1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Phong tục ăn uống của người Nam có nhiều điều khác so với ngoài Bắc không?

Chủ đề trong 'Hỏi gì đáp nấy' bởi Redtulips, 20/10/2009.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. LucThaiMy

    LucThaiMy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/11/2002
    Bài viết:
    9.815
    Đã được thích:
    0
    ỏằêa, chỏc hỏằ hàng bỏn 'ỏĂi bĂc mỏƠy trfm km hông tỏằ>i
    fn cặĂm xong chặa rỏằưa dỏằn mà tót 'i chặĂi là bỏằ
  2. ULIULI

    ULIULI Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/05/2007
    Bài viết:
    3.674
    Đã được thích:
    13
    Chủ đề Nam/ Bắc lúc nào cũng hot nhỉ.
    @ Anx : nhà tớ vẫn dùng mâm. Lý do là bàn ăn ở xa bồn rửa bát. Lúc ăn xong chất hết lên mâm rồi bê đi rửa thì chỉ phải đi 1 lần. Còn nếu không phải chạy lên chạy xuống như con thoi.
    @ Lục Thái My : gia đình bạn nghiêm cẩn về lễ nghi ăn uống nhỉ, khác hẳn với phong cách hoang dã của bạn trên blog 360độ trước đây
    @ Redtuylips : rất hoan nghênh việc tìm hiểu và giao lưu này của bạn. Hiểu biết để biết những cái đẹp của mỗi miền, hạn chế những cái xấu của miền mình.
    @ all : Điều quan trọng là vận dụng cái hiểu biết này thế nào để tạo được cái đẹp trong mối quan hệ. Tuần rồi tớ đi công tác ngồi ăn với cô bạn thân người trong Nam. Tớ vẫn giữ "hủ tục" của người Bắc là thích gắp/múc cho người khác. Vừa mời bạn tớ vừa trêu "sao tôi mời khách sáo mà bà vẫn giơ bát ra", nó cười "ăn luôn ăn luôn". Hay là lúc tớ gọi phục vụ "em ơi cho chị cái muôi", nó liền la lối "cái vá, cái vá". Tóm lại là cả hai đều biết hết sự khác biệt vùng miền nhưng đều sử dụng nó như một sự quan tâm và yêu quý nhau thì lại càng làm cho tình bạn thêm sinh động và đẹp hơn. Hai sự khác biệt mà đẹp thì đều đáng trân trọng. Còn những cái xấu thì ở vùng nào cũng cần lên án.
    Về cô bé crys, tớ thấy bài viết của cô đó bị lẫn lộn giữa sự khác biệt và sự xấu. Ví dụ như vấn đề người Bắc không có nước tương, người Bắc ăn mặn thì đó là cái khác biệt chứ không phải cái xấu. Còn một số cái xấu của người Bắc như xả rác, giấy ăn vứt đầy dưới sàn, cháo chửi, phục vụ kênh kiệu,... thì cô ấy nói đúng. Cô ấy sai lầm khi khó chịu với cả sự xấu lẫn sự khác biệt nên cũng đã phải trả giá rồi.
  3. votma

    votma Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/03/2006
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Bạn có thể vui lòng cho biết bạn thuộc thế hệ nào không? Ở đây không phải là để phân biệt già trẻ vì mọi độ tuổi ở trên diễn đàn đều bình đẳng. Tôi nghi ngờ rằng có sự khác biệt giữa các thế hệ ở miền Bắc. Tôi nghi ngờ rằng giới trẻ 8X, 9X ngày nay ?ophú quý sinh lễ nghĩa? được bố mẹ quan tâm giáo dục kỹ lưỡng hơn thế hệ đầu 7X của chúng tôi. Chẳng ví dụ đâu xa, chính bản thân tôi ngày đầu tiên chập chững vào miền Nam cũng là thưở còn tương đối ?otrứng nước? (khoảng hơn 3 tuổi) mặc dù cũng đã nói khá sõi. Còn nhớ rất rõ lúc đó tôi luôn luôn xưng ?omày tao? với chị tôi. Gia đình tôi cũng là gia đình chẳng đến nỗi nào, bố tôi là cán bộ miền Nam tập kết, mẹ tôi ngày xưa như đã nói vốn là nữ sinh Trưng Vương của Hà Nội. Cái sự ?omày tao? của tôi đối với chị tôi cũng luôn bị bố mẹ tôi ?ochỉnh đốn? nhưng không hiểu tại sao cứ ?onước đổ đầu vịt?. Thời gian qua đi nên tôi cũng không nhớ rõ lý do tại sao. Có lẽ là bố mẹ tôi thời ấy không có đủ thời gian để ?ochấn chỉnh? triệt để. Nhớ lại ngày đầu tiên về quê nội bố tôi bảo đến ?otrình? bà cô (tức là em ông nội, ngoài Bắc gọi là ?obà trẻ?). Mẹ tôi nói ?o?obà cô? nói theo tiếng Bắc là người đàn bà rất dữ đấy?. Ấy là ấn tượng đầu đời của tôi về sự khác biệt ngôn từ giữa hai miền. Hôm đó ở nhà bà trong khi hai chị em tôi đang ríu rít chơi với nhau thì theo thói quen tôi vẫn ?omày tao? với chị. Nghe được, bà nạt lớt ?oCái gì mà cứ mày tao mi tớ vậy?? Chỉ có một câu nạt đó thôi cùng với cái oai của ?obà cô? đã làm cho tôi từ đó ?ochị ra chị, em ra em?. Cái này là do gốc gác hay do môi trường sống?
    Kể tiếp, bố tôi làm bên quân đội nên về hưu rất sớm (ngay từ những ngày đầu tiên về miền Nam) khi tôi còn rất bé. Cùng tổ hưu với ông cũng có một bác hàng xóm. Cũng mới từ miền Bắc vào (lúc đó tôi cũng đã khá lớn khoảng 6-7 tuổi rồi). Cô con gái út của bác ấy cũng bằng tuổi tôi. Nhà bác ấy có ba người con, chị cả lớn hơn tôi cả chục tuổi là con của người chồng trước liệt sĩ của bác gái. Hai anh con trai, một anh lớn hơn tôi 3 tuổi, một anh lớn hơn tôi 5 tuổi. Ngay từ những ngày đầu tiên tôi đã thấy cô út gọi các anh mình là ?oThằng C?, ?oThằng T?. Vì lý do đó tôi cũng gọi các anh là ?oThằng C?, ?oThằng T?? Gia đình bác ấy cũng tương đối thân với gia đình tôi. Cô út ấy học rất giỏi, sau này cũng tương đối là có chức vụ. Hiện tại họ đều đã lập gia đình, tôi nghĩ rằng cô bạn nhỏ của tôi ngày ấy bây giờ không còn gọi anh mình là ?othằng? nữa. Không rõ là vì gốc gác hay vì môi trường sống. Còn nhớ bác gái có một bà mẹ, chân cụ bị gãy phải đóng đinh. Hàng ngày cụ lê lết rất khổ. Tôi nghe mẹ tôi nói ngày xưa nhà cụ là địa chủ bị đấu tố rất dữ. Tôi nhớ bà cụ luôn bị bác gái và các con của bác quát suốt ngày. Những ấn tượng tuổi thơ có lẽ không lúc nào quên.
    Một trường hợp khác là nhà cậu của tôi có hai anh em cách nhau 3 tuổi và bé hơn tôi vài tuổi. Hai đứa em họ tôi cũng dễ thương không vấn đề gì ngoại trừ việc xưng hô của cô em với thằng anh. Tôi còn nhớ nó nói ?oMày không phải là anh tao. Tao chỉ có một anh là anh C (tức là tôi)?. Mà thực ra thằng anh nó cũng chẳng có gì là sai quấy cả, chỉ có điều anh em gần gũi quá hóa nhờn thì phải, khác với tôi là một ?othần tượng xa vời? . Mà chả phải nhà cậu tôi thiếu lễ giáo. Tôi thấy gia đình cậu rất tình cảm, cậu gọi mợ là ?ocậu? xưng ?otớ?. Mấy đứa em họ tôi gọi ?obố mẹ? xưng ?oem? cũng rất là thân ái. Cậu mợ rất thích hát và thường ngồi hát chung với nhau. Cậu tôi là một bộ đội phục viên và đã từng là một họa sĩ học trò của một họa sĩ có tiếng của Hà Nội (tôi chẳng nhớ rõ là ông Bùi Xuân Phái hay Nguyễn Tư Nghiêm gì đó). Tôi nhớ rằng mỗi buổi ăn mấy đứa em tôi mời như thế này ?oMời bố ăn cơm. Mời mẹ ăn cơm. Mời cả nhà ăn cơm?. Hóa ra đối với đứa em gái thì thằng anh nó là ?ocả nhà???? Ấy là trường hợp duy nhất có ?omời cơm? trong một gia đình em gọi anh bằng ?omày? mà tôi biết. Vì vậy tôi muốn biết những trường hợp khác thì sao. Có phải cũng gọi anh chị mình là ?ocả nhà? trong lúc mời cơm không? Cả hai đứa em họ tôi đều đã có vợ có chồng và chắc vì xấu hổ với vợ, chồng nên thường gọi nhau bằng tên hoặc trống không vậy thôi. Nhưng tôi đảm bảo với bạn rằng cái sự việc đứa em gái họ tôi gọi anh mình bằng ?omày? hoặc ?othằng? là có trước khi nó vào miền Nam (khi bọn nó khoảng 12-13 tuổi)
    Vụ cháu quát bà ngoài ví dụ gia đình bác hưu trí thì có một ví dụ khác là một gia đình hàng xóm của tôi (người Hải Phòng). Ví dụ này khác các ví dụ trên một chút ở chỗ đây không phải là một gia đình gia giáo. Mặc dù ông bố có tướng tá khá oai vệ và bề ngoài họ có vẻ rất là ?otư sản?. Lúc bà cụ còn sống, tôi còn nhớ cô con gái của gia đình này suốt ngày chửi mắng bà nội và đã có lần tôi thấy cô ta đánh bà cụ. Ấy vậy mà khi bà cụ mất tôi thấy cô ta khóc rền rĩ khắp hàng xóm ?oỚi bà ơi! Sao bà bỏ cháu? Thế từ nay cháu biết phải sống nhờ ai? Bà ơi là bà ơi!?. Cô gái ấy năm nay khoảng 30 tuổi. Trong các trường hợp tôi kể tôi cho rằng đây là trường hợp duy nhất có thể họi là ?ocá biệt? của một gia đình không gia giáo. Còn những trường hợp (kể cả gia đình tôi) trên tất cả đều là những gia đình cơ bản. Tôi cắn răng mà tự kể xấu mình. Hy vọng rằng thế hệ 8X, 9X ở miền Bắc ngày nay không còn những biểu hiện trên và cũng mong rằng những ?odấu ấn một thời? đó rồi sẽ rơi vào lãng quên. Nhưng mình khẳng định với bạn rằng những điều trên KHÔNG có ở gia đình người Nam, kể cả những gia đình lao động thiếu giáo dục (tức là những gia đình không có việc ?okhoanh tay cúi đầu chào khách?).
    Được votma sửa chữa / chuyển vào 10:15 ngày 22/10/2009
  4. linhkhue

    linhkhue Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/01/2006
    Bài viết:
    2.886
    Đã được thích:
    0
    Vào đây đọc thấy nhiều gia đình các bạn kể vẫn còn giữ lễ nghĩa quá ..nhưng Mợ thấy nó có vẻ hơi mâu thuẫn trong vấn đề mời cơm .
    Ví dụ như gia đình Mợ.
    Nấu cơm xong dọn lên bàn ăn , bố mẹ thường đang ngồi ngoài phòng khách .
    Lúc đó thì ra và bố mẹ mời khách nếu có ( bố mẹ mời chứ không được quyền nói mời ) còn nếu trong gia đình không có khách thì phải ra mời bố mẹ vào ăn cơm .
    Ngồi trên bàn ăn thì bao giờ Bố nói các con ăn cơm đi thì mới bắt đầu ăn , con cái có mời lần nữa trên bàn ăn là lần thứ hai đấy.

    Mời vào bàn ăn mới là lần quan trọng đầu tiên .

    Chứ nếu chưa mời vào bàn thì các cụ chưa ngồi vào đâu
    Nên mời hay không mời thì phải là mời những hai lần đấy không phải chỉ có 1 lần ngồi vào bàn ăn là xong đâu
    Mà các cụ trước khi ăn còn hàn huyên trà thuốc còn mệt , mời các cụ vào cũng khó lắm ..
    Xới cơm thì dĩ nhiên không bao giờ cho người lớn ăn cơm nguội rồi có hấp lại thì cũng không được xới chung vào điều này không thấy mấy bạn nói nhỉ ?
    Còn 1 muôi hay 2 muôi đó là vấn đề tục lệ kiêng nên nhà ai cũng làm thế là chuyện tất nhiên
  5. votma

    votma Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/03/2006
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Chậc! Cái này không ai rõ hơn tôi. Bên nhà vợ tôi vẫn tự gọi mình là ?ongười Tàu? và thường rất khó chịu khi ai gọi là ?oBA Tàu?.
    Nếu bạn đã từng ở miền Nam những năm cách đây từ 10-20 năm thì có biết đến từ ?oBa Ke? dùng để chỉ người Bắc. Từ này nặng hơn từ ?oBắc Kỳ? và chỉ tồn tại trong khoảng thời gian đó. Hiện nay không nghe nữa (tuyệt tích) còn trước đó cũng không có. Đại để ?oBa Ke? là một cách nói tắt và bỏ dấu của ?oBắc Kỳ?. Nhưng thường thì người Nam hay dùng chữ ?oBa? trước một từ nào đó tỏ ý coi thường ?oBa xạo? (nói láo) ?oBa trợn? (khùng) ?oBa xí ba tú? (lung tung) và kể cả ?oBa Tàu? trong trường hợp chỉ người Hoa. Còn chữ ?oKe? thì người miền Nam hay nói trong cụm ?oXạo ke? (láo toét). Đại để từ "Ba Ke" có nghĩa là "Bọn Bắc Kỳ láo toét".
    Còn riêng từ "Bắc Kỳ" không có ý khinh miệt gì cả. Biểu hiện là bài hát "Cô em Bắc Kỳ nho nhỏ" của Phạm Duy phổ thơ Nguyễn Tất Nhiên.
    Còn thập niên 70 thì tôi thấy có một từ người miền Nam dùng để chỉ người Bắc hơi có "hàm ý" một chút. Đó là "Bắc Kỳ Gión". Tôi cũng không hiểu "gión" là gì.
    Được votma sửa chữa / chuyển vào 16:13 ngày 22/10/2009
  6. ULIULI

    ULIULI Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/05/2007
    Bài viết:
    3.674
    Đã được thích:
    13
    Bác votma đang hỏi về vấn đề xưng hô, và chào hỏi của người Bắc mà bác ý quan sát được. Tạm coi như tôi cũng là người tương đối khách quan vì là người Bắc đã từng sống trong Nam nên thấy thế này :
    - Về mặt ngôn ngữ nói chung, người Bắc có xu hướng thích gây ấn tượng mạnh bằng các thủ pháp như : nói cường điệu, nói khác với người khác, nói xúc phạm , nói bài bản, nói chữ, nói bóng gió, ... Trong khi đó người Nam có xu hướng DỄ THƯƠNG hoá ngôn ngữ. Vì vậy khẳng định lại là chửi bậy thì người Bắc bậy số 1 luôn, có thể do thói quen phải chọn lựa những từ nghe ấn tượng nhất có thể mà ra. Ngay cả những người có học thì họ chửi không bậy nhưng họ chửi thâm, nghe xúc phạm và buốt lên tận óc, khiến đối phương cứng họng chỉ có khóc. Mặc dù có ý bao biện cho người Bắc về sự khác biệt này, nhưng tớ nhất trí là người Bắc nên học tập người Nam để dễ thương hơn nữa.
    - Thói quen chào hỏi hàng ngày : về mặt hình thức mà nói thì người Nam lễ phép hơn (khoanh tay, cúi đầu ...) và cách xưng hô "con" với người lớn tuổi (chú/cô) cũng gây ấn tượng thân mật khiêm nhường hơn. Tuy vậy, không thể nói những người Bắc kém phần lễ nghĩa hơn trong giao tiếp chào hỏi, mà là cách thể hiện nó khác. Ví dụ khi gặp người lớn, một người Bắc trẻ sẽ chỉ hơi cúi mình rồi chào "Cháu chào bác ạ. Bác dạo này có khoẻ không ạ?". Tức là cái sự lễ nghĩa nó thể hiện ở mấy cái "ạ" và cái sự quan tâm. Tương tự votma có thể thấy xưng hô "mày, tao" là láo nhưng đối với một số người Bắc họ lại thấy "mày, tao" mới thân mật, đặc biệt trong mối quan hệ bạn học. Tôi còn nhớ hồi cấp 2, lớp tôi mọi người xưng hô ấy / tớ, còn lớp bên cạnh thì mày/ tao, tôi cứ thèm thèm được xưng hô mày tao như thế.
    - Cháu mắng bà, vợ quát chồng xa xả : cái này không phải gia đình Bắc nào cũng có, nhưng tớ xác nhận là tớ thấy ở nhiều gia đình Bắc và ít thấy ở gia đình Nam. Về bản chất mối quan hệ thì ở đâu cũng có những người già "không đáng tôn trọng". Tớ nói như vậy các bạn già già đừng quá xúc động nhé. Chúng ta xử lí với mối quan hệ này như thế nào : một bên là thực chất không đáng tôn trọng và một bên là quy chuẩn xã hội rằng "phải tôn trọng người già". Ở miền Nam, với cách sống ít coi trọng lễ nghi hơn, nếu gặp một người lớn tuổi trong nhà rất khó chịu thì người ta sẽ lờ lờ đi, ít nói chuyện hơn, và không ai ép phải thế này thế kia. Nhưng ở miền Bắc thì sẽ có một đống ông anh bà chị cô gì chú bác bảo "Mày phải thế này với ông, với bà chứ ...". Kết quả là tác dụng ngược, người trẻ càng bị dồn ép khiên cưỡng vào quy chuẩn càng thấy nó đạo đức giả, rồi đến một ngày sẽ bùng lên thành những câu nói láo lếu. Trong quan hệ vợ chồng cũng vậy, đôi khi là chỉ bắt đầu từ những việc nhỏ chồng làm sai nhưng người vợ lại không dám phân tích đấu tranh, cứ một mực tuân thủ cái "tam tòng tứ đức" gọi dạ bảo vâng, rồi đến một ngày cái sai của chồng nó to tướng lên, đến lúc đấy vợ không chịu nổi nữa mới lôi chồng ra quát.
  7. cogaidentuhomqua25

    cogaidentuhomqua25 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/10/2006
    Bài viết:
    1.215
    Đã được thích:
    0
    Tớ đã từng ăn kơm với ng Bắc nhưng vào SG từ hồi mới GP và ng Nam gốc cũng gần gần Nam , vì hình như dân SG hầu hết là tứ xứ. Nhưng nói chung là họ " thoáng" hơn ngoài Bắc. Ko câu nệ chuyện mời cơm hay ăn trc ăn sau, ai đói giờ nào thì ăn giờ đó. kể cả dọn cơm rùi nhưng có việc thì vẫn lv của mình....
    Đó là thói quen thôi, nhưng ko hiểu sao thấy trẻ con trong đó cũng như người nhớn ngọai trừ việc mời cơm ko nói nhưng đa số nói chuyện rất lễ độ và lễ phép " dạ, thưa, vâng và xưng con "
  8. lolem08

    lolem08 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/12/2008
    Bài viết:
    713
    Đã được thích:
    0
    Lần đầu tiên m tới nhà bạn trai ăn cơm, theo thói quen mình mời lần lượt từ trên xuống dưới. Cả nhóc em gái anh ấy luôn. Thấy mọi người có vẻ ngạc nhiên , nhưng suốt bữa ăn mọi người có vẻ thoải mái và thân thiện hơn với mình. Đến lúc ngồi uống nước và ăn hoa quả mình cũng mời mọi người trước khi ăn. Ba mẹ anh ấy lại một lần nữa tỏ ra rất ngạc nhiên, họ hỏi mình về gia đình m và thói quen đó như thế nào. ( gia đình anh ấy là người Nam nhé).
    Đến lần t2 khi mình ăn cơm ở đó thì em gái a ấy là người đầu tiên mời mọi người ăn cơm. ( cô bé 18t nhé) và có vẻ như mọi người trong gđ rất thích thú với điều đó. Thực ra đó chỉ là một trong những nét văn hóa của từng vùng miền và thói quen dạy dỗ của từng gia đình.
    Ngay từ khi còn nhỏ mình đã được dạy cách đi đứng, ăn uống , sử dụng bát đũa như thế nào. Rồi trong gia đình thì luôn chờ đầy đủ các thành viên mới dọn cơm lên ăn. Đó cũng là một nét văn hóa. Nhưng thực tế cho tới bây giờ khi mình đang sống trong SG thói quen ăn cơm cùng trở nên rất hiếm hoi. Lý do đơn giản vì giờ giấc sinh hoạt làm việc của mọi người trong nhà đều khác nhau. Và khi đó việc ăn cơm ở nhà đã là một cố gắng. Còn buổi trưa thì hầu hết là không ai về nhà ăn cơm. Buổi tối thì mỗi người về một giờ, ai về giờ nào thì ăn giờ đó, cũng không quá quan trọng việc dọn cơm lên bàn ăn, thường thì mình lấy đủ đồ ăn vào khay rùi mang lên phòng vừa ôm TV vừa ăn. Đôi lúc cũng chạnh lòng nhớ tới không khí cả gia đình cùng quây quần bên mâm cơm, vừa ăn vừa nc. Còn bây giờ những bữa ăn như vậy chỉ có vào dịp cuối tuần mà thui.
    Còn về cách nấu ăn và thói quen ăn uống theo cá nhân thì mình thấy người Nam cầu kỳ hơn trong cách chế biến và sử dụng gia vị so với người miền Bắc. Mophat là mình rất hợp với khẩu vị ở đây. Bi giờ nấu ăn cũng chú ý hơn đến gia vị và cách chế biến, ( không còn bó buộc trong 2 món kho và luộc), và cũng bắt đầu sử dụng đường khi nấu ăn và sử dụng bớt mì chính. Thực ra nếu sd đường một cách hợp lý thì món ăn rất ngon vì đường có vị ngọt thanh hơn mi chính. Bi giờ kho cá mà không cho chút đường thì thấy dở dở thế nào ý.
  9. linh_tinh_12

    linh_tinh_12 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/03/2006
    Bài viết:
    20
    Đã được thích:
    0
    Ảnh minh họa
    [[​IMG]
    Phú quý sinh lễ nghĩa. Nghèo thì lấy tiền đâu ra mà sắm sanh gác đũa
  10. mhtn

    mhtn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/11/2004
    Bài viết:
    2.494
    Đã được thích:
    0
    @votma: Mình thuộc thế hệ cuối của 7x.
    Theo như bạn nói "Chẳng ví dụ đâu xa, chính bản thân tôi ngày đầu tiên chập chững vào miền Nam cũng là thưở còn tương đối ?otrứng nước? (khoảng hơn 3 tuổi) mặc dù cũng đã nói khá sõi. Còn nhớ rất rõ lúc đó tôi luôn luôn xưng ?omày tao? với chị tôi. Gia đình tôi cũng là gia đình chẳng đến nỗi nào, bố tôi là cán bộ miền Nam tập kết, mẹ tôi ngày xưa như đã nói vốn là nữ sinh Trưng Vương của Hà Nội. Cái sự ?omày tao? của tôi đối với chị tôi cũng luôn bị bố mẹ tôi ?ochỉnh đốn? nhưng không hiểu tại sao cứ ?onước đổ đầu vịt?."
    --> Như vậy là bố mẹ bạn cũng chỉnh đốn nhưng bạn không "ngấm" đấy chứ, sao lại đổ lỗi cho gốc gác. Nếu là "văn hoá" người Bắc nó thế thì mọi người sẽ mặc kệ cơ. Còn chuyện "bà cô" nói thì bạn nghe ngay cũng là bình thường vì người ta bảo Bụt chùa nhà không thiêng. Bố mẹ nói con cái như nước đổ lá khoai, nhưng bạn bè hay người ngoài phê phán thì thay đổi ngay tắp lự, đây là thói quen chung trong suy nghĩ người Việt.
    @ Linh khuê: nhà bạn nghi lễ thật. Nhà mình cũng tuân theo nghi lễ đó khi mời vào bàn ăn nhưng chỉ khi có khách thôi. Còn không, mình ngồi vào trước, réo rắt mời từng người vào bàn. Réo xong là mình xới cơm từng người luôn, chả đợi mọi người ngồi vào rồi mới xới đâu.
    @Uliuli: Công nhận cái kiểu "chửi" của những người có học "thâm nho". Cứ ngọt ngào thôi nhưng nói từ nào chết điếng người từ đó
    @ Cogaidentungayhomqua25: Cái lễ phép của người Bắc không thể hiện ở cái cúi người mà thể hiện ở sự đàng hoàng, đĩnh đạc, từ tốn trong giao tiếp (tớ để ý thấy phong cách nói chuyện của người Bắc từ tốn, điềm đạm hơn người Nam nhiều. Em tớ trong Nam ra, mỗi lần nói như tên bắn và ồn ào), không thể hiện ở các từ dạ, thưa đầu câu nói mà thường ở: Câu nói ra nên đủ chủ vị, không cụt lủn (mà người ta gọi là nói trống không), thường có từ "ạ" ở cuối câu nhất là nhưng câu không có chủ ngữ bắt buộc phải có (VD: Con có ăn cơm hôm nay = Con có ăn cơm hôm nay ạ = Có ạ ). Người Bắc cũng thường xưng "cháu" chứ ít xưng "con" như trong Nam nếu không có quan hệ huyết thông(hình như giờ các bé mẫu giáo cũng xưng "con" với các cô thì phải).
    @ lolem08: Nhà tớ cũng hay cho chút đường vào một số món ăn: cá kho, các loại thịt rán, quay và không dùng mì chính từ lâu lắm rồi, chẳng nhớ từ bao giờ nữa.
    @All: Ra ngoài quán thì nói luôn với họ là không cho mì chính vào bát của mình là người ta không cho thôi mà, có gì đâu mà mọi người phải nặng nề thế.
    Được mhtn sửa chữa / chuyển vào 13:46 ngày 22/10/2009

Chia sẻ trang này