1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Phòng thủ tích cực..khả năng của ta

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi achyme, 09/11/2008.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. CuToNhuPhit

    CuToNhuPhit Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/11/2008
    Bài viết:
    382
    Đã được thích:
    0
    Nhiều hình trùng lắm, chịu khó đọc lại các topic cũ di bro.
    Mấy cái hình Su-30 chính chủ là bác HungSon12C7 trên này chứ đâu mà ra.
  2. prozeter

    prozeter Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/07/2008
    Bài viết:
    173
    Đã được thích:
    0
    Nhà ông achyme này vào đây để quảng cáo blog à, làm ơn đọc trước khi pót đê
  3. onamiowada

    onamiowada Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/06/2007
    Bài viết:
    6.401
    Đã được thích:
    20
    Vàng 1: Cứ từ từ rồi khoai nó sẽ nhừ. Phẩm chất quan trọng nhất của 1 người đàn ông, cũng như của 1 quân nhân chính là sự điềm đạm đó anh bạn trẻ.
    Vàng 2: Tôi lại không nghĩ "phòng ngự chủ động" có nghĩa là "đánh phủ đầu". Chưa có Học viện quốc phòng nào giải nghĩa như vậy. Không nhẽ các trường quân sự ở Việt nam lại giải nghĩa như vậy?!
  4. CuToNhuPhit

    CuToNhuPhit Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/11/2008
    Bài viết:
    382
    Đã được thích:
    0
    Người ta nói "Đánh phủ đầu" là một trong những cách thức "phòng ngự tích cực" đấy bác ạ. Bác lôi cái kiểu tranh luận lòng vòng, đánh tráo khái niệm của TL vào Vệ phủ này thì sớm muộn bác cũng phải hẹn người ta ta yahoo hay lại hẹn gặp ngoài đời nói chuyện phải quấy đấy .
    Phẩm chất của một quân nhân là điềm tĩnh là đúng, nhưng là với những người có chuyên môn, có kiến thức, chứ với kiểu như bác thì....
    Em trình non, chỉ dám nói vậy, mà bác cũng một vừa hai phải thôi, lèm bèm ở Vệ phủ, để đại ca em phải ra mặt thì..... Đại ca em một phần không muốn viết bài vì có những người lèm bèm như bác đấy! Lão ý ngứa mắt nhưng vì không muốn làm rác cái box này vì những tay lèm bèm, vòng vo nên không muốn thôi.
    Chứ bác mà cứ thế này để đại ca em lật mặt mấy lần mà chưa chừa à? Da mặt bác cũng dày nhỉ?
  5. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Kinh, đúng là phúc 70 đời cho nhà em được gặp 1 cao nhân như thế này. Xin hỏi bác tốt nghiệp West Point, St Cyr hay Frunze ra thế ợ?
    được chiangshan sửa chữa / chuyển vào 21:13 ngày 10/11/2008
  6. onamiowada

    onamiowada Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/06/2007
    Bài viết:
    6.401
    Đã được thích:
    20
    Tôi không biết đại ca của bạn là ai. Nhưng tôi tin tưởng một cách sâu sắc rằng, dù có là ai thì việc đầu tiên đại ca đó cũng dùng kiến thức để lật mặt tôi, chứ không dùng những thủ đoạn đê hèn, hay là cả vú bịt miệng em. Ok?!
    Bạn cũng đã nói rồi đây, "đánh phủ đầu" chỉ là 1 trong những cách thức "phòng ngự chủ động" thôi. Chỉ là 1 trong những cách..., thôi nhé
    Tôi hay nghe thấy câu::"Không để Tổ quốc bị bất ngờ" - đó phải chăng đó chính là sự thể hiện chiến lược phòng ngự chủ động.
    Nếu còn cơ hội, tôi nghĩ là các bạn khác, với kiến thức quân sự đầy mình, sẽ giải thích rõ hơn về các phưong thức phòng ngự chủ động.
    Tại sao tôi lại phải lạm bàn quá nhiều về từ ngữ như trên?! Vì nếu hiểu "Phòng ngự chủ động" chỉ có nghĩa là "đánh phủ đầu" như có 3 bạn ở các trang trước đã hiểu thì Topic này nên Close, vì nó mang tinh thần hiếu chiến.
  7. onamiowada

    onamiowada Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/06/2007
    Bài viết:
    6.401
    Đã được thích:
    20
    Theo như tôi biết thì Đại tướng Võ Nguyên Giáp vốn là một nhà giáo dạy sử. Xét về bằng cấp không thể sánh ngang với các tướng lĩnh quân đội Thực dân Pháp. Thế nhưng chính các tướng lĩnh kia lại phải kính phục Đại tướng về tri thức quân sự của ông.
    Tôi không học trường quân sự nào ra. Tôi chỉ học qua một trường quân sự duy nhất - đó là chiến trường. Thầy giáo của tôi không đầu to trán hói, nhưng đã chiến đấu dũng cảm như một người lính.
    Vậy thôi.
    À....Tránh lạc đề: Mời anh Trường Sơn giảng giải về chiến lược "Phòng thủ chủ động" của quân đội ta để anh chị em được có dịp học hỏi.
    Được onamiowada sửa chữa / chuyển vào 21:23 ngày 10/11/2008
  8. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.879
    Đã được thích:
    10.411
    Mình có 2 xu về chuyện phòng ngự chủ động (tích cực) thế này:
    _ Phòng ngự chủ động về mặt chiến lược QS là dùng tất cả các khả năng QP có trong tay để vô hiệu hoá, ngăn chặn các đe doạ quốc phòng từ trong trứng nước đem quân sang nước nó đánh nó trước kiểu cụ Lý năm xưa, hoặc cho người ám sát nhân sự, phá hoại kế hoạch của địch, gây chia rẽ, kích động bọn nó quay ra đánh lẫn nhau như bọn CIA bây giờ. Đó là 2 mặt về QS. Tuy nhiên học thuyết QS của vịt vẫn nhấn mạnh vào khái niệm "đấu tranh", xem vấn đề QS-CT là 2 mặt không thể phân biệt của cùng 1 vấn đề. Do đó bên cạnh các biện pháp phòng thủ tích cực bằng sức mạnh QS ở trên, vịt ta còn cho rằng hoạt động ngoại giao, kết bè kết đảng cũng là bộ phận của vấn đề phòng thủ chủ động này. Không ai lại đi đánh 1 "người bạn tốt" của mình ( hoặc là 1 "người bạn tốt" của 1 thằng đại ca đầu gấu nào đó ), đại loại vậy.
    _ Về mặt chiến thuật thì phòng ngự chủ động là việc ém 1 lực lượng trù bị có hoả lực mạnh, cơ động nhanh có khả năng đột phá đánh gãy mũi thọc sâu của địch. Khác với phương pháp rải quân khắp nơi, lô cốt, hầm ngầm, chiến hào, mìn dày đặc là phòng thủ thụ động dựa vào lợi thế công sự chờ địch tới để gây thiệt hại.
    Tình hình vịt hiện nay là có thể chủ động ở cấp chiến thuật, về mặt chiến lược thì chỉ có thể chủ động ở mặt CT thôi. Phòng ngự chủ động về mặt QS thì để mấy bác yêu nước thù tàu vác AK sang bên ấy làm phỉ, phá hoại công cuộc xây dựng C.N.X.H của bọn tàu .
  9. onamiowada

    onamiowada Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/06/2007
    Bài viết:
    6.401
    Đã được thích:
    20
    Vàng 1: Đồng ý. Tôi cũng nghĩ rằng Box GDQP không chỉ bàn về tính năng kỹ thuật của các loại vũ khí, mà còn chú trọng đến đối ngoại - tạm gọi là Ngoại giao quốc phòng nữa. Tất nhiên việc giáo dục tinh thần sẵn sàng chiến đấu cho cán bộ chiến sỹ và nhân dân là việc không thể bỏ qua.
    Vàng 2: Giả định nhé: Chiến tranh xảy ra. Trường hợp đó thì khó nói là sẽ không có một đội quân bí mật luồn sâu vào hậu phương địch quân để tiến hành chiến tranh phá hoại đươc. Với tiềm lực vũ khí của Việt nam, đó là phương án khả thi nhất.
    Đó cũng là phương án hiệu quả nhất. Bởi không một quốc gia nào trên thế giới này, dù giàu mạnh đến đâu, có thể tiến hành chiến tranh lâu dài trong khi hậu phương của mình bị phá hoại nghiêm trọng. Cái được về mặt quân sự và cái mất về ổn định chính trị, ổn định kinh tế sẽ được đưa lên bàn cân. Chiến tranh - hay hoà hoãn sẽ được cân nhắc.
    Do vậy tôi nghĩ phương cách hay nhất nếu VN muốn thực hiện phòng ngự chủ động - đó là giáo dục tinh thần quyết chiến quyết thắng cho toàn quân, toàn dân.
  10. doandonga

    doandonga Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/09/2008
    Bài viết:
    1.353
    Đã được thích:
    6
    Mình có 2 xu về chuyện phòng ngự chủ động (tích cực) thế này:
    _ Phòng ngự chủ động về mặt chiến lược QS là dùng tất cả các khả năng QP có trong tay để vô hiệu hoá, ngăn chặn các đe doạ quốc phòng từ trong trứng nước đem quân sang nước nó đánh nó trước kiểu cụ Lý năm xưa, hoặc cho người ám sát nhân sự, phá hoại kế hoạch của địch, gây chia rẽ, kích động bọn nó quay ra đánh lẫn nhau như bọn CIA bây giờ. Đó là 2 mặt về QS. Tuy nhiên học thuyết QS của vịt vẫn nhấn mạnh vào khái niệm "đấu tranh", xem vấn đề QS-CT là 2 mặt không thể phân biệt của cùng 1 vấn đề. Do đó bên cạnh các biện pháp phòng thủ tích cực bằng sức mạnh QS ở trên, vịt ta còn cho rằng hoạt động ngoại giao, kết bè kết đảng cũng là bộ phận của vấn đề phòng thủ chủ động này. Không ai lại đi đánh 1 "người bạn tốt" của mình ( hoặc là 1 "người bạn tốt" của 1 thằng đại ca đầu gấu nào đó ), đại loại vậy.
    _ Về mặt chiến thuật thì phòng ngự chủ động là việc ém 1 lực lượng trù bị có hoả lực mạnh, cơ động nhanh có khả năng đột phá đánh gãy mũi thọc sâu của địch. Khác với phương pháp rải quân khắp nơi, lô cốt, hầm ngầm, chiến hào, mìn dày đặc là phòng thủ thụ động dựa vào lợi thế công sự chờ địch tới để gây thiệt hại.

    ----------------------------------
    Gạch đầu dòng thứ nhất không phải là "chiến lược", mod ạ! Đấy là phạm trù rộng lớn hơn nhiều, người ta hay gọi là học thuyết chiến tranh hoặc học thuyết quân sự. Ví dụ: học thuyết quân sự của Mỹ là đánh đòn phủ đầu để loại trừ mọi nguy cơ tấn công vào nước Mỹ hoặc lợi ích của Mỹ trên toàn thế giới.
    Gạch đầu dòng thứ hai có thể áp dụng cả trong chiến lược, chiến dịch lẫn chiến thuật. Tuy nhiên, mod nói thiếu nhiều lắm!
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này