1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Phòng truyền thống Arsenal FC

Chủ đề trong 'Arsenal (AFFC)' bởi 2555family, 20/02/2004.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. 2555family

    2555family Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/02/2004
    Bài viết:
    702
    Đã được thích:
    0
    Phòng truyền thống Arsenal FC

    Tôi xin lập forum này để chúng ta cùng post những bài liên quan đến lịch sử vẻ vang của CLB mà chung ta hâm mộ và yêu mến............Các bạn thấy thế nào??

    Rất mong được sự hưởng ứng của các bạn
  2. 2555family

    2555family Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/02/2004
    Bài viết:
    702
    Đã được thích:
    0
    LỊCH SỬ CLB BÓNG ĐÁ ARSENAL
    CLB Bóng đá Arsenal được khai sinh khi một nhóm công nhân của Xưởng sản xuất vũ khí đạn dược Woolwich đứng đầu là ông D. Danskin quyết định thành lập một đội bóng đá vào cuối năm 1886. Trận đấu đầu tiên của CLB dưới cái tên Dial Square là chiến thắng 6-0 trước Eastern Wanderers vào ngày 11 tháng 12 năm 1886. Sau đó CLB được đổi tên là Royal Arsenal và tiếp tục chơi những trận đấu giao hữu cũng như các cuộc tranh cúp địa phương trong vài năm sau đó. Bộ áo thi đấu đầu tiên được vay mượn từ CLB Nottingham Forest. Năm 1888 sân Manor Ground được coi là sân nhà của CLB nhưng 2 năm sau họ lại được chuyển đến Invicta Ground (thuộc vùng Plumstead).Năm 1891, CLB chuyển sang cơ chế chuyên nghiệp và lại 1 lần nữa được đổi tên thành Woolwich Arsenal. Mùa bóng 1891-92 là năm đầu tiên của CLB thi đấu giải bóng đá chuyên nghiệp. Năm sau (1893), CLB chính thức gia nhập vào Liên đoàn bóng đá Anh và chơi ở giải hạng Hai. Cũng năm này, sân nhà của CLB lại được dời về Manor Ground. Năm 1896 đánh dấu bằng trận đấu tệ hại nhất trong lịch sử của mình là trận thua đậm Loughborough trên sân đối phương ngày 12 tháng 12 với tỉ số 0-8. Tuy nhiên chỉ 4 năm sau (1900), CLB đã trả lại sòng phẳng với chính đối thủ đã làm nhục họ trong chiều dài lịch sử của mình bằng trận thắng đậm 12-0 trên sân Manor ngày 12 tháng 3 năm 1900. Đây cũng là trận thắng đậm nhất của CLB kể từ trước đến nay.
    Năm 1904, sau khi về nhì ở giải vô địch hạng Hai, CLB được thăng hạng Nhất. Năm 1906 đội vào tới bán kết cúp FA lần đầu tiên trong lịch sử. Tuy nhiên đến năm 1910 thì CLB bị phá sản bởi tiền nợ quá nhiều. Một ý tưởng được đưa ra là CLB nên sát nhập với Fulham nhưng điều đó đã không xảy ra. Công ty mới được thành lập và CLB vẫn không bị giải tán. Mùa bóng 1912-1913 CLB bị xuống hạng với số điểm thấp nhất (18 điểm trong 38 trận) trong suốt 20 mùa bóng CLB thi đấu. Năm này (1913) sân nhà cũng được dời về Highbury và CLB chính thức lấy tên Arsenal. Trận đấu đầu tiên trên sân Highbury là gặp Leicester Fosse (Arsenal thắng 2-1). Giai đoạn này là giai đoạn khó khăn nhất trong lịch sử của mình nhưng cũng từ đây đánh dấu 1 trang sử mới với 1 tên gọi (Arsenal) và 1 sân vận động (Highbury) cho đến tận bây giờ.
    Các cuộc tranh tài bóng đá bị gián đoạn do chiến tranh thế giới (lần 1). Năm 1919 sau khi WW1 chấm dứt thì giải hạng Nhất được mở rộng lên 22 đội. Arsenal được đặc cách thăng lên hạng Nhất dù rằng họ chỉ đứng thứ năm trong giải hạng Hai mùa bóng trước. Kể từ đó Arsenal không bao giờ rớt hạng và trở thành 1 trong những CLB lớn của Liên đoàn Bóng đá Vương quốc Anh. Cũng năm này, ông Leslie Knighton được đề cử làm HLV của Arsenal. Khởi đầu cho những thành công của các pháo thủ (biệt danh của Arsenal là Gunners có từ năm 1925 do HLV Chapman đặt cho) chỉ đến từ khi ông Herbert Chapman làm HLV của Arsenal năm 1925. Năm sau (1926) Arsenal về nhì giải hạng Nhất của Liên đoàn và Rock Rutherford trở thành cầu thủ lớn tuổi nhất chơi cho Arsenal (41 tuổi 236 ngày) trong trận gặp Manchester City ngày 20 tháng 3 năm 1926. Năm 1927 Arsenal vào chung kết cúp FA lần đầu tiên trong lịch sử nhưng lại thất bại trước Cardiff City với tỉ số 0-1. Tuy nhiên 3 năm sau (1930) họ được hưởng niềm vinh quang đầu tiên trong toàn bộ lịch sử khi chiến thắng Huddersfield Town trong trận chung kết cúp FA với tỉ số 2-0. Chưa hết, ngay năm sau (1931) Arsenal đã trở thành đội vô địch giải hạng Nhất của Liên đoàn (tức giải VĐQG) với số bàn thắng ghi được nhiều nhất trong 1 mùa bóng là 127 bàn. Đây là chức vô địch quốc gia đầu tiên của Arsenal. Năm sau (1932) họ chỉ về nhì giải hạng Nhất nhưng lại vào đến chung kết cúp FA lần thứ ba. Tuy nhiên Arsenal đành nhìn Newcastle United nâng chiếc cúp FA năm đó khi để thua 1-2 ở trận chung kết. Dù chỉ đứng nhì ở cả hai đấu trường VĐQG và cúp FA mùa bóng 1931-1932 nhưng không làm chùn bước các pháo thủ, họ đã nhanh chóng giành lại chức vô địch QG liền ngay mùa bóng 1932-1933 (VĐQG lần 2). Lại 1 mất mác nữa cho Arsenal khi HLV H. Chapman mất tháng Giêng năm 1934. Ông Goerge Allison được đề cử làm HLV thay thế và ông đã không phụ lòng các ủng hộ viên khi đưa Arsenal lần thứ 3 đọat chức VĐQG (lần thứ 2 liên tiếp) mùa bóng 1933-1934. Mùa bóng kế tiếp (1934-1935) ông đã hoàn tất ?ohattrick? 3 lần đoạt chức VĐQG liên tiếp cho CLB. Mùa bóng này còn ghi nhận 2 kỷ lục: 1 do Ted Drake thành lập khi trở thành cầu thủ ghi được nhiều bàn thắng nhất trong 1 mùa bóng của Arsenal với 42 bàn. Và 1 kỷ lục nữa do các fan Arsenal lập: 73,295 người có mặt ở sân Highbury trong trận gặp Sunderland ngày 9 tháng 3 năm 1935. Mùa bóng 1935-1936 họ không thể bảo vệ chức VĐQG nhưng lại lần thứ 2 trong lịch sử đọat cúp FA sau khi thắng Sheffield United 1-0 trong trận chung kết. Thập niên 30 là thập niên thành công nhất trong lịch sử của Arsenal với 5 chức VĐQG (trong đó có 3 năm liên tiếp) vào các mùa bóng 1930-31,1932-33, 1933-34, 1934-35, 1937-38; 2 cúp FA các năm 1930, 1936; 5 lần đoạt Charity Shield các năm 1930, 1931, 1933, 1934, 1938.
    Chiến tranh thế giới lần thứ 2 đã đình chỉ mọi hoạt động thể thao kể cả bóng đá từ năm 39 đến 46. George Allison về hưu năm 47, kế nghiệp ông là Tom Whittaker cũng đã đưa Arsenal đi đến những vinh quang kế tiếp cụ thể là chức VĐQG mùa bóng 1947-48 (lần thứ 6 trong lịch sử). Chiếc cúp FA lần thứ 3 được mang về sân Highbury năm 50 sau khi chiến thắng Liverpool 2-0 trong trận chung kết. Mùa bóng 1952-53 đánh dấu 1 kỷ niệm đẹp với Gerry Ward khi anh trở thành cầu thủ trẻ nhất khi mới có 16 tuổi 321 ngày trong trận gặp Huddersfield Town ngày 22 tháng 9 năm 1953. Mùa bóng này là lần thứ 7 Arsenal đoạt chức VĐQG. Tuy nhiên 3 năm sau, lần thứ 2 một HLV bị mất lúc tại chức trong lịch sử Arsenal: ông Tom Whittaker chết năm 1956, kế vị ông là Jack Crayston. Từ năm 56 đến 68 Arsenal thi đấu không thành công và đã nhiều lần thay đổi HLV: Jack Crayston (56-58), Goerge Swindin (58-62), Billy Wright (62- 66), Bertie Mee (66-68). Trong thời gian này Arsenal không có danh hiệu nào quan trọng ngoại trừ đoạt cúp Liên đoàn các quận hạt miền Đông-Nam (của đội trẻ năm 56 với HLV Jack Crayston), đoạt cúp FA đội trẻ (năm 66 với HLV Billy Wright), 2 lần vào chung kết cúp Liên đoàn thua Leed United 0-1 năm 68, thua Swindon Town 1-3 năm 69.
    Mở đầu cho thập kỷ 70 là chiếc cúp European Fairs (về sau được gọi là cúp C3 hay UEFA Cúp hiện nay) sau khi thắng 1 CLB Bỉ là Anderlecht 4-3 sau 2 lượt đấu. Tuy nhiên niềm hãnh diện của các fan Arsenal không phải là chiếc cúp châu Âu đầu tiên đó mà là lần đầu tiên trong lịch sử của CLB, họ đoạt cú double trong năm khi mùa bóng 1970-71 họ đã thắng Liverpool 2-1 trong trận chung kết cúp FA (lần 4) và đoạt luôn giải VĐQG (lần 8). Năm này cũng là năm bội thu của CLB khi họ cũng chiến thắng cúp FA dành cho đội tuyển trẻ và 1 lần nữa nâng chiếc cúp Liên đoàn các quận hạt miền Đông-Nam. Mùa bóng kế tiếp (71-72) họ không thể bảo vệ được cú double năm trước dù rằng đã vào tới chung kết cúp FA (lần thứ 8 vào chung kết cúp FA) khi để thua Leed United 0-1. Ông Bob Wall, trợ lý HLV thời Jack Crayston được đề cử làm HLV và ông Ken Friar làm trợ lý. Tuy nhiên ông Bob đã không thể mang lại nhiều thành công cho CLB khi trong 4 năm cầm quyền (từ 72-76) ông chỉ có thể đưa Arsenal về nhì giải VĐQG năm 1973 và lọt vào bán kết cúp FA trong cùng năm đó. Bertie Mee lần thứ 2 lại lên nắm quyền thay Bob năm 76 nhưng vẫn không thể vực dậy 1 Arsenal cần phải thay máu. Ông Mee bị Terry Neill thay thế cũngngay trong năm đó. Ông Terry đã mang lại chút tự hào cho các fan hâm mộ Arsenal khi đưa Arsenal 3 năm liên tiếp vào chung kết cúp FA với 1 lần thắng trận: 1978 thua Ipswich Town 0-1, 1979 thắng MU 3-2 và năm 1980 thua West Ham United 0-1. Cũng trong năm 80, Arsenal lọt vào chung kết cúp các đội đoạt cúp quốc gia (tức cúp C2) gặp Valencia (TBN) nhưng lại thua bằng những quả đá phạt luân lưu.
    Từ năm 1983 đến 1986, Arsenal 2 lần thay HLV: Don Howe thay Terry Neill năm 1983, George Graham thay Don năm 1986. Khi G. Graham lên nắm quyền ở Arsenal thì CLB mới trở lại thời kỳ huy hoàng của họ. Thay thế Don năm 86 thì ngay năm sau ông đã đưa Arsenal đoạt cúp Littlewoods (tên gọi của cúp Liên đoàn lúc đó) sau khi thắng Liverpool 2-1 trong trận chung kết. Năm sau 1988 lại 1 lần nữa Arsenal có mặt ở trận chung kết cúp Littlewoods nhưng lần này thì thất bại 2-3 trước Luton Town. Tuy nhiên niềm vui của họ chỉ là không trọn vẹn mà thôi bởi vì mùa bóng kế tiếp, 1988-89, Arsenal đã vô địch QG (lần thứ 9) và đoạt cúp FA dành cho đội tuyển trẻ (lần thứ 3). Cùng năm đó, G. Graham được bầu là HLV xuất sắc nhất trong năm. Mùa bóng 1990-91, Arsenal vô địch giải QG (lần 10) chỉ với 1 trận thua và chỉ để lọt lưới 18 bàn suốt mùa giải. Một lần nữa G. Graham được bầu là HLV xuất sắc nhất. Năm này họ còn đoạt được cúp Liên đoàn các quận hạt miền Đông-Nam (của đội trẻ) và vào bán kết cúp FA.
    Năm 1992, Arsenal là 1 trong những thành viên sáng lập ra giải Ngoại hạng Anh (EPL). Mùa bóng 1992-93, Arsenal trở thành đội bóng đầu tiên chiến thắng cả cúp FA và cúp Liên đoàn (tức Littlewoods Cup trước đây hay còn gọi là Coca-Cola Cup bởi vì do hãng này tài trợ) trong 1 mùa bóng. Mà điều đặc biệt là đối thủ trong 2 trận chung kết (FA và League) đều là Sheffield Wednesday và đều thua với tỷ số 2-1. Mùa bóng năm đó còn chứng kiến 1 kỷ lục mới trong lịch sử của Arsenal: David O?TLeary là cầu thủ khoác áo Arsenal nhiều nhất 722 trận. Mùa bóng 1993-94, Arsenal lại 1 lần nữa có thêm được chiếc cúp châu Âu (lần trước là European Fairs Cup năm 1970) khi đánh bại Parma (Ý) trong trận chung kết cúp các đội đoạt cúp quốc gia tại Copenhagen (Đan Mạch) với tỉ số 1-0. Năm này họ cũng đoạt cúp FA dành cho đội tuyển trẻ (lần thứ 4). Qua năm sau, 1995, Arsenal không thể làm khác hơn được những đội bóng đã từng đoạt chiếc cúp C2 này khi không thể bảo vệ được cúp mặc dù đã vào đến chung kết tại thành phố Paris. Asenal đã thua Real Zaragosa 1-2 sau khi đá 2 hiệp phụ. Với mùa giải trắng tay, G. Graham đã bị thay thế bởi Bruce Rioch và mùa chuyển nhượng năm đó đã đem Dannis Bergkamp từ Internazional Milano với giá chuyển nhượng kỷ lục trong lịch sử chuyển nhượng của CLB lúc đó là 7.5 triệu bảng Anh. Mùa bóng 1995-1996 lần lượt Bruce Rioch rồi Stewart Houston bị sa thải vì thành tích yếu kém của CLB thì Arsene Wenger xuất hiện. (*).
    to be continue
  3. travucu

    travucu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/12/2003
    Bài viết:
    544
    Đã được thích:
    0
    Chúng ta đã có topic về lịch sử câu lạc bộ rồi mà!!!!!!!!!!1

    TRAVUCU 
  4. pires07

    pires07 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/01/2004
    Bài viết:
    2.264
    Đã được thích:
    0
    to 2555family: topic về lịch sử của ARS đã có.. hiện đang khoá để chỉnh sửa lại. sẽ hoàn thành trong thời gian ngắn nhất. sau khi hoàn thành bạn xem có gì cần bổ sung thì cứ post bài lên.
    tất cả vì một AFFC vững mạnh !!
  5. 2555family

    2555family Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/02/2004
    Bài viết:
    702
    Đã được thích:
    0
    Tiếp...............
    Dù đến Arsenal từ năm 96 nhưng đến mùa bóng 97-98 ông Wenger (là HLV đầu tiên của CLB Arsenal không phải người trong các nước Liên hiệp Anh) mới thực sự cầm quân trọn vẹn suốt mùa giải. Ông Wenger không cần phải mất nhiều thời gian như những người tiền nhiệm khi ông mang về cho Highbury cú double thứ 2 trong lịch sử CLB với việc giúp Arsenal đoạt chức vô địch quốc gia (lần thứ 11) từ tay MU- đội đã thống trị EPL từ khi giải này khai sinh với 4 lần chiến thắng trong 6 mùa giải- và thắng Newcastle 2-0 trong trận chung kết cúp FA (lần thứ 7). Chưa kể đầu mùa bóng họ cũng đã có được Charity Shield (lần thứ 9). Mùa bóng 1998-99 Arsenal thất bại trong cả 2 mặt trận giải VĐQG (về nhì) và cúp FA nhưng lại chiến thắng Charity Shield (lần thứ 10). Mùa bóng 2000-01 họ vẫn chưa thể lật đổ được MU-kẻ đã thống trị gần như toàn bộ EPL- khi 3 năm liên tiếp 1999,2000,2001 họ đều về nhì ở giải EPL. Ông Wenger cũng đã làm hơn người HLV tiền nhiệm là ông Terry Neill khi cũng đã 3 lần liên tiếp đưa Arsenal vào chung kết FA với 2 lần thành công: năm 2000-01 thua Liverpool 1-2, 2001-02 thắng Chelsea 2-0, và 2002-03 thắng Southampton 1-0. Không những thế ông Wenger còn là HLV duy nhất (tính đến thời điểm hiện nay) giúp Arsenal 2 lần đoạt cú double vào các năm 1998 và 2002. Mùa bóng vừa qua 2002-03, Arsenal cũng đã dẫn đầu gần như toàn bộ (31/38 vòng đấu) giải EPL nhưng đã để cho MU qua mặt trong những vòng cuối. Dù về nhì ở giải EPL nhưng họ suýt trở thành đội bóng đầu tiên trong lich sử bóngđá Anh bảo vệ thành công cả chức vô địch EPL và cúp FA. Thắng Southampton 1-0 ở trận chung kết để đoạt cúp FA (lần thứ 8) không làm cho họ phải trắng tay ở mùa giải này. Thành công của Arsenal nói chung và của Wenger nói riêng gắn liền với sự du nhập hàng loạt ngôi sao đến từ Pháp, những người đã thành danh từ World Cup 98 và Euro Cup 2000: Patrick Vieira (1996-nay), Emmanuel Petit (1997-2000), Nicolas Anelka (1996-99), Thierry Henry (1999-nay), Sylvain Wiltord (2000-nay), Robert Pires (2000-nay)?
    Đây là toàn bộ thành tích của họ từ lúc khai sinh ra đến hết mùa bóng 2002-03:
    Vô Địch Quốc Gia:
    1930-31, 1932-33, 1933-34, 1934-35, 1937-38, 1947-48, 1952-53, 1970-71, 1988-89, 1990-91, 1997-98, 2001-02
    Hạng Nhì Giải VĐ Quốc Gia:
    1925-26, 1931-32, 1972-73, 1998-99, 1999-2000, 2000-01, 2002-03
    Charity/Community Shield:
    1930, 1931, 1933, 1934, 1938, 1948, 1953, 1991, 1998, 1999, 2002
    Cúp FA:
    1930, 1936, 1950, 1971, 1979, 1993, 1998, 2002, 2003
    Á quân cúp FA:
    1927, 1932, 1952, 1972, 1978, 1980, 2001
    Cúp Liên Đoàn (League Cup):
    1987, 1993
    Á quân cúp Liên Đoàn:
    1968, 1969, 1988
    Cúp Châu Âu:
    European Fairs Cup (tức cúp C3): 1970
    Á quân cúp C3: 2000
    Cúp C2 : 1994
    Á quân cúp C2: 1980, 1995
    NHỮNG ĐIỂU THÚ VỊ VỀ ARSENAL:
    - Arsenal là đội đầu tiên của lịch sử bóng đá Anh thắng 2 chiếc cúp nội địa trong 1 mùa bóng khi năm 1993 họ đoạt FA Cup và League Cup sau khi thắng Sheffiled Wednesday trong cả 2 trận chung kết cùng với tỉ số 2-1. Kể từ năm 1993 đến nay thì chỉ có 1 lần duy nhất trong cuộc tranh cúp FA và Liên đoàn có trường hợp như vậy: chỉ có 2 đội trong 2 trận chung kết.
    - Arsenal là đội duy nhất trong lịch sử bóng đá Anh đoạt chức vô địch quốc gia nhờ vào tỉ lệ bàn thắng bại. Mùa bóng 1988-89, trong trận cuối cùng của mùa bóng, họ cần phải thắng với tối thiểu là 2 bàn cách biệt trước Liverpool để qua mặt chính Liverpool để đoạt chức vô địch. Kết qủa họ thắng 2-0.
    - Arsenal là đội bóng có thời gian chơi trong giải hạng cao nhất (trước là hạng Nhất, sau này là EPL) lâu nhất: 85 mùa bóng (kể từ lần rớt hạng năm 1913 và trở lại chơi hạng nhất 1919).
    - Với 3 lần đoạt cú double các mùa bóng 1970-71, 1997-98, 2001-02, Arsenal cùng với MU là 2 đội bóng duy nhất tính tới thời điểm hiện nay của bóng đá Anh đã 3 lần đoạt được cú double.
    - Tony Adams là cầu thủ duy nhất trong lịch sử Arsenal đã 3 lần vô địch quốc gia trong 3 thập kỷ: 1989, 1998 và 2002.
    - Arsenal là đội (có lẽ là duy nhất nếu như ai đó không thể thống kê được điều này) giành được các danh hiệu trong mỗi ngày của tuần: từ thứ Hai cho đến Chủ nhật. Bạn không tin? Ta hãy thử xem:
    Thứ Hai: VĐQG mùa bóng 1971.
    Thứ Ba: đoạt cúp C3 năm 1970
    Thứ Tư: đoạt cúp C2 năm 1994 , VĐQG năm 2002
    Thứ Năm: đoạt cúp FA năm 1993
    Thứ Sáu: VĐQG năm 1989.
    Thứ Bảy: đoạt cúp FA 1998 và 2002
    Chủ Nhật: VĐQG 1998, Cúp Liên đoàn 1987 và 1993
    Trên đây chỉ liệt kê 1 số danh hiệu trong 1 ngày mà thôi. Arsenal vẫn còn nhiều danh hiệu nhưng đa số là vào các ngày Thứ Bảy và Chủ Nhật.
    - Dù đã 12 lần VĐQG nhưng chưa có HLV nào của Arsenal 2 lần liên tiếp đoạt chức VĐQG. Trong lịch sử, Arsenal chỉ có 1 lần VĐQG liên tiếp (3 lần liền) nhưng lại do 3 HLV khác nhau nắm quyền. Mùa bóng 1932-33 do ông Herbert Chapman. Mùa bóng 1933-34, ông Chapman mất tháng Giêng 1934, ông Allison không lên nắm quyền ngay mà mãi đến đầu mùa bóng sau 1934-35, ông mới chính thức là HLV của CLB. Còn khi ông Chapman mất thì nữa mùa bóng còn lại 1933-34 thì ông Joe Shaw nắm quyền và ông đã đưa Arsenal VĐQG mùa bóng đó. Như vậy, Arsenal VĐQG mùa 1932-33 với Chapman, 1933-34 với Joe và 1934-35 với Allison.
    - Tổng cộng kể từ lúc thành lập đến nay, Arsenal đã chơi 4701 trận trên tất cả các giải đấu. Họ thắng 2148 trận, hòa 1171 trận và thua 1382 trận; ghi được 7829 bàn thắng (tỉ lệ 1.67 bàn/trận), để lọt luới 5861 bàn thua (1.25 bàn/trận).
    - Trận thắng đậm nhất: Arsenal 12 - 0 Ashford United (14/10/1893) và Arsenal 12 - 0 Loughborough T (12/03/1900).
    - Trận thua đậm nhất: Loughborough T 8 - 0 Arsenal (12/12/1896).
    - Số trận thắng liên tục: 14 trận (từ ngày 12/09/1987 - 17/11/1987).
    - Số trận bất bại liên tục: 24 trận (từ ngày 23/03/2002 - 06/10/2002)
    - Số trận không thắng liên tục: 19 trận (từ ngày 28/09/1912 - 11/01/1913)
    - Số trận thua liên tục: 8 trận (từ ngày 12/02/1977 - 12/03/1977)
    - Những cầu thủ ghi bàn hàng đầu trong lịch sử CLB Arsenal:
    1. Ian Wright 185 bàn
    2. C Bastin 182 bàn
    3. J Radford 150 bàn
    4. J Brain 142 bàn
    5. E Drake 141 bàn
    6. D Lishman 139 bàn
    7. J Hulme 128 bàn
    8. Thierry Henry 126 bàn
    9. D Jack 126 bàn
    10. R Lewis 118 bàn
    - Những cầu thủ khoác áo Arsenal nhiều nhất:
    1. D Oleary 772 trận
    2. Tony Adams 668 trận
    3. Lee Dixon 618 trận
    4. G Armstrong 607 trận
    5. Nigel Winterburn 582 trận
    6. David Seaman 563 trận
    7. P Rice 521 trận
    8. P Storey 494 trận
    9. J Radford 475 trận
    10. R John 470 trận
  6. 2555family

    2555family Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/02/2004
    Bài viết:
    702
    Đã được thích:
    0
    NHỮNG CẦU THỦ ĐÃ TỪNG KHOÁC ÁO ARSENAL
    George Allison (Manager) 1934-47
    Viv Anderson - Vivian Alexander Anderson 1984-87
    Nicolas Anelka 1996-99
    George Armstrong - George Armstrong 1961-77
    Jimmy Ashcroft - James Ashcroft 1900-08
    Alf Baker - Alfred Baker 1919-31
    Joe Baker - Joseph Henry Baker 1962-66
    Alan Ball - Alan James Ball 1971-77
    Wally Barnes 1946-56
    John Barnwell 1956-64
    Cliff Bastin - Clifford Sydney Bastin 1929-47
    Fred Beardsley 1886-1891
    Albert Beasley - Albert Edward Beasley 1931-37
    Rob Benson - Robert William Benson 1913-15
    Jimmy Bloomfield - James Henry Bloomfield 1954-61
    Billy Blyth - William Naismith Blyth 1914-29
    Stevie Bould - Stephen Andrew Bould 1988-99
    Ray Bowden - Edwin Raymond Bowden 1932-38
    Dave Bowen - David Lloyd Bowen 1950-59
    Frank Bradshaw 1914-23
    Liam Brady - William Liam Brady 1973-80
    Jimmy Brain - James Brain 1924-31
    Charlie Buchan - Charles Murray Buchan 1925-28
    Jack Butler - John Dennis Butler 1919-30
    Kevin Campbell - Kevin Joseph Campbell 1987-95
    Herbert Chapman - Herbert Chapman 1925-34 (Manager)
    Danny Clapton - Daniel Robert Clapton 1954-62
    Ernest Tim Coleman - Ernest Coleman 1931-34
    J G Tim Coleman - John George Coleman 1902-08
    Alf Common - Alfred Common 1910-13
    Denis Compton - Denis Charles Scott Compton 1936-50
    Leslie Compton - Leslie Harry Compton 1931-50
    Wilf Copping - Wilfred Copping 1934-39
    Freddie Cox - Frederick James Arthur Cox 1949-53
    Gavin Crawford 1891-98
    Jack Crayston - William John Crayston 1934-39
    Ray Daniel - Raymond William 1948-53
    David Danskin 1886-????
    Paul Davis - Paul Vincent Davis 1971-92
    John Dick - 1898-1910
    Bill Dodgin - William Dodgin 1952-60
    Ted Drake - Edward Joseph Drake 1934-39
    Andy Ducat - Andrew Ducat 1904-12
    George Eastham - George Edward Eastham 1960-66
    Denis Evans - Dennis Joseph Evans 1953-60
    Alf Fields - Alfred George Fields 1938-51
    Alex Forbes - Alexander Rooney Forbes 1947-56
    Charlie George - Frederick Charles George 1969-75
    Peter Goring - Harold Goring 1949-59
    Bill Gooing - William Henry Gooing 1901-05
    Bobby Gould - Robert Alfred Gould 1967-70
    Alex Graham - Alexander Graham 1912-24
    George Graham 1966-73
    George Graham - Manager 1986-95
    Archie Gray - Archibald Gray 1904-12
    Perry Groves 1986-93
    Vic Groves - Victor George Groves 1955-64
    Eddie Hapgood - Edris Albert Hapgood 1927-45
    Joe Haverty - Joseph Haverty 1954-61
    Martin Hayes 1981-90
    Jackie Hendeson - John Gillespie Hendeson 1958-62
    David Herd - David George Herd 1954-61
    Cliff Holton - Clifford Charles Holton 1947-56
    Don Howe - Donald Howe 1964-67 (player)
    Don Howe - Donald Howe (Manager / Coach) 1984-86
    Alan Hudson - Alan Anthony Hudson 1976-78
    Joe Hulme - Joseph Harold Anthony Hulme 1926-38
    David Jack - David Bone Nightingale 1928-34
    Jimmy Jackson - James Jackson 1899-1905
    Alex James - Alexander Wilson James 1929-37
    Caesar Jenkyns - Caesar Augustus Llewelyn Jenkins 1895-96
    Pat Jennings - Patrick Anthony Jennings 1977-85
    Johnny Jensen - John Jensen 1992-96
    Bob John 1922-37
    Bryn Jones - Brynmor Jones 1938-49
    Charlie Jones - Charles Jones 1928-34
    Leslie Jones - Leslie Jenkin Jones 1937-46
    Bernard Joy 1935-47
    William Julian - J William Julian 1889-1891
    Eddie Kelly - Edward Patrick Kelly 1969-76
    Jack Kelsey - Alfred John Kelsey 1950-62
    Andy Kennedy - Andrew Lynd Kennedy 1922-28
    Ray Kennedy - Raymond Kennedy 1969-74
    Alf Kirchen - Alfred John Kirchen 1934-39
    Jack Lambert - John Lambert 1926-34
    Tommy Lawton - Thomas Lawton 1953-56
    Charlie Lewis - Charles Henry Lewis 1907-1920
    Dan Lewis - Daniel Lewis 1924-30
    Reg Lewis - Reginald Lewis 1937-52
    Anders Limpar - Anders Erik Limpar 1990-94
    Andy Linighan - Andrew Linighan 1990-97
    Doug Lishman - Douglas John Lishman 1948-56
    Jimmy Logie - James Tullis Logie 1945-55
    John Lukic - Jovan Lukic 1983-90 1996-2001
    Archie Macaulay - Archibald Renwick Macaulay 1947-50
    Malcolm Macdonald - Malcolm Ian Macdonald 1976-79
    George Male - Charles George Male 1930-48
    Peter Marinello 1969-73
    Brian Marwood - Brian Marwood 1987-90
    Billy McCullough - William James McCullough 1958-66
    Jimmy McGill - James Morrison McGill 1965-67
    Roderick McEachrane - Roderick John 1902-14
    Angus McKinnon 1908-22
    Frank McLintock - Francis McLintock MBE 1964-73
    Bob McNab - Robert McNab 1966-75
    Bertie Mee - Bertie Mee OBE (Manager) 1966-76
    Joe Mercer OBE Joseph Mercer OBE 1946-54
    Paul Merson - Paul Charles Merson 1986-97
    Billy Milne - William Milne 1921-27
    Arthur Milton - Clement Arthur Milton 1950-55
    Frank Moss 1931-36
    Terry Neill - William John Terence 1960-70
    Terry Neill (Manager)
    Sammy Nelson - Samuel Nelson 1969-81
    Charlie Nicholas 1983-88
    Peter Nicholas 1980-83
    Sir Henry Norris (Chairman)
    Kevin O''Flanagan - Kevin Patrick O''Flanagan 1945-49
    David O''Leary - David Anthony - 1973-93
    Marc Overmars - 1997-2000
    Tom Parker - Thomas Robert Parker 1925-33
    Dr Jimmy Paterson MB MC - James A Paterson 1927-29
    Emmanuel Petit - Emmanuel Petit 1997-2000
    Vladimir Petrovic - Vladimir Petrovic 1982-83
    David Platt - David Andrew Platt 1995-98
    Joe Powell - Joseph Powell 1892-97
    Charles Preedy - Charles James Fane Preedy 1929-33
    David Price - David James Price 1972-81
    Niall Quinn - Niall John Quinn 1985-90
    John Radford - John Radford 1963-77 text to follow
    Pat Rice - Patrick James Rice 1967-81
    Kevin Richardson 1987-90
    Jimmy Rimmer - John James Rimmer 1973-77
    Graham Rix 1976-88
    Herbie Roberts - Herbert Roberts 1926-38
    Ralph Robinson
    Stewart Robson - Stewart Ian Robson 1981-87
    ''Rocky'' Rocastle - David Carlyle Rocastle 1985-92
    Ronnie Rooke - Ronald Leslie Rooke 1946-49
    Don Roper - Donald George Beaumont Roper 1947-57
    Jock Rutherford - John Rutherford 1913-26 or John James 1925-26?
    Jon Sammels - Jonathon Charles Sammels 1962-71
    Percy Sands - Percy Robert Sands 1903-15
    Kenny Sansom - Kenneth Graham Sansom 1980-88
    Charlie Satterthwaite - Charlie Oliver Satterwaite 1904-10
    Stefan Schwartz 1994-95
    Laurie Scott - Laurence Scott 1945-52
    Joe Shaw - Joseph E Shaw 1907-22
    Jimmy Sharp - James Sharp 1905-08
    Silvinho - Sylvio Mendes Campos Junior 1999-2001
    Peter Simpson - Peter Frederick Simpson 1963-78
    Alan Smith - Alan Martin Smith 1987-95 text to follow
    Lionel Smith 1947-54
    Frank Stapleton - Francis Anthony Stapleton 1974-81
    Peter Storey - Peter Edwin Storey 1965-77
    Harry Storer - Harold Storer 1894-96
    Geoff Strong - Geoff Hugh Strong 1960-65
    Davor Suker 1999-2000
    Alan Sunderland 1977-84
    George Swindon - George Hedley Swindon 1936-54
    Brian Talbot - Brian Ernest Talbot 1979-85
    Derek Tapscott - Derek Robert Tapscott 1953-58
    Michael Thomas - Michael Lauriston Thomas 1986-92
    Bob Turnbull - Robert Hamilton Turnbull 1921-25
    Ian Ure - John Francombe Ure 1963-70
    Paul Vaessen - Paul Leon Vaesson 1978-82
    Joe Wade - Joseph Samuel Wade 1945-55
    Gerry Ward - Gerald Ward 1953-63
    Tom Whittaker - Thomas James Whittaker 1912-25 1937-46
    Chris Whyte - Christopher Anderson Whyte 1981-86
    Steve Williams - Steven Charles Williams 1984-88
    Bob Wilson - Robert Primrose Wilson 1963-74 WILL BE APPEARING SOON
    Nigel Winterburn - Nigel Winterburn 1987-2000
    Tony Wood**** - Anthony Stewart Wood**** 1982-86
    Ian Wright - Ian Edward Wright 1991-98
    Willie Young - William David Young 1976-82
    ???
    Danh sách vẫn chưa đầy đủ, cần bổ túc trong tương lai.
  7. 2555family

    2555family Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/02/2004
    Bài viết:
    702
    Đã được thích:
    0
    NHỮNG KỶ LỤC DO ARSENAL THIẾT LẬP VÀ NẮM GIỮ
    Phần 1 Những kỷ lục trong bóng đá Anh:
    NHỮNG kỶ LỤC ĐANG TRÊN ĐÀ THIẾT LẬP:
    1. Số trận bất bại nhiều nhất kể từ đầu mùa bóng tại giải Ngoại hạng: 21 trận. Sau trận thắng Middleborough ngày 10 tháng 1 vừa qua, Arsenal đã nâng kỷ lục bất bại của họ trong khuôn khổ EPL lên con số 21.
    Kỷ lục cũ cũng do Arsenal đồng nắm giữ cùng với Liverpool (mùa bóng 2002-2003), Aston Villa (1998-99) và Nottingham Forest (1995-96) với 12 trận bất bại.
    Đây là năm thứ 3 khởi đầu thành công nhất trong lịch sử của Arsenal. Lần đầu là vào mùa bóng 1947-48 với 17 trận. Lần thứ 2 là mùa bóng 1990-91 với 23 trận. Trong cả 2 lần đó Arsenal đều đoạt chức vô địch quốc gia.
    2. Số mùa bóng liên tục trong giải VĐQG hạng cạo nhất (hạng I trước đây và EPL ngày nay) nhiều nhất: 85 mùa bóng. Được đặc cách thăng hạng năm 1919 sau khi rớt xuống hạng II năm 1913, Arsenal đã không bị rớt hạng cho đến bây giờ để thiết lập nên 1 kỷ lục khó lòng bị đánh đổ.
    Đội có khả năng tiếp cận kỷ lục của Arsenal là Everton nhưng để đạt được điều đó thì Everton phải mất 35 năm nữa (với điều kiện là Arsenal rớt hạng năm nay) bởi vì hiện tại Everton chỉ có mặt liên tục ở giải VĐQG (hạng I & EPL) 50 mùa bóng mà thôi.
    NHỮNG KỶ LỤC ARSENAL ĐÃ VÀ ĐANG NẮM GIỮ:
    1. Số trận ghi bàn liên tục nhiều nhất trong giải VĐQG (hạng I & EPL): 55 trận. Kỷ lục được thiết lập từ trận thua Southampton 2-3 ngày 19/5/01 cho đến trận thắng Aston Villa 3-1 ngày 30/11/02. Cột mốc cho kỷ lục này là trận hoà Newcastle 0-0 ngày 15/5/01 (trước kỷ lục) và thua MU 0-1 ngày 07/12/02 (chấm dứt kỷ lục).
    Kỷ lục cũ do Mancheter City nắm giữ với 44 trận ghi bàn liên tục tại giải hạng I trước đây vào năm 1936 đến 1937. Việc liên tục ghi bàn trong thời gian này đã giúp Man City đoạt chức vô địch mùa bóng 1936-1937 từ tay Arsenal (Arsenal về nhì mùa bóng đó). Tuy nhiên mùa bóng năm sau 1937-38, Man City lại bị rớt hạng. Một đội rớt hạng là chuyện bình thường. Đội rớt hạng là đương kiêm vô địch cũng không phải là hiếm nhưng Man City rớt hạng còn với tư cách là đội ghi nhiều bàn thắng nhất mùa bóng đó với 80 bàn (để lọt lưới 77 bàn) trong khi Arsenal là đội vô địch năm đó chỉ về nhì với 77 bàn thắng. Điều này cũng có nghĩa là Man City rớt hạng với tỷ lệ bàn thắng bại là dương 3. Có lẽ đây là trường hợp có 1 không 2 trong lịch sử bóng đá Anh và có thể của cả thế giới.
    Cũng với 55 trận ghi bàn liên tục này , Arsenal còn là đội giữ kỷ lục cho tất cả các giải đấu của bóng đá Anh (gồm tất cả các hạng EPL, I, II, III?). Đội giữ kỷ lục cũ là Chesterfield (hạng III) từ năm 1929 đến 1931 với 46 trận.
    2. Số trận ghi bàn liên tục trên sân đối phương nhiều nhất: 27 trận được thiết lập trong 2 mùa bóng 2001-02 đến 2002-03. Kỷ lục cũ do MU thiết lập với 24 trận trong 3 mùa bóng 2000-01, 2001-02, đến 2002-03.
    Đây có lẽ cũng là kỷ lục của bóng đá Anh được ghi nhận.
    3. Số trận bất bại liên tục nhiều nhất trên sân đối phương tại giải VĐQG:23 trận được thiết lập trong mùa bóng 2001-2002 kéo dài sang mùa bóng 2002-2003 và được chấm dứt trong trận thua Everton 1-2 ngày 19/10/02.
    Đây cũng là 1 kỷ lục của bóng đá Anh trong tất cả các hạng. Kỷ lục cũ do Nottingham Forest giữ từ tháng 11/1977 đến 12/1978.
    4. Số trận bất bại nhiều nhất tại giải EPL: 30 trận được bắt đầu bằng trận thắng Liverpool 2-1 (tại Anfield) ngày 23/12/2001 đến trận thua Everton 1-2 ngày 19/10/02.
    Kỷ lục cũ do MU nắm giữ từ năm 1998-99 với 29 trận.
    5. Số trận thắng liên tục nhiều nhất trong 1 mùa bóng tại giải VĐQG (hạng I & EPL): 13 trận. Kỷ lục được thành lập từ nửa cuối mùa bóng 2001-02 bắt đầu bằng trận thắng tại Everton 1-0 ngày 10/2/02 và kết thúc bằng trận thắng trên sân nhà 4-3 trước ?Everton (trận cuối cùng của mùa bóng) ngày 11/5/02.
    Kỷ lục cũ doTottenham giữ ở mùa bóng 1960-61 là 11 trận.
    6. Số trận thắng liên tục nhiều nhất tại giải VĐQG (hạng I & EPL): 14 trận được thành lập từ trận thắng Everton 1-0 ngày 10/2/02 (mùa bóng 2001-02) đến trận thắng Birmingham 2-0 (trận đầu tiên của mùa bóng 2002-03) ngày 18/8/02.
    Kỷ lục cũ cũng do Tottenham giữ với 13 trận trong thập niên 60.
    Với 14 trận thắng liên tục này trong giải VĐQG, Arsenal cũng đã cân bằng kỷ lục 14 trận thắng liên tục được tính cho mọi hạng đấu do MU (1904-05), Bristol City (1905-06), và Preston North End (1950-51). Tất cả đều thiết lập tại giải hạng II
    7. Số trận thắng liên tục nhiều nhất trên sân đối phương tại giải EPL: 8 trận. Kỷ lục thành lập trong mùa bóng 2001-02 được bắt đầu bằng trận thắng tại Leicester 3-2 ngày 23/1/02 và kết thúc bằng trận thắng 1-0 tại MU ngày 8/5/02. Sau đó là trận hòa 2-2 tại West Ham.
    8. Số trận thua ít nhất trong 1 mùa bóng tại giải EPL: 3 trận trong mùa bóng 2001-02. Kỷ lục này còn do MU (1998-99, 1999-2000), và Chelsea (1998-99) đồng nắm giữ.
    9. Số trận thua ít nhất trong 1 mùa bóng ở giải VĐQG trong thế kỷ XX (từ mùa bóng 1900-91 trở về sau kể cả EPL): 1 trận ở mùa bóng 1990-91.
    Nếu tính toàn bộ thời gian (trước và sau thế kỷ XX) thì Preston North End mới là đội có số trận thua ít nhất trong 1 mùa bóng: 0 trận ở mùa bóng 1888-89 nhưng khi đó họ chỉ đấu có 22 trận mà thôi trong khi Arsenal là 38 trận.
    10. Số bàn thua ít nhất trong 1 mùa bóng tại giải EPL: 17 bàn (38 trận) trong mùa bóng 1998-99.
    Kỷ lục cho toàn bộ giải VĐQG (hạng I & EPL) là 16 bàn thua (42 trận) do Liverpool thiết lập ở mùa bóng 1978-79. Đây cũng là kỷ lục trong toàn bộ VĐQG các hạng của bóng đá Anh.
    11. Số lần lọt vào chung kết cúp FA nhiều nhất: 16 lần.
    Kỷ lục cũ do MU nắm giữ với 15 lần vào chung kết.
    12. Số lần vào bán kết cúp FA nhiều nhất: 23 lần.
    Kỷ lục này ngang bằng với kỷ lục mà Everton nắm giữ khá lâu.
    13. Số ần đoạt cú double (VĐQG và cúp FA) nhiều nhất: 3 lần vào các mùa bóng 1970-71, 1997-98 và 200-02.
    Kỷ lục này đồng nắm giữ cùng với MU ở các mùa bóng 1993-94, 1995-96 và 1998-98.
    14. Số lần đoạt cú double (cúp FA và cúp Liên đoàn) nhiều nhất: 1 lần được thiết lập trong năm 1993 khi thắng Sheffield Wednesday trong cả 2 trận CK đều với tỉ số 2-1.
    Kỷ lục này sau đó cũng được Liverpool gia nhập trong mùa bóng 2001.
    15.Số điểm thắng được trên sân đối phương nhiều nhất trong 1 mùa giải: 47 điểm thu được trong mùa bóng 2001-02.
    16. Số trận thua ít nhất trên sân đối phương trong 1 mùa bóng: 0 trận cũng trong mùa bóng 2001-02.
    Chỉ có 1 đội bóng khác không bi đánh bại trên sân đối phương trong suốt 1 mùa bóng là Preston North End ở mùa bóng 1888-89. Tuy nhiên lúc đó Preston NE chỉ đấu có 11 trận (trên sân đối phương) trong khi Arsenal là 19 trận.
    17. Số lần VĐQG liên tục nhiều nhất: 3 lần vô địch ở các mùa bóng 1932-33, 1933-34 và 1934-35.
    Kỷ lục này cũng có tên của Hudderdfield Town (1923-24, 1924-25 và 1925-26), Liverpool (1981-82, 1982-83 và 1983-84) và MU (1998-99, 1999-2000 và 2000-01).
    18. Số cầu thủ da đen nhiều nhất trong 1 trận đấu của CLB: 9 cầu thủ. Trong trận gặp Leed United ngày 2/9/02 thì trong đội hình của Arsenal có mặt của Cole, Campbell, Lauren, Toure, Vieira, Gilberto, Wiltord, Henry và Kanu.
    19.Số cầu thủ có mặt trong 1 trận đấu của đội tuyển Anh nhiều nhất: 7 cầu thủ. Trong trận gặp Ý ngày 14/11/1934 Arsenal đóng góp tất cả 7 cầu thủ (dĩ nhiên là trong đôi hình chính thức bởi vì trong thời gian đó luật bóng đá vẫn chưa cho phép thay cầu thủ): Frank Moss, George Male, Edris Hapgood, Wilfred Copping, Raymond Bowden, Ted Drake, Clifford Bastin. Đây cũng là trận khoác áo lần đầu tiên của Drake cho tuyển Anh.
    20. Số bàn thắng ghi được nhiều nhất cho tuyển U-21 Anh: 13 bàn do Franny Jeffers cân bằng kỷ lục của Alan Shearer trong trận hòa Thổ Nhĩ Kỳ 1-1 ngày 1/4/03 trong khuôn khổ vòng loại Euro 2004. Lúc này Jeffers còn khoác áo Arsenal.
    21. Số trận ghi bàn liên tục của 1 cầu thủ trong giải EPL: 7 trận do Henry thiết lập.
    Kỷ lục này cũng có tên của Alan Shearer và Mark Stein.
    22. Số bàn thắng ghi được nhiều nhất của 1 cầu thủ Pháp dưới màu áo của 1 CLB nước ngoài: 130+ bàn thắng của Thierry Henry.
    Kỷ lục cũ do huyền thoại Michel Platini nắm giữ với 104 bàn thắng dưới màu áo Juventus. Henry cân bằng kỷ lục này (104 bàn) trong trận gặp Newcastle ngày 9/2/03.
    23. Số bàn thắng ghi được nhiều nhất của 1 cầu thủ trong 1 trận tại giải VĐQG (hạng I & EPL): 7 bàn do Ted Drake thiết lập trong trận thắng tại Aston Villa 7-1 ngày 14/12/1935. Tất cả các bàn thắng của Arsenal trong trận này đều do Ted ghi.
    Lẽ ra thì trong trận này kỷ lục không dừng lại ở con số 7 nếu may mắn hơn. Ngoài 7 bàn thắng ghi được, Ted còn có 2 cơ hội ăn bàn: 1 cú sút trúng xà ngang và 1 cú sút do thủ môn phá ra.
    24. Cầu thủ lớn tuổi nhất lần đầu tiên khoác áo tuyển Anh: Leslie Compton ở tuổi 38. Tiền vệ trung tâm của Arsenal chính thức được khoác áo đội tuyển Anh lần đầu tiên trong trận gặp Wales ngày 15/11/1950.
    25. Bàn thắng ghi được nhanh nhất trong lịch sử giải Champions League: 20.07 giây do Gilberto thiết lập trong trận gặp PSV Eindhoven.
    Kỷ lục cũ do Del Piero nắm giữ là 20.12 giây.
  8. 2555family

    2555family Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/02/2004
    Bài viết:
    702
    Đã được thích:
    0
    Phần 2 Những kỷ lục trong phạm vi CLB Arsenal:
    Bao gồm tất cả các kỷ lục trong bóng đá Anh và:
    1. Cầu thủ trẻ tuổi nhất: Cesc Fabregas lúc 16 tuổi 177 ngày trong trận gặp Rotherham tại cúp Liên đoàn ngày 28/10/03.
    Kỷ lục cũ do Jermaine Pennant giữ.
    2. Cầu thủ ghi bàn trẻ tuổi nhất: Cesc Fabregas.
    Cesc Fabregas đã ghi bàn trong trận thắng Wolves 5-1 tại cúp Liên đoàn vào ngày 2/12/03 lúc Cesc mới có 16 tuổi 212 ngày.
    Kỷ lục cũ do huyền thoại Cliff Bastin giữ khi ông ghi bàn lúc 17 tuổi 296 ngày.
    3. Trận thắng đậm nhất trong giải VĐQG (hạng !, II và EPL): 12-0 trước Loughborough ngày 12/3/1900 tại giải VĐQG hạng II.
    4. Trận thua đậm nhất trong giải VĐQG (hạng !, II và EPL): 0-8 trước Loughborough ngày 12/12/896 cũng tại giải hạng II.
    5. Trận thắng đậm nhất trong giải cúp FA: 11-1 trước Darwen tại vòng 3 năm 1931-32.
    6. Trận thua đậm nhất trong giải cúp FA: 0-6 trước Derby County tại vòng 1 năm 1899; 0-6 trước West Ham tại vòng 3 (lượt đi) năm 1945-46.
    7. Trận thắng đậm nhất trong giải cúp Liên Đoàn: 7-0 trước Leed United tại vòng 2 (lượt về) mùa bóng 1979-80.
    8. Trận thua đậm nhất trong giải cúp Liên Đoàn: 0-5 trước Chelsea tại vòng 4 mùa bóng
    1998-99.
    9. Trận thắng đậm nhất trong giải cúp châu Âu: 7-0 trước Standard Liege (Bỉ) tại vòng 2 (lượt đi) cúp C2 mùa bóng 1993-94.
    10. Trận thua đậm nhất trong giải cúp châu Âu: 2-5 trước Spartak Moscow (USSR) tại vòng 1 (lượt về) cúp C3 mùa bóng 1982-83.
    11. Số bán thắng ghi được nhiều nhất trong 1 mùa tại giải VĐQG: 127 bàn ở mùa bóng 1930-31.
    12. Số trận thắng liên tục trên sân nhà nhiều nhất: 12 trận được bắt đầu từ trận thắng Fulham 4-1 ngày 25/2/02 đến trận thua Blackburn Rovers 1-2 ngày 26/10/02.
    13. Số bàn thắng ghi được ít nhất trong 1 mùa bóng: 26 bàn ở mùa bóng 1912-13.
    14. Số bàn thua nhiều nhất trong 1 mùa bóng: 86 bàn trong các mùa bóng 1926-27 và 1927-28.
    15. Số trận thắng nhiều nhất trong 1 mùa bóng tại giải VĐQG (hạng I, II và EPL): 29 trận ở mùa bóng 1970-71.
    16. Số trận thắng ít nhất trong 1 mùa bóng tại giải VĐQG (hạng I, II và EPL): 3 trận ở mùa bóng 1912-13.
    17. Số trận thua ít nhất trong 1 mùa bóng tại giải VĐQG (hạng I, II và EPL): 1 ở mùa bóng 1990-91.
    18. Số trận bất bại nhiều nhất kể từ đầu mùa bóng: 23 ở mùa bóng 1990-91.
    19. Số trận thắng liên tục nhiều nhất trong 1 mùa bóng tại giải VĐQG (hạng I, II và EPL): 13 trận ở mùa bóng 2001-02.
    20. Số điểm thu được cao nhất trong 1 mùa bóng ở giải VĐQG: 66 điểm ở mùa bóng 1930-31 (với 2đ/trận thắng) và 87 điểm ở mùa bóng 2001-02 (với 3đ/trận thắng).
    21. Số điểm thu được cao nhất trên sân đối phương trong 1 mùa bóng ở giải VĐQG: 47 điểm mùa bóng 2001-02 (với 3 điểm/trận thắng).
    22. Số trân thắng liên tục nhiều nhất trên sân đối phương trong 1 mùa bóng: 8 ở mùa bóng 2001-02. Đây cũng là kỷ lục của EPL.
    23. Số điểm thu được ít nhất trong 1 mùa bóng: 18 điểm ở mùa bóng 1912-13.
    24. Cầu thủ ghi được nhiều bàn thắng nhất cho CLB: Ian Wright với 185 bàn thắng từ 1991-98.
    25. Cầu thủ ghi được nhiều bàn thắng nhất cho CLB trong 1 mùa bóng: Ted Drake với 42 bàn thắng ở mùa bóng 1934-35.
    26. Ghi nhiều bàn thắng nhất trong 1 trận đấu: 7 bàn doTed Drake thiết lập ở trận gặp Aston Villa ngày 14/12/135.
    27. Số trận ghi bàn liên tục nhiều nhất của 1 cầu thủ: 10 trận do Ian Wright (mùa bóng 1994-95) và Thierry Henry (1999-2000) cùng giữ.
    28. Khoác áo CLB Arsenal nhiều nhất trong lịch sử: với 722 lần từ năm 1973-1993 của David O''Leary.
    29. Khoác áo CLB Arsenal nhiều nhất trong giải VĐQG: 552 lần của David O''Leary
    30. Số lượng khán giả đông nhất tại SVĐ Highbury: 73295 người trong trận gặp Sunderland ngày 9/3/1935.
    31. Phí chuyển nhượng phải trả cao nhất: 13 triệu bảng Anh cho Bordeaux (Pháp) để mua Sylvain Wiltord tháng 8/2002.
    32. Phí chuyển nhượng thu được cao nhất khi bán cầu thủ: 23.5 triệu bảng Anh từ Real Madrid khi bán Nicolas Anelka tháng 8/1999. Và 30 triệu bảng Anh từ Barcelona khi bán Marc Overmars và Emmanuel Petit tháng 8/2000.
    ............Reyes thực chất chưa rõ phí chuyển nhượng cuối cùng là bao nhiêu (khoảng 17,5M),những lúc đầu chúng ta chỉ phải chi 10,5M nên vẫn kém Wiltord
  9. Arsenal_boy

    Arsenal_boy Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/02/2002
    Bài viết:
    970
    Đã được thích:
    0
    Thật lòng rất cám ơn 2555family, nhưng topic lịch sử Ars bọn tớ đã post và đang trogn thời gian chỉnh sửa để đưa ra 1 bài viết dễ hiểu nhất, bọn tớ sẽ tham khảo thêm bài của cậu để bổ sung những chỗ thiếu sót. Mong bạn tiếp tục post những bài có giá trị về Ars. Thân.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này