút núng thế so với Nguyên Thỉ và Lão tử, mà trên 2 vị giáo chủ này còn Hồng Quân .Buồn cười nhất là Phật và Đạo là 2 nguồn tư tưởng lớn của Phương Đông ko đặt cái so sánh thấp cao làm trọng ấy vậy mà đọc PTDN người ta lại tự cảm nhận được 1 so sánh ngầm của tác giả .Một chút gượng ép thôi nhưng rõ ràng dở càng thêm dở. Truyện này dành cho <U12 là hợp lý .
  9. lam2441982

    lam2441982 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/03/2002
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    0
    Xem ra Volvo đánh giá hơi thấp Tây du ký nhỉ. Thuỷ Hử thì đối với tớ khá nặng nề nên không thích lắm, tuy nhiên môt số đoạn viết về Lâm Xung, Lỗ Trí Thâm , Võ Tòng, ... thì phải công nhận là rất hay. Dù sao tớ cũng là fan của bộ Tây du ký nên phải có vài lời bào chữa:
    Ngày xưa hồi còn bé tí xem truyện thấy hết cuộc chiến này tới cuộc chiến khác của Tôn Ngộ Không, chỉ chú ý xem con khỉ chiến đấu thế nào chứ không mấy để ý tới văn phong của truyện. Gần đây xem lại mới thấy cách viết của Ngô Thừa Ân thật không đơn giản. Lối kể chuyện thật vô cùng sinh động và đời thường, khác hẳn các truyện kiểu thần thoại khác. Lấy ví dụ trường đoạn Ba Lần Đánh Bạch Cốt Tinh , khi giải thích tại sao thiếu nữ kia chính là yêu quái, TNK có nói đại ý: Giữa chốn hoang vu tại sao lại xuất hiện một cô gái đi một thân một mình, nhất định không là gái nhà lành. Không hiểu sao tớ cực khoái câu này. (Đó cũng là lý do tớ rất ghét cảnh các nữ hiệp xinh tươi xông pha giang hồ trong kiếm hiệp, đúng là lũ yêu tinh).
    Sau đó xuất hiện mụ già tám mươi đi tìm con . Hầu Vương cười nói là: Mẹ tám mươi, con hai mươi, thế thì sáu mươi mụ mới đẻ à... Đại loại như thế, trong TDK còn rất nhiều đoạn vô cùng hài hước mà tế nhị, điều khá hiếm trong tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc. Chỉ có điều hạn chế là TNK cứ gặp địch thủ cao cường hơn là chạy đi mời thần tiên đến thu phục. Ngoại trừ trường đoạn quyết đấu với 5 bảo bối của anh em Kim Ngân thì đúng là tuyệt hay. Dĩ nhiên hạn chế là khó tránh nhưng nó không thể làm lu mờ giá trị văn học sáng chói mà Tây Du Ký mang lại.
    Tớ cũng xem Sử ký Tư Mã Thiên, phải nói là về lịch sử thì cách viết hay và cũng tương đối sinh động, nhưng nó tuyệt đối không có được nét đời thường để có thể đi vào lòng khán giả bình dân một cách phổ dụng như Tây Du . Nó có lẽ chỉ hay với tầng lớp học thuật chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Những ẩn ý của tác giả không phải bất cứ ai có học cũng có thể nhận ra. Có đoạn này , Volvo thử xem nó có ý nghĩa gì, hay chỉ là đoạn nhận xét tổng kết thông thường về nhân vật Hạng Vũ:
    Thái Sử Công nói : tôi nghe Chu Sinh nói : ?oMắt vua Thuấn có hai con ngươi (1). Lại nghe nói mắt Hạng Vũ cũng có hai con ngươi. Phải chăng là dòng dõi của vua Thuấn ! Sao mà nổi lên nhanh chóng như vậy ! Nhà Tần làm hỏng mất chính sự. Trần Thiệp đầu tiên khởi nghĩa, hào kiệt nổi lên như ong, tranh dành nhau không thể kể xiết. Hạng Vũ trong tay không có quyền binh gì, thừa thế nổi lên nơi thảo dã, trong ba năm liền đem năm nước chư hầu để tiêu diệt Tần, phân chia thiên hạ, phong các vương hầu, ban ra chính lệnh và tự xưng là bá vương, địa vị tuy không trọn vẹn nhưng từ cận cổ đến nay, chưa hề có người nào như thế. Đến khi Vũ bỏ Quan Trung, nhớ đất Sở, đuổi Nghĩa Đế để tự lập, thế mà lại trách các vương hầu phản mình thì thực cũng khó vậy. Tự khoe khoang công trạng, chỉ dùng cái trí của mình mà không chịu bắt chước người xưa, nói rằng có thể lấy võ lực dẹp yên thiên hạ, dựng nghiệp bá vương.
    Đoạn này theo tớ , Thái Sử công có ý nói , khác với cách ông viết trong Bản Kỷ, Hạng Vũ thực ra mưu trí tuyệt luân, dụng binh như thần có khác chi Tôn Ngô tái sinh, thậm chí có phần vượt trội, chỉ sau ba năm đã thu phục thiên hạ trên lưng ngựa. Tuy nhiên Vũ kém tài chính trị và tầm nhìn chiến lược nên sau mới bị bại. Tiếc rằng từ đó, vũ công của Sở Bá Vương vĩnh viễn bị vùi lấp, chỉ còn là một kẻ khoẻ như trâu mà thôi.
    Hê còn về Phong Thần thì cũng có dạng như kiểu thần thoại Hy Lạp nhưng rõ ràng văn phong tầm thường, chẳng có gì đáng nói (nhưng lại rất có khả năng phát triển và cải biên đấy, kể cũng hơi lạ).
    Được lam2441982 sửa chữa / chuyển vào 16:38 ngày 18/06/2005
  10. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    Cũng không nên trách tác giả. Bởi ông mang một tư tưởng Thần học Độc tôn mang màu sắc Đạo gia (không phải Lão giáo), độc tôn riêng Trung Quốc.
    Ông dựa trên cái thuyết Bàn Cổ là khởi thủy vũ trụ, rồi Tam hoàng Ngũ đế, thế thì mọi người trên thế giới này đều là hậu duệ cả. Nên biết rằng Nguyên Thủy thiên tôn + Lão Tử đã là Thượng tế tối cao của Đạo gia rồi. "Đấng Thái Thượng Nguyên Thủy hay Thái Thủy hóa thân, mắt thành mặt trời mặt trăng, chân tay thành Ngũ nhạc, mỡ thành sông biển..."
    Do đó Tây phương cũng chỉ là một cõi riêng có sau.
    Chẳng hạn nhân vật Nhiên Đăng Thượng cổ Phật cũng biến thành tiên Đạo giáo. Trong thực tế, theo quan niệm của Thích Ca, thì "trước ta có hàng ngàn vị Phật, sau ta cũng thế", cho nên ngưòi TQ gán cho những vị phật tối cổ trước cả Thích Ca là Nhiên Đăng.
    Hoặc Chuẩn Đề, được tôn là Phật Mẫu, là con Khổng tước vĩ đại, mang hình ảnh của chim thần Garuda trong Hindu, vì Ấn giáo có trước Phật giáo, nên Phật giáo cũng mang trong lòng nó những truyền thuyết đó, sang TQ lại được Tàu hóa thêm 1 lần nữa.
    ....
    Cho nên Phật mà bị Tàu hóa thì cũng thành Nhiên Đăng, Chuẩn Đề, Tiếp Dẫn,.... được hết.
    Cũng như kiểu với ngưòi Thái ở Hòa Bình thì ai cũng là con cháu ông Đùng bà Đùng hết, dù là Phật hay Lão....

Chia sẻ trang này