1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Phong Thần Diễn Nghĩa hay ở chỗ nào nhỉ?

Chủ đề trong 'Kiếm hiệp cốc' bởi Voldo, 14/06/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    Đây là ý kiến của tôi về hai tác phẩm Đông Chu liệt quốc, Sử ký TMT (ĐCLQ và SK), và tại sao nó không bằng được Tây Du, Thủy Hử về mặt Văn học - đây là về mặt Văn học nhé.
    1.
    Trước hết, ĐCLQ, bạn đọc rất hay, tôi cũng công nhận hay. Nhưng nên nhớ trước đó, đã có đến mấy tác phẩm tương tự rồi: Xuân Thu truyện của Tả Khâu Minh, Kinh Xuân Thu của Khổng tử, và cả Sử Ký nữa.
    Như thế, có vẻ như ĐCLQ là tác phẩm hoàn chỉnh, hệ thống, văn học hóa những câu truyện lịch sử. Nó không tránh khỏi những tư tưởng đã được thiết lập trong các tác phẩm trước đó. Trước khi Phùng Mộng Long viết ĐCLQ thì người ta đã có những hình ảnh rõ ràng về các nhân vật lịch sử đó, chẳng hạn như khi nói đến tài trị quốc là Quản Trọng, Nhạc Nghị, nói đến Trung là Giới Tử Thôi, là ... rồi.
    Nghĩa là PML có công trong việc hệ thống lại thành một pho sách thống nhất, nhưng vì sự dàn trải quá dài (500 năm) nên mỗi nhân vật - dù kiệt xuất đến đâu - cũng chỉ được đề cập ngắn gọn. Ta chỉ thấy cái hay của nhân vật đó trong giai đoạn ngắn, đến đoạn sau thì họ đã chết đi rồi.
    Hơn nữa, do không gian quá rộng, mỗi đoạn chỉ tập trung được 1 - 2 nhân vật, nên tính kết nối với các nhân vật khác rất khó khăn rời rạc.
    Hãy xét với Tam Quốc. La Quán Trung không chỉ kể lại câu truyện lịch sử, mà còn xây dựng được những nhân vật điển hình kiệt xuất đến nỗi có thể thay đổi cả con mắt nhìn của Lịch sử.
    Chẳng hạn Khổng Minh. Trong thực tế lịch sử, vai trò của Khổng Minh không phải là ra từng trận chỉ trỏ chỗ nào đặt quân, đi vòng thế nào,...., những công đó đều của Khương Duy, Vương Bình, Trương Ngực. Khổng Minh có tài chính trị nhiều hơn.
    Thế mà qua ngòi bút LQT, ông bỗng thành một người ngồi nghĩ cả Thời Cuộc lẫn mưu mẹo (thậm chí rất nhỏ nhặt).
    Hay Tào Tháo. Trước khi có Tam Quốc, người ta cũng không ghét Tào đến thế, vì dẫu gì Tào cũng là Thái Tổ nhà Tấn, mà đã là Hoàng đế là có mệnh trời rồi. Thực sự hình ảnh về Tào do người dân đời sau nhìn nhận đến 95% là do La xây dựng nên.(người dân thôi).
    Những đoạn tuyệt hay như "Uống rượu luận anh hùng", "Qua 5 ải chém 6 tướng", "Hẻm Hoa Dung",..... đều do tài sáng tác của La cả.
    Hoặc Quan Vũ. Trước Tam quốc, có ai nói đến sự Kiêu ngạo của ông? Người ta chỉ tôn ông là Thánh về Trung và Dũng. Chỉ có La mới đề cập đến sự kiêu ngạo (đến nỗi mất mạng mất đất) của ông, hay cách ông đối xử khi ở với Tào.
    Những cái đó, ĐCLQ không thể có được, vì ĐCLQ có tính hệ thống và cố phải đưa đủ, nên tính văn học bị giảm đi . ĐCLQ kém hẳn Tam Quốc 1 bậc quá dài.
  2. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    Nếu đặt cả 3 bộ Tam Quốc, Sử Ký, ĐCLQ thì đúng là bạn quá ưu ái cho thể loại Sử thi.
    Hãy xét Sử ký. Công nhận nó có giá trị rất lớn về Văn học, nhưng giá trị cao nhất - và cũng là mục đích của nó là ở Lịch sử, chứ không phải Văn học.
    Cũng vì mục đích đó, Tư Mã đã nhấn mạnh tính lịch sử. Nếu xem các truyện viết riêng về từng nhân vật, thì rất hay, đặc trưng (Đông Chu và Hán Sở lấy từ đó quá nhiều). Nhưng rất khó có sự tổng hòa. Trong 1 câu chuyện chỉ thấy có nhân vật đó hiện lên sáng chói, còn những nhân vật khác xuất hiện 1-2 lần rồi mất đi....
    Nếu xem truyện Trương Lương, chỉ thấy cái tài của Trương Lương, truyện Tiêu Hà chỉ thấy Tiêu Hà, xem Hàn Tín chỉ thấy Hàn Tín. Đó là cái hạn chế. Chính vì thế nhiều lúc xem Hán Sở thích hơn, vì nó có tính bao quát trong 1 thời khoảng dài, rộng về không gian, tất cả các phía, các góc độ chứ không phải chỉ về 1 người. Có thể cùng 1 lúc thấy cả Hạng Vũ, Phạm Tăng nghĩ gì, lại cả mưu Trương Lương, sự nghi ngờ của Lưu Bang,......, còn đọc Sử Ký ta phải rời rạc nó ra. Tính văn học giảm rất nhiều.
    Đặt Đông Chu và Sử ký thì 2 truyện đó có nhiều phần trùng lặp quá, vì Đông Chu lấy các cuốn sử làm cái lõi cho mình mà.
    Được chitto sửa chữa / chuyển vào 18:58 ngày 18/06/2005
  3. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    Thủy Hử và Tây Du xứng đáng đứng vào hàng Kiệt xuất vì trình độ Văn học của nó. Việc xây dựng cốt truyện, nhân vật, tình tiết rất phóng khoáng, rộng rãi. Bình luận về nó có cả ngày.
    Nhưng phải nói sự sáng tạo của nó cao hơn hẳn Đông Chu.
    Chỉ từ một đám giặc cướp thời Tống - mà chắc hẳn ngay thời đó nhân dân cũng khiếp sợ (toàn giết người đốt nhà), giới chính thống muốn tiêu diệt, giới trí thức khinh bỉ (toàn không học hành mấy) - thế mà với ngòi bút Thi Nại Am, họ bỗng là những anh hùng sáng như 108 ngôi sao rực rỡ.
    Hình ảnh của họ liên tục không rời rạc, có thể nổi bật lúc này, mờ hơn ở lúc khác, nhưng không bao giờ chìm đi như các nhân vật của ĐC, họ nói chuện với nhau, từng người, từng đôi, chứ không rời rạc như Sử Ký.
    Nhãn quan của họ phóng khoáng, không hề bị tư tưởng "trung" của ĐC, hoặc "lễ, nghĩa" của Nho giáo. Từ những người nông dân hoặc quan lại nhỏ bé tầm thường, họ bỗng sánh với cả một triều đình của các vì sao.
    Chỉ riêng cái tài sáng tác ấy, xứng với Tam Quốc lắm.
    (còn định nói về Tây Du nữa, nhưng dài quá rồi).
  4. lam2441982

    lam2441982 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/03/2002
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    0
    Nếu viết về Phong Thần thì đối với chúng ta ngày nay , có lẽ chỉ còn cách chê hết nước hết cái về cách mà Hứa Trọng Lâm xây dựng bối cảnh câu chuyện, sự đối lập chính tà khiên cưỡng, sai lạc trầm trọng về mặt lịch sử,... Mặc dù vậy , cuộc chiến giữa các thần tiên diễn ra cũng tương đối ly kỳ, hội tụ tất cả thế lực pháp thuật mạnh nhất , thỏa mãn trí tưởng tượng cuả người bình dân và các em nhỏ nên cũng có sức hấp dẫn nhất định.
    Nếu bác Chitto không có thời gian thì em cũng xin bàn luận ngắn gọn một chút về Tây du ký, một tác phẩm văn học thần thoại nhưng giá trị thì thực vượt xa lắc các tác phẩm cùng loại của người Tàu.
    Tôn Ngộ Không, nhân vật chính chủ chốt của tác phẩm được NTÂ xây dựng cực kỳ độc đáo và có sức lôi cuốn ghê gớm. Y có 6 phần chính khí, 4 phần tà khí, rất hài hước mà lại vô cùng kiêu ngạo, tư duy thông tuệ phi thường nhưng cũng nhiều khi lại chủ quan đáng ngạc nhiên.
    Hãy xem y nói gì khi cõng Hồng Hài Nhi:
    - Thằng nhỏ này nói cha mẹ nó chết rồi. Dù nó không phải là yêu quái thì sau biết đưa nó cho ai, đằng nào chả chết, ta ném nó đi cho rảnh...
    Khi cõng Ngân Giác:
    -Đường xa vất vả, vác được cái thân cũng khổ rồi, thế mà sư phụ lại còn bắt ta vác cái lão đạo sĩ què này. Mặc kệ hắn có là yêu quái không, sống đến từng này tuổi thì chết cũng đáng.
    Tuy tà khí không nhỏ nhưng nó lại bị lu mờ bởi chính khí của TNK , y vẫn là thần tượng của các em nhỏ. Ngoài ra y rất kiêu ngạo , không phải bởi y có pháp lực mạnh vô địch thiên hạ mà bởi y là kẻ tự do , không ai tóm nổi y. Chính điều đó cũng góp phần lớn vào tính hài hước của y . Nhớ lại khi bắt được anh em Kim Ngân, Thái Thượng Lão Quân xuống cứu, nói cho y biết là QÂ Bồ Tát mượn chúng xuống gây khó dễ cho thầy trò y, Hành Giả nghĩ :
    Cái mụ Bồ Tát thực chẳng ra sao. Khi xưa có nói trên đường thỉnh khinh nếu có gặp khó khăn, bà ta sẽ thân hành xuống cứu, thế mà lại mượn bọn yêu tinh xuống cản trở ta. Lời nói tiền hậu bất nhất, đáng kiếp cả đời không có chồng!
    Có thể nói trong tất cả các tiểu thuất chương hồi cổ điển của TQ, không một nhân vật nào hấp dẫn bằng được y. Trong tiểu thuyết hiện đại TQ, em đây ít xem nhưng cũng có thể nói rằng: ít ra trong trước tác của Kim Dung, những nhân vật như Kiều Phong , Dương Quá ,... không ai có sức hút với quảng đại quần chúng có thể sánh với TNK. Nhân vật có nhiều nét tiếp cận với Hầu Vương chính là Lệnh Hồ Xung, hắn cũng có cái ngạo của sự tự do, sự kết hợp của cả chính và tà. Nhưng làm sao LHX có nét được nét khôi hài thú vị, sự tinh minh ghê gớm của TNK. Nhân vật của Cổ Long thông minh và kiêu ngạo đến cực điểm, vì thế mà lại trở nên quá xa cách.
    Dĩ nhiên các nhân vật của Kim Dung, Cổ Long có nhiều nét hiện đại, đặc biệt là cái tình để thêm phần lôi cuốn, họ lại vô địch thiên hạ, chẳng bị ai ràng buộc. Nhưng rút cục vẫn không độc đáo và được yêu thích bằng TNK , kể cả trong bất cứ loại độc giả nào.
    .

    Phần sau tớ sẽ viết về Trư Bát Giới và sự kết hợp ngộ nghĩnh mà kỳ lạ giữa huynh đệ Trư Tôn mà trải qua hàng trăm năm, không một tác giả nào từ Đông đến Tây lại có thể viết được trong tác phẩm của họ
    Được lam2441982 sửa chữa / chuyển vào 19:52 ngày 19/06/2005
  5. lam2441982

    lam2441982 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/03/2002
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    0
    Vừa rồi viết về Tôn Ngộ Không, kể ra ca ngợi cũng hơi quá, các huynh đệ thông cảm cho nhé. Thực ra trong các tác phẩm hiện đại thuộc thể loại thần thoại thì Harry Potter cực kỳ ấn tượng . Nói chung thể loại văn học thần thoại của phương Tây có sức hấp dẫn riêng khác với Trung Quốc, tớ cũng chẳng rành lắm nên không muốn bàn luận gì ở đây.
    Bây giờ bình loạn một chút về Trư Bát Giới:
    Trong chuyện Ngô Thừa Ân thường dùng chữ "chú ngốc" để chỉ y. Chính ra Trư Bát Giới hoàn toàn chẳng ngu. Chỉ bởi gã quá tham lam và lười nhác nên mới hay mắc bẫy. Tất nhiên gã cũng có một chút tính tốt như rất ngoan, luôn nghe lời sư huynh và sư phụ (He he!!!), cũng có lòng quan tâm đến người khác. Dẫu vậy mọi đức tính của gã gần như hoàn toàn trái ngược với Tôn Ngộ Không. TNK hữu dụng bao nhiêu thì gã lại vô dụng bấy nhiêu, " đi đường cản gió, may áo tốn vải." Kiểu cặp đối nghịch như vậy ta cũng có thể thấy trong Đôn Kihôtê hoặc trong một số phim Holywood. Nó làm cho tác phẩm trở nên khôi hài hơn và sự đặc sắc của nhân vật thật sự được rõ nét.
    Ảnh hưởng của Tây Du ký đến nay vẫn còn hết sức rộng lớn. Một thời bộ phim của Dương Khiết đã nổi đình nổi đám. Chỉ tính riêng ở Việt Nam bộ phim đã được chiếu 6 lần trên truyền hình trung ương! trong đó có 4 lần liên tiếp. Thậm chí ở Việt Nam đã từng làm hẳn bộ phim "Thầy trò Đường Tăng tới VN" đủ thấy Tây Du Ký lôi cuốn tới mức nào. Sau đó có một số bộ phim cũng được làm về đề tài này như "TNK đại chiến Ngưu Ma Vương", "Phúc tinh cao chiếu Trư Bát Giới" , TDK của Trương Vệ Kiện (bộ này khai thác cái hài của nhân vật tới tối đa làm loãng đi các nét đặc sắc khác), ngoài ra phim hoạt hình, truyện tranh, tiểu thuyết cải biên , tiểu thuyết "Hậu Tây Du Ký (Chả biết có bao nhiêu bộ)" cũng ăn khách lắm.
    Tuy vậy vẫn có thể thấy đề tài về Tây Du Ký vẫn chưa khai thác được hết trọn vẹn, vẫn còn rất nhiểu điều lý thú về 4 thầy trò Đường Tăng sẽ được sáng tạo thêm. Những câu chuyện truyền kỳ về TNK sẽ còn được phóng tác ra không biết bao nhiêu lần nữa, sẽ cải biên thế nào, tất cả còn ở phía trước.

    Nói điều này mong cư dân Kiếm hiệp cốc đừng giận nhé, sau loạt phim của Trương Kỷ Trung thì e rằng đề tài về kiếm hiệp Kim Dung đang cạn kiệt. Truyền hình rõ ràng cũng góp phần lớn duy trì sức sống cho các tác phẩm của ông. Nhiều người xem phim rồi mới đọc truyện. Không biết chục năm nữa thì sẽ thế nào...
  6. Voldo

    Voldo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/06/2002
    Bài viết:
    1.057
    Đã được thích:
    1
    Gửi bác Chitto
    Hãy xét Sử ký. Công nhận nó có giá trị rất lớn về Văn học, nhưng giá trị cao nhất - và cũng là mục đích của nó là ở Lịch sử, chứ không phải Văn học.
    Cũng vì mục đích đó, Tư Mã đã nhấn mạnh tính lịch sử. Nếu xem các truyện viết riêng về từng nhân vật, thì rất hay, đặc trưng (Đông Chu và Hán Sở lấy từ đó quá nhiều). Nhưng rất khó có sự tổng hòa. Trong 1 câu chuyện chỉ thấy có nhân vật đó hiện lên sáng chói, còn những nhân vật khác xuất hiện 1-2 lần rồi mất đi....
    Nếu xem truyện Trương Lương, chỉ thấy cái tài của Trương Lương, truyện Tiêu Hà chỉ thấy Tiêu Hà, xem Hàn Tín chỉ thấy Hàn Tín. Đó là cái hạn chế. Chính vì thế nhiều lúc xem Hán Sở thích hơn, vì nó có tính bao quát trong 1 thời khoảng dài, rộng về không gian, tất cả các phía, các góc độ chứ không phải chỉ về 1 người. Có thể cùng 1 lúc thấy cả Hạng Vũ, Phạm Tăng nghĩ gì, lại cả mưu Trương Lương, sự nghi ngờ của Lưu Bang,......, còn đọc Sử Ký ta phải rời rạc nó ra. Tính văn học giảm rất nhiều.
    Đặt Đông Chu và Sử ký thì 2 truyện đó có nhiều phần trùng lặp quá, vì Đông Chu lấy các cuốn sử làm cái lõi cho mình mà.
    Kiểu viết về từng nhân vật riêng rẽ theo bác là hạn chế nhưng theo em nó đã làm nổi bật hẳn những nét đặt trưng nhất về nhân vật đó tạo thành một ấn tượng mạnh mẽ. Điều đó không hẳn là điều dở. Nếu như bác nói đọc Hán Sở hay hơn thì em không đồng ý! Đối với em Hán Sở chỉ ngang Phong Thần. Những cái đặc sắc quá ít. Đọc Hán Sở không còn thấy được sự uy mãnh và hùng tráng của Hạng Vũ, không còn thấy được cái nham nhở và bất nhân tính của Lưu Bang, ít thấy được cái sâu sắc của Trương Lương. Theo em Hán Sở tuy viết sau Sử Ký nhưng những nhân vật của Hán Sở chỉ là một bản copy không màu từ nhưng nhân vật của Sử Ký mà thôi. Nói chung là dở!
    Đúng là mục đích của Sử ký là Lịch sử nhưng theo em tính văn học và cách xây dựng hình tượng nhân vật của Sử ký không kém bất cứ một tác phẩm nào nếu không nói có phần nổi trội hơn nhiều so với Thuỷ Hử, Hồng Lâu Mộng và Tây Du.
    (ST)
    "Đời sau có thể tô điểm thêm bớt nhưng dường như khó lòng dùng năng lực hư cấu của mình để tạo nên một Kinh Kha, một Hàn Tín, hay một Hạng Vũ khác hẳn hình tượng Tư Mã Thiên đã tạo nên mà cũng sinh động như vậy. Có thể nói những hình tượng Tư Mã Thiên tạo ra đã được nhân dân tiếp nhận toàn vẹn.
    Khi miêu tả một nhân vật lịch sử, các sử gia thường chỉ nhận xét họ trong những giờ phút họ đóng một vai trò lịch sử, họ chỉ xét nhân vật trong ?otư thế lịch sử? của nó. Nhưng làm như thế, tức là cắt xén nhân vật, biểu hiện nó một cách phiến diện và thậm chí có khi xuyên tạc vì trong những lúc cá nhân có ý thức về vai trò lịch sử cảu mình, họ thường đóng kịch. Tư Mã Thiên không làm như vậy. Ông chỉ nắm Hàn Tín khi làm thượng tướng quân của Lưu Bang, mà còn nắm Hàn Tín ngay từ khi ăn nhờ, chui qua háng người ta ở ngoài chợ. Nhờ sống trong nhân dân và đến tận nơi điều tra, nên ông thấy Trần Bình từ khi chia thịt, thấy Phàn Khoái từ khi bán thịt chó. Ông chú ý đến Trương Nghi từ khi anh chàng bị đánh gần chết, gãy hết cả răng, chú ý đến Lưu Bang từ khi ăn quỵt tiền rượu. Tư Mã Thiên theo dõi một nhân vật và cốt tìm cho được cái bản chất của nó. Chính vì thế ông không ao giờ bỏ qua những cảnh thiếu thốn, nhục nhã mà nhân vật đã trải qua, vì ông biết bản chất con người thường lộ ra ở những lúc ấy. Đối với ông, nhân vật lịch sử vĩ đại đến đâu trước hết cũng chỉ là một người bình thường. Khổng Khâu trước khi được tôn sùng như một vị thánh cũng chỉ là một người mong muốn được làm quan, phiêu bạt đi tìm công danh, mấy lần suýt theo những kẻ mà ông gọi là loạn thần, tặc tử. Trong khi theo dõi nhân vật, ông không chạy theo sự kiện mà cốt tìm được cái quyết định tính cách của con người. Ông thấy tính cách con người do nhiều yếu tố quyết định. Có khi nó là một thiên hướng từ nhỏ. Nhân vật Trương Thang điển hình cho bọn quan lại tàn ác, lúc nhỏ giữ nhà để chuột ăn mất thịt, bị cha đánh đòn. Thang bắt được chuột làm một bản án kết tội chuột. ?oNgười cha xem thấy lời văn quả là một tay quan lại coi ngục sành sỏi, cả kinh.?. Có khi nó là kết quả của nghề nghiệp, giáo dục. Lữ Bất Vi, một thương nhân giàu thấy Tử Tương, con vua Tần làm con tin ở Triệu, thì nói, ?omón hàng này có thể bán được đây?. Y xuất tiền bạc quảng cáo cho hàng và cuối cùng được lãi to, làm tể tướng nước Tần. Ông thấy cái điều làm một vĩ nhân khác con người tầm thường là ở chỗ họ có một hoài bão lớn ngay trong những cảnh ngộ cùng khốn nhất. Ông lắng nghe chàng cố nông Trần Thiệp đang cày, bỗng dừng lại nói với các bạn cày, ?osau này phú quý chớ quên nhau?. Ông chú ý đến cậu bé Hạng Vũ học kiếm chẳng thành, nhưng đòi ?ohọc cái đánh lại vạn người?. Một khi tìm được tính cách của nhân vật, ông cố gắng tìm những câu nói điển hình và những hành động điển hình, để làm cho hình tượng càng nổi bật. Nói đến Hàn Tín là người ta nhớ đến câu, ?onhà vua không muốn lấy thiên hạ sao, tại sao lại chém tráng sĩ??. Nói đến Lý Tư, không ai quên được câu, ?ongười ta ở đời hiền hay bất hiếu cũng như con chuột, chẳng qua do hoàn cảnh cả?. Những câu như vậy có hàng ngàn. Có nhiều nhân vật chỉ xuất hiện trong một vài câu, nhưng họ được điển hình hoá ngay vì tác giả đã nắm được câu nói điển hình cua họ. Chẳng hạn những nhân vật như Cáp Nhiếp, Phàn Ư Kỳ, trong Thích khách liệt truyện, nói không quá hai câu, nhưng đủ làm người ta thấy rõ cái phong thái trọng nghĩa khinh tài và lòng căm thù chồng chất của họ đối với nhà Tần. Những câu nói điển hình và những hành động điển hình thường không phải là những câu nói và hành động gì có tầm quan trọng lịch sử. Tônxtôi trong bài nhận xét về Chiến tranh và hoà bình, nói nhà viết tiểu thuyết lịch sử miêu tả nhân vật lịch sử khi họ mang áo ngủ. Tư Mã Thiên còn đi xa hơn. Để miêu tả thái độ ngạo mạn của Vũ Đế, chỉ cần một chi tiết, ?onhà vua có khi ngồi xổm ở bên giường để tiếp đại tướng quân Vệ Thanh.? Để miêu tả sự suồng sã của Lưu Bang chỉ cần một chi tiết nhỏ, ?oChu Xương có lần vào tâu thấy Cao Tổ đang ngồi ôm con gái. Xương chạy ra. Cao Tổ đuổi theo cưỡi lên cổ hỏi, ?ota là vị vua như thế nào? Xương ngẩng đầu lên đáp, ?oBệ hạ là ông vua Kiệt, Trụ. Nhà vua liền cười ha hả?. (Trương thừa tướng truyện). Một chi tiết như vậy cũng đủ làm cho ngàn năm sau không ai có thể bênh vực cho Vũ Đế và Cao Tổ về việc quý trọng kẻ sĩ.
    Một khi đã nêu lên tính cách chủ đạo của nhân vật, tác giả không bao giờ dừng lại để bàn bạc, trái lại ông trình bày dồn dập những sự việc điển hình tự bản thân nó có đủ sức thuyết phục hùng hồn hơn mọi lý luận. Đó là then chốt của phương pháp tự sự của ông mà đời sau không ai bắt chước được. Bản kỷ Hạng Vũ chẳng hạ, viết với lối văn khô khan của biên niên sử. Ở đây, chỉ có sự kiện và năm tháng, nhưng vì biết rút từ sự kiện ra cái làm thành cá tính của Hạng Vũ và thời đại Hạng Vũ cho nên chính cái lối trình bày đơn giản khách quan này lại lôi cuốn người đọc hơn mọi thứ từ chương.
    Văn của Tư Mã Thiên là lối văn giản dị, chắc nịch của thời Tây Hán. Cách tự sự của ông có được cái tính chất rắn chắc, khúc chiết của đương thời, nhưng còn có một điều đặc sắc hơn là rất sinh động và đa dạng. Những con người của Tư Mã Thiên đồng thời biểu hiện những đặc sắc chung của thời đại họ, nhưng lại giữ được những nét nổi bật làm thành bản sắc của họ.
    Muốn làm nổi bật cái cá tính của nhân vật cũng như màu sắc chung của thời đại, không bao giờ tác giả xét nhân vật một cách cô lập, mà đặt nó trong sự đối lập với các nhân vật khác. Đọc Lý Tư người ta nhất định phải thấy Triệu Cao, đọc Bình Nguyên Quân thì thấy ngay Tín Lăng Quân, bên cạnh Lưu Bang luôn luôn có mặt Hạng Vũ. Để làm nổi bật sự đối lập, tác giả rất chú ý đến sự đánh giá về nhân vật của người đương thời. Mỗi nhân vật như vậy ít nhất cũng được vài ba người đánh giá. Để đánh giá Lưu Bang, tác giả nhắc lại những lời đáng giá của Tiêu Hà, Phạm Tăng, Lịch Sinh, Trương Lương, Trần Bình, Hàn Tín, v..v? Để đánh giá Tín Lăng Quân, tác giả không quên những nhận xét của Hầu Sinh, Mao Công, Tiết Công, Bình Nguyên Quân, v..v? Tác giả nhiều khi gộp họ vào một chương để càng làm nổi bật chủ ý của mình. Đó là những lúc đối lập rõ rệt. Nhưng có những lúc đối lập kín đáo hơn thì thật là thú vị. Chẳng hạn không phải ngẫu nhiên mà tất cả những quan lại tốt trong Tuần lai liệt truyện đều là người trước đời Tần. Trái lại tất cả những người trong Khốc lại liệt truyện đều là những nhân vật thời Hán. Cũng vậy, ai cũng phải thừa nhận hình tượng về Vũ Đế, sao mà giống Tần Thuỷ Hoàng làm vậy, cũng huênh hoang, tự đắc, thích chiến tranh, thích thần tiên, thích xây dựng, thích xu nịnh.
    Chính cái phương pháp tự sự bậc thầy, công phu và chu đáo vô cùng đã làm cho nhân vật sống một cách trọn vẹn, và cũng do đó, đời sau không thể nào thay đổi được. Sự thực vốn hùng hồn hơn lời nói, và khi các sự thực đã xếp thành hệ thống nguy nga thì tự nó sẽ nói lên tiếng nói của chân lý.
    Phải chăng vì thế mà tác giả vắng mặt ? Không, tác giả luôn luôn có mặt. Hình ảnh của Tư Mã Thiên rất rõ ở từng trang, tâm sự của ông hiện lên như một tiếng đàn tuy rất khẽ nhưng rất rền trong bản hợp tấu vĩ đại. Chúng ta biết bản thân sự đối lập là biểu hiệu một thái độ. Ngoài ra tác giả còn sử dụng rất thạo phương pháp viết sử của Kinh Xuân Thu. Mục đích của nó là trình bày sự thực khách quan, nhưng bằng cách đối lập với các việc khác hay thêm bớt một chữ mà tỏ thái độ của mình. Chẳng hạn trong Hoài Âm Hầu liệt truyện để nói rằng, Hàn Tín chết vô tội chứ không phải làm phản, ông gọi Tín là ?oHoài Âm Hầu?, chứ không gọi Hàn Tín như gọi Kinh Bố trong Kinh Bố liệt truyện. Ông kể tỉ mỉ ba lần người ta thuyết phục Tín làm phản, mà Tín không nghe, nhắc đến năm lần cái câu Hán Vương sợ Hàn Tín. Đến lúc Tín chết, thì hối hận không biết trước thái độ lật lọng của Lưu Bang, trái lại Lưu Bang nghe tin vừa giận vừa mừng, v..v? Lối bút pháp ấy rất là nghiêm và rất rõ ràng đối với những người quen đọc Xuân Thu. Ngoài ra mỗi khi hết chương, tác giả thường đưa ra những nhận xét của mình, để ký thác tâm sự hay đính chính lại những cách nhìn sai lầm của tập tục.
    Sử ký là một tác phẩm khó nhưng rất hay. Nó làm cho người đọc say mê và giáo dục họ rất nhiều. Nhưng vì nội dụng phong phú, cách diễn đạt kín đáo nên phải đọc đi đọc lại nhiều lần mới thấy hết cái hay của nó. Chúng tôi cố gắng dịch những chương tiêu biểu, chương nào dịch thì dịch trọn vẹn, chỉ lược bớt những đoạn ít quan trọng đối với văn học. Vì cách hành văn theo lối Xuân Thu rất xa lạ đối với chúng ta, nên chúng tôi cố gắng chú thích , phân đoạn, tóm tắt để làm sao cho người đọc làm quen với tác phẩm một cách dễ dàng. Tuy vậy, chúng tôi cũng biết không thể nào giới thiệu hết cái hay của tác phẩm. Một ngày gần đây, khi Tư Mã Thiên đã quen thuộc với bạn đọc hơn, chắc Sử Ký sẽ được dịch toàn bộ.
    Trong việc dịch, chúng tôi đã được cụ Phan Võ xem lại và cụ Phan Duy Tiếp giúp đỡ. Chúng tôi biết rằng vì trình độ dịch giả hạn chế, bản dịch thế nào cũng có nhiều thiếu sót. Nhưng chúng tôi tin rằng dù bản dịch có nhiều thiếu sót, các bạn sẽ thấy ở đây một tác phẩm vĩ đại và một con người lỗi lạc. Chắc chắn bạn đọc Việt Nam sẽ thấy Sử Ký là quyển sách của mình và dành cho Tư Mã Thiên một mối tình nồng hậu như các bạn đã có đối với Khuất Nguyên và Đỗ Phủ. Suốt đời Tư Mã Thiên không muốn gì hơn là có những người hiểu mình. Chúng tôi tin chắc rằng sau hai ngàn năm con người vĩ đại ấy sẽ được yêu hơn bao giờ hết, vì bạn đọc của ông là những con người của một thời đại huy hoàng và vô cùng vĩ đại"

  7. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13

    Căm ơn vì đoạn trích được in trong Sử Ký.
    Tôi cũng muốn nói quan điểm của tôi.
    Sử Ký có giá trị văn học rất lớn, không ai phủ nhận. Tài năng của Tư Mã Thiên trong việc xây dựng hình tượng các nhân vật, cho đến trước ông, chưa ai làm được như vậy.
    Nhưng Sử Ký không tránh khỏi là tác phẩm Sử, nghĩa là phản ánh sự thực, kèm theo nhãn quan và đánh giá của tác giả. Nghĩa là Tác giả có quyền bình luận, nhưng không được quyền Thêm thắt, Sáng tác, Bịa thêm,..., về các nhân vật Lịch sử. Các nhân vật cũng bắt buộc phải là có thật, chứ không phải được đặt ra.
    Trong số hàng trăm, hàng ngàn chi tiết thực về nhân vật, Tư Mã - với nhãn quan của mình - sẽ chọn lựa những chi tiết đắt giá nhất, ý nghĩa nhất, làm nổi bật hình tượng con người đó. Những chi tiết về sự kiêu ngạo của Lưu Bang hay Hán Vũ Đế là có thật (vua nào chả kiêu ngạo?), và ông làm nó nổi rõ lên.
    Nhưng ông không thể - tuyệt đối không thể - bịa thêm chi tiết nào để làm cho nhân vật "sống" theo một cách khác cái cách mà mọi người biết.
    Hay nói khác đi, tác giả Sử Ký nói riêng và Sử gia nói chung chỉ Khắc Họa, phân tích, chứ không Sáng Tạo ra nhân vật được.
    Chính vì vậy, theo tôi, Sử Ký cực kỳ sáng tạo trong cách thức viết Sử, cách phân tích, cách đánh giá,...., nhưng không thể, không được quyền "sáng tác" ra các tình tiết, các hành vi, nhân vật,...., điều mà các tác phẩm văn học đơn thuần có thể tha hồ sử dụng.
  8. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    Tất nhiên không thể bảo trong Sử không có những "sáng tác", chẳng hạn những lời nói của Triệu Cao và Lý Tư, không có ai nghe thấy thì lấy gì làm bằng chứng? Nhưng những câu đó đều phải căn cứ theo cứ liệu lịch sử nhất định, ghi chép hoặc truyền miệng nhất định. Việc lựa chọn căn cứ nào, tin cậy ở nguồn nào là quyền của người viết sử.
    Ngược lại, hãy xem thử trong tác phẩm như Thủy Hử hay Tây Du, việc sáng tác và xây dựng nhân vật đã rất hoàn chỉnh.
    Trước Thủy Hử, những tên tuổi như Võ Tòng, Lỗ Trí Thâm có thể đã tồn tại trong dân gian, nhưng không rõ ràng và đặc biệt không có những văn bản chính tắc nào đề cập.
    Thế mà từ đó, dưới ngòi bút sáng tác hoàn toàn, ta thấy hiện lên một ông sư ăn thịt chó, giết người đốt nhà, phá phách làm cướp, nhưng vẫn đầy nghĩa khí như Lỗ Đạt, hay một kẻ say rượu anh hùng, không cần biết trời đất như Võ Tòng. Những trường đoạn giết chị dâu, đánh hổ,..., của Võ Tòng làm gì có thực, đó là sức sáng tạo của tác giả.
    Sức sáng tạo đó mạnh đến nỗi nó còn làm nguồn cho rất nhiều sáng tác khác. Những tác phẩm ăn theo, rồi lên sân khấu kịch. Thậm chí từ chuyện Phan Kim Liên - Tây Môn Khánh mà còn làm cái cớ để đẻ ra bộ Kim Bình Mai.
    Chính vì vậy, về mặt Văn học, tôi vẫn đề cao sự Sáng tạo hơn là Khắc họa.
    Sự khắc họa + phân tích - vì dựa trên sự thật, không sử gia này làm thì cũng có thể có sử gia khác làm, chỉ tùy vào cái Tâm, cái Trí và Chí của sử gia. Có thể hay hoặc không hay, nhưng vẫn có tác phẩm phản ánh được.
    Còn sự Sáng tác mới là Duy nhất.
    Nếu không có Tư Mã Thiên, thì Hán Thư của Ban Cố (và các thái sử) cũng có thể mô tả về các đời vua Hán, tuy kém nhưng vẫn có.
    Còn không có Thi Nại Am thì sẽ không có Võ Tòng, Lỗ Trí Thâm, Lâm Xung sống động như bây giờ ta thấy.
  9. vinhattieu

    vinhattieu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    2.169
    Đã được thích:
    0
    Chitto có đọc lời giới thiệu của Nguyễn Hiến Lê về Will Durant trong cuốn Lịch sử văn minh Trung Hoa chưa nhỉ?
    Viết sử so với viết văn khó hơn nhiều. Không phải ngẫu nhiên mà nhân loại có rất nhiều văn học gia kiệt xuất, trong khi số sử gia kiệt xuất thì ít hơn hẳn.
    Và hãy nhớ Thi Nại Am, La Quán Trung cách Tư Mã Thiên gần 2000 năm. Họ được thừa hưởng cái tinh hoa văn học của biết bao triều đại, và từ đó thai nghén ra tác phẩm của mình. Còn Tư Mã Thiên thì khác, ông chẳng có nhiều bậc thầy để học hỏi. Tử Trường đã tự mình khởi đầu cho tất cả bằng một phong cách tiền vô cổ nhân hậu vô lai giả - chính điều này làm nên sự vĩ đại, bất hủ và độc nhất của Sử ký.
  10. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    Vinhattieu có đọc bài tôi không nhỉ?
    Tôi đâu so sánh giá trị của Sử Ký và các tác phẩm kia. Tôi chỉ nói đến khía cạnh Văn học thôi.
    Chính vì trong Sử có Văn, trong Văn (cổ TQ) có sử, nên mới đánh giá so sánh được.
    Chẳng hạn như nếu nói tính Lịch sử, tính Khoa học của Tam Quốc, thì nó chạy mất dép mới theo kịp Hán thư, chứ đừng nói đến Sử Ký, thậm chí nó là bịa nữa.
    Nhưng về vấn đề văn học thì khác.
    Lại nữa. Nếu nói là so sánh số lượng (kể cả kiệt xuất và không, cả thế giới nói chung và TQ nói riêng) thì tất nhiên Sử gia rất ít mà Văn sĩ thì nhiều. Vì sao vậy ? Liệu một người dân thường, nho sĩ bình thường có thể viết sử được không? Một hàn sĩ thôn quê, một vị quan chức phẩm nhỏ ở địa phương,...., liệu có thể làm sử được không? Hay chỉ có các Sử quan do triều đình chỉ định mới được làm sử, và chỉ họ mới làm được sử, vì chỉ họ mới được tiếp xúc các tài liệu quan trọng, tham dự các buổi triều, biết về các sự kiện trọng đại.
    Tư Mã Thiên nếu không phải là Sử quan cha truyền con nối, nếu chỉ là một quan nhỏ như Đỗ Phủ, như La Quán Trung, là một kẻ thất thế nghèo xác như Tào Tuyết Cần thì liệu có viết được Sử Ký không?
    Ngay cả khi đã bị Cung hình, Tư Mã vẫn là Sử quan, được hầu cận vua chúa, được tha hồ tìm tài liệu,...., tác phẩm của ông đồ sộ, nhưng nếu đem so sánh với những áng thơ của Đỗ Phủ làm khi ở trong căn nhà bị gió thổi tốc mái, thì thật là khập khiễng.
    Văn học có tính sáng tạo của nó. Vì thế, dù chỉ là một người dân thường, thậm chí không biết đọc biết viết, vẫn có thể là tác giả của những áng văn thơ tuyệt đỉnh. (Kinh Thi là tiêu biểu cho những những tác phẩm dân gian đó).
    Còn Sử là sản phẩm của một nền Văn hiến, của tầng lớp trí thức quan lại.
    Nên nói : "Số sử gia kiệt xuất thì ít mà số nhà văn kiệt xuất nhiều" để so sánh thì thực là rất buồn cười.

Chia sẻ trang này