1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Phòng tranh cá nhân của họa sĩ Lê Quảng Hà có đáng bị đóng cửa không?

Chủ đề trong 'Mỹ Thuật' bởi duongphuongbay, 17/05/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0
    Phòng tranh cá nhân của họa sĩ Lê Quảng Hà có đáng bị đóng cửa không?

    Khai mạc từ 4-5 tại Trung tâm Văn hóa Pháp, Hà Nội, phòng tranh cá nhân của họa sĩ Lê Quảng Hà đã bị các cơ quan chức năng yêu cầu đóng cửa sáng 11-5. Theo hoạ sĩ Vi Kiến Thành (Vụ Mỹ thuật và Nhiếp ảnh), phòng tranh này chỉ có thể công bố trong giới họa sĩ, chuyên môn, còn sẽ phản tác dụng nếu trưng bày trước công chúng.

    Xem những bức tranh được trưng bày, công chúng không thể cảm nhận nổi cái gọi là vẻ đẹp, là nghệ thuật. 16 bức, trong đó có 10 bức khổ lớn hầu như đều khắc hoạ cái vẻ kinh dị đến... kinh sợ, điều mà thế giới con người, nhất là người Việt Nam thấy hoàn toàn xa lạ.

    Những hình hài trong tranh, dù là người hay vật đều được thể hiện dưới một góc nhìn quái dị, trần trụi và thô thiển.

    Ai sẽ cảm nhận nổi cái đẹp qua những hố mắt dữ dội, những gương mặt gân guốc trần trụi, xộc xệch và đầy căng thẳng như đang gào thét, vùng vẫy đầy tuyệt vọng trong một thế giới hoàn toàn xa lạ?

    Phải đến một nửa số tranh lại thể hiện sự lõa lồ của cơ thể, những bộ phận kín đáo nhất, những sinh hoạt mang bản năng giới tính, hoang dại.

    Phải chăng, cái được gọi là nghệ thuật, theo tác giả hay những nhà tổ chức phòng tranh, là cái mới mà nghệ thuật hội họa Việt Nam chưa nghĩ đến bao giờ?

    Họa sĩ Vi Kiến Thành (Phó Vụ trưởng Vụ Mỹ thuật và Nhiếp ảnh, Bộ Văn hóa - Thông tin) nhận định:

    "16 bức tranh của Lê Quảng Hà trong triển lãm đã gây một ấn tượng không tốt đẹp với người xem, phần lớn có nội dung không phù hợp với thuần phong mỹ tục của người Việt Nam. Chẳng hạn, hình ảnh những người phụ nữ vai u thịt bắp, hình hài quái đản ngồi trên những chiếc la-va-bô đầy vẻ thách thức người xem; hay cái cảnh đàn ông chui dưới váy đàn bà...

    Những bức tranh này, thực ra có thể hiểu theo nhiều chiều, nhưng nếu đặt dưới góc cạnh thô thiển, hoàn toàn không mang tính nghệ thuật thì không biết người xem sẽ suy diễn đến đâu.

    Về nghề nghiệp, Lê Quảng Hà là một họa sĩ trẻ có năng lực và cá tính sáng tạo. Nhưng gần đây, một số tranh của anh lại thể hiện khuynh hướng rất "lạ đời". Nếu công bố trong một phạm vi hẹp (giới họa sĩ hoặc những người am hiểu sâu về hội họa) thì còn có thể tạm chấp nhận. Nhưng đem trưng bày trước công chúng thì sẽ phản tác dụng".(theo Gia đình và Xã hội)

    Thế nhưng theo Vnexpress, thì ý kiến nhận định lại là:

    Một cảm giác rờn rợn khi xem tranh của Lê Quảng Hà. Những khuôn mặt ma quái, những ánh mắt hờn ghen như chất vấn, dằn vặt người đối diện. Dường như họa sĩ muốn lôi ra ánh sáng tất cả góc khuất của cuộc sống, những góc tối mà cuộc đời mỗi người đều tồn tại và muốn chôn giấu.

    Tranh của họa sĩ thể hiện dưới cách nhìn góc cạnh, đi sâu vào mặt trái cuộc sống và hơi mang tính siêu tưởng. Thân hình của người thiếu nữ mang khuôn mặt quỷ dữ; dàn nhạc hòa âm lướt dưới bàn tay gân guốc của những bộ xương khô; phút yêu thương lãng mạn xung quanh bầy chó hoang... Đó là những giây phút phần "Người" nằm im, để mặc cho phần "Con" trong mỗi cuộc đời lên tiếng và vẫy vùng.

    Màu sắc trong tác phẩm của Lê Quảng Hà cũng lạ như tranh của anh. Nó dựa hoàn toàn trên cảm xúc mãnh liệt mà không tuân theo một quy tắc nào của nghệ thuật hình họa. Những sắc màu trong sáng, mạch lạc, không lẫn nhòa trong nhau. Hình khối, bố cục trong mỗi tác phẩm cũng rõ ràng, đôi khi tạo cảm giác hơi căng cho người xem, nhưng không vì thế mà mất đi vẻ hài hòa.

    Bình: Tác phẩm mỹ thuật đến với công chúng đôi lúc không phải ai cũng tán đồng những cái sáng tạo mới mẻ, đôi lúc lập dị và cực đoan, nhưng không thể vì thế mà cho đóng cửa 1 phòng tranh đầy tâm huyết của tác giả. Xác người được làm khô với các tư thế khác nhau từng được triển lãm ở Anh, gây ra sóng gió trong giới Mỹ thuật và công chúng, nhưng nó vẫn được mở cửa cho mọi người thưởng thức. Một triển lãm tương tự như thế mới được mở tại Bắc Kinh, một đất nước với nền văn hoá phương Đông rất nhạy cảm với những kiểu phô diễn như thế, nhưng nó chẳng những không bị đóng cửa mà còn được kéo dài ngày triển lãm. Xem ra tư duy thẩm mỹ giữa các nước vẫn còn khác xa nhau lắm.
  2. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0
    Vì phòng tranh đã bị đóng cửa nên đành thưởng thức một vài tác phẩm "ghê rợn" tại đây vậy:
  3. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0
    Vì phòng tranh đã bị đóng cửa nên đành thưởng thức một vài tác phẩm "ghê rợn" tại đây vậy:
  4. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0
    Các tác phẩm khác ít "quái dị" hơn:
    Tế lễ
    Đi chơi
    Hoa
    Mèo
    Trung Thu
    Trong vườn
    Tình yêu
    Chân dung tự hoạ​
  5. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0
    Các tác phẩm khác ít "quái dị" hơn:
    Tế lễ
    Đi chơi
    Hoa
    Mèo
    Trung Thu
    Trong vườn
    Tình yêu
    Chân dung tự hoạ​
  6. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0
    Giới Mỹ thuật nói gì?
    Họa sĩ Sĩ Bạch lên tiếng về triển lãm tranh của Lê Quảng Hà
    Giới mỹ thuật hầu như ai cũng hiểu Hà có khả năng lao động nghệ thuật nghiêm túc và chuyên nghiệp, rất đáng khâm phục. Tôi cổ súy cho con đường của anh, dù cái mới bao giờ cũng gây tranh cãi. Vì thế, tôi từng bị một quan chức của Sở VH-TT đổ lỗi cho việc duyệt triển lãm tranh của Lê Quảng Hà.
    Nếu làm đúng nguyên tắc thì triển lãm đó không được chấp nhận ra mắt công chúng. Là họa sĩ, tôi rất thông cảm với Hà: con mình, ai muốn người khác cắt tai, cắt mũi, đổi tên? Từ tháng 9/2001, Hà đã xin phép tôi với 25 bức ?oổn? về nội dung. Từ đấy đến tháng 12/2001, Hà vẽ thêm nhiều. Tôi động viên Hà cứ mang số tác phẩm mới cho Hội đồng xem, nếu Hội đồng chấp thuận, tranh sẽ ra mắt. Trong chuyện này, tôi không cứng nhắc bởi nghĩ rằng, hoạt động sáng tạo của người nghệ sĩ như dòng chảy bất tận, không thể gói tác phẩm lại suốt 3 tháng trời và mòn mỏi chờ triển lãm khai mạc.
    Tôi từng khuyên anh không nên mang tới trình Hội đồng bức tranh ?oVăn hóa Mỹ? mà trước đó Hội Mỹ thuật VN đã không cho treo nhưng Hà vẫn chở đến. Điều này càng làm không khí căng thẳng.
    Sau đây là ý kiến của một số người thuộc lĩnh vực hội họa:
    Họa sĩ Nguyễn Văn Cường: Rất khó để bàn về nghệ thuật rằng nó tốt hay xấu. Tôi nghĩ nên nhìn vấn đề một cách giản dị theo hai phương diện thông điệp và hình ảnh của bức tranh. Thông điệp trong tranh Lê Quảng Hà hướng thiện, nếu hình ảnh trong tranh anh Hà mà không mạnh như vậy thì nó sẽ không chuyển tải được thông điệp đó.
    Có những băng video ca nhạc phát trên truyền hình, các em bé chỉ 6-7 tuổi mặc juýp rất ngắn và nhảy múa những động tác của người trưởng thành. Tôi xem cứ có cảm giác là chúng ta đang lạm dụng trẻ em. Đấy mới là những gì đáng ngăn chặn.
    Nhà phê bình nghệ thuật Bùi Như Hương: Tôi luôn nhìn thấy trong nghệ thuật của Lê Quảng Hà có sức mạnh hiện thực một cách sâu sắc, đấy chính là điểm mà nghệ thuật Việt Nam hiện nay thiếu. Nước ta có quá nhiều những thứ nghệ thuật đèm đẹp mà hời hợt bề mặt. Tôi không hiểu tại sao người ta lại sợ một cái hiện thực như thế. Người nghệ sĩ có quyền bộc lộ ý tưởng và tự chịu trách nhiệm về nghệ thuật của mình. Hà nói lên những cảm giác về cái thế giới này mà con người cần phải cảnh giác, theo tôi là một điều rất đáng mừng.
    Họa sĩ Lý Trực Sơn: Tôi nghĩ những đánh giá về tranh Lê Quảng Hà của một số thành viên Hội đồng nghệ thuật là vội vã. Tôi không tìm thấy trong tranh anh cái cổ súy bạo lực mà đây là sự lo ngại trước thực tế đáng báo động. Nội dung mới và hoàn toàn là nghệ thuật đích thực. Tôi tìm thấy trong tranh của Lê Quảng Hà một giá trị lương tri. (Theo Tiền Phong)
  7. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0
    Giới Mỹ thuật nói gì?
    Họa sĩ Sĩ Bạch lên tiếng về triển lãm tranh của Lê Quảng Hà
    Giới mỹ thuật hầu như ai cũng hiểu Hà có khả năng lao động nghệ thuật nghiêm túc và chuyên nghiệp, rất đáng khâm phục. Tôi cổ súy cho con đường của anh, dù cái mới bao giờ cũng gây tranh cãi. Vì thế, tôi từng bị một quan chức của Sở VH-TT đổ lỗi cho việc duyệt triển lãm tranh của Lê Quảng Hà.
    Nếu làm đúng nguyên tắc thì triển lãm đó không được chấp nhận ra mắt công chúng. Là họa sĩ, tôi rất thông cảm với Hà: con mình, ai muốn người khác cắt tai, cắt mũi, đổi tên? Từ tháng 9/2001, Hà đã xin phép tôi với 25 bức ?oổn? về nội dung. Từ đấy đến tháng 12/2001, Hà vẽ thêm nhiều. Tôi động viên Hà cứ mang số tác phẩm mới cho Hội đồng xem, nếu Hội đồng chấp thuận, tranh sẽ ra mắt. Trong chuyện này, tôi không cứng nhắc bởi nghĩ rằng, hoạt động sáng tạo của người nghệ sĩ như dòng chảy bất tận, không thể gói tác phẩm lại suốt 3 tháng trời và mòn mỏi chờ triển lãm khai mạc.
    Tôi từng khuyên anh không nên mang tới trình Hội đồng bức tranh ?oVăn hóa Mỹ? mà trước đó Hội Mỹ thuật VN đã không cho treo nhưng Hà vẫn chở đến. Điều này càng làm không khí căng thẳng.
    Sau đây là ý kiến của một số người thuộc lĩnh vực hội họa:
    Họa sĩ Nguyễn Văn Cường: Rất khó để bàn về nghệ thuật rằng nó tốt hay xấu. Tôi nghĩ nên nhìn vấn đề một cách giản dị theo hai phương diện thông điệp và hình ảnh của bức tranh. Thông điệp trong tranh Lê Quảng Hà hướng thiện, nếu hình ảnh trong tranh anh Hà mà không mạnh như vậy thì nó sẽ không chuyển tải được thông điệp đó.
    Có những băng video ca nhạc phát trên truyền hình, các em bé chỉ 6-7 tuổi mặc juýp rất ngắn và nhảy múa những động tác của người trưởng thành. Tôi xem cứ có cảm giác là chúng ta đang lạm dụng trẻ em. Đấy mới là những gì đáng ngăn chặn.
    Nhà phê bình nghệ thuật Bùi Như Hương: Tôi luôn nhìn thấy trong nghệ thuật của Lê Quảng Hà có sức mạnh hiện thực một cách sâu sắc, đấy chính là điểm mà nghệ thuật Việt Nam hiện nay thiếu. Nước ta có quá nhiều những thứ nghệ thuật đèm đẹp mà hời hợt bề mặt. Tôi không hiểu tại sao người ta lại sợ một cái hiện thực như thế. Người nghệ sĩ có quyền bộc lộ ý tưởng và tự chịu trách nhiệm về nghệ thuật của mình. Hà nói lên những cảm giác về cái thế giới này mà con người cần phải cảnh giác, theo tôi là một điều rất đáng mừng.
    Họa sĩ Lý Trực Sơn: Tôi nghĩ những đánh giá về tranh Lê Quảng Hà của một số thành viên Hội đồng nghệ thuật là vội vã. Tôi không tìm thấy trong tranh anh cái cổ súy bạo lực mà đây là sự lo ngại trước thực tế đáng báo động. Nội dung mới và hoàn toàn là nghệ thuật đích thực. Tôi tìm thấy trong tranh của Lê Quảng Hà một giá trị lương tri. (Theo Tiền Phong)
  8. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0

    Người đàn bà ngồi trong chiếc ghế bành
    Vẻ đẹp cổ điển
    Khoả thân
    Giấc mơ Mỹ

    Thú hoang​
    Ông Lê Nam - Trưởng phòng nghệ thuật, Cục Nghệ thuật Biểu diễn: Số tác phẩm bị cấm treo hoặc phải đổi tên là do chưa phù hợp về nội dung, có thể ảnh hưởng xấu đến tư tưởng, tình cảm của người xem. Chẳng hạn, trong tác phẩm Vẻ đẹp truyền thống, hoạ sĩ khắc hoạ gương mặt một cụ già xấu xí, khắc khổ, như vậy việc đổi tên là cần thiết.
    Ông Mạnh Cường - Trưởng phòng nghệ thuật, Sở VHTT Hà Nội: Ban đầu, hoạ sĩ Lê Quảng Hà xin phép mở triển lãm với 26 bức tranh, được hoạ sĩ Sĩ Bạch (sở VHTT Hà Nội) ủng hộ vì những tác phẩm này ''''thuần'''' về nội dung. Nhưng đến gần ngày triển lãm, 23/25 bức tranh đã bị thay thế. Lẽ ra, chúng tôi đã đóng cửa cuộc trưng bày này.
    Ông Trương Ngọc Ninh - Phó Giám đốc Sở VHTT Hà Nội: Chỉ cần căn cứ vào luật cũng đủ thấy Lê Quảng Hà đã sai. Không thể trưng bày những tác phẩm có tác động xấu tới quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam với các nước khác. Nhiều người trong chúng tôi có thể không am hiểu chuyên môn hội hoạ, nhưng chúng tôi là những người quản lý, cần phải làm theo luật.
    Hoạ sĩ Lê Quảng Hà: Triển lãm được chuẩn bị từ đầu năm 1999, và cuối năm 1999, tôi xin giấy phép làm triển lãm trên đường phố Hoả Lò. Tôi không thích việc các nghệ sĩ biến mình thành những người sang trọng xa lạ, tổ chức triển lãm ở khách sạn năm sao. Công việc của tôi rất gần với cuộc sống, vì thế, tôi muốn có một triển lãm bình dị, tất cả mọi người, nghèo, ăn mày, ăn xin đều có thể xem tranh. Nhưng sự chờ đợi xin giấy phép của tôi chìm vào im lặng. Tôi cần một câu trả lời dứt khoát, nhưng người ta liên tục yêu cầu phải chờ.
    Đến giữa năm 2001, họ đồng ý để tôi trưng bày tranh trong Bảo tàng Mỹ thuật. Nhưng trước đó hai tuần, tôi gặp rắc rối. Rất nhiều cơ quan họp lại để bàn về triển lãm: Sở VHTT, Hội Mỹ thuật Hà Nội, Cục Nghệ thuật Biểu diễn, Hội Mỹ thuật Việt Nam... Và tôi lại được trả lời theo tính xã giao của những người làm công tác bảo vệ văn hoá rằng: ''''Nói thật, tôi cũng không hiểu lắm về nghệ thuật nhưng mà có vấn đề...''''.(Theo Tiền Phong)
  9. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0

    Người đàn bà ngồi trong chiếc ghế bành
    Vẻ đẹp cổ điển
    Khoả thân
    Giấc mơ Mỹ

    Thú hoang​
    Ông Lê Nam - Trưởng phòng nghệ thuật, Cục Nghệ thuật Biểu diễn: Số tác phẩm bị cấm treo hoặc phải đổi tên là do chưa phù hợp về nội dung, có thể ảnh hưởng xấu đến tư tưởng, tình cảm của người xem. Chẳng hạn, trong tác phẩm Vẻ đẹp truyền thống, hoạ sĩ khắc hoạ gương mặt một cụ già xấu xí, khắc khổ, như vậy việc đổi tên là cần thiết.
    Ông Mạnh Cường - Trưởng phòng nghệ thuật, Sở VHTT Hà Nội: Ban đầu, hoạ sĩ Lê Quảng Hà xin phép mở triển lãm với 26 bức tranh, được hoạ sĩ Sĩ Bạch (sở VHTT Hà Nội) ủng hộ vì những tác phẩm này ''''thuần'''' về nội dung. Nhưng đến gần ngày triển lãm, 23/25 bức tranh đã bị thay thế. Lẽ ra, chúng tôi đã đóng cửa cuộc trưng bày này.
    Ông Trương Ngọc Ninh - Phó Giám đốc Sở VHTT Hà Nội: Chỉ cần căn cứ vào luật cũng đủ thấy Lê Quảng Hà đã sai. Không thể trưng bày những tác phẩm có tác động xấu tới quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam với các nước khác. Nhiều người trong chúng tôi có thể không am hiểu chuyên môn hội hoạ, nhưng chúng tôi là những người quản lý, cần phải làm theo luật.
    Hoạ sĩ Lê Quảng Hà: Triển lãm được chuẩn bị từ đầu năm 1999, và cuối năm 1999, tôi xin giấy phép làm triển lãm trên đường phố Hoả Lò. Tôi không thích việc các nghệ sĩ biến mình thành những người sang trọng xa lạ, tổ chức triển lãm ở khách sạn năm sao. Công việc của tôi rất gần với cuộc sống, vì thế, tôi muốn có một triển lãm bình dị, tất cả mọi người, nghèo, ăn mày, ăn xin đều có thể xem tranh. Nhưng sự chờ đợi xin giấy phép của tôi chìm vào im lặng. Tôi cần một câu trả lời dứt khoát, nhưng người ta liên tục yêu cầu phải chờ.
    Đến giữa năm 2001, họ đồng ý để tôi trưng bày tranh trong Bảo tàng Mỹ thuật. Nhưng trước đó hai tuần, tôi gặp rắc rối. Rất nhiều cơ quan họp lại để bàn về triển lãm: Sở VHTT, Hội Mỹ thuật Hà Nội, Cục Nghệ thuật Biểu diễn, Hội Mỹ thuật Việt Nam... Và tôi lại được trả lời theo tính xã giao của những người làm công tác bảo vệ văn hoá rằng: ''''Nói thật, tôi cũng không hiểu lắm về nghệ thuật nhưng mà có vấn đề...''''.(Theo Tiền Phong)
  10. yuyu

    yuyu Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    04/06/2002
    Bài viết:
    969
    Đã được thích:
    2
    Tranh của Lê Quảng Hà có nhiều bức vẽ mầu khá đẹp. Nhưng về mặt nghệ thuật và ý tưởng thì không có gì mới.
    Lối vẽ bóp hình méo mó , quái đản này là của Francis Bacon (1909-1992) được giới lý luận mỹ thuật gọi là Abyss Realism ( tạm dịch là Hiện Thực Hư Hỏng )đã được thể hiện từ nửa thế kỷ trước đây. Tranh của Bacon phản ánh một cái nhìn hiện thực kinh hoàng và ghê tởm, một hiện thực đang bị tha hoá, suy vi và sụp đổ trong tiềm thức của nghệ sĩ. Điều đó chẳng có gì lạ khi ở Việt Nam hiện nay có người cùng một cảm nhận như vậy, vì thời kỳ chúng ta đang sống hiện nay là thời kỳ khủng hoảng về tư tưởng, đường lối và nhận thức, một thời kỳ mà giữa lý thuyết và thực tiễn cứ tréo ngoe một cách bi hài.
    Vì thế nếu có bị cấm thì cũng không có gì lạ. Chỉ đáng tiếc cho anh , đáng tiếc cho nghệ thuật Việt Nam sinh bất phùng thời.
    Giữa Hiện Thực và Nghệ Thuật, ít nhất có 1 cái đang Hư Hỏng.
    Francis Bacon - Chân dung tự họa 1970

Chia sẻ trang này