1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Phong tục ăn uống của người Nam có nhiều điều khác so với ngoài Bắc không?

Chủ đề trong 'Hỏi gì đáp nấy' bởi Redtulips, 20/10/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. manhgia

    manhgia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/12/2004
    Bài viết:
    678
    Đã được thích:
    0
    ông biết về lân sư rồng chắc có học vovinam
    tôi thỉnh thỏang có ra Bắc nhưng ăn không thấy ngon do có lẽ đã ở trong này quá lâu rồi và đặc biệt ấn tượng với bún mắng, cháo chửi mà báo chí đã đăng. Ở trong này mà thế nó đập luôn tô vào mặt thằng chủ quán
  2. votma

    votma Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/03/2006
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Hì hì! Võ cổ truyền Việt Nam chứ không phải Vovinam. Hai môn này khác nhau cơ bản.
  3. bebechance

    bebechance Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/09/2003
    Bài viết:
    2.874
    Đã được thích:
    0
    Đọc cái bài dài thòong của bác Votma bên trên mà hâm mộ quá. Đọc tới đâu trúng ý tới đó!
    Đúng rồi, người Nam ra Bắc sợ nhất là vụ người Bắc ăn nhiều bột ngọt quá chứ không gì khác. Đúng là cái vị bột ngọt cũng ngon, nhưng bản thân em sợ lắm, vì ăn no chỉ được chừng nửa tiếng, sau rồi cả đêm bụng cứ cồn cào, khó chịu lắm.
    Vụ người Bắc ăn bột ngọt thì có câu chuyện vui. Ba chồng tương lai em hồi xưa là bộ đội tập kết vô Nam. Bác kể thời đó khổ, thịt thà ko có, nên nấu canh cho cả mấy muỗng bột ngọt vô lấy vị. Tới giờ thành quen, ra hàng quán không kêu cho gì nhiều, xin chén bột ngọt để đó rồi tính tiếp (giờ ở trong SG mà vẫn quen như vậy). Nghe kể vừa mắc cười mà vừa sợ.
    Bác gì có vợ miền Nam mà ko ăn được mắm thiệt uổng. mắm là quốc hồn quốc túy của dân Nam mà.
    Bác gì kêu phân biệt người Nam người Bắc qua cách dùng từ trên ttvnol thì không chắc ăn đâu à. Tại lên mạng online rồi, đặc biệt là trong cái ttvnol đầy rẫy dân Bắc này mà nói từ rặt miền Nam một là có người không hiểu, hai là sợ "lòi đuôi" Nam kỳ nên nhiều người ít dùng từ địa phương, ví dụ như em. nên bác kêu phân biệt qua mấy bài post trên này thì coi chừng lầm ko chừng à nhe.
  4. Redtulips

    Redtulips Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2008
    Bài viết:
    3.766
    Đã được thích:
    175
    Bạn làm tôi nhớ đến Thạch Lam với Vũ Bằng quá (dù các ông ấy chỉ viết về HN).
    Việc "Eo ôi" thì không thể khác được. Tôi đi vào đó du lịch, ai nấu món Bắc cho tôi ăn bây giờ?
    Còn về mì chính (bột ngọt), thì đây đúng là sự thật ở các hàng quán ở HN. Tôi chẳng mấy khi dám ra ngoài hàng quán ăn là vì thế. Nhưng nếu các bạn đến nhà người dân thì giờ ít người dùng mì chính lắm (mọi người cũng biết tác hại của mì chính mà), nếu dùng chắc cũng chỉ hạn chế thôi. Nhưng nếu mà ăn ngoài hàng, nhất là hàng gánh thì... Kể cả người khoẻ, chứ chưa nói đến người yếu hay người nhạy cảm, ăn xong là thấy đau đầu. Có người dị ứng mì chính, ăn mới có 1, 2 thìa đã choáng váng, bủn rủn, mặt mày xám ngoét...
    Nhưng tôi đoán là trong Nam người ta cũng dùng mì chính, hoặc bột nêm, có điều dùng ít hơn thôi, chứ nếu chỉ toàn dùng nước hầm xương thì các bà bán hàng chắc lỗ vốn.
    À, "nước lèo" trong Nam chắc là tương đương với từ "nước dùng" ngoài Bắc, phải không?
  5. AT89C51

    AT89C51 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/03/2009
    Bài viết:
    1.844
    Đã được thích:
    1
    Nhà có hai anh em trai, ko thay nhau rửa thì ai rửa ?
    Trước đây thì vẫn rửa, giờ em trai lớn rồi nên có người thay.
  6. promese

    promese Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2009
    Bài viết:
    1.195
    Đã được thích:
    0
    Cái thói quen quẹt đôi đũa ngang miệng ấy, đọc trong truyện Vợ nhặt của Kim Lân cũng có. Chắc nó là thói quen từ thời điều kiện vệ sinh còn thiếu thốn, không có giấy ăn, nước sạch..
    Mình người Bắc 100% nhưng thoát ly lâu rôì, rất sợ phở chửi cháo quát. Nhưng vào Saì Gòn chơi cũng thỉnh thoảng thấy cảnh ấy( trong chợ Bến Thành, vừa ăn vừa run).
    Ở nhà mình ăn bằng bàn ăn, vẫn dùng mâm nếu hôm đó ăn món nặng mùi như mắm tôm( chắc ko muốn dây ra bàn). Ăn thì phải mời. Mình là con gái ngồi đầu nồi xới cơm. Nước chấm thì ..bố mình pha, vì mình ăn nhạt bao năm quen rồi, pha nước chấm không ngon. Ăn vẫn phải mời, con mời bố mẹ ăn cơm( không dùng từ xơi vì nghe nặng nề quá).
    Riêng khoản mì chính nhà mình không ăn 15 năm nay rồi, nên ko quen vị của nó nữa. Ra ngoài hàng ăn thì chấp nhận thôi. Họ mà ninh xương ninh tôm ngọt lừ như nhà ăn thì hàng quán chết hết..
  7. votma

    votma Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/03/2006
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    1. Thạch Lam thì không nói chứ riêng Vũ Bằng thì trong "Thương nhớ mười hai" luôn luôn có một "Cô Ba Nam Kỳ" làm độc giả của ông để nghe ông so sánh món Nam với món Bắc (mặc dù các "Cô Ba" không ghiền việc đọc sách văn học lắm) và ông cũng không "thất nhân tâm" đến mức chê món miền Nam là ngọt lợ như đa số người miền Bắc. Tuy nhiên tôi không thích quyển "Thương nhớ mười hai" vì cái tư duy "Âm lịch" của nó chứ không phải chuyện Nam Bắc.
    2. Hình như bạn chưa đọc đoạn mà tôi dẫn link cho bài viết trên. Đừng nói là Sài Gòn, ở Vũng Tàu chỗ tôi đây người miền Nam chỉ chiếm 30% dân số. Tuy rằng là ở miền Nam chứ tìm quán ăn Nam còn khó hơn tìm quán ăn Bắc nữa bạn ạ. Thực chất để biết đó là một quán ăn nam "thuần chủng" ở Vũng Tàu thường tôi nhìn vào dĩa nước mắm. Người Nam đựng nước mắm, nước tương để chấm ở trong đĩa chứ không phải là bát như miền Bắc.
    Được votma sửa chữa / chuyển vào 20:47 ngày 21/10/2009
  8. LucThaiMy

    LucThaiMy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/11/2002
    Bài viết:
    9.815
    Đã được thích:
    0
    Ơ ... tớ tưởng người trong Nam thik gọi ng Bắc là "Bắc kỳ" ... nhưng lại hông thik bị gọi là "Nam kỳ" hay tự gọi mình là "Nam kỳ" chứ nhỉ [/green]
  9. LucThaiMy

    LucThaiMy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/11/2002
    Bài viết:
    9.815
    Đã được thích:
    0
    Nhà mình có khách hay hông có khách thì cũng vẫn phải ăn uống theo quy củ, nề nếp... có lần mời nhỏ, bố hông nghe thấy là hỏi luôn : Con gái ăn cơm hông mời bố à ... ngoài ra thì còn 1 số lễ giáo như : Dọn bát, dọn đũa + xới cơm phải theo thứ tự vai vế trong nhà: Bố -> mẹ -> em trai -> mình ... cơm xới phải 2 thìa ( hông được xới 1 thìa vì sẽ bị coi là xới cơm cúng ) ... cơm cho bố mẹ phải xới phần cơm ở dưới, hớt ở trên là cũng bị mắng ... bát hông được chỉ cầm ở miệng hông, mà ngón cái phải ở miệng bát, các ngón còn lại đặt dưới trôn bát ... đũa cầm cũng phải đúng cách, hông được cầm ngắn quá hay dài quá, phải cầm ở 2/3 đũa ... dù ăn cơm xong trước, nhưng phải để ý, nghe thấy tiếng bố mẹ ăn xong, đặt bát vào nhau là phải biết ý ra dọn rửa, hông được để bố mẹ gọi ới ời ... cố tình lờ đi là y rằng sẽ bị mắng
    Tuy nhiên mấy cái này hông hẳn là phong tục, nhỉ ... chỉ là lễ giáo trong gia đình ... Mình đến nhà ai ăn cơm, thấy mọi người cư xử có phép tắc thì cũng sẽ thấy nể nhà họ hơn
  10. mhtn

    mhtn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/11/2004
    Bài viết:
    2.494
    Đã được thích:
    0
    Vụ cầm đũa thì giờ tớ mới biết cũng có quy tắc. Trước toàn tầm theo thói quen, cũng chẳng để ý vì thực ra chiều dài đũa mỗi nhà, mỗi hãng cũng khác nhau, nhất là đũa dùng một lần thì ngắn tẹo.
    Cái vụ ăn xong nhà tớ giống nhà bạn. Hôm nào ăn xong trước mà trèo lên gác y rằng nghe tiếng lạch cạch là hồng hộc chạy xuống nhó xem phu huynh ăn xong chưa, chưa xong lại chạy lên, rồi lạch cạch lại hùng hục chạy xuống

Chia sẻ trang này