1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Phong tục ăn uống của người Nam có nhiều điều khác so với ngoài Bắc không?

Chủ đề trong 'Hỏi gì đáp nấy' bởi Redtulips, 20/10/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. votma

    votma Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/03/2006
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Cái này mình phải nói với các bạn miền Nam một chút. Người miền Nam gọi người miền Bắc là "Bắc Kỳ" với một thái độ hơi kém thân thiện một chút. Như vậy thì người Bắc có một từ nào tương tự như vậy để chỉ người Nam hay không? Câu trả lời là "có" và không phải là "Nam Kỳ" mà là "dân miền đù" (nghe có vẻ chậm chạp, lười biếng, trì trệ nhỉ?) Dĩ nhiên từ này hầu như không người miền Nam nào biết và cũng không phải người miền Bắc nào cũng biết. Tôi nhớ rằng khi tôi hỏi mẹ tôi từ này thì bà nói là "Tao chỉ biết dân xứ đù ăn cá gỗ". Dĩ nhiên nói dân Nam ăn cá gỗ thì chẳng khác nào "vè nói ngược". Tại sao từ này lại được biết ít đến như vậy? Lý do là số lượng dân Bắc sinh sống ở miền Nam là rất nhiều (như tôi chẳng hạn) và dĩ nhiên là sống chung thì sẽ có mâu thuẫn phát sinh với dân bản xứ. Còn ở miền Bắc thì hầu như không có dân Nam sinh sống. Nên hầu như dân bản xứ Bắc không có mâu thuẫn gì với dân Nam. Vậy thì cái chữ "dân miền đù" ấy nó chỉ vào ai? Nó không chỉ vào dân thì chỉ vào... quan vậy. Đó là những "Anh Sáu", "Anh Ba"... ra làm quan ở "ngoải". Và dĩ nhiên "mấy ảnh" không có mâu thuẫn gì với dân địa phương cả nhưng chắc chắn là có mâu thuẫn với... quan địa phương. Và dĩ nhiên đối với dân miền Bắc thì chữ "dân miền đù" không chỉ nhắm vào các "quan" gốc Nam Bộ mà phải kéo dài đến tận Đà Nẵng. Bởi vì đối với người miền Bắc, Đà Nẵng cũng là "Anh Hai".
    Còn cách nói theo cách của người miền Bắc thì thương không phải vì xấu hổ gì cả mà thường là để cho người đọc dễ hiểu mà thôi.
  2. LucThaiMy

    LucThaiMy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/11/2002
    Bài viết:
    9.815
    Đã được thích:
    0
    Vụ miền Đù thì mình hông biết ... nhưng mình tưởng vụ ăn cá gỗ là để chỉ 1 số vùng của miền Trung chứ nhỉ
  3. Redtulips

    Redtulips Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2008
    Bài viết:
    3.766
    Đã được thích:
    175
    Ờ, từ xơi hơi kiểu cách, lạnh lạnh, giờ cũng ít thấy dùng.
    Các bà, các mợ, các thím ngoài Bắc (hay ít ra HN) ngày xưa có nhiều câu, nghe thì tưởng là lịch sự, khiêm tốn, nhưng nhiều người mà nghe thì khiếp. Ví dụ chào bà xong, bà thủng thẳng giả nhời là: "Không dám ạ! Cô chào giời chào Phật ạ" thì chắc là có vấn đề rồi đây.
    @ Votma: Nói "ngọt lợ" thì có gì là "thất nhân tâm" nhỉ? Chỉ là một cảm nhận nơi vị giác thôi, có chê bai bỉ bác gì đâu hả bạn? (tôi thì không nói "ngọt lợ", mà thấy ngọt thật :D).
  4. votma

    votma Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/03/2006
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Cái cách ngạc nhiên của các mợ làm tôi nhớ đến hai sự kiện.
    Sự kiện thứ nhất: Cách đây khoảng 20 năm tôi có lên ở nhờ bà chị họ của tôi ở Sài Gòn. Chị ấy là một giáo viên cấp II và là con của một gia đình trí thức lớn ở Hà Nội. Bố chị ấy vào Sài Gòn từ năm 54 còn chị ấy lúc đó vào SG cũng hơn chục năm và có chồng người gốc Quảng Ngãi. Lần đó tôi nghe chị nói chuyện với một chị bạn thì nghe chị ấy bảo rằng "Ở trong này chẳng có đặc sản gì cả, ngoài mình thì nào là chiếu Nga Sơn, gạch Bát Tràng, vải tơ Nam Định lụa hàng Hà Đông".
    Sự kiện thứ hai: Ấy là sự kiện một cô bé Sài Gòn có nick là bé crys được các "cơ quan thông tấn" quan tâm vì cái sự lần đầu tiên quá bộ Hà Nội và rất ngạc nhiên là dân Hà Nội không biết... cơm tấm và nhiều sự kiện khác dưới mắt cô bé là khá buồn cười. Cô bé ấy viết cho cái sự kiện ấy một cái Entry của blog với một cái tên là một tiếng chửi tục bằng tiếng Anh... Sự kiện đã được các bạn trẻ lẫn... báo giới quan tâm và thổi phồng đến mức làm cô bé đó nổi điên lên và chửi tục thực sự bằng tiếng Việt kèm theo rất nhiều đặc sản dành cho dân nhậu.
    Hai sự kiện này có gì liên quan đến nhau? Ở sự kiện thứ nhất tôi thấy sự ngạc nhiên của bà chị tôi làm cho tôi "thực sự ngạc nhiên" . Bởi vì với thời lượng sống ở miền Nam hơn chục năm, tại sao chị ấy không nhận ra rằng miền Nam cũng có đặc sản? Chỉ có điều là đặc sản đó nó không vừa mũi, vừa miệng của bà ấy. Chứ nói cái đất mà nhờ đó chị ấy có thể sống xông xênh gấp mấy lần Hà Nội mà không có đặc sản thì quả nhiên là người "có con mắt". Chẳng lẽ chị ấy quan niệm rằng cứ phải là "Chiếu Nga Sơn gạch Bát Tràng" thì mới là đặc sản? Nếu như vậy thì chị ấy có khác gì cô "Bé crys" kia (cứ bắt buộc Hà Nội phải có cơm tấm). Dĩ nhiên có sự khác biệt là bà chị họ tôi ăn nói lịch sự, còn cô bé kia ăn nói văng mạng. Nhưng có sự khác biệt khác nữa ở đây là cô bé kia mới "chân ướt chân ráo" còn chị thì sống giữa SG đã chục năm.
    Ấy vậy mà càng sống với người miền Bắc tôi thấy cái quan niệm giống như bà chị họ tôi càng rõ. Những quan niệm ấy cũng thấy hơi hướng ở trong văn Vũ Bằng nhưng vì là nhà văn nên ông ấy tế nhị hơn bà chị tôi là cái chắc. Nhiều lúc tôi tự hỏi có phải rằng người miền Bắc ở miền Nam vì quá nặng lòng với bản quán mà phụ mảnh đất nơi họ đã làm ăn phát đạt không. Thôi thì bỏ qua chuyện đó tôi vẫn cứ thắc mắc là tại sao những quan niệm ấy ở rất nhiều người miền Bắc lại được người ta coi là chuyện bình thường còn chuyện cô "bé crys" kia lại là chuyện "động trời". Dĩ nhiên là nếu bỏ qua mấy cái từ dùng để chửi tục.
    Phải chăng miền Bắc đúng là "cái rốn" của Việt Nam. Cũng như Trung Quốc đúng thực sự là "cái rốn của thế giới" (nước ở giữa mà).
  5. apollo123

    apollo123 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/05/2006
    Bài viết:
    1.314
    Đã được thích:
    20
    Cái chuyện ăn, chuyện uống thì đó là văn hóa vùng miền. Không thể lấy cái văn hóa nào đó ra mà làm tiêu chí so sánh được. Chuyện ăn uống của người Bắc (chủ yếu là vùng đồng bằng sông Hồng) nói chung khá là cầu kì, phép tắc. Có khá nhiều luật bất thành văn. Khi ăn thì phụ nữ thường phải là người ngồi đầu nồi. Xới cơm thì phải xới 2 xới, còn có câu: "Một xới cho ma, 2 xới cho người, 3 xới cho...chó!"
    Khi mời ăn thì thì người mời phải mời lần lượt từ lớn đến bé. Khi nào "trưởng mâm" gật đầu thì cả mâm chén . Trước khi ăn thì con cái phải so đũa cho người lớn. Bố tớ mà thấy cái muôi canh trong bát mà ngửa lên giời là nói ngay, hoặc lấy muôi chan canh mà vẫn còn cầm đũa trên tay thể nào cũng bị vụt. Khi đưa 2 tay xin bát cơm nữa mà thấy bát cơm cũ còn thì phải bắt nhặt nốt cho sạch.
    Nói chung còn rất nhiều "thủ tục" lắm! He..he..
    PS: Còn cái vụ lấy đũa quẹt mồm thì là thế này. Ngày xưa các cụ hay đi ị đồng (mà ngày xưa thì làm gì có giấy), khi ị xong thì hay lấy cái que "roẹt" một phát là xong gọi là mống đít. Còn bây giờ bạn nào làm vậy tớ gọi là mống mồm
  6. votma

    votma Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/03/2006
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Đã giải thích quá rõ rồi còn gì nữa. Đó là lời của mẹ tôi nói. Bà cũng không biết từ "miền Đù" mà chỉ biết cái từ "xứ đù cá gỗ" để chỉ dân Nghệ An (trong Nam chả ai gọi dân Nghệ An là miền Trung cả mà là... Bắc Kỳ tuốt). Còn tôi đã chả nói là nếu nói dân miền Nam là "cá gỗ" thì chả phải là "vè nói ngược" rồi sao?
    Muốn biết rõ thêm chi tiết về "miền Đù" mời search google cụm từ đó sẽ có nhiều câu chuyện khá thú vị.
    Đề nghị đọc lại văn cảnh. Tôi không nói "nói ngọt là chê" mà tôi nói "CHÊ ngọt là thất nhân tâm". Nhất là đối với hoàn cảnh của Vũ Bằng lúc đó sống ở miền Nam và dĩ nhiên hằng ngày vẫn cứ phải tống vào mồm cái thứ thức ăn chẳng ra gì đó để nuôi sống cái thân của ông và nuôi sống ngòi bút ca tụng miền Bắc của ông.
    Được votma sửa chữa / chuyển vào 22:42 ngày 21/10/2009
  7. ba_gia_bon_chen

    ba_gia_bon_chen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2006
    Bài viết:
    4.332
    Đã được thích:
    0
    Ở trong nam các hàng quán cũng có nêm bột ngọt nhưng ít hơn nhiều so với miền bắc, đặc biệt ko có kiểu một bát mỳ/phở được tặng thêm một thìa mỳ chính mặc dù chính nồi nước dùng nêm bột ngọt (mà trong nam gọi là bột nêm) đã chứa sẵn mỳ chính rồi. Thay vào đó, họ nêm ít đường cho nước có độ ngọt mà ko phải là vị mỳ chính.
    Nói thật tớ rất sợ mỳ chính, ăn hàng quán nào quá nhiều mỳ chính thì về coi như là đau đầu và khó chịu trong bụng, nên càng ngày càng ghét ăn hàng ở HN.
    Tất nhiên ko thể nào món nào nấu cũng cho đường, nhưng trogn SG đặc biệt dân miền Tây, họ nêm đường vào nhiều món hơn nhiều so với HN. Dĩ nhiên món xào, luộc thì lấy đâu ra đường, nhưng món canh thì thường xuyên cho. Nhiều ít là do khẩu vị từng người nhưng người nam thì kiểu gì cũng cho đường vào canh. Các món nấu, kho thì khỏi phải nói. Nhiều lúc cảm giác như họ nêm đường thay muối và muối thay đường vậy. Tình trạng này ở các nhà hàng/quán xá đông đúc trên SG sẽ hiếm hơn do trong SG có nhiều người bắc và trung (những người có xu hướng thích mặn hơn ngọt), nhưng cứ vào quán nào bình dân hay về các tỉnh miền tây thì biết nhau ngay thôi.
    Nói gì thì nói, tớ vẫn thích ăn hàng trong nam hơn ngòai bắc. Riêng việc nêm tẹo đường thay vì cả thìa mỳ chính với tớ vẫn dễ chịu hơn.
    Mà các món Bắc vào đến SG thì cũng thay đổi hương vị rồi nên mới đông khách. Rất hiếm nhà hàng/quán nào nấu thuần bắc, họa chăng lên quận Tân Bình nơi người Bắc chiếm đa số thì may ra..
  8. ba_gia_bon_chen

    ba_gia_bon_chen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2006
    Bài viết:
    4.332
    Đã được thích:
    0
    Mà ở SG cũng có 1 số hàng tuy ko đến nỗi mắng chửi khách nhưng phục vụ láo thì cũng có đấy, mà vẫn đông khách. Hehe.. Tớ cũng ko chịu nổi những hàng chửi khách ở HN. Có cho tiền tớ cũng ko bao h vào, ko cần biết ngon hay dở. Đời mấy tý mà để cái bà nào dở hơi ở đâu mắng chửi mình vì miếng ăn. Quên đi..
    Bạn Votma hơi bị khó tính với Vũ Bằng rồi. Ko thích thì cứ chê thôi, có sao đâu, còn ăn thì vẫn phải ăn. Cái gì đáng khen thì khen, ko khen thì thôi chứ. Miễn là ông ý ko xúc phạm người ta thì thôi. Tớ ở SG 2 năm, nhiều cái thích nhiều cái ghét. Cái gì phải chê thì cứ chê, cái gì phải khen thì phải khen. Đâu nhất thiết cứ là khen thì mới là này nọ..
    Tớ thì lại rất mê cuốn Thương Nhớ Mười Hai của Vũ Bằng. Tớ cho đấy là cuốn viết về món ăn hay nhất cho đến nay.. Cuốn này chất chứa tâm tư tình cảm của Vũ Bằng với HN qua những món ăn. Dĩ nhiên, có người đồng cảm, có người ko đồng cảm nhưng cách viết thì tuyệt vời..
  9. votma

    votma Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/03/2006
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Đọc kỹ lại bài này thấy bạn này hình như chưa hiểu ý tôi. Xin mời xem lại mạch thảo luận http://ttvnol.com/forum/f_69/1211487/trang-3.ttvn#15891192.
    Tôi đã nói rằng tôi không có ý nói ?omấy ông bốc vác? là nói về giàu nghèo. Rõ ràng tôi đã nói rõ là việc mời cơm chủ yếu ở trong gia đình gia giáo. Còn với gia đình không gia giáo thì sao? Bạn trả lời rằng việc mời cơm có ở tất cả các gia đình ở mọi giai cấp? theo tôi hiểu là ở mọi thành phần cả những gia đình ?okhông gia giáo?.
    Cái ví dụ về vợ xưng bố với chồng chỉ là một trong những ví dụ nhỏ. Chính mắt tôi nhìn thấy ở Hà Nội con gái chửi tục ?omặt l??, ?ođ? mẹ? những từ mà ở trong Nam tôi chỉ thấy ở những bà sồn sồn bán ngoài chợ chứ không có ở những cô nữ sinh. Dĩ nhiên con gái trong Nam cũng chẳng vừa, bọn nó có thể chửi nhau là đồ ?ođ? ngựa? hoặc chửi bọn con trai là ?ođồ chó đẻ? ?ođồ mất dạy, khốn nạn?. Và theo tôi thấy thì những thành phần đó không thể có chuyện con cái về nhà khoanh tay cúi đầu chào cha mẹ. Vì vậy tôi mới thắc mắc là những cô gái miền Bắc nói trên khi về nhà có mời cơm bố mẹ hay không. Ở trên bạn nói rằng ?olần đầu tiên? bạn thấy tôi cũng không hiểu rằng đó là bạn thấy thực sự hay là bạn nói là bạn nghe tôi kể. Nếu chỉ là bạn nghe tôi kể thì có lẽ bạn cũng chưa bao giờ thấy con gái miền Bắc chửi tục. Một điều mà rất nhiều bài báo đã đề cập.
    Ấy là những sự việc con gái chửi tục là những việc quá nặng. Bỏ qua những việc đó thì tôi thấy cách ứng xử xưng hô ở gia đình miền Bắc có nhiều vấn đề không hề thấy ở các gia đình miền Nam mà chính gia đình tôi cũng bị dính một số trong đó. Chẳng hạn việc cháu quát bà tôi thấy chuyện này ở trong các gia đình miền Bắc trong Nam này rất phổ biến thậm chí còn có cả chuyện cháu đánh bà nữa. Những việc này tôi chưa thấy trong gia đình người Nam nào cả. Còn một chuyện nữa là chuyện em xưng hô ?omày tao? với anh chị. Chuyện này không biết bạn thấy sao nhưng tôi thấy cực kỳ hiếm trong các gia đình Nam, còn các gia đình Bắc thì lại khá phổ biến. Cái thắc mắc của tôi là những trường hợp nói trên thì đứa cháu vừa mới quát bà xong thì đến bữa cơm có nói ?ocháu mời bà ăn cơm? không? Và nói với thái độ như thế nào? Có gượng ép hay không? Cũng như vậy thằng em vừa ?omày tao? với anh ở sân chơi khi vào bàn ăn có ?oem mời anh ăn cơm? không? Tôi rất hi vọng bạn không nói rằng bạn chưa bao giờ nhìn thấy cháu quát bà cũng như em xưng hô ?omày tao? với anh chị.
    Được votma sửa chữa / chuyển vào 08:10 ngày 22/10/2009
  10. votma

    votma Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/03/2006
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Ơ cái bạn bà già này buồn cười nhỉ? Bạn đọc kỹ lại xem tôi đang nói gì với bạn Redtulips??? Tôi nói là "Vũ Bằng không thất nhân tâm đến mức chê món ăn người miền Nam là ngọt lợ". Xin nhắc lại tôi nói "Vũ Bằng không chê". Bạn lấy gì để bảo rằng tôi khắt khe với Vũ Bằng?

Chia sẻ trang này