1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Phong tục ăn uống của người Nam có nhiều điều khác so với ngoài Bắc không?

Chủ đề trong 'Hỏi gì đáp nấy' bởi Redtulips, 20/10/2009.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. linhkhue

    linhkhue Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/01/2006
    Bài viết:
    2.886
    Đã được thích:
    0
    Bạn tra từ Viết nhật ký bằng món ăn sẽ thấy ngay , không chỉ có hình ảnh đâu có cả cách làm luôn .
    Tớ mà viết đảm bảo bạn là Nam cũng làm được ít ra là 50%
  2. ULIULI

    ULIULI Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/05/2007
    Bài viết:
    3.674
    Đã được thích:
    13
    Không lạc đâu bạn ơi, mà là mở rộng.
    Thì cũng có ai chê trách chuyện mời cơm của người Bắc đâu, mọi người chỉ bảo nó khác cách bắt đầu bữa ăn của người Nam thôi mà. Người Nam có khi họ chả mời nhau, ăn lệch giờ nhau đấy, nhưng đâu phải là không gắn bó, hiểu và giúp đỡ nhau. Có khi cái "gắn bó, hiểu và giúp đỡ" lại từ các hành vi khác trong bữa ăn mà người Bắc chưa biết đó thôi. Cũng như là các bạn trong Nam đâu có thể hiểu được chữ "ạ", nói đầy đủ chủ vị đối với người Bắc là thể hiện sự tôn trọng cao. Có trao đổi thế này mới thêm hiểu nhau chứ nhỉ.
    Nếu nội dung quan hệ trong gia đình bạn hoàn toàn phù hợp với hình thức thì thật là hạnh phúc rồi. Bản thân chữ "hình thức" nó không có tội. "Hình thức quá mức" không phù hợp với nội dung mới thành đáng chê trách. Giả sử trong một gia đình, cứ đến bữa là cha mẹ lôi tội lỗi con cái ra mắng, vợ chồng hục hặc nhau, thì liệu cái câu mời nó có cứu vãn được gì không. Cho nên nhà nào mà mời cơm thấy nó hay thì cứ mời, nhà nào thấy không còn ý nghĩa gì nữa, không tác dụng gì thì cứ bỏ. Chả sao cả.
  3. mhtn

    mhtn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/11/2004
    Bài viết:
    2.494
    Đã được thích:
    0
    Vừa search xong, thấy ngưỡng mộ rồi. Trước biết đến linhkhue nhờ mấy vụ hoành tránh bên tư vấn tình yêu, giờ lại thấy thêm một tài khác nữa. Xin phép copy công thức nhé, bao giờ về VN sẽ thử thao tác.
    Cho tớ hỏi cái món cơm họ làm thế nào mà vàng ruộm lên thế nhưng không phải làm cơm rang mà vẫn ăn như cơm nấu ấy. Hôm được mấy bạn nam miền Nam mời, ăn ngon quá nên giờ vẫn thèm nhưng giờ không gặp được nên không hỏi công thức được. Trong món cơm ấy có cả lạp xường thái hạt lựu, đậu tròn tròn be bé ăn bùi bùi nữa (tớ không biết tên loại đậu này nhưng thấy nggoài chợ có bán khá nhiều). Cơm ăn mềm, thơm, hơi ngòn ngọt nữa thì phải, màu vàng rộm lên.
  4. mhtn

    mhtn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/11/2004
    Bài viết:
    2.494
    Đã được thích:
    0
    @linhkhuê: Lạc đề tý. Mỗi bài post có thể cho luôn địa chỉ mua nguyên liệu được không?
  5. Redtulips

    Redtulips Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2008
    Bài viết:
    3.766
    Đã được thích:
    175
    [
    Lễ phép quá!
    Có điều này tôi thấy cần đính chính với mọi người là nói người Bắc ăn mặn chỉ là so với người Nam thôi, chứ thực ra, nếu xét về hàm lượng muối, mắm, thì cũng không thể gọi là mặn được. Chuyện thêm đường vào một số món, nhất là kho thịt, kho cá cũng là tất nhiên. Ăn mặn thực sự chủ yếu là người dân miền biển thôi.
    @ Anx: "thơm từ thịt, ngọt từ xương" thì tôi quá thích rồi, nhưng những món tôi được ăn thì ngọt do bỏ đường cơ.
    @ Uli: cám ơn bạn, chỉ có bạn là động viên tớ thật kịp thời!
    @ Linhkhue:
    Không biết bạn già (hay trẻ) đến cỡ nào, nhưng tôi mong bạn hãy tạm thời kiềm chế "bản năng làm mợ", bạn nhé! Một số người gọi bạn là "mợ" thì bạn xưng với họ như vậy cũng là chuyện dễ hiểu. Nhưng với nhiều người khác, kể cả trẻ hơn bạn đi chăng nữa, việc đột nhiên có người xưng là "mợ" với họ thì quả là gây khó xử, khó nói chuyện lắm í.
    Đôi điều tâm sự như vậy thôi, còn thì quyết định là tuỳ ở bạn.
    Về chuyện xới cơm nguội chung với cơm nóng, theo tôi được biết đa số mọi người, qua thời bao cấp khó khăn, nhiều nhà cháy cũng không có mà ăn chứ chưa nói đến cơm nguội, do đó, chắc cũng ít ai coi việc phải xới cơm nguội riêng làm điều bắt buộc. Tuy nhiên, đây cũng là cái mẹo và cũng là ý tứ của đàn bà, con gái trong nhà, để bảo đảm cho người lớn ăn thấy ngon chứ tôi không nghĩ đó là quy tắc cho mọi nhà đâu.
  6. linhkhue

    linhkhue Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/01/2006
    Bài viết:
    2.886
    Đã được thích:
    0
    Tớ sang diễn đàn bên kia chơi tớ cảm thấy thân thiết cực dù chỉ qua mạng mà họ toàn người Nam cả thôi không có người Bắc nhiều , có lẽ diễn đàn đó cũng toàn người có tuổi cách cư xử ăn nói cũng khác và tớ thấy họ( mời nhau) đến nhà ăn riêng suốt thôi ..vui lắm .
    Viết cả thư mời lên diễn đàn thực sự mời các thành viên đến nhà nhau để ăn cơm cùng gia đình .
    Chụp ảnh nhậu nhẹt tại gia đình các thành viên vui lắm , ăn uống chúc tụng rất bình đẳng và thoải mái .
    Ở nhà tớ bố mẹ tớ dạo mua cái nhà này cứ như là về già rồi thích ở ẩn không thích khách khứa , thậm chí là ghét khách khứa , nhà tớ cực kỳ ít khách .
    Bạn bè tớ muốn mời về nhà cũng khó
    Nếu mà bố mẹ tớ thoải mái hơn ..thì tớ cũng chẳng ngại nếu thành viên trong đó có ra ngoài Hà Nội tớ rủ về nhà tớ ăn cơm .
    Hic bao giờ tớ ra ở riêng được nhỉ ???
    Tớ là thuộc diện tửu lượng cũng tạm ổn ham nấu ăn ..và ham nhậu ra phết
  7. Redtulips

    Redtulips Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2008
    Bài viết:
    3.766
    Đã được thích:
    175
    Cám ơn bạn đã cắn răng kể cho chúng tôi nghe nhưng tiếc là bạn chỉ thấy có như vậy!
    Chứ tôi thấy ngoài này, những chuyện bạn kể chắc chỉ là cá biệt (mà ở đâu cũng có người nọ người kia, phải không?).
    Tôi cũng thấy có trường hợp anh em trong nhà "mày tao" với nhau chủ yếu vì suýt soát tuổi nhau, nhất là đứa em lại là con trai. Nhưng trường hợp đó không nhiều và chắc là không bao giờ dám nói trước mặt bố mẹ.
    Tôi không nghĩ là 7X thì được giáo dục khác với 8X, 9X về lễ nghĩa. Thậm chí tôi còn cho rằng 7X là thế hệ còn có nề nếp hơn bọn 8X chúng tôi bây giờ.
    Vì hồi bé, hàng xóm nhà tôi rất nhiều anh chị 7X, nhất là cuối 7X. Bố mẹ họ rèn đâu ra đấy, tất nhiên không đến nỗi cầu kỳ như nhà bạn Linhkhue nhưng những điều cơ bản như kính trọng, lễ phép với người lớn tuổi (bao gồm chào hỏi, dạ thưa), ăn trông nồi ngồi trông hướng thì rất đầy đủ. Các chị thì may vá thêu thùa, nữ công gia chánh rất khéo. Đến lớp 8X chúng tôi lại không được dạy dỗ kỹ càng như thế.
    Chuyện gốc gác thì cũng nhiều điều phải bàn lắm. Tôi đã gặp một số người Việt gốc Hoa ở nước ngoài (đi năm 79), đa số là người Bắc, có cả gia đình ở HN từ lâu đời. Nhất là gia đình ở HN, họ xa quê hương 30 năm rồi mà vẫn lưu giữ những gì xưa cũ từ khi họ còn ở VN. Trong gia đình, ông bà, cha mẹ vẫn là những bậc "gia trưởng". Anh chị em thì đùm bọc thương yêu nhau. Bao giờ cũng một chị, hai anh. Tôi còn nhớ họ gọi chị là "Chế". Con cái họ giờ nói tiếng bản địa, nhưng vẫn biết gọi bố, mẹ, bác, anh, chị bằng tiếng Việt và tiếng Tàu (nhưng chúng nó thì không biết mời).
    Và tuyệt đối, chưa từng thấy người nào gọi người lớn tuổi hơn mình là "mày" hoặc "thằng", "con" cả.
    Nếu nói như bạn, thì đó là do môi trường hay gốc gác?
    Cũng có thể vì bạn mhtn động đến chuyện giáo dục và không có giáo dục nên mới khiến bạn băn khoăn như vậy. Nếu như lời bạn khẳng định là đúng (tức là ở trong Nam, không bao giờ có chuyện vô lễ "mày tao" với người trên, và bạo hành với người cao tuổi là người thân của mình) thì tôi phải thừa nhận miền Nam hơn hẳn miền Bắc về tình, nghĩa, văn hoá, đạo đức, lễ giáo và lối sống rồi. Vì những chuyện mà bạn kể chắc chắn là vẫn còn tồn tại ở đâu đó hàng ngày.
  8. linh_tinh_12

    linh_tinh_12 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/03/2006
    Bài viết:
    20
    Đã được thích:
    0
    Đọc thì đọc cho nó rõ hết ý người khác nói,PHÚ QUÝ SINH LỄ NGHĨA có tiền thì muốn hợp vệ sinh, đẹp đẽ mới được. Những nhà không có tiền mua cả mâm không gác đũa lên bát thì để vào đâu? Mặt khác, cái gì cũng là thói quen của mỗi nhà mỗi vùng miền, áp đặt hết nhà này lên nhà khác để thành dở hơi à?
    Mà bớt cái tính mợ đi nhé, nhìn xem chủ đề là gì trước khi chat chit lạc đề những chuyện của riêng mình nhé. Mà tốt nhất là té hẳn sang forum kia đi, chứ suốt ngày thông báo là đi hẳn, rồi lại còn quay về thông báo là đã đi hẳn, rồi lại tái thông báo là đã đi hẳn nữa thì mệt quá. Mợ nó vừa vừa chứ!
  9. votma

    votma Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/03/2006
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Giọng nói hay ghen tỵ hay không tôi không biết. Có thể một phần do giọng nói. Nhưng nếu như vậy thì thường người Nam cũng sẽ bị người Bắc ghét kiểu đó.
    Còn chuyện ghen tị thì tôi nhớ chuyện này. Khi bé tôi có bị một thằng hàng xóm chửi là "Bắc Kỳ gión"". Tôi nhớ lúc đó bà chị của thằng đó xách tai của nó lên lôi về nhà chửi "Làm gì mày chửi nó là Bắc Kỳ? Bộ Bắc Kỳ ăn hết của của của mày hay sao mà mày chửi?" Không biết là bà ấy chửi nó thật hay chửi nó "lẫy".
    Lại liên tưởng đến bà chị của tôi, ngày ấy cũng có lần một thằng chả biết cãi nhau với bà ấy chuyện gì nó lầm bầm trong miệng "năm tư!" (ý là nói người "Bắc 54" vào miền Nam năm 54). Vậy là bà ấy vùng lên chiến đấu với thằng đó một cách mãnh liệt. Bố tôi nghe chuyện đó cứ cười mãi "Cái con này lắm chuyện. Nhà mình đâu phải là "Bắc 54" mà nổi điên lên vậy?".
    Nói dông dài lại quên ý chính định nói. Ấy là chuyện người Bắc vào khu Nam 100% khó sống. Tôi chẳng hiểu sao ngày mới vào chỗ tôi ở không có dân Bắc nhưng bố mẹ tôi rất được kính trọng. Mới đầu họ gọi là "ông bộ đội" (vì bố tôi hay đội mũ cối) "bà bộ đội" sau này gọi là "ông bác" "bà bác".
    Sau này từng trải cuộc sống tôi mới thấy. Dân Nam họ chê bai dân Bắc đủ điều nhưng hầu như người nào cũng có một người bạn thân là người Bắc. Và họ luôn giải thích rằng "Tao ghét Bắc Kỳ nhưng không hiểu sao tao thích mày". Còn dân Bắc thì lúc nào cũng khen dân Nam hết lời. Nào là "phóng khoáng", "rộng rãi"... nhưng khi cái gì đụng đến quyền lợi thì họ lại nghĩ ngay đến chuyện "lọt sàng xuống nia". Đồng hương gần phải ưu tiên hơn đồng hương xa, đồng hương ưu tiên hơn người không phải đồng hương. Còn đám "Anh Hai" (tức là dân miền Nam) thì "hãy đợi đấy". Dân Nam hầu như không có sự phân biệt tỉnh này tình kia như dân Bắc họ chỉ phân biệt Bắc Trung Nam thôi. Ấy là mình chỉ nói dân thôi chứ "quan" thì khác. Bạn ở Vũng Tàu chắc biết.
  10. linhkhue

    linhkhue Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/01/2006
    Bài viết:
    2.886
    Đã được thích:
    0
    Cứ nói lên rằng Phú quý sinh lễ nghĩa ...để nói đến vấn đề cái gác đũa ..tớ tính cho đắt lên nhé 20k /1 cái ..mà thực tế mua của Bát tràng loại đẹp chỉ có 5k thôi .
    Cứ cho là 20k đi ....mua 10 cái 200k

    Vâng phú quý mới sinh được lễ nghĩa ..
    Cái gác đũa là của mỗi gia đình có muốn mua hay không mà thôi

Chia sẻ trang này