1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Phong tục ăn uống của người Nam có nhiều điều khác so với ngoài Bắc không?

Chủ đề trong 'Hỏi gì đáp nấy' bởi Redtulips, 20/10/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. mhtn

    mhtn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/11/2004
    Bài viết:
    2.494
    Đã được thích:
    0
    Tiện thể linhkhue xác định luôn thời gian sử dụng hữu ích của cái gác đũa để tính mức phân bổ chi phí khấu hao hàng tháng của mấy cái gác đũa cho bạn ấy tâm phục khẩu phục luôn đi.
  2. ULIULI

    ULIULI Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/05/2007
    Bài viết:
    3.674
    Đã được thích:
    13
    Có mỗi cái gác đũa mà hai bạn này từ nãy giờ chưa dứt điểm được nhỉ
    Thôi thì để tớ giải thích cái ý "phú quý sinh lễ nghĩa" nó là như thế này :
    Dùng gác đũa => Nhà linhkhue dùng bàn ăn => nhà phải rộng đủ để kê bàn ăn và nhà kiến trúc theo lối phương Tây, nhà có gian bếp thiết kế tủ bếp, bàn rửa ... => nhà kinh tế khá giả tức phú quý.
    Chớ mấy bác nông dân ở quê thì làm gì mà dùng bàn ăn, khăn ăn, vậy nên cũng chả dùng cái gác đũa.
    Tóm lại dùng cái gác đũa cũng chả có gì xấu. Sao cứ hạnh hoẹ nhau thế nhỉ
  3. manhgia

    manhgia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/12/2004
    Bài viết:
    678
    Đã được thích:
    0
    Nói chung thì dân gốc Bắc mình Vtau thì chỉ làm lớn vừa vừa thôi,các cấp lãnh đạo đều có xuất xứ từ huyện
    Mà các huyện của vtau đều có chữ "Long": Long điền, long đất,.....Nên người ta nói cấp lãnh đạo cứ theo "Long" (rồng) mà lên
  4. votma

    votma Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/03/2006
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Cái gì mà đổ lỗi cho gốc gác? Bạn vui lòng xem lại. Bạn hỏi tôi là ?oẤy là do môi trường sống hay là do gốc gác?? Tôi kể câu chuyện của tôi trong câu chuyện ấy tôi là một đứa bé mới ba tuổi và lúc ấy hoàn toàn sống ở miền Bắc. Môi trường của tôi lúc ấy là miền Bắc. Có đổ lỗi cho môi trường hay đổ lỗi cho gốc gác gì thì cũng là miền Bắc. Vả lại chả có gì gốc gác ở đây cả. Nếu đổ lỗi cho gốc gác như bạn nói thì một đứa trẻ gốc Việt dù sinh ra ở nước nào cũng sẽ chắc chắn là nói được tiếng Việt.
    Thêm nữa, ấy là chỉ nói riêng trường hợp của tôi. Còn những trường hợp khác mà tôi kể ra thì sao? Ý tôi chẳng nói rằng ?odo gốc gác hay do môi trường? mà muốn hỏi những trường hợp (không phải là cá biệt) đó thì người ta mời cơm làm sao. Nếu các bạn không biết thì cứ nói thẳng ra là không biết. Không biết chả có gì là xấu hổ cả.
    Những chuyện tôi kể ra là những chuyện hoàn toàn có thật. Tôi chẳng thừa hơi mà đi bịa chuyện (chuyện người ngoài và kể cả chuyện gia đình tôi). Vả lại tôi cũng chẳng có gì thù ghét gia đình hay dòng họ. Thậm chí tôi còn quý gia đình bên ngoại (gốc Hà Nội) hơn là gia đình bên nội (gốc Nam). Vì dưới con mắt và dưới hoàn cảnh của tôi, bên ngoại tôi nghèo mà chân thật hơn, còn bên nội tôi quá khắt khe lễ nghĩa đến mức hình thức. Sự thực vẫn cứ là sự thực. Nếu các bạn chưa từng bao giờ thấy thì tôi kể cho các bạn nghe. Tôi chẳng có quyền gì ép buộc các bạn tin rằng đó là những cái phổ biến tôi thấy nhưng ít ra cũng giúp cho các bạn ?omột lần nghe những cái gì ngược với những cái mình nghĩ hoặc mình nghe người khác nói ra rả?.
  5. mhtn

    mhtn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/11/2004
    Bài viết:
    2.494
    Đã được thích:
    0
    Lại nhớ lần đứng trên bus ở trong Sài Gòn, có một anh cứ hỏi mình là Bắc 54 hay 75, mình chả hiểu gì cả cứ trố mắt nhìn rồi lắc đầu quầy quậy, sau này về search trên mạng mới hiểu ra mấy cái thuật ngữ ấy.
    Người Bắc nói chung không có ấn tượng xấu với ngưòi miền Nam vì ít tiếp xúc. Như mình thì chỉ có những đợt hội thảo thì 3 miền mới gặp nhau nên cũng chỉ có công việc là chính, chẳng có va chạm gì mà ghét.
    Chuyện bạn nói người Bắc khen người miền Nam nhưng lại nghĩ đến "lọt sàng xuống nia" thì mình không hiểu ý bạn muốn nói gì vì 2 cái phạm trù này hoàn toàn khác nhau. Ví dụ như quý bạn bè là một chuyện, còn khi có lợi ích san sẻ đương nhiên mình nghĩ đến gia đình mình đầu tiên dù ở nhà có thể cãi nhau với thằng em như cơm bữa, dù có thể cằn nhằn sao thằng em của mình chẳng nhiệt tình với mình như bạn bè mình đối với mình., vân vân và vân vân.
    Tớ cũng phân biệt các tỉnh rất rõ đấy. Mỗi tỉnh có một đặc thù văn hóa rất riêng. Thích nhất là có đứa bạn khác tỉnh về quê để nó mang đặc sản của quê nó cho tớ ăn. . Không biết người trong Nam thế nào nhưng ngưòi ngoài này khi ai hỏi quê ở đâu thường trình bày khá rõ: Tôi sống ở A nhưng quê gốc ở tỉnh B dù cái quê gốc ấy hàng năm chưa chắc đã về một lần.
  6. mhtn

    mhtn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/11/2004
    Bài viết:
    2.494
    Đã được thích:
    0
  7. promese

    promese Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2009
    Bài viết:
    1.195
    Đã được thích:
    0
    Cứ nói lên rằng Phú quý sinh lễ nghĩa ...để nói đến vấn đề cái gác đũa ..tớ tính cho đắt lên nhé 20k /1 cái ..mà thực tế mua của Bát tràng loại đẹp chỉ có 5k thôi .
    Cứ cho là 20k đi ....mua 10 cái 200k
    Đúng đấy, cái gác đũa rất rẻ. Nhà to, bếp đẹp, rộng thoáng thì nên dùng gác đũa.
    Em kể hầu các bác nghe một chuyện , đó là cách ăn của dân Trung Quốc. Em gọi là dân TQ vì họ là made in China 100%, không phải người Hoa ở Đông Nam Á hay hải ngoại, Hongkong, Taiwan. Ai có dịp chứng kiến học sinh, lao động người TQ ăn uống trong các nhà ăn tập thể chắc không thể quên được. Ăn nhiều ăn nhanh đã đành.., nhưng cái nết ăn thì...
    Họ có thể cúi hẳn xuống cái bát trên bàn mà và cơm, không cần cầm bát lên.. Trông rất xấu.
    Có nhiều cantin ngại rửa bát, cho hẳn thức ăn vào túi nylon, rồi đặt vào bát( để bát to không bị bẩn). Nhiều người cắm đầu vào và thức ăn, tiếng nhai cơm cộng tiếng nylon sột soạt..nghe cực kỳ phản cảm..
    Một số cantin không dùng cái khay ăn cá nhân, có nhiều ngăn. Em đã chứng kiến nhiều nữ sinh váy vung, giày cao gót hẳn hoi, đặt khay ăn lên bàn rồi cúi xuống và cơm. Các bác biết đấy, cái khay ăn nó rất thấp, cao hơn mạt bàn 1cm là cùng. Kết quả là cô ta gần như cắm mật xuống bàn, ăn xong trán còn ..dính vài hạt cơm. Bó tay..
    Ngày ấy mình có hơi say nắng một bạn nam TQ cao 1m83. Nhưng có lần mục kích thấy bạn ấy ăn mì. Ăn mì không dùng thìa, chỉ dùng đũa thôi. Mà lại không chịu cầm bát lên..nên rất khó ăn. Bạn ta cậy cao 1m83, đã ngồi xổm hẳn xuống đất, ngước mặt lên bàn..để ăn mì. choáng và chạy mất dép..
    Tuy nhiên, về sau mình tiếp xúc với người TQ có ăn học, có công việc ổn định thì thấy cách ăn của họ cũng điềm đạm từ tốn thanh lịch hơn. Có phải do giáo dục không nhỉ?
  8. votma

    votma Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/03/2006
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Lại nói về Vũ Bằng và ?oThương nhớ Mười hai?. Tôi đã từng đọc quyển sách đó với hai lăng kính:
    - Dưới lăng kính của người miền Bắc. Tôi nhìn thấy thật tự hào về quê hương miền Bắc của tôi.
    - Dưới lăng kính của người miền Nam. Tôi thấy Vũ Bằng như một Quan Vũ, thân ở Nguỵ mà dạ ở Thục.
    Cái lăng kính của người miền Bắc thì các bạn ở đây ta đều biết cả rồi tôi chỉ nói cái nhìn qua lăng kính của người miền Nam thôi. Quan Vũ thật là trung trinh với cố chủ nhưng cũng thật là cao ngạo. Những thứ như ?olên ngựa tặng vàng, xuống ngựa tặng bạc? hoặc ?otiểu yến? ?ođại yến?, tặng bao để đựng râu đều là những phù phiếm vô nghĩa hết. Vũ Bằng cũng vậy, trong ?oThương nhớ mười hai? ta thấy phảng phất trong đó cái giọng điệu đại loại ?oTừ xưa, Bắc Việt có bao giờ là một miền giàu có? Ai cũng phải ăn nhịn, để dành; lúc nào cũng phải lo đối phó với ngoại xâm chỉ rình bóp cái cổ họng của Đông Dương trước nhất; không năm nào không lo bão tố, lụt lội, hạn hán, mất mùa ... Nhưng lạ lắm, cô Ba à, tại sao tôi thấy người Bắc lúc nào cũng bình tình, trầm mặc, sẵn sàng "chơi" lại những thử thách của trời trong khi vẫn sống một đời sống nội tâm phong phú, nhất là người đàn bà Bắc, sao cũng lo gánh vác giang son nhà chồng, cũng lo từng miếng ăn giấc ngủ cho chồng cho con, cũng hai sương một nắng mà có vẻ như không "đầu tắt mặt tối" như người đàn bà ở trong đây? Ở trong đây, người ta vội quá: người tử tế lo vội vàng để kiếm sống đã đành, ngay các cô tứ thời lấy ngoại kiểu "ngồi lên đống tiền" cũng vội; các xe hơi chạy vội, cái kèn xe bóp vội, xoa mạt chược cũng vội, và nếu đôi khi có tập uống chén trà Tàu, bắt chước ngâm bài "Hoàng Hạc" cũng cứ vội luôn.?
    nghe ông nói cứ thể như là ?oTrong này tuy giàu có đấy nhưng là phồn hoa giả tạo. Ở ngoài tôi mới là văn hoá thực sự cô Ba à?.
    Nhưng Vũ Bằng và Quan Vũ là hai hoàn cảnh khác nhau. Quan Vũ là do hoàn cảnh mà phải ở Ngụy, còn Vũ Bằng sống ở miền Nam "phồn hoa giả tạo" là do chính ông ấy chọn chứ không phải hoàn cảnh nào tạo cho ông ấy cả.
    Tương tự như vậy cái giọng điệu kẻ cả đó ở trong này tôi nghe đến đầy cả tai khi gặp người miền Bắc. Nó chẳng kín đáo như Vũ Bằng mà thẳng thừng theo kiểu chê bai ?oỞ trong này chẳng có không khí Tết gì cả. Tết nhất gì mà cứ nóng hừng hực.? Hoặc như kiểu bà chị họ tôi ?oTrong này không có đặc sản gì cả?.
    Tôi trộm nghĩ ?oĐã bảo không có không khí Tết, không được như ngoài ấy thì vào đây làm gì? Ai bắt ép mà phải vào đây?? Ấy là tôi chưa nói việc cho rằng ?oTrong đây không có không khí Tết? là hoàn toàn sai về mặt thực tế. Tết là Tết của khắp nơi, ở nơi nào có người ăn Tết thì ở đó có không khí Tết. Cái không khí Tết nó không thể giống nhau ở mọi nơi, miền Bắc có không khí Tết của miền Bắc, miền Trung miền Nam có không khí Tết của miền Trung miền Nam. Trung Quốc có không khí Tết của Trung Quốc. Nói CÁI KHÔNG KHÍ TẾT TRONG ĐÂY KHÔNG GIỐNG KHÔNG KHÍ TẾT Ở NGOÀI MÌNH thì nghe còn lọt lỗ tai.
    Bởi vậy tôi mới thấy mẹ tôi mới thực là khác với bao người miền Bắc khác. Bà cũng thèm các món Bắc vậy, cũng nhớ nhung quê nhà vậy. Nhưng từ bé đến lớn tôi chưa bao giờ thấy bà bảo ?onhư thế này là đúng? ?onhư thế này là sai? mà đối với bà ?onhư thế này là theo kiểu miền Bắc?, ?onhư thế kia là theo kiểu miền Nam?. Cái tâm lý khách quan đó chỉ có thể hưởng được ở nhà. Khi bước ra đường là cứ nghe ra rả ngay ?onhư thế này (kiểu miền Bắc) là đúng?, ?oNhư thế nọ (kiểu miền Nam) là sai?, ?oTôi rất ngạc nhiên khi người miền Nam làm thế này mà không làm đúng theo kiểu như người miền Bắc?, người ta nói thế một cách sỗ sàng không cần phải biết tôi là người miền Bắc hay người miền Nam.
    Được votma sửa chữa / chuyển vào 23:39 ngày 22/10/2009
  9. votma

    votma Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/03/2006
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Vẫn là chuyện ?ocái rốn? nhưng lại đứng trên một khía cạnh khác ấy là chuyện ?ocái rốn của truyền thống? nằm ở đâu.
    Trước hết tôi phân tích cái câu bạn cho rằng ?ođây cũng là một nhân tố khiến người Việt không bị đồng hóa?. Trước hết, bạn thử gẫm lại xem có phải khư khư lấy cái cũ thì chắc chắn rằng là ?okhông bị đồng hoá? không. Đơn cử một ví dụ là phong tục bốc mộ ở miền Bắc đó là do người Việt bắt chước người Tàu, miền Bắc vẫn khư khư giữ cái tục lệ đó nên có khác gì người Tàu đâu? Còn trong miền Trung, Nam, người ta không có phong tục đó nên chắc chắn là không giống người Tàu. Một ví dụ khác là tục tảo mộ. Ngoài Bắc ?ocứ theo lệ cũ? tảo mộ ngày Thanh Minh (4/4 Dương lịch) chẳng khác gì người Tàu trong khi trong Nam tảo mộ cuối năm để rước ông bà về ăn Tết. Như vậy người miền Bắc giữ cái cũ thì giống y người Tàu trong khi người Nam đổi lại thì ?okhông giống ai? và cũng không hề mất đi truyền thống.
    Tiếp theo bạn cho rằng ?ongười miền Bắc nặng lòng với những cái xưa cũ, truyền thống, người Nam cởi mở hơn? tôi cũng nghe người ta (người Bắc) nói ra rả như thế. Tôi cũng tạm thời chấp nhận rằng cũng có phần nào như thế. Nhưng có phải thực sự là ở bất cứ khía cạnh nào cũng như vậy hay không? Đấy lại là một chuyện khác. Tôi thử đưa vài ví dụ cho bạn suy ngẫm.
    - Từ 50-60 năm trở lại đây, ở miền Bắc làm gì còn có đàn ông búi tóc như các cụ ngày xưa. Nhưng ở Vũng Tàu và các tỉnh miền Tây cách đây 20 năm về trước cứ đi một đoạn là thấy có ông búi tóc. Bây giờ vẫn còn tuy là khá ít.
    - Bây giờ thì ở trong Nam chẳng còn mấy người khoái cải lương nữa rồi nhưng nếu cứ thử sống ở miền Nam cách đây 20 năm về trước xem từ phố thị cho đến làng quê có ai mà không mê cải lương. Quy về một lát cắt thời gian đối với miền Bắc, thời đó bạn có thấy ở miền Bắc có mấy người mê hát chèo, dân ca? Tôi nghi ngờ rằng bạn cho rằng chỉ có hát chèo, quan họ mới là truyền thống, còn cải lương là của Tây Tàu gì đó. Vì vậy chắc chắn rằng ?ocái rốn? phải ở miền Bắc.
    - Ở trong Nam có thời môn Võ Ta rất phát triển và lưu truyền những bài bản võ có từ thời nhà Lê và từ thời mới mở đất về phương Nam. Còn ở miền Bắc nếu nói về võ vẽ thì có mấy người biết về võ của dân tộc mà chỉ toàn thấy dạy võ Tàu. Có chăng thì chỉ nghe đến danh của cụ Cử Tốn cử nhân Võ thời nhà Nguyễn là thuộc cấp của cụ Hoàng Diệu ngày xưa thôi.
    - Nói đến ?otruyền thống? thì phải nhắc đến cái ?otrung quân ái quốc?. ?oÁi quốc? thì khỏi nói rồi, dân ở đâu cũng có nhưng để nói thực sự đến ?otruyền thống? thì nó phải gắn với ?otrung quân?. Người miền Nam ở thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 có nhà Nguyễn để mà ?othờ chúa?. Người miền Bắc thời đó làm gì có chúa để mà thờ. Lê, Mạc, Trịnh lúc đó tất cả đều đã là bóng ma dĩ vãng còn Nguyễn chỉ là một sự ?omiễn cưỡng chấp nhận?. Bởi vậy mới có chuyện ?ongười Hà Nội kéo nhau ra xem quan Tây với quan An Nam đánh nhau?.
    - Ngoài Bắc trước đây có chuyện phá hoại đình chùa để xây sân kho hợp tác xã. Trong đây không có. Nhưng trong đây cách đây hơn 20 năm có những căn nhà tập thể nhìn thấy rõ ràng là kiến trúc một ngôi chùa. Không biết nhà nước tịch thu bằng cách nào và người sống trong những ?ocăn nhà tập thể? đó là cán bộ miền Bắc. Dân Nam thì không dám. Họ sợ thần thánh quở phạt lắm.
    - Dân Bắc đi viếng đám tang có thấy ai quỳ lạy người quá cố đâu. Đối với dân Nam, đây là thủ tục (hay hủ tục????) bắt buộc.
    - Dân Bắc trung thành với đạo Phật Đại Thừa từ Trung Quốc đưa sang vốn xuất hiện sau thời của Phật rất lâu. Dân Nam không chịu dừng lại ở đó mà luôn tìm cách ?otầm nguyên? về đạo Phật Nguyên Thủy. Tất cả những bộ kinh của Đạo Phật Nguyên Thuỷ dịch ra tiếng Việt đều do các sư người miền Nam nghiên cứu dịch thuật.
    - Thời khoảng sau năm 54, bọn lính Bình Xuyên hay có thói chặn người miền Bắc di cư lại để bắt phát âm chữ ?oTân Sơn Nhứt?. Nếu nói là ?oTân Sơn Nhất? thì bọn họ đánh cho lệch mặt (như bạn mhtn nói). Đối với họ, giữ cái tên đúng với ?otruyền thống? địa danh, nhân danh của người miền Nam là tỏ lòng kính trọng những người đi trước đã mở đất khai hoang để chúng ta có được cái nơi mà làm giàu (giàu hơn cả con cháu những người khai hoang mở đất). Đối với họ, việc đổi ?oTân Sơn Nhứt? thành ?oTân Sơn Nhất? hoặc ?oChâu Thới? thành ?oChu Thái? hay ?oVõ Tánh? thành ?oVũ Tính? cho phù hợp với cái gọi là ?ochuẩn? của miền Bắc là sự sỉ nhục đối với ?otruyền thống? của miền Nam.
    Còn nhiều ví dụ lắm nhưng không thể ngồi để ?obới? ra hết cho bạn. Nhưng đại để tôi cho rằng ý của bạn là CỨ PHẢI GIỐNG NHƯ MIỀN BẮC THÌ MỚI LÀ TRUYỀN THỐNG.
    Được votma sửa chữa / chuyển vào 06:16 ngày 23/10/2009
  10. votma

    votma Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/03/2006
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Cô bé crys đó lẫn lộn giữa cái khác biệt và cái xấu. Còn những người miền Bắc (trong đó có bà chị họ của tôi) thì lẫn lộn giữa cái ?okhác biệt? và cái ?ođúng-sai?. Cái kiểu ?oNóng như thế này mà là Tết à?? thì đúng là một sự lẫn lộn đó và người nói câu đó cũng có thái độ khó chịu và có vẻ là không chấp nhận sự khác biệt. Nhưng một sự khác biệt lớn giữa bé crys và những người Bắc đó là cô bé đó chỉ là một người khách của Hà Nội còn những người Bắc kia thì chọn miền Nam làm ĐẤT SỐNG. Đến một nơi lạ lùng thì khó chịu trước cái khác biệt mình chưa quen thì là điều dễ hiểu. Còn cái nơi mình chọn làm quê hương thứ hai mà lấy làm khó chịu vì nó không giống với nơi chôn nhau cắt rốn của mình thì quả là đáng làm cho người khác ngứa cái lỗ nhĩ.
    Tôi nhắc đến bà chị tôi và bé crys chỉ là một sự liên tưởng xung quanh vấn đề ?ongạc nhiên? chứ chẳng nói bạn giống bé crys hay ai khác. Vả lại tôi chẳng có ý bênh vực cho bé crys gì cả, nó muốn sành điệu hay quý tộc gì thì kệ nó. Vấn đề ở đây là những con người cả Bắc lẫn Nam lẫn lộn cái ?okhác biệt? và cái ?ođúng sai?. Cái lẫn lộn này nghe từ miệng người Bắc thì các bạn nghe rồi, đáng tiếc là các bạn lại chưa bao giờ được nghe từ phía người Nam. Lần đầu tiên nghe lại nghe từ một cô bé người Nam lếu láo và ?ocá biệt? như bạn nói. Chẳng riêng gì bé crys, tôi có quen một cô bé cũng có thái độ y như bé crys trong chuyến ra Bắc trong dịp Tết (lần đầu tiên và cũng là lần duy nhất). Khi về nghe cô ấy kể lại, cũng lùng bùng và khó phân biệt được đâu là sự khác biệt và đâu là cái xấu. Cũng kinh hoàng vì sự kinh khủng của phở Hà Nội đối lập hoàn toàn với những gì người ta ca tụng và lẫn trong đó là thái độ phục vụ của nhân viên quán phở đó cộng với sự khó chịu khi không thể nào nói cho người miền Bắc hiểu (trong khi người miền Bắc trong này nói thì người miền Nam hiểu). Lại thêm cái tê tái vì lạnh cộng vào với cái nhớ nhà, ?oCái không khí ngày Tết gì mà cứ tù mà tù mù. Người nào người nấy mặc cái áo to sù sụ. Nhớ quá Vũng Tàu ngày Tết với nắng vàng trai gái ở nhà, ra đường hay đi lễ chùa áo xống ?othoáng? hết cỡ. Vậy mà văn chương người ta tại sao lại ca tụng cái không khí tù mù ảm đạm này không biết?? Tôi muốn nói với cô bé ấy rằng ?ongười ta? yêu cái không khí tù mù ấy là vì trong cái không khí tù mù ấy NHÀ người ta sum họp sau cả năm xa cách, còn em thì lại phải xa nhà nhưng tự nhiên lại nhớ tới bà chị họ với cái câu ?omiền Nam không có đặc sản? bỗng dưng thấy chán lại thôi.
    Tôi vẫn rất ngạc nhiên là tại sao những thông điệp của những cô bé ngoan hiền như thế lại chưa bao giờ đến được tai người Bắc mà lại là thông điệp của cô bé crys kia. Ngược lại người miền Nam lúc nào cũng nghe người Bắc nói đầy lỗ tai ?othế này là đúng? ?othế kia là sai?.

Chia sẻ trang này