1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Phong tục ăn uống của người Nam có nhiều điều khác so với ngoài Bắc không?

Chủ đề trong 'Hỏi gì đáp nấy' bởi Redtulips, 20/10/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Redtulips

    Redtulips Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2008
    Bài viết:
    3.766
    Đã được thích:
    175
    Phong tục ăn uống của người Nam có nhiều điều khác so với ngoài Bắc không?

    Mình rất ngạc nhiên khi nghe nói trong một bữa ăn, người miền Nam có hai điểm đặc biệt:
    - Ăn không phải mời ai, cứ tự nhiên ăn thế thôi;
    - Gia đình khi ăn ít khi dọn mâm, mà cứ mỗi người một chén (bát), ai về nhà trước thì ăn trước, không phải đợi người khác.
    Mình cũng vào Nam rồi, nhưng chỉ đi du lịch, không ăn ở nhà dân nên không biết.
    Còn khi xem trên ti vi và khi nói chuyện với một vài người bạn trong Nam thì họ nói là khi ăn, gia đình vẫn dọn mâm ăn quây quần với nhau như ngoài Bắc, chỉ có việc mời ăn thì không bắt buộc thôi.
    Điều này làm mình rất hứng thú, muốn tìm hiểu xem cách ăn uống ở trong Nam có gì đặc biệt và khác với ngoài Bắc đến mức nào. Bạn nào biết thì trả lời giúp mình với nhé. Mình xin cám ơn và xin vote sao (nick) ạ!
  2. Anxiety

    Anxiety Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/10/2006
    Bài viết:
    12.185
    Đã được thích:
    13
    Tôi lại ngạc nhiên vì bạn ngạc nhiên vì điều này!
    Thế này nhé, chuyện ăn không mời ai thì ngày xưa còn có thể so đo, chứ thời nay, nội chuyện gia đình cùng ăn 1h là đã khó, nên đâu ai so đo nữa?
    Chuyện ôm chén về phòng riêng cũng vậy, giờ ăn lệch lạc thì nếu không thích ngồi bàn thì ôm về phòng chứ sao.
    Gia đình tôi có ng đi làm mỗi ngày lúc 10-12h sáng, về nhà từ khoảng 10h tối đến 4h sáng. Vậy thì chờ cơm cũng khó. Tôi thì tính hay đi chơi lung tung, có khi đi từ sáng đến tối khuya mới mò về nhà, vậy làm sao ăn chung đc với ai? Thời tôi đi học thì dù đi suốt ngày nhưng cơm trưa và tối thì tôi ăn ở nhà, lúc 12h và 5h. Còn sau thời đi học thì giờ giấc lung tung.
    Tôi nghĩ bạn nên xem lại LỊCH LÀM VIỆC của 1 gia đình để xác định LỊCH ĂN CHUNG của họ. Lịch làm việc chệch choạc thì lịch ăn không thể giống nhau.
    À, chắc ý bạn là dọn bàn ăn, vì tôi chỉ dùng khay (mâm) khi bưng cơm vào phòng xem tivi mà thôi. (Không chỉ chén cơm mà có khi canh + trái cây nên phải dùng khay.) Bình thường ăn trên bàn thì dọn mâm làm gì chứ.
    (Xin bạn đừng vote gì cả.)
  3. votma

    votma Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/03/2006
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    - Về phong tục mời ăn: Phong tục trong Nam ai thích mời thì mời không bắt buộc. Nhưng nếu bạn vào một gia đình người Nam thuộc dạng khá "phong kiến" nếu bạn để ý thì sẽ thấy người ta sẽ có một phong tục là tất cả những người trong mâm sẽ không được cầm đũa trước khi chủ nhà "cúng cơm". Gọi là "cúng cơm" chứ chẳng có thắp hương xì xụp gì cả chỉ là nói vài câu đại loại như "Mời ông bà, bác Tư, cô Sáu (người đã khuất) về ăn cơm..." Sau khi ăn xong, người ta thường "xá đũa" (cầm đôi đũa ngang vào chỗ giữa ngói cái và ngón giữa chắp tay lại vái một cái) rồi đặt xuống bát. Liên quan đến việc mời ăn nữa là người ăn cứ việc ăn thoải mái không cần phải giữ kẽ miễn là phải "ăn trông nồi", thấy không thích ăn nhiều hoặc no rồi thì thôi chứ không có chuyện ép ăn sợ người ta "khách khí" như ở ngoài Bắc. Đặc biệt là nói chuyện với người Nam đừng bảo họ "cố ăn" vì theo cách nói của người Nam thì người ta dùng cụm từ "cố ăn" thay cho cụm từ "tham ăn" (họ thường bảo là "ham ăn cố uống"). Phong tục "cúng cơm" đến khoảng cuối thập niên 80 tôi thấy còn rất phổ biến ở các gia đình thành thị lẫn nông thôn. Đến nay hình như đã tuyệt chủng. Có lẽ một phần tôi sống chủ yếu ở thành thị mà ở thành thị miền Nam hiện nay có đến hơn 50% là người gốc miền Bắc (tôi cũng nằm trong 50% này ) vào đây trong khoảng 50-60 năm qua. Nói chung đó là phong tục của những gia đình tương đối "phong kiến". Phong tục mời cơm ở dân miền Bắc cũng phổ biến chủ yếu ở các gia đình tương đối gia giáo và ở nông thôn. Chứ mấy ông bốc vác thì... Còn khi dân Bắc vào đến miền Nam, gia đình nào cố lắm thì giữ được phong tục "mời cơm" được một thế hệ. Đến thế hệ thứ hai thì... thôi. Nhưng vẫn lễ phép như thường.
    - Về việc ăn trong mâm: Việc này chủ yếu phổ biến ở các gia đình lao động ở thành thị, nhất là ở Sài Gòn (phổ biến nhất ở người gốc Hoa). Thường thì mỗi người làm việc một giờ khác nhau về đến nhà giờ ăn cũng khác nhau. Còn các gia đình công chức, trí thức hoặc ở nông thôn thường không có việc đó. Còn ngày nay ở Sài Gòn đa số người ta không ăn trưa ở nhà. Trong mâm cơm người Việt ở miền Nam cũng thường có người "đầu nồi" xới cơm như ở miền Bắc, nhưng cũng có nhà để riêng nồi cơm một chỗ người nào ăn thì tự ra xới như người Hoa vậy.
    Được votma sửa chữa / chuyển vào 14:18 ngày 20/10/2009
  4. Anxiety

    Anxiety Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/10/2006
    Bài viết:
    12.185
    Đã được thích:
    13
    À quên, người Trung cũng mời nhau ăn nhiều phát sợ. Mời hết lượt từng ng lớn (vai vế) hơn mình. Từng ng mời như vậy (trừ ng vai vế to nhất) xong thì cơm cũng nguội mất rồi.
    Thà là đọc tí kinh, cảm ơn Chúa 1 tí trc khi ăn rồi amen chung và ào ào ăn còn đỡ bị nguội cơm canh.
  5. vietdoanhl

    vietdoanhl Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/07/2007
    Bài viết:
    1.017
    Đã được thích:
    0
    chuẩn là mêìn nam ăn chả ai mời ai, ai về trước ăn trước, ai về sau ăn sau... ko có chuyện ép ăn cố như miền bắc
  6. votma

    votma Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/03/2006
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Bạn Anxiety là người miền Nam "thuần chủng" (theo hệ quy chiếu của người miền Bắc) nên nhìn sự vật cái gì nó cũng đơn giản. Phải sửa lại đôi chút là "miền Trung" nói theo cách của bạn Anxiety tức là theo hệ quy chiếu của miền Nam là từ Đà Nẵng đến Phan Thiết. Còn đối với tôi (không được thuần chủng lắm: Mẹ Bắc bố Nam) nên mọi sự nó hơi bị phức tạp. Nói chung là từ nhỏ nếu so với "mấy đứa cháu" (cùng tuổi) thì tôi luôn bị khủng bố bởi "gia phong" của người miền Nam bởi vì:
    - Thứ nhất tôi là bặc "trưởng thượng".
    - Thứ hai tôi không muốn người ta nói "Bắc Kỳ con" thiếu lễ nghĩa.
    Bởi vậy trong khi mấy đứa "cháu" của tôi cứ ăn uống nhồm nhoàm thoải mái có gì thì lôi... cha mẹ nó ra mắng thì tôi rất sợ phải bị mắng vì khi họ mắng thì họ lôi cả vùng miền mà thực sự họ (các bậc cha chú) cũng xuất thân từ đó. Nói chung là từ nhỏ tôi luôn có quan niệm "Người miền Nam gia giáo và phong kiến hơn người miền Bắc". Riêng về việc ăn uống tôi ngoài vụ "cúng cơm" và "xá đũa" ra còn có nhiều cái lắm. Chẳng hạn trong khi ăn không được để muỗng (thìa) ngửa lên (phải để sấp xuống). Lúc gắp thì không được để chéo tay (hình chữ thập) với người khác. Nếu mình thò ra định gắp mà có người cũng có "ý định" như trên thì phải... thụt về đợi người kia gắp xong (một biện pháp "câu giờ"). Bây giờ đi khắp các bàn ăn ở miền Nam (kể cả các bàn tiệc) thấy những phong tục này đã "tuyệt chủng".
    Kể lại chuyện hồi bé làm tự nhiên nhớ đến Sơn Nam. Chuyện kể rằng ngày ông đi ra Quảng Bình (miền Trung đối với "hệ quy chiếu miền Bắc, và miền Bắc đối với "hệ quy chiếu miền Nam") để làm lễ cho đại lễ Sài Gòn 300 năm (Nguyễn Hữu Cảnh là người gốc Quảng Bình khai phá miền Nam). Ông mặc áo dài khăn đóng đến đứng trước mộ Lễ Thành Hầu bái tế đúng bài bản. Các cụ bô lão Quảng Bình khen: "Nghe nói người Sài Gòn hiện đại, không ngờ lại giữ được lễ nghĩa đủ bộ như vậy. Ngoài mình chẳng bằng". Ông Sơn Nam nói "Dân Nam cũng nhiều thằng cà chớn lắm, nhưng đi làm việc lễ nghĩa thì phải cử thằng lễ nghĩa đi"
    Được votma sửa chữa / chuyển vào 15:29 ngày 20/10/2009
  7. linhkhue

    linhkhue Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/01/2006
    Bài viết:
    2.886
    Đã được thích:
    0
    Thế mời khách đến nhà người Miền Bắc ví như gia đình Mợ , là phải tự tay vào bếp mà nấu không có chuyện mua bên ngoài về dù làm có không ngon nhưng cũng là thịnh tình , tấm lòng của mình .
    Còn người Miền Nam chắc cũng vậy đúng không ?
    Còn chuyện mời dĩ nhiên là phải mời chứ nhỉ , mời bố mẹ ăn cơm chứ chẳng nhẽ con cái cứ cắm đầu cắm cổ ăn trước sao ?
    Hơn thế nữa là có món gì ngon và ít phải nhường người già và trẻ nhỏ chứ nhỉ ?
    Tôi không nghĩ là người Miền Nam không có thói quen đó .????
  8. votma

    votma Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/03/2006
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Dân miền Nam trong bữa tiệc không "Mời các bác xơi cơm" mà "Mời anh Hai, chị Ba... cầm đũa". Dĩ nhiên cầm đũa không phải để ngoáy lỗ mũi rồi.
  9. Redtulips

    Redtulips Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2008
    Bài viết:
    3.766
    Đã được thích:
    175
    Cám ơn các bạn đã trả lời, rất cặn kẽ ạ!
    Bạn Votma có thể giải thích cho tôi thêm về hai cái vàng được không? (việc ăn trong mâm hay ăn không có mâm)?
    @Anxiety:
    Tôi ngạc nhiên vì bây giờ mới nghe nói đến mà. Trước đây cũng biết người miền Nam không bao giờ khách sáo. Khách đến nhà hỏi: "ăn chưa?" mà nói "ăn rồi" thì chẳng bao giờ ép phải ăn nữa cả. Nhưng mà chuyện không mời và không có mâm thì quả là mới với tôi.
    Nhất là truyền thống mời ăn. Ở ngoài Bắc, nếu không mời được từng người vì đông quá thì tệ hại lắm cũng phải có câu: "Con mời cả nhà ăn ạ".
    Có lẽ vì trong Nam, cuộc sống gấp gáp, bận rộn hơn ngoài Bắc chăng?
    Hỏi ké luôn: hình như trong Nam, ngưòi lớn cũng như bé (trừ người có gia đình rồi) khi chào thường phải cúi đầu (như người Nhật và Hàn Quốc) và khoanh tay lại phải không các bạn?
  10. Redtulips

    Redtulips Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2008
    Bài viết:
    3.766
    Đã được thích:
    175
    Mình thì nếu ít khách:D, thì cũng thích tự nấu hơn, vì như thế tình cảm hơn.
    Nhưng bây giờ ở ngoài Bắc này, nhiều người không nấu, mà mời khách ra nhà hàng, khách sạn cũng được coi là thể hiện thịnh tình đấy chứ.

Chia sẻ trang này