1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Phong tục ăn uống của người Nam có nhiều điều khác so với ngoài Bắc không?

Chủ đề trong 'Hỏi gì đáp nấy' bởi Redtulips, 20/10/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Redtulips

    Redtulips Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2008
    Bài viết:
    3.766
    Đã được thích:
    175

    Ặc! Phải nói là bạn có cách liên tưởng theo các chuỗi nhân vật và sự kiện rất hay - đặt các nhân vật trong những tình huống khác nhau để đưa đến một phát hiện về bản chất!
    Thế mà:
    Tôi cũng đề nghị bạn y như vậy! Có cần năn nỉ không?
    Việc người vùng này không biết phong tục tập quán của vùng kia và có mong muốn tìm hiểu (sau khi đã khiêm tốn, thật thà, dũng cảm thừa nhận hạn chế về mặt nhận thức của mình) phong tục của vùng đó là chuyện đáng phải tuyên dương khen ngợi (tuy nhiên tôi không bắt buộc bạn làm điều này đối với tôi).
    Nhưng ít ra bạn cũng nên phân biệt giữa cái việc bị hạn chế về khả năng hiểu biết với những tính tự mạn, tự kiêu, bảo thủ, cố chấp, kênh kiệu, phân biệt vùng miền đẳng cấp chứ bạn.
    Bạn liên tưởng tôi tới bà chị họ của bạn - tôi còn có thể châm chước được (dù tôi vẫn tự cho là mình còn khá trẻ - ít ra là so với bạn), chứ bạn nhắc đến bé Crys là khập khiễng và khiên cưỡng đấy nhé!
    Cái vụ bé Crys - tôi quá rõ. Bạn mà nói rằng chỉ có vài câu chửi tục thì bạn nhầm rồi đấy. Tôi không muốn lôi lại, nhưng tôi nhớ rõ là bé ấy chê không phải ở cái khác biệt về văn hoá mà bé ấy chê ở cái thua kém về vật chất: nào phục vụ, nào chất lượng khách sạn, nào đồ ăn, nào xe ga của HN ít và đẳng cấp thua kém SG. Tôi biết chắc bé Crys chỉ là 1 trường hợp cá biệt hiếm gặp của người miền Nam và người SG, vì tôi cũng tiếp xúc với nhiều người miền Nam rồi. Tôi khá yêu mến lối sống thoáng, chân thật và cởi mở của họ. Vì vậy, xin bạn cũng đừng liên tưởng người miền Bắc với bé Crys - vì nhân vật này chỉ đại diện cho một lớp các teen ở mọi nơi - tự cho mình thuộc giai cấp thượng lưu quý tộc, vật chất và tầm thường hoá cuộc sống thôi.
    Còn về chuyện cái rốn, tuỳ bạn nghĩ. Chúng tôi luôn biết có miền Nam, luôn biết những ai muốn làm ăn, sống thoáng và phát triển về kinh tế thì phải vào Nam, cụ thể là TP HCM, vẫn biết bao nhiêu ca sĩ, nghệ sĩ muốn phát triển đều đã vào TP HCM. Nhưng như tôi đã nói với bạn ngay từ đầu, người miền Bắc có đặc tính là khá bảo thủ, thường nặng lòng với những gì là xưa cũ, truyền thống và không cởi mở như người Nam. Do đó, việc họ yêu mến với những gì họ cho là nét văn hoá đẹp đẽ của nơi chôn rau cắt rốn cũng là bình thường. Cũng như họ khó tiếp nhận với những cái mới hơn người miền Nam - chứ chưa chắc là họ đã coi thường, phủ nhận những cái mới đó.
    Khẳng định với bạn, đây cũng là một nhân tố khiến người Việt suốt 1000 năm Bắc thuộc vẫn không bị đồng hoá. Bạn ko đồng ý thì... tuỳ!
    Cho nên, bạn cũng không nên quá đà mà liên tưởng đến người Trung Quốc!
    Nói thêm: Người Bắc ngoài này ở gần với TQ hơn người Nam nên chịu ảnh hưởng của hàng giả, hàng nhái, hàng độc hại, phun tẩm hoá chất xuất xứ từ TQ hoặc dính dáng đến TQ nhanh và nhiều hơn các bạn, biết là độc hại, chết từ từ mà vẫn phải dùng, phải ăn đây này.
    (Nhân đây lại liên tưởng: Có lẽ vì thế (sợ chết) mà người Bắc giờ ít ăn rau cũng như rau sống hơn ngày xưa chăng? Dù nguyên nhân trực tiếp thì do chính người Việt mình phun tưới, bảo quản rau bằng thuốc, các loại hoá chất của TQ rồi.
    Ở trong miền Nam, ít ra còn nhập rau được từ Đà Lạt, chứ ngoài này, nhập từ ĐL ít lắm. Các bà bán rau lúc bán thì nói là rau ĐL, nhưng bà bên cạnh thì thầm: "rau "Lạng Sơn" đấy, ĐL lấy đâu ra!". Mà giờ mọi người ai cũng ngầm hiểu giờ rau "Lạng Sơn" lại có xuất xứ từ phía đâu đó xa hơn phía Bắc cơ.).
  2. De

    De Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    4.688
    Đã được thích:
    0
    Ồi! cãi nhau làm gì nhiều, đây là phong tục, nếp ăn nếp ở. Tôi không cần biết trong kia ăn không mời cảm giác sao. Ngòai Bắc ăn cơm không mời thì bị coi là thiếu lễ phép, mất dạy...còn bạn nào cứ lôi lý lẽ là bất tiện rồi...thế lọ thế chai là mời có tốt hơn ko thì xin phép nhận xét lại vấn đề...đó là nét văn hóa nhé...mà Bắc là cái gốc văn hóa của toàn dân Việt đấy.
  3. mhtn

    mhtn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/11/2004
    Bài viết:
    2.494
    Đã được thích:
    0
    Mình thì hiểu thế này. Cái việc cháu mắng bà, việc vợ chửi chồng, em xưng mày tao với chị là những việc vi phạm chuẩn mực đạo đức chung của xã hội. Nếu những người mà không ý thức được cái chuyện đó thì những chuyện được coi là nhỏ nhặt như mời cơm nhau liệu họ có ý thức được không? Đấy là cái mình nói là bạn mâu thuẫn đấy.
    Mình thì không biết nhiều về miền Nam. Những chuyện bạn kể thì đúng là mình chỉ biết qua bạn nói trên đây, qua báo chí chứ cũng chưa có lần nào phải chứng kiến những chuyện chướng tai gai mắt đó thế nên cái mức độ "khá phổ biến" như bạn dùng liệu có quá lời hay không? Còn như bạn nói, miền Bắc vào miền Nam sống, được mảnh đất đó nuôi dưỡng thì cũng nên đặt ra thêm mệnh đề là cái lối hành xử như bạn nói là khá phổ biến trong các gia đình Bắc ở miền Nam đó liệu là do gốc gác hay tác động của môi trường sống? Bạn thử làm một topic lấy ý kiến mọi người xem tỷ lệ những người như vậy trong số những người các bạn hàng ngày tiếp xúc chiếm bao nhiêu % hay nó cũng chỉ là 1-2 trường hợp trong hàng trăm các mối quan hệ của mọi người hàng ngày ? Xin lỗi các bạn miền Nam khác nhé, tại bạn này nói làm mình cảm thấy bức xúc quá.
    Được mhtn sửa chữa / chuyển vào 00:34 ngày 22/10/2009
  4. bebechance

    bebechance Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/09/2003
    Bài viết:
    2.874
    Đã được thích:
    0
    @ LucThaiMy: Tui tự gọi là Nam kỳ cho vui nhưng cũng chưa nghe thấy ai kêu là người miền Nam ghét bị gọi là Nam kỳ. Dân Nam nhìn chung tui thấy tính tình dễ dãi. Gọi nhau bằng đủ thứ tên mà cũng ko thấy hề hấn gì.
    Nhưng đúng là dân Nam gọi Bắc kỳ là gọi kiểu xách mé, không ưa. Cái này phải công nhận là vậy.
  5. De

    De Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    4.688
    Đã được thích:
    0
    Xách mé là trong quan niệm của người trong đó, chứ người ngoài này nghe gọi vậy hầu như cũng chả ai tức đâu.
  6. Anxiety

    Anxiety Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/10/2006
    Bài viết:
    12.185
    Đã được thích:
    13
    Nhà tôi dùng tấm lót đặt trên khăn trải bàn (một dạng khăn bàn nhỏ dành riêng cho mỗi người). Bạn ra ngoài siêu thị sẽ thấy những miếng lót thế này bán đầy ra. Nhiều ng dùng thế này lắm. Bàn Tây, khăn bàn Tây, nồi Tây, thì tội gì không học theo Tây cái tấm lót nhỏ đó nữa?
    Thật ra, khi tôi viết bài ở forum này, 90% từ vựng tôi dùng là do tôi lựa chọn có chủ ý, một từ Bắc hay Nam, một vần bằng hay trắc. Cho nên nếu bạn votma có ý là vì tôi là ng TP HCM nên tôi (thường) dùng từ Nam thì có lẽ không chuẩn lắm. Tôi cố ý dùng từ vựng Bắc/Nam mỗi khi gõ phím.
    Không biết nhà ng khác thế nào, chứ nhà tôi 20 năm nay không dùng bột ngọt. Vì vậy, chỉ dùng thịt để làm ngọt nước canh. Nấu nhiều cá/thịt thì tự nhiên nước canh sẽ ngọt ra, chẳng cần tới bột ngọt. Vì bột ngọt trong nc canh ở nhà ng khác tôi nhận ra đc ngay. Và những lời ngụy biện là phải dùng bột ngọt thì mới làm ngọt nc canh đc cũng xạo hết. Mà đường quăng vào canh thì làm sao tạo đc vị ngọt của cá/thịt chứ.
    Tóm lại, nấu ít canh mà nhiều thịt/cá thì có gì mà không ngọt nước. Chỉ sợ là có ng không quen ăn thì lại cho rằng cái ngọt cá/thịt đó là do...đường.
    Chắc ng này nghĩ là ng Nam cho đường thì ng Bắc cho bột ngọt cũng chẳng sao. Khổ cái là đường chỉ có thể bị chê là làm dở vị món ăn, chứ bột ngọt dùng lạng quạng không đúng cách là gây hại cho sức khỏe. Một cái là vấn đề khẩu vị, một cái là vấn đề sức khỏe.
    Tôi ngạc nhiên vì tôi từng đọc bài của bạn RedT và cho rằng dĩ nhiên bạn ấy biết những điều này quá đi rồi. Và thậm chí có chưa biết thì khi biết cũng chỉ ''ghi nhận'' chứ có gì mà ''ngạc nhiên''. Đọc bài bạn votma xong thì tôi nghĩ có lẽ là tôi đã già đến độ mà khi thấy sự việc KHÁC BIỆT thì tôi mất đi khả năng ngạc nhiên rồi. Nên là tôi ngạc nhiên vì bạn RedT còn khả năng ngạc nhiên. Tôi già thật rồi.
    @ Dê: Cả topic đang mô tả cho nhau biết sự KHÁC BIỆT trong cách hành xử ở bàn ăn. Chưa có ai chê bai chỉ trích phong tục tập quán ở miền nào cả. Không biết bạn đã đọc kỹ từng bài chưa mà lại viết NHƯ THỂ LÀ ở topic này có ng phỉ báng chê bai phong tục miền nào vậy. Bạn có thể đọc lại bài của mọi ng lần nữa.
    Phỉ báng chê bai sự khác biệt là thói quen dở. Đọc ẩu rồi nhận xét vội cũng là thói quen dở.
  7. AT89C51

    AT89C51 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/03/2009
    Bài viết:
    1.844
    Đã được thích:
    1
    Có hơi hướng chê bai thật rồi đấy chứ.
    Nhận xét thế này: xét theo kiểu cách và thói quen ăn uống thì người bắc vào nam sẽ dễ thở hơn là người nam vào bắc. Có lẽ một số người bắc sẽ thích kiểu ăn uống của miền nam. Có lẽ đấy là một phần lí do ít người nam vào bắc sinh sống.
  8. haitotbung

    haitotbung Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/12/2005
    Bài viết:
    1.967
    Đã được thích:
    1

    Ơ, sao giống nhà tớ thế nhờ? Không khéo cậu với tớ có họ hàng đấy.
    Vàng: Có rửa thật không đấy? Hay tót đi chơi?
    Được haitotbung sửa chữa / chuyển vào 08:34 ngày 22/10/2009
  9. manhgia

    manhgia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/12/2004
    Bài viết:
    678
    Đã được thích:
    0
    người ta dùng từ "ra" chứ không dùng từ "vào"
    Nói chung người miền Nam không thích người miền Bắc thứ nhất là giọng nói, tiếp theo là ghen tị, người miền Bắc khi vào miền Nam sống đa phần có học thức, họ có vị trí trong xã hội hoặc đều có công ăn việc làm ổn định. Còn người Nam bản xứ thì thường làm những việc thủ công, khó khăn nên rất khó mà chui vào những xóm tòan người Nam mà sồng yên thân nếu bạn là người Bắc
    Dân vũng tàu đa phần người Bắc (60-70%). Còn dân bản xứ tập trung sống ở các huyện
    PS: dân miền trung mạn Bình định, Phú yên bị gọi là "nẫu"
    người Hoa rất ghét bị gọi là người Tàu, vì theo tôi biết nếu gọi đầy đủ thì là Tàu đít ghẻ
  10. linhkhue

    linhkhue Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/01/2006
    Bài viết:
    2.886
    Đã được thích:
    0
    Cho Mợ hỏi có phải trong Miền Nam nếu gia đình có người mất ,trong ba năm sau ngày mất khi dọn cơm ăn họ vẫn để 1 cái bát và 1 đôi đũa cho người đã khuất không ?
    Mợ nghe kể thế nhưng thực tế chưa chứng kiến bao giờ
    Cái mâm ở ngoài Bắc Mợ tin nhà nào cũng vẫn giữ nhưng chưa chắc đã bầy thức ăn lên đó .
    Nhà Mợ vẫn có mâm ,thậm chí Mợ còn mua cả mâm bằng inock. Nhưng không để trên bàn ăn mà chỉ để dùng sau khi ăn xong cho bát đĩa vào đó bê cho nhanh mà thôi .Thế nên cái mâm giờ nó được coi như một cái khay lớn .
    Việc nêm gia vị hơi mặn của người Miền Bắc thực ra là có chút sai lầm trong nấu ăn .
    Không hiểu cái thời gói gia vị ( muối + mì chính + hạt tiêu + đường ) nó ra đời năm nào . Nhưng Mợ nhớ Thời bao cấp có tiêu chuẩn gia vị cũng hiếm nên món ăn cũng nhạt lắm đâu có mặn .
    Vấn đề là ở chỗ nhiều gia đình quen sử dụng gói gia vị tổng hợp kia nên không ước lượng được độ muối trong món ăn .Công bằng mà nói có khá nhiều người phụ nữ Bắc nấu ăn mặn cũng vì lý do đó .
    Thế nên cách tốt nhất mình sử dụng gia vị tách riêng từng lọ
    1 Muối tinh ( không pha trộn )
    2 hạt tiêu
    3 Đường ''
    4 Hạt nêm
    ...Mì chính nếu gia đình nào vẫn giữ thói quen đó .

    Khi nấu ăn mình sẽ không bị lượng mặn .
    Mợ nấu thì trong Nam ngoài Bắc chưa ai chê Mợ nắu mặn hay ngọt cả cũng vì Mợ tách riêng từng loại ra chứ chẳng bao giờ dùng loại gia vị tổng hợp .
    Còn bạn An nói về tấm lót bàn ăn dành cho riêng từng người , điều đó chỉ áp dụng với bàn hình chữ nhật , bàn vuông mà thôi và đa phần là bàn gỗ kính .
    Nhà Mợ bàn tròn xoay 2 tầng nên chịu hẳn không dùng cái tấm lót đó được .
    Dùng tấm lót rất lịch sự thậm chí là đẹp nhưng cũng rất mất công giặt nó vì nó cũng dễ dây bẩn và nếu có nhiều bát thì cũng mệt đấy .
    Nhưng gác đũa thì nhà Mợ có , dùng nó cũng thấy quen và tiện , đũa là tập quán của mình nhưng công nhận ít gia đình dùng gác đũa mà toàn gác đũa lên bát nhỉ ?
    Ngày xưa kinh tế đất nước mình vất vả không cầu kỳ trong ăn uống nhưng bây giờ kinh tế đã khá hơn mình cũng nên nâng cao và chú trọng bữa ăn trong gia đình hơn để tạo không khí đầm ấm của cả gia đình chứ nhỉ ?

Chia sẻ trang này