1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Phong Thần Diễn Nghĩa hay ở chỗ nào nhỉ?

Chủ đề trong 'Kiếm hiệp cốc' bởi Voldo, 14/06/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vinhattieu

    vinhattieu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    2.169
    Đã được thích:
    0
    He he, tớ công nhận là đã mis-interprete quan điểm của Chitto. Tớ rút lại ý kiến ở trên.
  2. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    Việc tách riêng từng nhân vật trong Sử ký có tác dụng khắc họa nhân vật rất tốt. Nhưng theo tôi, vẫn không hay bằng nếu đặt trong một bối cảnh chung với những nhân vật khác nữa.
    Chẳng hạn, xét trong Tam Quốc. Nếu có một sử gia nào (theo phong cách Tư Mã Thiên) viết truyện riêng về Tào Tháo, Lưu Bị, Khổng Minh,..., thì liệu có thể hay như khi đặt họ lại với nhau không?
    Chẳng hạn một đoạn (có lẽ là bịa, nhưng khá đặc trưng) về cách Lưu Bị và Tào Tháo đối xử với Từ Thứ (Đan Phúc).
    Khi Từ Thứ bắt buộc phải về Tào, có người khuyên LB giết Từ Thứ, Lưu Bị đã không làm. Ngược lại, Tào thì ép mẹ của Từ, giả chữ của Từ mẫu, bằng mọi cách lôi được Từ về, đến nỗi bà mẹ phải chết.
    Qua đó, có thể thấy cách chiêu mộ nhân tài của 2 người. Cả 2 đều rất có tài dùng người, nhưng mỗi người một cách.
    Những cái hay như thế, chỉ khi ghép các nhân vật vào với nhau trong một bối cảnh chung, mới nổi bật lên được, bởi người đọc có cơ hội so sánh từng nhân vật với nhau.
    Hoặc như Tào tế, khóc lóc trước mộ Điển Vi, tế Điển Vi trước cả tế con trai trưỏng, nói rằng "Ta mất một con trai trưởng, một cháu yêu, cũng không tiếc bằng mất Điển Vi", tức là những lời đãi với người đằng nào cũng chết rồi, cho người sống nghe thấy.
    Còn Lưu Bị thì vứt cả con trai xuống đất "Vì mày mà ta suýt mất một viên đại tướng".
    Những chi tiết đó đứng cạnh nhau thì giá trị gấp 10 lần so với tách riêng thành những truyện của từng nhân vật.
  3. regist

    regist Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/02/2011
    Bài viết:
    0
    Đã được thích:
    0
    Nhiều người cho rằng logic chính tà trong Phong Thần là gượng ép, thiên về màu sắc ly kỳ thu hút người đọc hơn mà ít tính nhân văn. Nhưng mình cũng thấy tác giả dường như có hàm ý, muốn phản bác lại niềm tin vào vận số, đả kích quan điểm ép mình vào khuôn phép của Nho giáo. Chứ nếu thực sự tác giả thiển cận, chỉ đưa ra được những kiến giải gượng ép, mượn thiên mệnh ra để phân định chính tà thì không đúng, vì nếu thế thì ai viết ra những lời của Thân Công Báo, Thông Thiên Giáo chủ?
    Cần phải hiểu rằng vào thời bấy giờ, muốn nói trực tiếp ra cái quan điểm như vậy không phải chuyện dễ, nên tác giả mới mượn lời Triệt Giáo vậy thôi.

    Thực ra luận về thời gian thì đức Phật Thích Ca hay Lão Tử đều sống vào khoảng thời gian đời nhà Chu, nên tiền kiếp của đức Phật xuât hiện cuối đời Trụ cũng đâu có gì là lạ. Lão Tử xuất hiện trong Phong Thần mới là vô lý!

Chia sẻ trang này